Ồn ào truyền thông xã hội


Ồn ào truyền thông xã hội

Từ nghiện Twitter, Facebook đến mặt trái của truyền thông, khi chúng bị lợi dụng trở thành công cụ do thám, bắt nạt, soi mói đời tư... là những đề tài được các họa sĩ biếm thế giới ghi nhận.



Madiba! Cựu tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi Nelson Mandela ra đi trong sự tiếc thương và tôn kính của thế giới. Ở Nam Phi, ông còn được gọi là Madiba theo tộc người Xhosa mà ông xuất thân hay Tata (cha) - Tranh của Kap
Madiba! Cựu tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi Nelson Mandela ra đi trong sự tiếc thương và tôn kính của thế giới. Ở Nam Phi, ông còn được gọi là Madiba theo tộc người Xhosa mà ông xuất thân hay Tata (cha) - Tranh của Kap
Điện thoại của NSA! - Tranh của Arend Van Dam
Điện thoại của NSA! - Tranh của Arend Van Dam
Sốt nhắn tin lên máy bay - Biếm họa của Joseph Heller
Sốt nhắn tin lên máy bay - Biếm họa của Joseph Heller
Internet xấu xí - Biếm họa của DENG COY MIEL
Internet xấu xí - Biếm họa của DENG COY MIEL
Kết nối Bi kịch của con người thời Internet. Ai dắt mũi ai? - Biếm họa của AREND VAN DAM
Kết nối Bi kịch của con người thời Internet. Ai dắt mũi ai? - Biếm họa của AREND VAN DAM
Lằn ranh đỏ của ông Obama - Tuyên bố về 'lằn ranh đỏ' và ý định can thiệp quân sự vào Syria hồi tháng 3-2013 của Tổng thống Obama năm qua không thành công! - Tranh của JOEP BERTRAMS
Lằn ranh đỏ của ông Obama - Tuyên bố về 'lằn ranh đỏ' và ý định can thiệp quân sự vào Syria hồi tháng 3-2013 của Tổng thống Obama năm qua không thành công! - Tranh của JOEP BERTRAMS
Chính sách Một con - Những đứa con một của Trung Quốc đang phải gánh các vấn đề xã hội thế này đây! - Tranh của LUOJIE
Chính sách Một con - Những đứa con một của Trung Quốc đang phải gánh các vấn đề xã hội thế này đây! - Tranh của LUOJIE
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Trên xa lộ toàn cầu của cuộc chiến cắt giảm khí thải, các đoàn xe không chỉ lệch khỏi cung đường mà còn lao về muôn hướng - Tranh của PARESH NATH
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Trên xa lộ toàn cầu của cuộc chiến cắt giảm khí thải, các đoàn xe không chỉ lệch khỏi cung đường mà còn lao về muôn hướng - Tranh của PARESH NATH
Làm nguyên thủ thời do thám! - Biếm họa của HAJO DE REIJGER
Làm nguyên thủ thời do thám! - Biếm họa của HAJO DE REIJGER
Nghiện Twitter LOL: Ký hiệu sử dụng trên Internet, có nghĩa 'buồn cười quá' - Tranh của SCHOT, DE VOLKSKRANT
Nghiện Twitter LOL: Ký hiệu sử dụng trên Internet, có nghĩa 'buồn cười quá' - Tranh của SCHOT, DE VOLKSKRANT
Dĩ nhiên họ không bỏ qua những diễn biến lớn trong năm: xìcăngđan nghe lén cư dân thế giới mà cựu nhân viên NSA Edward Snowden rò rỉ, hay đe dọa tấn công Syria của tổng thống Mỹ, sự chuẩn bị quá chậm của cộng đồng thế giới so với diễn tiến của biến đổi khí hậu, khủng hoảng chính trị ở Ukraine...
Nhưng cả những thay đổi nhỏ của thế giới quanh ta - như việc Amazon.com giới thiệu kế hoạch giao hàng bằng thiết bị bay không người lái, hay chuyện người trẻ không muốn sống độc lập... cũng được các cây bút biếm trào lộng. Và như thế, chúng ta đi qua một năm...

Theo Tuổi trẻ

Giảm cân, trị mất ngủ bằng trà lá sen


Giảm cân, trị mất ngủ bằng trà lá sen

Người dân nhiều nước sử dụng trà lá sen như một thức uống phổ biến hằng ngày. Đây được xem là phương pháp giảm cân tự nhiên, trị mất ngủ, giúp cầm máu, xả stress, tốt sức khỏe phụ nữ.



Trang LiveStrong đưa ra một số lợi ích thiết thực của trà lá sen:
Chống chảy máu 
Lá sen chứa quercetin và flavonoids giúp tái tạo thành mao mạch nên chống chảy máu bên trong cơ thể như chảy máu đường ruột, đi tiểu ra máu, rong kinh...
Theo các chuyên gia, những người cao tuổi bị xơ cứng động mạch hay từng bị tai biến mạch máu não nên dùng trà lá sen. Ngoài ra khi bị vết thương chảy máu ngoài da, đắp trà lá sen bao phủ vết thương cũng có tác dụng cầm máu nhanh chóng.
Trà lá sen mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ảnh: senta.
Trà lá sen có tác dụng hiệu quả trong việc giảm béo, trị mất ngủ. Ảnh: senta
Điều hòa cơ thể, trị mất ngủ
Trà lá sen là một trong những phương thuốc điều trị các bệnh dạ dày, lá lách và gan, được sử dụng nhiều trong mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt hay giải cảm. Ngoài ra, chất alkaloid có trong trà lá sen chống huyết áp cao. Loại thảo dược này cũng làm giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh và mất ngủ.
Tác dụng tốt cho sức khỏe, vẻ đẹp phụ nữ
Phụ nữ sau khi sinh thường dùng trà lá sen để đẩy lượng máu hôi còn tồn đọng trong cơ thể. Trong y học cổ truyền của người Ấn Độ cũng như phương pháp làm đẹp hiện đại của phụ nữ Hàn Quốc, người ta dùng lá sen tươi hoặc trà lá sen nấu nước dùng để rửa mặt. Điều này giúp khử tế bào chết, bụi bẩn, lưu thông khí huyết làm da mặt sáng và mịn màng hơn.
Giảm cân hiệu quả
Lá lách có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng từ ruột non đến các cơ quan khác trong cơ thể và loại bỏ chất lỏng dư thừa. Nếu lá lách không hoạt động tốt, chất lỏng dư thừa bao gồm axit béo và carbohydrate sẽ chuyển hóa thành chất béo, tạo thành các mô mỡ. Tinh chất trong lá sen có tác dụng hỗ trợ sự hoạt động của lá lách, ngăn chặn sự hình thành chất béo thông qua sự trao đổi chất. Vì vậy trà lá sen được sử dụng cho những người tăng cân do ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm có dầu mỡ, người có công việc ít vận động như nhân viên văn phòng ngồi lâu với máy tính, người trông coi cửa hàng...
Theo các chuyên gia, phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh không nên dùng trà lá sen cũng như các loại trà khác. Không dùng trà lá sen cho phụ nữ đang mang thai. Nên dùng trước bữa ăn ít nhất 30 phút và sau bữa ăn 1 giờ để không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Cách pha trà lá sen thông thường
Bỏ một nhúm trà lá sen vào bình, đổ nước sôi vào và đậy nắp lại ngâm khoảng mươi phút để tinh chất trong lá sen tan ra hòa trộn vào nước. Nước trà lá sen có màu xanh đậm và trong hơn những loại trà khác, có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết.
Một số cách pha chế trà lá sen giúp giảm cân hiệu quả
Quế, táo gai
Nguyên liệu: 15 g trà lá sen, 50 g táo gai, 2 g quế, 1 lít nước, 2 muỗng đường.
Cho trà lá sen vào nồi nước, bắt lên bếp đun với lửa nhỏ, khi nào sôi cho táo gai vào đun tiếp khoảng 5 phút. Thêm quế và đường, nấu khoảng 3 phút nữa.
Công dụng: Giảm cân, hạn chế mùi hôi tự nhiên của cơ thể.
Táo gai, hạt quế
Nguyên liệu: 15 g táo gai, 15 g hạt quế, 20 g trà lá sen.
Táo gai cắt lát nhỏ cho vào chảo cùng với hạt quế, trà lá sen. Thêm nước và đun sôi trên lửa nhỏ để uống từ từ.
Công dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, giải đờm, khí huyết lưu thông.
Trà hoa nhài, trà xanh
Nguyên liệu: 3 g trà xanh, 3 g trà hoa nhài, 15 g trà lá sen.
Cho 3 thứ trà vào nồi, cho thêm 1 lít nước, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 5 phút. Dùng khi còn ấm sẽ hiệu quả hơn.
Công dụng: Giải nhiệt, cải thiện các triệu chứng hay chóng mặt và tức ngực.
Đậu xanh
Nguyên liệu: 20 g trà lá sen, 50 g đậu xanh.
Đậu xanh rửa sạch cho vào nồi cùng với trà lá sen, thêm khoảng 1 lít nước, đun sôi 5 phút.
Công dụng: Giải nhiệt, giảm mỡ máu.
Vỏ quýt khô
Nguyên liệu: 500 g vỏ quýt khô, 50 g trà lá sen, 100 g lúa mạch, 100 g táo gai.
Cho các nguyên liệu trên vào nồi và đun với lửa nhỏ để sôi khoảng 7-10 phút.
Công dụng: Giảm cân, giảm đờm.

Theo Thu Hiền - VnExpress

Người dân nhiều nước sử dụng trà lá sen như một thức uống phổ biến hằng ngày. Đây được xem là phương pháp giảm cân tự nhiên, trị mất ngủ, giúp cầm máu, xả stress, tốt sức khỏe phụ nữ.



Trang LiveStrong đưa ra một số lợi ích thiết thực của trà lá sen:
Chống chảy máu 
Lá sen chứa quercetin và flavonoids giúp tái tạo thành mao mạch nên chống chảy máu bên trong cơ thể như chảy máu đường ruột, đi tiểu ra máu, rong kinh...
Theo các chuyên gia, những người cao tuổi bị xơ cứng động mạch hay từng bị tai biến mạch máu não nên dùng trà lá sen. Ngoài ra khi bị vết thương chảy máu ngoài da, đắp trà lá sen bao phủ vết thương cũng có tác dụng cầm máu nhanh chóng.
Trà lá sen mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ảnh: senta.
Trà lá sen có tác dụng hiệu quả trong việc giảm béo, trị mất ngủ. Ảnh: senta
Điều hòa cơ thể, trị mất ngủ
Trà lá sen là một trong những phương thuốc điều trị các bệnh dạ dày, lá lách và gan, được sử dụng nhiều trong mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt hay giải cảm. Ngoài ra, chất alkaloid có trong trà lá sen chống huyết áp cao. Loại thảo dược này cũng làm giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh và mất ngủ.
Tác dụng tốt cho sức khỏe, vẻ đẹp phụ nữ
Phụ nữ sau khi sinh thường dùng trà lá sen để đẩy lượng máu hôi còn tồn đọng trong cơ thể. Trong y học cổ truyền của người Ấn Độ cũng như phương pháp làm đẹp hiện đại của phụ nữ Hàn Quốc, người ta dùng lá sen tươi hoặc trà lá sen nấu nước dùng để rửa mặt. Điều này giúp khử tế bào chết, bụi bẩn, lưu thông khí huyết làm da mặt sáng và mịn màng hơn.
Giảm cân hiệu quả
Lá lách có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng từ ruột non đến các cơ quan khác trong cơ thể và loại bỏ chất lỏng dư thừa. Nếu lá lách không hoạt động tốt, chất lỏng dư thừa bao gồm axit béo và carbohydrate sẽ chuyển hóa thành chất béo, tạo thành các mô mỡ. Tinh chất trong lá sen có tác dụng hỗ trợ sự hoạt động của lá lách, ngăn chặn sự hình thành chất béo thông qua sự trao đổi chất. Vì vậy trà lá sen được sử dụng cho những người tăng cân do ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm có dầu mỡ, người có công việc ít vận động như nhân viên văn phòng ngồi lâu với máy tính, người trông coi cửa hàng...
Theo các chuyên gia, phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh không nên dùng trà lá sen cũng như các loại trà khác. Không dùng trà lá sen cho phụ nữ đang mang thai. Nên dùng trước bữa ăn ít nhất 30 phút và sau bữa ăn 1 giờ để không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Cách pha trà lá sen thông thường
Bỏ một nhúm trà lá sen vào bình, đổ nước sôi vào và đậy nắp lại ngâm khoảng mươi phút để tinh chất trong lá sen tan ra hòa trộn vào nước. Nước trà lá sen có màu xanh đậm và trong hơn những loại trà khác, có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết.
Một số cách pha chế trà lá sen giúp giảm cân hiệu quả
Quế, táo gai
Nguyên liệu: 15 g trà lá sen, 50 g táo gai, 2 g quế, 1 lít nước, 2 muỗng đường.
Cho trà lá sen vào nồi nước, bắt lên bếp đun với lửa nhỏ, khi nào sôi cho táo gai vào đun tiếp khoảng 5 phút. Thêm quế và đường, nấu khoảng 3 phút nữa.
Công dụng: Giảm cân, hạn chế mùi hôi tự nhiên của cơ thể.
Táo gai, hạt quế
Nguyên liệu: 15 g táo gai, 15 g hạt quế, 20 g trà lá sen.
Táo gai cắt lát nhỏ cho vào chảo cùng với hạt quế, trà lá sen. Thêm nước và đun sôi trên lửa nhỏ để uống từ từ.
Công dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, giải đờm, khí huyết lưu thông.
Trà hoa nhài, trà xanh
Nguyên liệu: 3 g trà xanh, 3 g trà hoa nhài, 15 g trà lá sen.
Cho 3 thứ trà vào nồi, cho thêm 1 lít nước, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 5 phút. Dùng khi còn ấm sẽ hiệu quả hơn.
Công dụng: Giải nhiệt, cải thiện các triệu chứng hay chóng mặt và tức ngực.
Đậu xanh
Nguyên liệu: 20 g trà lá sen, 50 g đậu xanh.
Đậu xanh rửa sạch cho vào nồi cùng với trà lá sen, thêm khoảng 1 lít nước, đun sôi 5 phút.
Công dụng: Giải nhiệt, giảm mỡ máu.
Vỏ quýt khô
Nguyên liệu: 500 g vỏ quýt khô, 50 g trà lá sen, 100 g lúa mạch, 100 g táo gai.
Cho các nguyên liệu trên vào nồi và đun với lửa nhỏ để sôi khoảng 7-10 phút.
Công dụng: Giảm cân, giảm đờm.

Theo Thu Hiền - VnExpress

Tăng khoái cảm cho nàng bằng món ăn


Tăng khoái cảm cho nàng bằng món ăn

Phụ nữ đã có con, nhất là khi con còn nhỏ, nhiều người thường không thiết tha gì chuyện ấy. Nhiều ông chồng không tâm lý lại đi tìm “phở” để giải quyết mặc dù vẫn còn yêu vợ.



 Y học cổ truyền có những món ăn bài thuốc giúp các ông chồng lấy lại được hứng khởi cho vợ, đặc biệt là khi tự tay các ông đi chợ, mua sắm và “lăn” vào bếp chế biến.
Cá chép hầm hoàng tinh: Cá chép tươi 1 con khoảng 500g, hoàng tinh 20g, gừng, hành hoa, magi, nước dùng, bột canh đủ dùng. Cá chép đánh vảy, bóc bỏ mang và nội tạng, rửa sạch cho vào chảo rán chín vàng. Hoàng tinh rửa sạch, băm nhỏ. Cho chảo lên bếp, phi thơm hành mỡ, lần lượt cho cá, hoàng tinh vào đảo qua rồi đổ nước vào đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút rồi nêm gia vị vào là dùng được. Món ăn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lưu thông khí huyết, bổ thận ích tinh, khỏe gân cốt. Những người có tinh thần suy nhược, không thích “chuyện ấy” sử dụng rất phù hợp.
Tăng khoái cảm cho nàng bằng món ăn
Tim lợn ninh với ngọc trúc:
Tim lợn 1 quả, ngọc trúc, hạt bách tử 30g, rượu, bột canh đủ dùng. Đem các vị thuốc trên sắc lấy 1.500ml nước. Tim lợn rửa sạch, thái miếng cho vào nước thuốc hầm trong khoảng 15 phút, cho rượu, bột canh vào hầm tiếp 1 giờ nữa là dùng được, ăn cả cái và nước. Ăn cách nhật trong vòng 7 ngày. Món ăn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng rất tốt cho việc tăng cường khả năng tình dục ở nữ giới.
Tăng khoái cảm cho nàng bằng món ăn
 Rượu nhung hươu, nhân sâm
Rượu nhung hươu, nhân sâm:
nhân sâm 30g, nhung hươu 10g, rượu trắng loại ngon 1,5 lít, đường phèn 500g. Cho các loại thuốc trên vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng vào đậy nắp kín. Sau 2 tháng đem ra là dùng được. Mỗi tối uống chừng 20 - 30ml trước khi đi ngủ. Rượu này có tác dụng lưu thông khí huyết, ích huyết, phụ nữ lạnh âm do thận dương hư suy dùng rất thích hợp.   

Theo BS. Đào Minh Sơn - Sức khỏe và Đời sống

Hai bài thuốc đặc chế cho chị em


Hai bài thuốc đặc chế cho chị em

Theo thống kê, tỉ lệ người dân mất ngủ trên thế giới chiếm từ 4% đến 48%. Khoảng 33% dân số mắc một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ. 30% bệnh mất ngủ liên hệ với bệnh tâm thần.



Mất ngủ hay khó ngủ là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ. Thông thường, nữ bị mất ngủ nhiều hơn nam, nhất là ở tuổi gần mãn kinh. Người càng lớn tuổi càng dễ bị mất ngủ. 

Lương y Hứa Hiến Quang (70 tuổi, ngụ số nhà 20, đường Cô Giang, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP.HCM) chia sẻ với bạn đọc bài thuốc đặc trị chứng mất ngủ, bệnh huyết trắng ở phụ nữ; đồng thời giới thiệu một số cây thuốc dân gian chứa công dụng chữa bệnh khác.
Bài thuốc chữa dứt chứng mất ngủ
Vị lương y giới thiệu bài thuốc trị chứng mất ngủ có tên “kỷ cúc địa hoàng hoàn”, từng được ghi chép nhiều trong các tài liệu y học cổ. Cho đến hiện nay, nhiều thầy thuốc y học cổ truyền vẫn ứng dụng bài thuốc này một cách rộng rãi. 
Chi tiết bài thuốc được lương y Quang trình bày: Thục địa (32g), hoài sơn (16g, chú ý dược liệu này phải sao vàng), táo nhục (16g), phục linh (12g), trạch tả (12g), mẫu đơn bì (12g), kỷ tử (12g), hoa cúc trắng phơi khô (12g). Ngoài ra cần thêm hai vị khác gồm: Hắc táo nhân (sao vừa vàng, 12g), viễn chí (8g).
Riêng quá trình sơ chế dược liệu có tên viễn chí khá phức tạp bằng cách nấu qua nước cam thảo sau đó sao vàng trên lửa. Tương tự, sao chế thục địa cũng phải kĩ lưỡng, nếu không dễ gây triệu chứng phụ tiêu chảy.
Đem thang thuốc cơ bản trên (tuỳ cơ địa từng người, bài thuốc có thể được gia giảm liều lượng khác nhau - PV) sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống một thang, chia thành các buổi sau khi ăn. 
Người bệnh uống chừng 3 - 5 thang sẽ thấy hiệu quả. Nguyên lí trị bệnh của phương thuốc theo lời ông Quang giải thích, có tác dụng bổ tim, thận, từ đó giúp các bộ phận trong cơ thể hoạt động hài hoà, ắt ngủ ngon giấc. 
Đối với trường hợp bệnh nhân có can vượng (tức người nóng), nên bổ sung vị thảo quyết minh đã qua sao cháy sơ với liều lượng 12g. Tác dụng dược liệu này nhằm hạ nhiệt cơ thể, giúp ổn định nhịp mạch.
Bên cạnh sử dụng thuốc, ông Quang khuyên những người mất ngủ cần giảm thiểu việc sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá. Đồng thời từ bỏ những thói quen không tốt như xem vô tuyến quá khuya. Thêm kinh nghiệm nữa, buổi hoàng hôn không nên nói chuyện nhiều, tránh uống quá nhiều nước trước lúc ngủ cũng có tác dụng tạo nên giấc ngủ sâu và chất lượng: 
“Giấc ngủ chất lượng sẽ giúp con người tràn trề năng lượng cho ngày hôm sau. Thuốc chỉ giữ vai trò điều kiện cần, còn điều kiện đủ thuộc về ý thức mỗi người. Kinh nghiệm của tôi là giữ cho tâm trạng thật thoải mái trước khi ngủ”, ông Quang đưa ra lời khuyên.
Bài thuốc đặc trị bệnh phụ khoa huyết trắng 
Chị em ra huyết trắng (hay còn gọi bạch đái theo y học cổ), là chứng bệnh phụ khoa khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứng bệnh này, chẳng hạn như ăn uống nhiều thức ăn cay, nóng. 
Bệnh phát lộ bởi cơ thể nóng bức, nhiệt tích tụ trong âm đạo gây nên viêm nhiễm, từ đó dẫn đến hiện tượng tiểu tiện ra chất dịch màu trắng; chất huyết trắng chính là phần khí hư tổn được đào thải ra bên ngoài. 
Nếu để bệnh kéo dài, chất dịch có thể chuyển sang màu vàng, xanh đồng nghĩa với cấp độ bệnh tăng lên. Bệnh huyết trắng dễ biến chứng, gây nên nhiều căn bệnh phụ khoa khác, thậm chí có thể gây ung thư tử cung. 
Với chứng bệnh trên, lương y Quang cho hay y học cổ truyền thường áp dụng bài thuốc “ngũ vị dị công tán” vốn được kết hợp từ bài “tứ quân” gia thêm trần bì (vỏ quýt). 
Cụ thể bài thuốc được phân cấp như sau. Trước tiên, “tứ quân” gồm: Đẳng sâm (12g), phục linh (12g), bạch truật (12g) và cam thảo (6g) kết hợp với trần bì giúp bổ khí kiện tì, tức phục hồi khí từ bên trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng. 
Ở cấp độ thứ hai, bổ sung vào bài thuốc thêm hai vị kê quan hoa (hoa cỏ gà, 20g) và thương truật (12g) sẽ có tác dụng chữa trị bệnh nhanh hơn.
Phương thức sử dụng thuốc khá đơn giản, chỉ cần đem sắc lấy nước uống theo công thức sắc 3 chén nước còn lại 1 chén, lần sắc tiếp theo chỉ đổ vào 2 chén cô cạn còn 8/10 chén. Có thể chia nhỏ nước thuốc uống nhiều lần trong ngày. “Kiên trì uống thuốc trong thời gian ngắn bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể. Hầu hết thầy thuốc đông y đều biết đến bài thuốc này chứ không riêng gì tôi. Người bệnh có thể đến bất cứ tiệm thuốc đông y nào để bốc thuốc dễ dàng”, ông Quang nói.
Lợi ích hai bài thuốc trị chứng mất ngủ và huyết trắng nêu trên, theo ông Quang, giúp người bệnh tiết kiệm đáng kể chi phí. Không những vậy, thuốc đông y hiếm khi cho tác dụng phụ. Dù bệnh thuyên giảm từ từ nhưng một khi đã khỏi hầu như không tái phát trở lại. 
Ông Quang chia sẻ thêm trong dân gian có vô số thảo dược chứa công dụng trị bệnh cực kì hiệu quả. Ví dụ cách dùng lá cây bìm bịp để thông mũi. Theo đó, hái lá cây tươi đem giã nhuyễn, trộn thêm ít muối sống rồi vắt lấy nước nhỏ vào mũi. Mỗi lần nhỏ chừng vài giọt. 
Dược thảo khác rất dễ kiếm đó là cây đại tướng quân có các bẹ (lá) lớn, có củ gần giống cây hoa lan. Như lời ông Quang cho hay, lá cây đại tướng quân dùng chữa trị bong gân rất hiệu quả: “Giã nhuyễn lá cây, trộn thêm muối sống vừa phải sau đó đem xào nóng. Đợi lúc hỗn hợp trên đủ ấm, dùng vải thưa bó vào phần xương khớp tổn thương. Quá trình bó thuốc càng lâu càng tốt, ít nhất từ 15 phút trở lên”.

Theo BaoPhapLuat.vn

Hẹ có thể chữa yếu sinh lý cho nam giới


Hẹ có thể chữa yếu sinh lý cho nam giới

Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Vì thế, lá hẹ được coi là thuốc tăng lực dành cho các quý ông.



Hẹ là một loại rau ăn quen thuộc với nhiều cách chế biến đơn giản như ăn sống, xào, nấu canh…Bên cạnh đó hẹ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt hẹ còn dùng để chữa yếu sinh lý cho đàn ông.
Các thành phần có trong lá hẹ là các loại đường (fructose, glucose, lactose, sucrose) và các loại hợp chất khác như sulfide, odorin, aliin, methylaliin, linalool, proteine, carbohydrate, chất xơ, carotene, vitamine C… có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ.
Thực tế, trong các bữa ăn hàng ngày, rau hẹ không chỉ được dùng nhiều để chế biến các món ăn mà người ta còn dùng hẹ để chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp.
Trong Đông y, rau hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Vì thế, lá hẹ được coi là thuốc tăng lực dành cho các quý ông.
he-co-the-chua-yeu-sinh-ly-cho-nam-gioi
- Lá hẹ tươi rửa sạch, giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.
- Lá hẹ xào cùng tôm nõn tươi, ăn với cơm.
- Lá hẹ nấu với gan dê không chỉ bổ dương mà còn có tác dụng làm sáng mắt.
- Lá hẹ xào lươn: Lươn lọc bỏ xương cắt khúc xào cùng gia vị, gừng, tỏi, khi cạn cho lá hẹ cắt đoạn, xào thêm 5 phút, ăn nóng.
Lợi ích của hẹ đối với sức khỏe
Theo Tây y, trong 1kg lá hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, cùng nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, chất xơ… có tác dụng làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Lá hẹ có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh:
Tiêu hoá kém: Hẹ có tính ấm, đặc biệt tốt cho dạ dày, giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn nhanh. Không chỉ ngăn ngừa các triệu chứng táo bón, ăn nhiều hẹ còn giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết và chữa các triệu chứng khó chịu của bệnh đại tràng.
Giảm mỡ máu: Hẹ có tác dụng lưu thông máu, giải độc, còn giúp cơ thể giảm mỡ máy cũng như phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch vành, thiếu máu, xơ cứng động mạch.
Chán ăn: Ăn nhiều rau hẹ, lá hẹ đều tốt cho sức khoẻ của phụ nữ, trẻ em, người già đặc biệt là phụ nữ đang mang thai bởi có tác dụng kích thích khẩu vị, chống chán ăn, tăng cảm giác ngon miệng.
Kháng viêm: Trong lá hẹ có chứa allicin, một loại dầu lưu huỳnh có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt. Nhất là khi bạn gặp các vết thương ngoài da, ăn nhiều lá hẹ rất mau lành.
Hen suyễn: Hẹ rất giàu vitamin A, ăn nhiều rau hẹ không chỉ tốt cho làn da, thị lực và phổi, mà còn giảm nguy cơ bị cảm lạnh, giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn…
Chữa đau lưng, đau thận.
Dấu hiệu bạn yếu sinh lý
Biểu hiện yếu sinh lý ở nam giới thì mỗi người có sự khác nhau, tùy thuộc vào cơ thể, thể chất, cũng như độ tuổi. Nói chung thì người yếu sinh lý đều không thể đạt đươc sự cương cứng đầy đủ để thỏa mãn trong tình dục. Dưới đây là một số biểu hiện yếu sinh lý ở đàn ông:
- Rối loạn cương dương: Biểu hiện là dương vật không đủ hay không giữ được độ cứng làm mất khả năng đi khi giao hợp.
- Liệt dương: còn có hiện tượng dương vật bị mềm sớm, trước khi xuất tinh; thiếu cảm hứng tình dục; không xuất tinh; xuất tinh sớm; thiếu hay mất cực khoái.
- Rối loạn xuất tinh: Ham muốn, cương cứng, giao hợp, khoái cảm, xuất tinh là chuỗi các phản ứng bản năng của nam giới. Rối loạn xuất tinh có thể gây ra xuất tinh sớm, không xuất tinh hoặc xuất tinh ngược dòng.
- Giảm chức năng tình dục: Cảm giác ham muốn giảm hoặc mất dần, có thể do các yếu tố bất thường như: yếu tố tinh thần, chấn thương về tâm lý, stress.. cũng là yếu tố tác động đến sinh lý tình dục.
- Đau khi quan hệ tình dục: Là hiện tượng thường gặp của suy giảm chức năng tình dục, nam giới có cảm giác đau nhức khi cương cứng, do bị kích thích nên quy đầu dương vật, bao quy đầu, đau khi xuất tinh, tiểu buốt tiểu rát sau khi xuất tinh…

Theo VnMedia

Hoa cúc chữa viêm tuyến vú


Hoa cúc chữa viêm tuyến vú

Cây cúc còn gọi là kim cúc, cúc hoa vàng, hoàng cúc…, có tên khoa học là Chrysanthemum indicum L, họ Cúc (Asteraceae), là loài cây thảo sống hằng năm hay sống dai.



Thân cứng cao từ 0,8 -1m phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép có nhiều răng; không cuống. Hoa có có màu vàng tươi với nhiều loài có hình dáng khác nhau và cho hoa đẹp nên người ta thường trồng làm cảnh hoặc bán hoa chưng trong ngày tết. Mùa ra hoa, quả từ tháng 10 - 12 cho đến tháng 4 năm sau.
Bộ phận là thuốc chủ yếu là phần quả, hoa được thu hái lúc trời khô ráo, hái hoa đem xông lưu huỳnh kỹ, xong nén chặt độ một đêm, khi thấy nước chảy ra đen là được, sau đó phơi nắng nhẹ (khoảng 3 - 4 nắng) hay sấy ở 40 - 50 oC đến khô. Nếu trời râm thì ban đêm phải sấy lưu huỳnh. Bảo quản ở chỗ khô ráo.
Theo đông y, hoa cúc có vị đắng - cay, tính hơi ôn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm não nhẹ, viêm mũi, viêm da mủ, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ, chảy nước mắt nhiều...
Sau đây là những bài thuốc từ hoa cúc:
- Chữa cảm mạo phong nhiệt: Kim cúc 12 g, củ sắn dây 15 g, lá dâu tằm 10 g, rễ cây lau 8 g; bạc hà, cam thảo mỗi vị 5 g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.
- Chữa viêm tuyến vú: Kim cúc 20 g; kim ngân hoa, bồ công anh, cam thảo mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần cho đến lúc khỏi. Bên ngoài dùng lá kim cúc cùng hành, muối, giã nhỏ đắp nơi đau ở vú một lần trong ngày.
- Chữa các loại mụn nhọt, mụn nhọt sưng, nóng đỏ đau chưa lên mủ: Cúc hoa (hoa, lá, cành) 20g khô hoặc 60-80g tươi, Kim ngân (hoa hoặc dây) 12g, Bồ công anh 12g, Cam thảo 12g. Sắc kỹ, uống nóng, ngày một thang. Bên ngoài, dùng một nắm lá Cúc hoa tươi và 3 cây hành tươi rửa sạch, giã nhỏ, thêm vài hạt muối đắp, ngày 1 lần.
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp (mắt đau cấp tính): Thường kết hợp với các thuốc tư âm thanh can hỏa, dùng bài: Cúc hoa tán: Cúc hoa, Bạch tật lê, Mộc tặc thảo mỗi thứ 12g, Thuyền thoái 3g, Huyền sâm 12g, Liên kiều 8g, Khương hoạt 4g, sắc nước uống.
- Chữa chứng ngoại cảm phong nhiệt- chứng phong ôn giai đoạn đầu: Sốt hơi rét, đau đầu, mắt sưng đỏ thường gặp trong viêm đường hô hấp trên, viêm màng tiếp hợp cấp, dùng bài:Tang cúc ẩm: Tang diệp 6g. Cúc hoa 6g, Liên kiều 4g, Bạc hà 4g, Cát cánh 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống.
- Phòng cảm cúm: Cúc hoa (cành, lá), Diếp cá, Kim ngân dây, mỗi vị 30g, đun sôi với 500ml nước còn 200ml. Lọc lấy nước, uống mỗi lần 20ml, ngày 3 lần.
- Đinh nhọt: Cúc hoa 12g, Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 30g, Kim ngân 60g, sắc uống.
Hoa cúc còn dùng để ướp trà. Uống trà hoa cúc còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, chống lại sự tăng đường huyết và giúp ngăn ngừa những biến chứng phức tạp của căn bệnh này.

Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp

Sử dụng đũa như thế nào để ít vi khuẩn nhất?


Sử dụng đũa như thế nào để ít vi khuẩn nhất?

Một ngày ba bữa cơm, con người chúng ta không thể rời xa được đôi đũa, nhưng những hiểu biết về việc sử dụng đũa của bạn có được bao nhiêu.



Sử dụng đũa như thế nào để ít vi khuẩn nhất?
Cùng với mức sống ngày càng được nâng cao nên đối với việc ăn uống chúng ta ngày càng kỹ lưỡng hơn, không những theo đuổi sự vẹn toàn về sắc, hương, vị của thực phẩm mà đến đôi đũa cũng để tâm chọn kỹ hơn. Hiện nay trên thị trường các loại đũa vô cùng nhiều, đa dạng về hoa văn, chất liệu. Làm thế nào để chọn được những đôi đũa vừa an toàn vừa thực dụng?
Đũa tre là sự lựa chọn hàng đầu, chúng vô hại vô độc mà lại bảo vệ môi trường, còn có thể chọn được loại tre trúc nguyên màu sắc.
Ngược lại, những loại đũa mà được sơn màu thì không nên sử dụng, bởi vì trong sơn có chứa kim loại nặng chì và dung dịch hữu cơ Benzene có thể dẫn tới ung thư, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của con người.
Đũa bằng nhựa rất giòn, dưới tác động của nhiệt dễ biến dạng, chảy, sinh ra những chất có hại cho cơ thể.
Đũa bằng chất sừng tốt nhưng dễ bị biến màu, giá cả cũng tương đối đắt.
Đũa kim loại như bạc, inox thì quá nặng, tính dẫn nhiệt tốt nên khi gắp thức ăn nóng dễ bị bỏng miệng.
Theo nghiên cứu phát hiện, rất nhiều bệnh khuẩn đều bị truyền nhiễm thông qua đôi đũa. Theo kiểm tra, trên một đôi đũa không sạch có thể mang vài chục nghìn đến vài trăm nghìn vi khuẩn và v rút gây bệnh. Con người khi sử dụng những đôi đũa như vậy rất dễ bị truyền nhiễm các bệnh liên quan như viêm gan, kiết lị, thương hàn, viêm dạ dày cấp tính…..
Khi bố mẹ dùng những đôi đũa như thế này gắp bón cho con hoặc khi trên bàn ăn rất nhiều đôi đũa cùng cho vào một đĩa thức ăn thì những vi sinh vật của những bệnh này sẽ thông qua đũa mà truyền sang, dẫn đến sự lây nhiễm chéo. Đối với vấn đề này không nên xem nhẹ, trong nhà tốt nhất là đũa của ai người đó dùng, mỗi người chuyên dùng một đôi của mình.
Thực tiễn đã chứng minh, những đôi đũa đã rửa cũng chưa chắc đã là sạch sẽ. Một đôi đũa sau khi dùng lâu, bề mặt không còn trơn bóng, lại thường xuyên cọ rửa nên đũa cũng nhanh bị thô ráp, những chỗ lõm xuống rất nhỏ trên bề mặt đũa sẽ là nơi lưu giữ lại rất nhiều vi khuẩn và nước rửa bát, trong tình hình này nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Khuyến cáo mọi người đũa dùng trong gia đình tốt nhất nửa năm thay một lần.
Do đũa thường xuyên được sử dụng, đặc biệt là chúng ta rửa đũa thường đem cả nắm đũa để dưới vòi nước chảy để chà xát, trên đũa rất dễ lưu lại vi khuẩn và virut bệnh. Do đó nên định kỳ khử trùng, đũa tốt nhất phải để ở nơi khô ráo thoáng gió để tránh khi khuẩn truyền nhiễm, hộp đựng đũa cũng phải thường xuyên rửa sạch, khử trùng.

Theo Trang Vương - Dân trí/ Sina

9 loại thực phẩm không tốt cho dạ dày


9 loại thực phẩm không tốt cho dạ dày

Nếu bạn đang có vấn đề về dạ dày, tốt nhất nên hạn chế ăn các thực phẩm sau.




Theo Kiến thức

Cháo sườn non rau củ cho ngày đông


Cháo sườn non rau củ cho ngày đông

Trong những ngày mùa đông, bát cháo sườn non nóng hổi đầy hấp dẫn là món ăn ngon miệng mà bạn có thể chế biến dành cho gia đình.



Nguyên liệu:
- 300 g sườn non, 1/2 kg xương ống.
- 1 chén rau củ thập cẩm (có bán tại các siêu thị), hạt nêm, đường, hành và ngò rí.
Cách chế biến:
chao-2-2846-1387509702.jpg
- Rau củ rửa sạch, để ráo.
chao-3-2715-1387509702.jpg
- Xương ống rửa sạch rồi ninh lấy nước dùng. Sau đó vớt bỏ xương ống, cho sườn non vào nấu chín.
- Tiếp đến cho gạo vào nấu mềm.
chao-4-6983-1387509702.jpg
- Ninh đến khi gạo nở hết thì cho rau củ vào nấu chín, nêm gia vị vừa ăn.
chao-1-9061-1387509703.jpg
- Cháo sườn non dùng khi nóng, thích hợp nhất là vào buổi chiều tối.

Theo Khánh Hòa - VnExpress

14 lý do nên ăn khoai lang hàng ngày


14 lý do nên ăn khoai lang hàng ngày

Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết hay tăng cân. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng.



Khoai lang là thực phẩm phổ biến,hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa...
Ảnh minh họa. (beautyhealthtips.in)
Ảnh minh họa:beautyhealthtips.in
Dưới đây là những lý do các bà nội trợ không nên bỏ qua loại củ tuyệt vời này trong chế độ ăn của gia đình, theo Care2.
1. Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.
2. Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp duy trì đường huyết ở mức cân bằng.
3. Cứ 100 g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo, thấp hơn nhiều so với mức 118 calo trong 10 0g củ từ.
4. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.
5. Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
6. Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.
7. Vitamin D trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ tổng quát. Vitamin D góp phần giữ cho hệ xương, tim mạch, thần kinh, răng, da và tuyến giáp khỏe mạnh.
8. Vi chất sắt trong khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm stress, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tăng cường miễn dịch và chuyển hoá protein.
9. Khoai lang cũng là nguồn cung cấp magie rất tốt. Magie không những là khoáng chất quan trọng chống căng thẳng mà còn có ý nghĩa then chốt cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ xương, tim mạch và các chức năng thần kinh.
10. Kali là chất điện ly quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh. Cũng như các chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.
11. Màu cam trên vỏ khoai lang là dấu hiệu cho thấy mức carotene rất cao của loại củ này. Nhóm chất carotene giúp tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa. Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.
Ngoài ra, những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women's Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
12. Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Đồng thời, beta caroten được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Đây cũng là một dưỡng chất dồi dào trong khoai lang.
13.Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra nhóm chất dinh dưỡng trong khoai lang có tên là batatoside có khả năng chống lại các đặc tính của vi khuẩn và nấm.
14. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất cyanidins và peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của kim loại nặng tới sức khỏe con người.

Theo Thu Hiền - VnExpress

Những thực phẩm không nên ăn sống


Những thực phẩm không nên ăn sống

Theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, có rất nhiều thực phẩm sống không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm.



Ăn sống các loại đậu dễ trúng độc
Hầu hết các loại đậu như đậu lăng, đậu cô ve, đậu kiếm… đều không nên ăn sống. Đây là do chất saponin ở lớp vỏ ngoài đậu lăng và chất hemagglutinin trong hạt đậu đều có thể gây kích thích mạnh mẽ cho đường ruột.

(Ảnh: Thamvantamly.net) 

Bản thân chất saponin là protein độc, khi chế biến đậu cô ve, cần phải đun to lửa mới có thể phá hủy độc tố của nó, cho dù ướp lạnh cũng phải đun sôi trong 10 phút.
Trứng gà ăn sống gây tiêu chảy
Trong trứng gà có thể chứa một số vi khuẩn do để lâu hoặc là trứng của gà bệnh. Nếu ăn trứng gà sống, người bệnh sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn. 
Hơn thế, chất kháng sinh tơripxin trong trứng gà nếu ăn sống sẽ kết hợp với các chất sinh vật tố trong cơ thể tạo thành một hỗn hợp khó tan khiến thành ruột khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác. Chất kháng sinh này chỉ được tiêu hủy khi được nấu chín.
Ăn sống giá đỗ gây chóng mặt
Giá đỗ chứa nhiều chất dinh dưỡng, bổ dưỡng nhưng khi ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, chóng mặt…
Củ từ, bông cải xanh ăn sống gây khó tiêu
Các loại rau chứa nhiều tinh bột như: khoai tây, khoai lang, củ từ, khoai môn… đều không được ăn sống. Những món này nếu ăn sống không chỉ khiến những chất dinh dưỡng như tinh bột trong đó không dễ được cơ thể hấp thụ mà còn sinh ra cảm giác khó chịu như trướng bụng.
Rau thuộc họ cải như bông cải xanh, xúp lơ trắng… giàu chất xơ, luộc lên không chỉ có hương vị ngon mà còn giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.
Những loại rau giàu axit oxalic như rau bina, măng tây, rau muống… tốt nhất nên trần qua nước để loại bỏ axit oxalic sau đó để nguội. Bởi axit oxalic khi kết hợp với canxi trong đường ruột sẽ trở thành canxi oxalat khó hấp thụ, ảnh hưởng đến sự hấp thu của cơ thể.
Cà chua, cà rốt, ăn sống sẽ lãng phí dinh dưỡng 
Lycopene trong cà chua và chất β-carotene trong cà rốt đều là những chất dinh dưỡng tan trong chất béo, sau khi được chiên nấu trong dầu ăn càng dễ được cơ thể hấp thụ, phát huy được tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe. Trong một nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện, chất chống oxy hóa lycopene trong cà chua có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

So với cà chua sống, chất lycopene trong cà chua nấu chín càng dễ được hấp thụ vào cơ thể hơn. Cà rốt giàu β-carotene, có thể bảo vệ thị lực, nuôi dưỡng làn da, nâng cao sức đề kháng. Ăn cà rốt nấu chín hoặc nấu với dầu ăn, β-carotene mới có thể được cơ thể hấp thụ tối đa.
Ăn sống chỉ làm lãng phí dinh dưỡng, do đó, càng không nên uống nước cà rốt ép, như vậy sẽ lãng phí chất sơ lành mạnh cho sức khỏe.
Mướp đắng ăn sống ngăn chặn sự hấp thụ canxi trong thực phẩm 

Vị đắng trong mướp đắng có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó trước khi ăn nên đun mướp đắng trong nước sôi nóng để loại bỏ axit oxalic - axit gây vị đắng và chát. Những người cần bổ sung một lượng lớn canxi thì không nên ăn quá nhiều mướp đắng.


Theo Hồ Quang - Một thế giới

Những loại trái cây giúp bạn tăng cân


Những loại trái cây giúp bạn tăng cân

Ăn trái cây quá nhiều và không hợp lý cũng có thể khiến bạn tăng cân do lượng đường không chuyển hóa thành glucose mà biến thành mỡ.




Theo Kiến thức

Thực phẩm nên tránh trước khi làm chuyện ấy


Thực phẩm nên tránh trước khi làm chuyện ấy

Các loại thực phẩm tưởng như vô hại lại khiến chuyện phòng the của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.




Theo Kiến thức