Huyết trăn giúp tăng bản lĩnh đàn ông?


Kinh nghiệm dân gian cho biết, cao trăn chữa được chứng đau nhức xương, đặc biệt là đau cột sống.


Tôi nghe nói đàn ông mà uống huyết trăn sẽ giúp tăng bản lĩnh đàn ông. Xin hỏi có phải vậy không và bộ phận nào của con trăn được dùng làm thuốc nhiều nhất? - Đoàn Thanh Sang (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương).

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Tổng thư ký Hội Dược liệu TPHCM
: Bộ phận phổ biến nhất của trăn dùng để làm thuốc là xương đem nấu cao đặc, như một số cao xương động vật khác. Kinh nghiệm dân gian cho biết, cao trăn chữa được chứng đau nhức xương, đặc biệt là đau cột sống. Mỗi ngày uống 5 - 10g cao trăn hấp nóng với rượu, hoặc uống lẫn với một số vị thuốc khác. 
Máu trăn còn dùng chữa được chứng hoa mắt, choáng váng, mỏi lưng, cũng pha dưới dạng rượu. Trong máu các loài động vật bao gồm cả trăn, thường có chứa các loại ký sinh trùng nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khoẻ của con người, cho nên chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng, vì không ai đảm bảo máu của con trăn bạn muốn sử dụng là sạch. 
Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh máu trăn tốt cho cơ thể con người nói chung và đàn ông nói riêng.


Theo Kiến thức

10 phương thuốc đắp rốn chữa bất lực


Đây là phương pháp chữa bất lực độc đáo với tên gọi “dược tề liệu pháp”, có lịch sử lâu đời. Nhiều phương thuốc chỉ đắp 2 – 3 lần là đạt hiệu quả.



Đây là phương pháp chữa bệnh độc đáo với tên gọi “dược tề liệu pháp”, có lịch sử lâu đời, được ghi lại sớm nhất trong y thư kinh điển Nội kinh Tố vấn rồi sau đó được bàn luận và phát triển trong các sách thuốc nổi tiếng khác như Thiên kim yếu phương, Ngoại đài bí yếu… để chữa nhiều mặt bệnh khác nhau, trong đó có rối loạn dương cương. Nhiều phương thuốc chỉ đắp 2 – 3 lần là đạt hiệu quả.
Phương 1: Phụ tử 6g, xuyên ô 6g, thiên hùng 6g, quế tâm 60g, quế chi 60g, tế tân 60g, can khương 60g, xuyên tiêu 60g, tất cả thái vụn ngâm trong dầu vừng (mùa xuân 5 ngày, mùa hạ 3 ngày, mùa thu 7 ngày, mùa đông 10 ngày), sau đó đun sôi bỏ bã rồi lại đun sôi tiếp, từ từ bỏ hoàng đơn vào, quấy đều thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. 

Khi dùng, quết cao thuốc lên giấy bản hoặc vải rồi dán vào rốn hoặc đan điền (tương ứng với huyệt huyết hải, ở thẳng dưới rốn 1,5 tấc). Công dụng: Ôn thận noãn tỳ, bổ dương cường tráng, dùng để chữa bất lực thuộc thể Thận dương hư suy, ngoài ra còn chữa chứng di tinh, tinh lạnh và muộn con.
Phương 2: Tiểu hồi hương và bào khương lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, gia thêm một chút muối ăn rồi hòa với một chút sữa người hoặc mật ong hoặc tiết gà thành dạng cao, đắp vào rốn, dùng băng cố định, 5 ngày thay thuốc 1 lần. Công dụng: Bổ mệnh môn hỏa, ôn thận trợ dương, làm ấm tỳ vị, chuyên dùng để chữa chứng liệt dương.

Phương 3: Hành tươi 1 củ, giã nát, đăp vào rốn rồi dùng băng cố định bên ngoài, mỗi ngày sáng và tối thay thuốc một lần. Công dụng: Ôn dương tán hàn, lưu thông kinh lạc, chuyên trị liệt dương do hàn tà xâm nhập.
Phương 4 : Phụ tử 1 củ to, khoét lỗ, ngũ vị tử 6g, hoàng kỳ sao 6g, lưu hoàng 6g, xuyên sơn giáp 2 miếng, tất cả sao khô tán bột rồi nhét vào trong củ phụ tử, đem đun với 250ml rượu trắng bằng lửa nhỏ cho đến khi rượu cạn thì lấy ra nghiền nát thành dạng cao. 

Trước tiên cho 0,3g xạ hương vào rốn rồi đắp cao thuốc lên trên, dùng băng cố định lại, 3 ngày thay thuốc 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Công dụng: Ôn bổ mệnh môn hỏa, trừ hàn ôn dương, bổ khí thông mạch, hoạt huyết thu liễm, chuyên dùng để chữa liệt dương, thông thường sau 3 lần là có hiệu quả.
Phương 5: Dâm dương hoắc 52g, sà sàng tử 36g, ngô công 15g, băng phiến 9g, tất cả sấy khô tán bột, trộn với nước ép từ hành củ tươi thành dạng cao rồi đắp vào rốn, kế đó dùng ngón tay cái hai bên thay nhau ấn từ từ lên trên, mỗi lần từ 10 - 20 phút, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng khi thức giấc và buổi tối trước khi đi ngủ. Công dụng: Ôn thận tráng dương, khu phong trừ thấp, chuyên dùng để chữa chứng dương vật không cương hoặc có cương nhưng không cứng, xuất tinh sớm, hoạt tinh, di mộng tinh…
Phương 6: Mộc miết tử, tế tân, xuyên ô, thảo ô, phụ tử chế, thiềm thừ, hùng hoàng, sà sàng tử, nhục thung dung, kỷ tử, địa cốt bì, mạch môn, mộc hương, sinh địa, tỏa dương, ba kích, phòng phong, nhân sâm, bạch linh, đinh hương, quế nhục, một dược, đậu khấu mỗi thứ 5g, cẩu cốt 100g, hải mã 60g, long cốt 30g, thạch yến tử 30g, vân mẫu thạch 30g. Tất cả đem sắc kỹ, bỏ bã rồi cô thành dạng cao đặc, khi dùng phết cao thuốc lên giấy bản hoặc vải mỏng dán vào rốn. Công dụng: Làm ấm hạ nguyên hư lãnh, khiến cho dương vật cương cứng.

Phương 7
: Đại phong tử, lưu hoàng, dương khởi thạch, sà sàng tử, hương phụ, phỉ tử mỗi thứ 3g, dế mèn 1 con, xạ hương 3g. Tất cả sấy khô tán bột, luyện với mật ong làm hoàn, mỗi ngày dùng 1 viên đặt vào rốn, cố định bằng băng dính. Phương thang này chuyên dùng để chữa dương nuy, làm cho tăng độ cương cứng của dương vật và phòng chống xuất tinh sớm.
Phương 8: Lưu hoàng 30g, bạch tật lê 30g, tế tân 30g, ngô thù du 15g, xuyên sơn giáp 10g, dương khởi thạch 30g, băng phiến 5g, tất cả sấy khô tán bột, mỗi lần lấy bột thuốc 3g hòa với nước cơm thành dạng cao rồi đắp lên rốn, cố định bằng băng dính, hai ngày thay thuốc một lần. Thông thường sau 15 ngày là có chuyển biến, sau 2 tháng là có hiệu quả tốt.
Phương 9: Lưu hoàng, bạch thược, bạch phàn, cam thảo và phỉ tử lượng bằng nhau, tất cả sấy khô tán bột, hòa với rượu trắng thành dạng cao rồi đắp lên rốn, dùng băng cố định bên ngoài, mỗi buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ dùng túi kín đựng nước nóng chườm lên bên trên rốn trong 20 - 30 phút, 15 ngày là một liệu trình. Công dụng: Ôn bổ mệnh môn hỏa, cường thận tráng dương và thu liễm, chuyên dùng để chữa chứng liệt dương.
Phương 10: Ngô thù du 5g, tế tân 1g, quế chi 1g, tất cả sấy khô tán bột. Trước tiên, trải một mảnh gạc mỏng lên trên rốn rồi đổ bột thuốc, lại trải tiếp một lớp gạc nữa rồi dùng băng cố định bên ngoài. Mỗi tối trước khi đi ngủ dùng ngón tay cái day ấn rốn trong 5 - 10 phút, 2 hoặc 3 ngày thay thuốc một lần. Công dụng: Tán hàn thông lạc, cường dương cố tinh, chuyên dùng để chữa liệt dương, thông thường sau 15 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn  - Kiến thức

Ăn để khỏe “chuyện ấy” trong ngày xuân


Đây là đề tài thu hút sự quan tâm của các quý ông. Theo Đông y có nhiều phương pháp để bổ thận, trong đó có cách ăn uống.



Đông y quan niệm rằng, tần số và khả năng “yêu” của con người ta vào mùa xuân sẽ gia tăng hơn những mùa còn lại trong năm, do vậy việc ăn để khỏe “chuyện ấy” là đề tài luôn được quan tâm.
“Bổ cái thận”
Đông y có nhiều phương pháp để bổ thận, trong đó có cách ăn uống. Không nhất thiết phải là những thực phẩm quý hiếm, mà ngay cả những nguyên liệu quen thuộc, rẻ tiền nhưng nếu biết phối hợp cũng sẽ cho ra món ăn có công năng bổ thận rất hay.
Có thể dùng những cách dưới đây theo hướng dẫn của lương y Như Tá và lương y Quốc Trung.
Dùng 1 cặp thận dê, cùng 200 gram thịt dê, 30 gram hạt sen, một ít gạo loại ngon, lá hẹ và gia vị. Thận dê làm sạch rồi cùng tất cả các nguyên liệu trên đem hầm chín mềm, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng nguyên liệu gồm 100 gram nấm bào ngư, 100 gram thận dê, nửa ký mì sợi, một ít gừng tươi cắt lát, lá hẹ, tiêu bột.
Cách làm: Nấm bào ngư rửa sạch, cắt dạng sợi. Thận dê rửa sạch, cắt lát, rồi cho cả hai cùng gừng vào nước đang sôi, nêm nếm. Đến khi chín thì cho mì vào, đến lá hẹ, tiêu, gia vị.
Theo Đông y, cật (thận) dê có tính ấm, vị ngọt, chứa nhiều protid, lipid, sắt và các loại vitamin A, C, E, có công dụng ích tinh tủy, bổ thận.
Lấy 300 gram thịt dê, 3 gram trần bì (vỏ quýt), 1 củ cải, 3 gốc hành, 3 gram thảo quả, 3 gram hậu phác, cùng tiêu, gừng, gia vị.
Cách làm: Thịt dê làm sạch, cắt mỏng. Củ cải cắt ngắn. Vỏ quýt bỏ lụa trắng bên trong, cắt nhỏ. Gừng thái lát mỏng. Tất cả đem hầm chín mềm, chỉ gạn lấy nước dùng. Hoặc lấy nước hầm đem nấu cháo.
Mạnh và dẻo dai
Theo lương y Huỳnh Văn Quang, hàm lượng kẽm có liên quan đến độ mạnh của “tinh binh”. Kẽm là một trong những vi chất dinh dưỡng giúp gia tăng độ di động của “lực lượng” này, làm cho chúng khỏe hơn.
Những thực phẩm có chứa nhiều kẽm như: con hàu, lòng trắng trứng, các loại thịt gia súc. Hạt ngũ cốc cũng có chứa kẽm nhưng ở mức độ vừa phải. Còn cá thu, cá mực thì có nhiều chất arginine (là tiền chất của testosterone) sản sinh ra “quân lính”, giúp cải thiện cho những người có mật độ “quân lính” ít và yếu.
Món ăn vừa giúp bổ thận vừa tạo sự dẻo dai cho cơ thể theo lương y Trần Duy Linh là dùng nửa ký thịt dê, cùng các vị thuốc Hoa Kỳ sâm (sâm Mỹ), đương quy, bắc kỳ, nhục thung dung (mỗi loại 20 gram), ba kích, hạt sen, thục địa, câu kỷ tử (mỗi loại 10gram), cùng 4 gram đại hồi và 10 quả đại táo.
Cách làm: Rửa sạch thịt dê, cắt miếng vừa dung rồi cùng các nguyên liệu trên đem ướp với muối và rượu, tiêu sọ, dầu mè. Ướp khoảng 30 phút đem cho vào thồ hầm với lửa nhỏ cho đến chín mềm.
Còn bài thuốc dưới đây được lưu truyền từ đời vua Minh Mạng cũng giúp tăng cường sinh lực, gồm các vị thuốc: nhân sâm 20 gram, nhục thung dung 12 gram; ngưu tất, cốt toái bổ, chích hoàng kỳ, táo nhân, trần bì (mỗi vị 8 gram); đỗ trọng, đơn sâm, xuyên khung, cam cúc hoa, sinh địa, thạch hộc (mỗi vị 12 gram); đương quy, câu kỷ tử, tục đoạn, thục địa (mỗi vị 20 gram), và 10 gram đảng sâm, 10 quả đại táo, 100 gram đường phèn. 
Đem tất cả ngâm với 5 lít rượu nếp loại ngon trong 7 ngày đêm. Riêng đường phèn thì nấu với nửa lít nước cho đường tan ra, để nguội rồi cho vào bình rượu đã ngâm. Đợi đến 3 tuần sau là có thể đem ra dùng được. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần một ly nhỏ 20 – 30 m, dùng trước các bữa ăn chính.

Theo TN - VOV

10 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà tím


Cà tím chứa dinh dưỡng thực vật, giúp bảo vệ cấc màng tế bào từ bất kỳ tổn thương nào. Cà tím hỗ trợ cho một bộ nhớ khỏe mạnh.



Chống lại các gốc tự do
Gốc tự do mang đến rất nhiều tổn thương cho tế bào. Cà tím giúp chống lại các gốc tự do bởi thành phần của nó chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa. Axit cholorogenic được coi là chất chống oxy hóa quan trọng trong cà tím, giúp ngăn ngừa các bệnh do tác động của các gốc tự do.
Cho một trái tim khỏe
Ăn cà tím thường xuyên có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể bạn. Cà tím cũng giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường. Lượng cholesterol và huyết áp ổn định góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cải thiện chức năng não
Đây là một trong những lợi ích sức khỏe quan trọng của cà tím. Cà tím chứa dinh dưỡng thực vật, giúp bảo vệ cấc màng tế bào từ bất kỳ tổn thương nào. Cà tím hỗ trợ cho một bộ nhớ khỏe mạnh.
Loại bỏ sắt quá tải
Một hợp chất trong cà tím gọi là nasunin giúp cho việc loại bỏ sắt dư thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy, ăn cà tím thường xuyên sẽ giúp loại bỏ lượng sắt dư thừa. Điều này rất hữu ích đối với những bệnh nhân đa hồng cầu.
10 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà tím 1
Ảnh minh họa
Tính chất kháng khuẩn
Khả năng kháng khuẩn giúp cho bạn miễn nhiễm các bệnh nhiễm trùng, đây là một trong những lợi ích của cà tím đối với sức khỏe. Cà tím có chứa lượng lớn vitamin C, giúp chống nhiễm trùng. Hãy thêm cà tím vào bữa ăn của bạn để trải nghiệm lợi ích này.
Tăng cường hệ miễn dịch
Cà tím có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Sự hiện diện của chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng phyto và vitamin C trong cà tím là lý do cà tím đóng góp nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Bỏ hút thuốc
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp tự nhiên hoặc một liệu pháp thay thế nicotine để bỏ thuốc lá, cà tím là một lựa chọn tuyệt vời. Điều này là do cà tím cũng chứa một lượng nicotine nhưng không gây "nghiện" như thuốc lá.
Làn da khỏe mạnh
Cà tím rất giàu khoáng chất, vitamin và chất xơ giúp giải độc và làm cho làn da của bạn tươi sáng. Anthocyanin có trong vỏ của cà tím là một chất chống lão hóa mạnh mẽ.
Chăm sóc tóc
Ăn cà tím giữ nước lại cho da đầu của bạn. Một số enzyme có trong cà tím giúp kích thích các nang tóc. Điều này sẽ tạo ra sự phát triển tóc và duy trì một kết cấu lành mạnh cho mái tóc của bạn.
Giữ nước cho làn da
Đây là một trong những lợi ích sức khỏe đáng kể của cà tím. Cà tím có chứa một lượng nước đáng kể. Điều này giúp giữ cho làn da của bạn ngậm nước. Điều này giúp da bạn không bị khô và bạn có thể tránh được một số vấn đề liên quan đến da khô.
 


Theo PLXH

Dùng gừng không đúng cách có thể nhiễm độc tố gây ung thư gan


Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Nhưng nếu ăn gừng tươi bị dập sẽ nhiễm loại độc tố mạnh gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.



Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.
Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.
Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.
Dùng gừng không đúng cách có thể nhiễm độc tố gây ung thư gan 1
Gừng có thể giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh
Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.
Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.
Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.
Lưu ý khi dùng gừng:
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng khó bảo quản, củ gừng làm thực phẩm thì thường thu hoạch non, nhưng nếu để làm thuốc thì phải thu hoạch củ gừng già (có xơ).

Theo VnMedia

Chữa bệnh trĩ đơn giản với diếp cá, nụ hòe


Những vị thuốc đơn giản thực hiện bằng cách xông, rửa tại chỗ và thuốc uống sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ.



Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu môn bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ.

Trĩ nội ở thời kỳ đầu, búi trĩ chưa lòi ra bên ngoài. Còn trĩ ngoại, búi trĩ thường lòi ra và không tự co về vị trí cũ, gây đau, chảy máu và dễ gây viêm nhiễm. Người bị bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày, người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.

Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo Đông y là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trực tràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra.

Một nguyên nhân nữa là do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều chất béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đại tiện mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh.

Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh này:

Thuốc xông, rửa tại chỗ

Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:

Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.
Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ.

Hạt gấc
Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông, băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1 - 2 lần, làm trong vài ba ngày.

Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ.
Bài thuốc chữa bệnh trĩ 2

Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán thành bột trộn đều, ngày uống 9g chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa.

Thuốc uốngTrường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết.


Nụ hòe
Bài 1: nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần. Bài 2: sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g, tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.

Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ, đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.

Bài 1: hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: hòe hoa 12g, trắc bá diệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết.

Bài thuốc "Bổ trung ích khí": nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g, trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khỏe người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn.


Theo DSCKI. Phạm Hinh - Sức khỏe & Đời sống

Những Câu Đối Ngày Tết



CHÚC MỪNG NĂM MỚI

wizard wizard wizard wizard




Ngày Tết thiếu câu đối chưa là đủ Tết. Trong nhà dù trang hoàng thế nào, thiếu những câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng.
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Chơi câu đối người ta chọn từng đôi cho hợp với cảnh, bởi vậy nhiều người tự nghĩ lấy câu đối, viết lấy hoặc thuê ông đồ viết giúp.
Câu đối cũng như tranh Tết, người ta dán từ ngoài cổng vào đến trong nhà.Và xin giới thiệu các bạn một số câu đối trong ngày tết jester

Ngoài cổng ngõ thì có câu :

1) Môn đa khách đáo thiên tài đáo
Gia hữu nhân lai vạn vật lai

Lược dịch :

Cửa nhiều khách đến nhiều tiền đến
Nhà có người vào lắm vật vào

Ðôi câu đối dán trong sân nhà :

2) Sơn thủy thanh cao xuân bất tận
Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh

Lược dịch :

Phong cảnh thanh cao xuân mãi mãi
Thần tiên vui thú cảnh đời đời

Những câu đối dán trong nhà :

3) Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường

Lược dịch :

Trời thêm năm tháng, tuổi thêm thọ
Xuân khắp đất trời, phúc khắp nhà

4) Tổ tôn công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương

Lược dịch:

Công đức tổ tôn nghìn năm thịnh
Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay

5) Xuân như cẩm tú, nhân như ngọc
Khách mãn gia đình, tửu mãn tôn

Lược dịch :

Xuân như cẩm tú, người như ngọc
Khách chật trong nhà, rượu hết chung

6) Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh
Lộc tiến vinh hoa phú qúy xuân

Lược dịch :

Phúc đem lễ nghĩa trong nhà thịnh
Lộc nảy vinh hoa phú qúy xuân

7) Niên niên như ý xuân
Tuế tuế bình an nhật

Lược dịch :

Năm năm xuân như ý
Tuổi tuổi ngày bình an

8) Nhập môn tân thị kinh luân khách
Mãn tọa dai đồng cẩm tú nhân

Lược dịch :

Vào cửa toàn khách kinh luân
Ngồi chơi toàn người cẩm tú

9) Niệm tiên tổ, duật tu quyết đức
Khải hậu nhân,trường phát kỳ tường

Lược dịch :

Nhớ tổ tiên, đẹp điều nhân đức
Tin cháu con bền sự lạ hay

10) Thảo ốc an cư, tích kim quang đắc đức
Bố y tùy phận, cầu phúc đức lai tài

Lược dịch :

Nhà cỏ ở yên, tích kim quang được đức
Áo vải an thân, cầu phúc đức đến tài

11) Thiên địa vô tư, tích thiện tự nhiên thiện
Thánh hiền hữu giáo, tu thân khả dĩ vinh

Lược dịch

Trời đất vô tư, làm điều thiện tự nhiên được thiện
Thánh hiền có dạy, lo tu thân có thể được vinh

12) Tân niên, hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật, vinh hoa phú qúy lai

Lược dịch :

Năm mới, hạnh phúc bình an đến
Ngày xuân, vinh hoa phú qúy về

13) Ðịa sinh tài, thế nghiệp quang huy
Thiên tứ phúc, gia thanh hiện thái

Lược dịch :

Ðất sinh tài nghiệp đời sán lạn
Trời ban phúc, nhà tiếng tốt tươi

14) Phúc mãn đường, niên tăng phú qúy
Ðức lưu quang, nhật tiến vinh hoa

Lược dịch :

Phúc đầy nhà, năm thêm giàu có
Ðức ngập tràn, ngày một vinh hoa

15) Trúc bảo bình an, tài lợi tiến
Mai khai phú qúy, lộc quyền lai

Lược dịch :

Trúc giữ bình yên, thêm tài lợi
Mai khai phú qúy, lại lộc quyền

16) Tiên tổ phương danh lưu quốc sử
Tử tôn tích học hiển gia phong

Lược dịch :

Tiên tổ danh thơm ghi sử nước
Cháu con tích học nổi cơ nhà

17) Liên tọa đài tiền hoa hữu thực
Bồ đề thụ thượng qủa thanh nhàn

Lược dịch :

Tòa sen đài trước hoa đầy đủ
Cổ thụ bồ đề qủa thanh nhàn

18) Đa lộc, đa tài, đa phú quý
Đắc thời, đắc lợi, đắc nhân tâm

Lược dịch :

Nhiều lộc, nhiều tài, nhiều của cải
Gặp thời, được lợi, được lòng người

Một câu đối Nôm :

19) Ngoài cửa mừng Xuân nghênh Ngũ Phúc
Trong nhà chúc Tết hưởng Tam Ða