Bắt sóc bỏ lọ ..ngay trong lớp


Sóc lọ cho bạn trai ngay trong quán Cafe


Thủ Dâm Giữa Đường Phố Hà Nội


Vãi anh chàng quay tay giữa đường


Sốc thanh niên vừa thồ hàng vừa quay tay


Tâm Lý Con Trai Khi Chọn Bạn Gái


Xem MV mới của The Men - Khoảng Trống Để Lại


Thanh niên tụt quần gái Bar- chơi khăm


Giải X game này bá đạo nhất thế giới, ko thể nhìn đc cười


Shock với clip chàng trai đánh đạp, lên gối cô gái đến ngất giữa phố


Cây hoa ngũ sắc chữa ho ra máu


Cây hoa Ngũ sắc còn gọi là Bông ổi, Trâm ổi, Thơm ổi, Tứ quý - có tên khoa học: Lantana camara L., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.



Cây Hoa ngũ sắc là loại cây bụi (mọc hoang hay trồng làm cảnh) cao từ 1 - 2 m, thân cành hình vuông có lông nhám và gai ngắn quắp về phía dưới, lá có khía răng, mặt trên xù xì, mặt dưới có lông tơ trắng. Hoa cây Ngũ sắc nhiều màu: đỏ, trắng, hồng, vàng. Quả bạch hình cầu, nằm trong lá dài, khi chín màu đen có vị ngọt; nhân gồm 1 - 2 hạt cứng. Bộ phận dùng: Lá, hoa và rễ thu hái vào mùa khô, phơi hay sấy khô. Cũng có khi dùng tươi.
Theo Đông y, lá cây hoa Ngũ sắc có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng, cầm máu; cũng dùng trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và dùng chườm nóng trị thấp khớp.
Thường dùng tươi giã đắp ngoài hay nấu nước để rửa. Hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cầm máu, trị ho với liều 12g, dạng thuốc sắc hay hâm nóng hoặc chế xi rô. Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau, trị sốt lâu không dứt, quai bị, phong thấp đau xương, chấn thương bầm giáp. Hoa dùng trị lao với ho ra máu và hạ huyết áp. Liều dùng 30-60g, dạng thuốc sắc. Sau đây là một số tác dụng của cây Hoa ngũ sắc:
- Chữa ho ra máu và lao phổi: Dùng hoa khô 6-10g nấu nước uống.
- Chữa chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu: Giã lá tươi đắp ngoài. Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.
- Chữa viêm da, eczema, tinea, mụn nhọt: Nấu lá tươi để rửa ngoài.
Ghi chú: Không nhầm với cây hoa cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) cũng gọi là hoa Ngũ sắc.

Theo DS Mỹ Nữ - Nông nghiệp

8 bệnh không ăn cua đồng, tuyệt đối không ăn cua 4 hoặc 6 chân


Cua đồng là món ăn bổ dưỡng có công dụng giải nhiệt, kích thích ăn uống, dễ tiêu hóa, phù hợp với những ngày hè oi nóng. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được cua đồng.



Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 - 8, nhiệt độ từ 10 - 31oC, tốt nhất là 15 - 25oC, lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2mg/l. Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.
Đông y sử dụng cua đồng làm thuốc với tên là điền giải và cho rằng cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương; dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục…
Loài cua đồng mà Đông y thường dùng làm thuốc bao gồm các họ như Potamidae, Graspidae, Parathelphusidae. Tại Việt Nam, thường gặp nhất là cua đồng có tên khoa học Somanniathelphusa sinensis sinensis H.Milne - Edwards thuộc họ Parathelphusidae.
Về dược tính theo Lĩnh nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông ghi: "Điền giải là tên gọi cua đồng. Ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông".
Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng nói: "Điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tả, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ".
Sách Dược tính chỉ nam của ông lại ghi: "Điền giải có tác dụng tán tà nhiệt trong lồng ngực, thông được kinh mạch, làm cho ngũ tạng khỏi buồn phiền, giải được độc do thức ăn, liền được gân, thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống được các vật kết đọng trong người, phá được chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc bị đánh chấn thương, sốt rét"...
8 bệnh không ăn cua đồng, tuyệt đối không ăn cua 4 hoặc 6 chân 1
Cua đồng
Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trong Đông y thường sử dụng.
Chú ý:
Không được uống nước cua sống vì có thể chứa ấu trùng sán lá. Đặc biệt là dùng thuốc uống nước vắt từ cua đồng giã nhuyễn trị bầm tím do té ngã ứ huyết, uống nước giã nhuyễn cua đồng sống để trị ngộ độc do ăn khoai mì (sắn)... là những cách hết sức nguy hiểm vì dễ nhiễm ký sinh trùng (sán).
Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng, khi vào tới ruột người, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... sau đó chúng sang phổi gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay... Nếu sán cư trú ở não thì thường gây cơn động kinh, ở gan thì tạo áp-xe gan.
Tại Việt Nam, từng có một số người dân ở vùng Thanh Hóa, Bắc Giang, Nghệ An... vì muốn dẻo dai trong các cuộc thi đấu vật nên đã uống nước cua đồng sống và bị bệnh sán lá phổi.
Loại cua đồng ăn được thường có hai càng to và tám chân. Tuy nhiên, cũng có loại chỉ sáu hoặc bốn chân, phải cảnh giác với loại này. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã lưu ý: "Cua đồng thì kiêng thứ sáu chân hoặc bốn chân, mắt đỏ, bụng dưới có lông, trong bụng có xương, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại người, nên cẩn thận"
Chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi: theo kinh nghiệm dân gian, để trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi, người ta dùng cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, chỉ lấy mình cua, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần 1 - 2 thìa nhỏ). Cách làm: lấy cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, rang rnhỏ lửa cho vàng và khô, tán bột. Dùng 15g - 20g khuấy với bột gạo, cho trẻ ăn trong ngày. Kết hợp cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng 15 phút, 2 - 3 lần/tuần.
Chữa vết thương đụng dập, lở loét:cua đồng 2 con giã nát, rượu 1 chén, cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau.
Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ: rau nhút 1 - 2 nắm bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ 300 - 400g cạo vỏ, xắt nhỏ; cua đồng 200g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, gạn lấy nước. Cho khoai sọ vào nước cua nấu chín, khi gần chín, cho rau nhút vào, đun sôi tiếp 5 - 10 phút. Ăn trong ngày, cần ăn 2 - 3 ngày.
Trị viêm thận cấp: cua đồng 250g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; vỏ cây dâu 50g rửa sạch, cắt đoạn. Đem tất cả nấu thành canh, uống nước.
Trị trướng bụng, chứng phù tim: cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng.
Chữa sưng tấy: mai cua 10g sao vàng, vảy tê tê 10g sao phồng rộp; gai bồ kết 10g phơi sấy khô. Tất cả tán bột, uống với rượu.
Đau răng đau lợi do vị nhiệt: cua đồng nấu với mướp đắng, ăn hàng ngày. Đồng thời dùng phương thuốc: hoàng cầm 10g, chi tử 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, đinh lăng 16g, bồ công anh 16g, chân cua đồng (sao vàng) 20g, cam thảo 10g, bạch thược 12g, bạch mao căn 16g, khổ qua 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.
Tuy nhiên không phải ai cũng ăn cua đồng được.
Các đối tượng không sử dụng cua đồng như:
- Phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng bởi cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng.
- Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn.
- Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế.
- Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng.
8 bệnh không ăn cua đồng, tuyệt đối không ăn cua 4 hoặc 6 chân 2
Canh cua nấu hoa thiên lý giải nhiệt mùa hè
- Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn.
- Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.
- Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.
- Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người, có thể xử trí bằng phương thuốc Nam gồm hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g,kinh giới12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Mướp đắng - vị thuốc trân quý


Mướp đắng có chứa nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat, vitamin A, B1, B2, C và các khoáng chất nên nó được xem là vị thuốc kỳ diệu đối với sức khỏe con người.



1. Giải nhiệt, sáng mắt, hạ đường huyết: Lấy khoảng 1-2 quả mướp đắng, bỏ hột, nạo mỏng, trộn đều với một chút muối sau đó rửa sạch, vắt ráo nước và xào với tôm khô, tỏi. Nêm mắm muối gia vị sau đó bắc ra ăn nóng.
2. Trị nóng gan, mắt đỏ sưng đau: Mướp đắng tươi, bỏ hột, cắt lát cho vào nồi, đổ nước vào đun khoảng 10 phút sau đó bắc ra để nguội và uống thay nước.
3. Giúp giảm stress, ngủ ngon: Đối với những người bị chứng mất ngủ thường xuyên, lấy cật heo khía nhỏ ướp với hành tím, gia vị, dầu mè sau đó cho vào xào chín cật heo rồi cho mướp đắng thái miếng nhỏ vào tiếp tục xào cho chín. Ăn cùng với một ít hạt điều rang giã dập. Ăn liên tục 3 bữa/tuần sẽ giúp giảm mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ.
Tuy nhiên, mướp đắng có tính hàn nên nếu sử dụng nhiều sẽ khiến bạn dễ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài hay bị tụt đường huyết.
4. Điều trị bệnh tiểu đường: Mướp đắng có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của đường đối với cơ thể, vì vậy, từ lâu nó đã được sử dụng để điều trị tiểu đường trong một loạt các hệ thống y học cổ truyền. Về bản chất, mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu, vì vậy, khi tiêu thụ mướp đắng, bạn nên thận trọng nếu đang dùng bất kì loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, để tránh làm giảm tới mức nguy hiểm.
5. Ức chế ung thư: Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng mướp đắng làm chậm lại sự gia tăng của một số bệnh ung thư. Trong nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thì thấy, mướp đắng có khả năng giết chết các tế bào ung thư bạch cầu trong ống nghiệm mà không ảnh hưởng đến tế bào bình thường theo ghi nhận của trưởng nhóm nghiên cứu Ratna Ray. 
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa thực sự liên quan trực tiếp đến con người và cộng đồng khoa học sẽ cần phải tiến hành nghiên cứu thêm để xem những lợi ích dịch đối với con người.
6. Chống lại virus: Các nhà nghiên cứu cho rằng, mướp đắng có thể hoạt động kháng virus, ngăn chặn virus lây nhiễm cho các tế bào của con người, có thể giúp kiểm soát quá trình của bệnh.
7. Chống các gốc tự do: Góc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áprối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường...
8. Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
9. Chữa ho, mụn trứng cá (uống trong và bôi ngoài) và rôm sảy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm) ở dạng nước sắc. Cách bào chế: Mướp đắng tươi 200 g cắt nhỏ, sắc 3 lần với nước, mỗi lần lấy 1 bát, tất cả cô lại còn 1 bát, chia làm 3-4 lần uống (hoặc cả uống trong, bôi ngoài) trong ngày. Trẻ em dùng nửa liều trên.
10. Giải cảm, thông huyết bổ khí, bổ thận kiện tỳ... điều trị bệnh kiết lỵ, cảm nhiệt, đau mắt...
11. Giảm béo, mướp đắng có tác dụng giảm béo
12. Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt).

Theo Cao Sơn - Lao động

6 bài thuốc từ quýt công dụng như... Viagra


Quýt là loại cây ăn quả quen thuộc, cũng là một loại trái cây rất được ưa chuộng trong dịp Tết bởi chẳng những đẹp mắt, mùi thơm, có thể dùng làm cây cảnh mà ăn quả lại ngon, bổ.



Đông y từ lâu đã biết đến tác dụng làm thuốc của vỏ quýt (tên thuốc là trần bì), nhưng ít người biết lá quýt, vỏ quýt, nước quýt còn là "viagra" của đấng mày râu.
Bài 1: lá quýt 15g, hương phụ tử 20g, lộ lộ thông 30g, uất kim 10g, mật ong 30ml. Hương phụ tử, lộ thông, lá tắc kè rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước nấu 30 phút, bỏ bã, đợi khi nguội cho mật ong vào quấy tan là được. Uống vào buổi trưa và chiều. Công dụng: sơ can giải uất, trị rối loạn cương dương do can uất.
6 bài thuốc từ quýt công dụng như... Viagra 1
Quả quýt chín
Bài 2: nước quýt 0,5 lít, hoa phấn 30g, mật ong 30ml. Đặt phấn hoa vào tủ lạnh trên 24 giờ, sau khi lấy ra lập tức cho vào 180ml nước sôi 800C khuấy đều, để yên trong 24 tiếng, lại khuấy đều vài lần. Lọc bằng vải sạch làm thành sữa hoa phấn, tiếp theo cho mật ong vào, khuấy tan rồi hòa chung với nước quýt, đổ vào lọ đậy lại. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml, pha thêm 100ml nước ấm. Công dụng: trị rối loạn cương dương do tâm thận bất giao.
Bài 3: Vỏ quýt (trần bì) cửu chế 15g (vỏ quýt 9 năm chưng 9 sái), dầu thực vật, muối, đường, rượu nếp, nước tương, hành xắt nhuyễn, gừng băm, tỏi băm đủ dùng. Tôm sú rửa sạch, cắt bỏ râu và chân, dùng dao chẻ giữa sống lưng, bỏ đường chỉ đen để ráo nước. Bắc chảo lên bếp, cho dầu thực vật, dầu nóng thì thả tôm vào, đảo đều tay đến khi vỏ ngả sang màu đỏ thì vớt ra. 
Giữ lại một chút dầu trong chảo, vặn lửa nhỏ đun nóng rồi cho hành, gừng băm và tỏi băm phi thơm, cho tôm và trần bì cửu chế vào, nêm muối, đường, rượu, nước tương, cho tôm lên xào, sau đó thêm chút nước xào sơ lại lần nữa, bớt lửa nấu đến khi nước chắt được hút hết rồi thêm chút giấm là được. Dùng trong bữa ăn. Công dụng: bổ thận tráng dương, trị rối loạn cương dương.
Bài 4: quả quýt khô 25g, hạt sen 50g, bạch quả 25g, hạt dẻ 30g, táo 25g, chuối 25g, mật táo 25g, đường 100g. Đem hạt sen, bạch quả, hạt dẻ, táo, chuối, quýt và mật táo rửa sạch, sau đó cắt nhỏ như hạt sen, cho vào nồi, thêm đường và nước nấu đến khi chè quánh lại là được. Dùng trong bữa ăn, mỗi ngày 3 lần. 

Công dụng: bổ tâm kiện tỳ, cố thận ích tinh, dưỡng huyết an thần, kiện não ích trí. Trị tâm thận bất giao do tỳ thận hư, mất ngủ mơ nhiều, di tinh hoạt tinh, bị thương mất máu, tim loạn nhịp, trí nhớ giảm.
6 bài thuốc từ quýt công dụng như... Viagra 2
Vỏ quýt cho vị thuốc trần bì

Bài 5: lá quýt tươi 10g, thịt chó 1,5kg, đương quy 30g, nhãn nhục 10g, rượu vang, nước tương, dầu thực vật, muối đủ dùng. Thịt chó rửa sạch, cho vào nước sôi luộc chín, vớt ra để ráo nước loại bỏ mùi tanh, cắt thành miếng vuông; lá quýt rửa sạch, bó lại. Bắc chảo lên bếp, cho dầu đun nóng già thì cho thịt chó vào xào khô, thêm rượu vang tiếp tục đảo đều, cho nước tương và muối xào đều, thêm nước, đương quy, nhãn nhục, lá quýt đun sôi rồi đổ vào nồi, bớt lửa nấu đến khi thịt chó chín mềm, bỏ lá quýt, đương quy, nhãn nhục là được. Dùng trong bữa ăn. Công dụng: trị xuất tinh sớm do can thận dương hư.
Bài 6: quýt khô và táo to 5 quả, gạo nếp 50g, ngô hạt 25g, táo tàu, hạnh nhân, thanh mai, nhãn nhục, hạt bí mỗi thứ 15g; đường cát 50g; tương quế hoa 2g; dầu mè 5ml. Táo rửa sạch, gọt vỏ, cắt ngang từ cuống trở xuống đến 1/5 chiều cao quả, móc hết hạt ra. Gạo nếp, ngô vo sạch để vào bát, thêm 100ml nước sạch đem hấp. 
Táo tàu, hạnh nhân, quýt khô, thanh mai, nhãn nhục xắt hạt lựu. Cho táo vào nước sôi nấu sơ, để ráo nước. Táo tàu, hạnh nhân, quýt khô, thanh mai, nhãn nhục cho vào nước sôi chần qua, đổ vào bát, sau đó cho gạo nếp, ngô đã hấp chín, hạt bí, dầu mè, đường, tương quế vào trộn đều, chia ra 5 phần, múc vào quả táo rồi đậy lại, đem hấp chín, lấy ra. Thêm nước vào chảo, cho đường vào đun sôi, sau đó đổ lên quả táo là được. Dùng trong bữa ăn. Công dụng: ích khí dưỡng tâm, trị chứng phì đại tuyến tiền liệt.

Theo BS. Phó Đức Thuần - Sức khỏe & Đời sống

Đậu đen: Quà quý giải độc cho các ông chồng hay uống rượu


Ở những người hay uống rượu, rượu tích tụ lâu ngày trong cơ thể thành những chất độc. Chị em có thể giúp ông xã giải chất độc này bằng bài thuốc từ đậu đen.



Ðậu đen là loại thực phẩm được ưa dùng trong nhân dân vì giá trị dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Bộ phận dùng làm thuốc là hạt có vỏ đen, nhân trắng hoặc xanh (đậu đen xanh lòng).
Theo Y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận; giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu. Ðậu đen có công năng chữa bệnh nhiệt đối với người ở xứ nhiệt đới, nhất là khi trời nắng nóng.
Vào mùa hè, chè đậu đen là đồ giải khát được ưa thích, khi nấu chè cho thêm vài hạt muối sẽ giúp cơ thể cân bằng điện giải do ra mồ hôi nhiều mất nước...
Đậu đen: Quà quý giải độc cho các ông chồng hay uống rượu
Một số bài thuốc thanh nhiệt, giải độc từ đậu đen:
Chữa đái dắt: Đậu đen 15g, hạt sen 15g, rau má, hạt mã đề vừa đủ, tất cả đem sắc đặc uống thay nước chè. Hoặc đậu đen 20g, bông sứ 15g. Hai thứ sao qua, đổ ngập nước, sắc cạn còn một nửa thì uống. Uống 5-7 ngày.
Chữa đau nhức ở các khớp xương hoặc ngộ độc rượu lâu ngày:
Lấy một quả dừa xiêm loại bánh tẻ vạt đầu, rồi bỏ 20g đậu đen đã rửa sạch vào quả dừa, đậy nắp dừa lại sau đó đem chưng cách thủy khoảng 3 - 4 giờ cho đậu nhừ rồi đem ra uống nước, ăn cái, mỗi tháng chỉ cần ăn 1 - 2 lần là đủ.
Cháo thanh nhiệt giải độc dùng trong mùa nóng: Đậu đen 50g, lá sen 1 lá, gạo tẻ 50g. Cách chế biến: Lá sen lấy loại lá bánh tẻ, loại bỏ tạp chất thái nhỏ đem sắc 15 - 20 phút, lọc lấy nước bỏ bã. Gạo tẻ và đậu đen loại tỏ tạp chất, vo qua, cho vào nồi rồi cho nước sắc lá sen vào thêm nước cho đủ, đem ninh nhừ thành cháo. Nêm gia vị vừa đủ bắc ra ăn nguội trong ngày.
Có thể ăn thường xuyên trong mùa hè. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, trừ thử (giải nắng nóng) an thần, hạ áp, bổ ngũ tạng, bù tân dịch (điện giải). 
Thích hợp cho tất cả mọi lứa tuổi, nhất là với người phải làm việc trong môi trường nắng nóng, người háo khát, người can thận âm hư gồm: Tăng huyết áp, phụ nữ tiền mãn kinh, rôm sảy, ban ngứa, suy nhược cơ thể...

Loại thảo dược giúp cụ ông 71 tuổi "khỏe" hơn thanh niên


Cây tráng dương từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược nổi tiếng ở châu Mỹ với công dụng kích thích ham muốn tình dục.



Từ thời cổ đại, Damiana đã được người Maya coi như một loại thảo dược phòng the hữu hiệu và qua biến thiên thời gian nó vẫn được người dân bản địa đặc biệt coi trọng. Ngày nay, các hãng dược phẩm đang rất tích cực trong việc khai thác Damiana để sản xuất các loại thuốc, thực phẩm chức năng phục vụ cho đời sống gối chăn của con người.
Viagra thời cổ đại
Damiana là loài thực vật bản địa của miền Tây Nam tiểu bang Texas ở Hoa Kỳ, Trung Mỹ, Mexico, Nam Mỹ và Caribbean. Đây là một loại cây bụi nhỏ, cao từ 1-2 m, lá thơm có răng cưa dài từ 10-25 cm, có hoa nhỏ và thơm.
Loại thảo dược quý này nở hoa vào đầu đến cuối mùa hè và hoa kết trái có hương vị tương tự quả sung. Tuy nhiên, phần chứa nhiều công dụng y học của Damiana nằm ở phần lá của nó, được thu hoạch vào mùa hoa nở. Lá của Damiana đã được áp dụng để chế biến thành một loại trà thảo dược và một loại hương đốt tạo khói thơm, được người dân bản địa của Trung và Nam Mỹ rất ưa dùng do hiệu ứng thư giãn của nó.
Trong lịch sử, Damiana còn được ghi lại như một loại thuốc kích thích tình dục xuất hiện trong nền văn minh Maya cổ đại. Người đầu tiên phát hiện ra công dụng của loại cây này là một nhà truyền giáo Tây Ban Nha, khi ông đang trên đường từ Ấn Độ sang Mexico. 
Sau khi uống thử loại nước đun từ lá cây Damiana, ban đầu ông thấy hơi chóng mặt và mất thăng bằng nhưng sau đó cảm giác mệt mỏi vì quãng đường đi bộ dài hoàn toàn tan biến. Vậy là đi đến đâu, nhà truyền giáo cũng tìm kiếm cây Damiana và nói cho người dân biết công dụng của loại thảo dược đặc biệt này. 
Về sau, người dân sử dụng Damiana phổ biến hơn (chủ yếu là đun nước uống) và phát hiện ra rằng nó làm tăng ham muốn tình dục ở cả nam và nữ.
Damiana bao gồm hai loài là Turnera diffusa và Turnera aphrodisiaca; chúng mọc và phát triển tự nhiên trong các vùng nhiệt đới của châu Mỹ và châu Phi. Một loạt nghiên cứu gần đây ở chuột đã chứng thực rằng tác dụng phòng the của loại thảo dược này là có thật.
Năm 1999, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Ý đã sử dụng chiết xuất Damiana cho những con chuột đực, bao gồm cả khoẻ mạnh và chậm chạp. 
Kết quả cho thấy, chiết xuất Damiana không có ảnh hưởng đến hành vi giao cấu của những con chuột khoẻ mạnh và lại cải thiện đáng kể hiệu suất giao cấu tình dục của những con chuột chậm chạp hoặc bất lực. Với liều cao nhất (1 ml), nó làm tăng tỷ lệ phần trăm xuất tinh của những con chuột và làm cho chúng có quan hệ tình dục mạnh mẽ hơn.
Tuy người ta không thể khái quát hoá từ động vật sang người, nhưng điều này cũng đủ chứng minh được các quan điểm truyền thống về tính chất kích dục của loài thảo dược này.
Trong y học, Damiana cũng có lịch sử lâu đời. Nó có mặt trong nhiều loại thuốc lưu hành trên toàn thế giới được sử dụng điều trị các bệnh như trầm cảm, lo âu, bất cập tình dục, tình trạng suy nhược, đái dầm, kinh nguyệt không đều, viêm loét dạ dày và táo bón.
Ở Mexico, các công ty dược còn sử dụng Damiana để sản xuất các loại thuốc cho bệnh hen suyễn, viêm phế quản, loạn thần kinh, tiểu đường, bệnh lỵ, khó tiêu, đau đầu, tê liệt, nephrosis, di tinh, đau dạ dày, bệnh giang mai. Đặc biệt, Damiana lần đầu tiên được ghi nhận có tác dụng kích thích tình dục trong khoa học là từ hơn 100 năm trước.
Thành phần hóa học có trong cây Damiana rất phức tạp. Lá của nó chứa tới 1% tinh dầu dễ bay hơi với ít nhất 20 thành phần (bao gồm cả 1,8-cineole, p-cymene, alpha-và beta-pinen, thymol, alpha-copaene, và calamene). Ngoài ra, lá Damiana còn chứa tannin, flavonoid, beta-sitosterol, damianin (một chất màu nâu, cay đắng), và các glycosides gonzalitosin, arbutin và tetraphyllin B. Những chất này đã được chứng minh là không gây độc hại cho người và động vật.
Loại thảo dược giúp cụ ông 71 tuổi "khỏe" hơn thanh niên 1
Người Mexico thường lấy lá cây Damiana làm trà và uống hàng ngày để tăng khả năng tình dục (Ảnh minh hoạ).
Báu vật quốc gia
Damiana mọc nhiều nhất và được coi trọng nhất là ở Mexico. Người Maya xưa sử dụng nó để trị chứng bất lực còn người Mexico hiện đại thì coi nó như một loại trà kích thích khả năng sinh lý. Ở Mexico, phụ nữ thường uống trà Damiana trước khi quan hệ tình dục. Tại nước này, Damiana giống như một "báu vật quốc gia" và hiện tại, nó được coi là loại thực vật sống bị cấm xuất khẩu.
Những người uống trà Damiana đều cho biết thức uống này có ảnh hưởng đến tâm lý, tạo ra cảm giác thư thái, thoải mái kéo dài đến hàng giờ đồng hồ. Một tách trà Damiana trước khi đi ngủ giúp đầu óc thư giãn để bắt đầu cuộc "yêu" và còn có thể thúc đẩy những giấc mơ dễ chịu về chuyện ái ân.
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng, trà Damiana giống như một loại thuốc bổ cho thận, cơ quan sinh dục và hệ thần kinh. Nó là thức uống tuyệt vời để cân bằng nội tiết tố và cảm xúc. Những người đang có tâm trạng gắt gỏng, giận dữ hoặc buồn bã, sau khi uống trà Damiana sẽ cảm thấy phấn chấn và vui vẻ trở lại. Chính vì vậy mà hiện nay, Damiana còn được sử dụng để sản xuất các loại thuốc điều trị chứng trầm cảm.
Loại thảo dược giúp cụ ông 71 tuổi "khỏe" hơn thanh niên 2
Damiana an toàn nhất khi tiêu thụ ở dạng tự nhiên.
Carlos Gonzalez, một người đàn ông Mexico (71 tuổi) chia sẻ trên một diễn đàn rằng ông từng gặp phải những vấn đề về sinh lý cho đến khi được bác sĩ tư vấn sử dụng thường xuyên loại trà là từ lá cây Damiana. Nhờ loại trà này, "bản lĩnh đàn ông" của Gonzalez ở tuổi "thất thập cổ lai hy" lại bất ngờ trỗi dậy.
Ông cho biết: "Tôi sử dụng trà Damiana hàng ngày, nó không những là loại thức uống thơm ngon mà còn cho tôi cảm giác rất hưng phấn trong "chuyện ấy". 
Người yêu của tôi kém tôi 40 tuổi, nhu cầu của cô ấy khá cao. Tuy nhiên, tôi vẫn rất tự tin về khả năng giường chiếu của mình bởi chúng tôi vẫn thường xuyên "quan hệ", thậm chí có đêm đến 3 lần. 
Sau mỗi lần xuất tinh, tôi không những không cảm thấy mệt mỏi mà còn rất hào hứng cho những lần "yêu" sau. Ngoài ra, trà Damiana còn làm tôi chán rượu - đồ uống mà trước đây tôi rất thích, tinh thần thoải mái và luôn cảm thấy yêu đời. Quả thực, Damiana không hổ danh là loài thảo dược "báu vật" của đất nước Mexico".
Với lịch sử phát triển lâu dài, từ thời cổ đại, đến nay Damiana đã được biết đến và được sử dụng trên toàn thế giới, xuất hiện trong nhiều cuốn sách và các công trình nghiên cứu y dược. Damiana được phổ biến rộng rãi trong các loại thực phẩm chức năng dưới nhiều hình thức - từ hỗn hợp trà, viên nang, viên nén đến dạng thuốc lỏng và chiết xuất.
Damiana chủ yếu được kết hợp với các loại thảo dược khác để cho ra công thức hỗ trợ khả năng tình dục, giảm cân, trầm cảm, cân bằng nội tiết tố và thuốc bổ tổng thể. Các sản phẩm Damiana có trên thị trường hiện nay hầu hết bắt nguồn từ các dự án trồng và sản xuất tại Mexico và Mỹ Latinh.
Chỉ an toàn khi sử dụng ở dạng tự nhiên
Trong dân gian, Damiana được lưu truyền là loại thảo dược kích dục, hữu dụng trong việc tăng lượng tinh trùng ở nam. Lá cây giúp lấy lại khả năng tình dục, đặc biệt là đối với cơ thể đang mệt mỏi; có tác dụng kích thích thần kinh, dùng cho chứng suy nhược, trầm cảm, thờ ơ.
Nó cũng giúp nam giới phục hồi sau khi xuất tinh và tránh suy giảm sức lực sau khi xuất tinh. Tuy nhiên, ở một số khu vực, Damiana lại nằm trong danh sách cấm bởi sự lạm dụng tính kích thích của nó.
Ở bang Louisiana (Mỹ), Damiana bị cấm cùng với 39 loại thảo dược khác. Buôn bán bất kỳ bộ phận nào: lá, thân, cành, hạt giống hoặc các chế phẩm, hợp chất, chiết xuất từ Damiana đều là bất hợp pháp. Nguyên nhân khiến chính quyền tiểu bang Louisiana ra quyết định này một phần là do sự gia tăng số lượng cần sa tổng hợp quá liều làm từ các nguyên liệu thực vật mà hầu hết có Damiana là thành phần chính.
Một sản phẩm thảo mộc có tên là "Black Mamba", dán nhãn chứa "100% Damiana" được bán tại Anh cũng đã bị cấm lưu hành vì tác động xấu đến thần kinh con người. "Black Mamba" là sự kết hợp của Damiana, cannabinoid tổng hợp và JWH-018 - một chất độc nguy hiểm có chứa tác nhân gây ung thư. Các chuyên gia khuyến cáo, Damiana an toàn nhất khi tiêu thụ ở dạng tự nhiên của nó.