Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ cúc. Quanh năm đều có ngải cứu nhưng tốt nhất là hái cành và lá vào tháng 6 (gần tương ứng với mồng 5 tháng 5 âm lịch), phơi khô trong râm mát. Theo TS Lê Thị Kim Loan, Nguyên Trưởng khoa Bào chế - Viện dược liệu – Bộ Y tế cho biết, có thể dùng toàn bộ phần trên mặt đất của cây. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng. Ngải cứu có mùi thơm, vị đắng, tính ấm đi vào 3 kinh là can, tỳ, phế. Ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ thống, cầm máu, giảm đau...
Cây Ngải Cứu
Công dụng của ngải cứu Điều kinh: Là công dụng quan trọng nhất, điều trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt nhiều, đau bụng kinh (thống kinh). Cầm máu: Những trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu thì thường dùng ngải cứu để chữa trị. Giảm đau: Dùng trong các trường hợp phong tê thấp, đau nhức xương cơ khớp. Trị mụn nhọt: Những trường hợp ngứa, vàng da,.. Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.
Tuy nhiên, tùy mục đích sử dụng mà cách chế biến ngải cứu khác nhau. Trong trường hợp dùng để điều kinh thì cần phối hợp ngải cứu với các dược liệu khác như ích mẫu,... Nếu dùng để cầm máu thì ngải cứu phải chế biến bằng cách sao đen mới có tác dụng.
Nếu ngải cứu làm mồi trong châm cứu thì chế ngải nhung bằng cách dùng bột lá phơi khô và cuốn thành mồi ngải (mồi ngải trong đông y). Ngải cứu vừa là cây thuốc, vừa là cây rau có thể ăn hàng ngày. Theo TS Lê Thị Kim Loan cho biết, tất cả các dược liệu họ cúc đều có tác dụng kháng khuẩn, có tinh dầu... cho nên có tác dụng chữa mụn nhọt rất hiệu quả. Cách sử dụng: sắc uống, ăn thay rau hoặc ép lấy nước uống. Một số thắc mắc về sử dụng ngải cứu Sinh con nên ăn trứng gà ngải cứu?
Điều này hoàn toàn đúng bởi vì trứng gà ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết rất tốt, nhất là đối với những bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên, ngải cứu có tính nóng, vì vậy thời gian ăn bao lâu phải tùy thuộc vào cơ thể mỗi người. Không nên ăn quá dài ngày, có thể gây táo bón. Ngải cứu tốt cho phụ nữ mang thai?
Có hai trường hợp, nếu mang thai và thai phát triển bình thường: Không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu nhất là thời kỳ 3 tháng đầu mang thai càng không nên dùng ngải cứu. Trường hợp động thai: Tốt nhất đến bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp động thai có ra ít máu, bạn có thể dùng ngải cứu và khi đi ngải cứu phải được chế biến bằng cách sao cháy (ngải thán), sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống và tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời. Các món ăn từ ngải cứu
- Trứng gà ngải cứu: giúp lưu thông máu lên não, trị bệnh đau đầu. Trứng gà ngải cứu - món ăn quen thuộc bổ dưỡng của nhiều gia đìn
- Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng. Trứng gà tráng ngải cứu giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.
- Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
- Cháo ngải cứu có thể chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp. Cách nấu : lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
AloBacsi.vn
Theo An An - Chất lượng Việt Nam