Các loại thảo mộc có tác dụng trị mụn rộp herpes



Mụn rộp sinh dục còn gây bệnh cả quanh miệng, môi, ngón tay và một số nơi khác trên cơ thể. Nhưng chúng cũng có thể được điều trị bằng các thảo mộc dưới đây.



Herpes (bệnh mụn rộp) là bệnh do virus gây ra, có ảnh hưởng đến thể chất và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể được điều trị bằng một số loại thảo mộc từ thiên nhiên.

Nhiều người thường nghĩ, herpes chỉ lây nhiễm qua đường tình dục, nhưng thực tế, virus herpes còn gây bệnh cả quanh miệng, môi, ngón tay và một số nơi khác trên cơ thể.

Các loại thảo mộc có tác dụng trị mụn rộp herpes 1Andrographis paniculata (xuyên tâm liên) 

Có 2 loại HSV (có tài liệu viết là HHV: Human Herpes Virus):

- HSV-1: Gây bệnh ở da, niêm mạc phần trên của cơ thể như mắt, mũi, miệng. Lây truyền bằng tiếp xúc trực tiếp với virus qua thương tổn của chúng hoặc qua nước bọt.

- HSV-2: Gây bệnh ở da niêm mạc bộ phận sinh dục. Bệnh lây truyền qua đường tình dục.Sự phân loại này không hoàn toàn tuyệt đối vì người ta có thể phân lập thấy HSV-1 ở những thương tổn tại bộ phận sinh dục và HSV-2 cũng được phân lập từ những thương tổn ở môi, miệng.

- Herpes Varicella Zoster Virus: Đây là loại virus herpes gây ra bệnh zona và thủy đậu. Sự lây nhiễm trong trường hợp này gây ra mụn ở bụng, mông, mặt, tay và chân.

Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể được điều trị bằng một số loại thảo mộc từ thiên nhiên. Các loại thảo mộc này có hoạt tính kháng virus và giúp kiểm soát sự phát triển của căn bệnh này nên có hiệu quả trị bệnh rất tốt. Cách đơn giản nhất khi dùng các thảo mộc này chữa bệnh là lấy tinh dầu của chúng bôi lên vết thương.

Các loại thảo mộc có tác dụng trị mụn rộp herpes 2
Astragalus membranaceus (hoàng kỳ). Ảnh minh họa

Các loại thảo mộc dưới đây có tác dụng trị bệnh herpes bao gồm:

- Andrographis paniculata (xuyên tâm liên): Thảo mộc này có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như tăng khả năng kháng virus chống lại HSV-1.

- Astragalus membranaceus (hoàng kỳ): Thảo dược này giúp cải thiện tình trạng rối loạn chức năng miễn dịch xảy ra trong quá trình nhiễm HSV-1 cũng như ức chế tác động do bệnh này gây ra.

- Echinacea purpurea (cây cúc dại): Loại thảo dược này có chứa các hợp chất kích hoạt các đại thực bào (những tế bào bạch cầu), phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh. Nó cũng giúp sửa chữa các mô bị nhiễm bệnh để tránh bệnh nặng thêm.

- Eleutherococcus senticosus (Sâm Tây Bá Lợi Á còn gọi là sâm Siberi): Có hiệu quả trong việc làm giảm cường độ và thời gian gây bệnh của herpes sinh dục nhờ các hợp chất đặc biệt gọi là eleutherosides.

Các loại thảo mộc có tác dụng trị mụn rộp herpes 3
Eleutherococcus senticosus (Sâm Tây Bá Lợi Á còn gọi là sâm Siberi)

- Ganoderma lucidum (Nấm linh chi): Thảo mộc này có tác dụng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và ngăn chặn sự tái phát của tình trạng nhiễm trùng.

- Glycyrrhiza glabra ( rễ cam thảo): Chiết xuất từ rễ cam thảo có tác dụng ngăn ngừa sự nhiễm trùng do các virus HSV-1 gây ra.

- Melissa officinalis (Tía tô đất): Nó chứa polyphenol giúp chữa lành các vết loét và làm giảm mức độ phát triển của mụn rộp ở miệng và bộ phận sinh dục.

- Olea europaea (Lá ôliu): Lá ôliu có tính kháng virus nên có thể chống lại HSV-1 bằng cách ức chế sinh sản của virus gây bệnh.

Để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, ngoài việc sử dụng các loại thuốc, bạn cần giữ vệ sinh cá nhân và có một lối sống lành mạnh bao gồm một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên... để đảm bảo một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa sự phát triển của các virus. 

Theo Pháp luật Xã hội

Món ngon chữa bệnh từ cá lóc



Cá lóc vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, lợi gân xương, kiện tỳ, bổ phế, tiêu đàm.




Cá lóc canh chua chữa cảm nắng nóng:
 Cá lóc 1 con 300g làm sạch cắt khúc, đậu bắp 40g, dứa 20g, cà chua 30g, giá đậu xanh 40g, dọc mùng 40g, rau thơm 20g, thêm me, gia vị mắm muối nước vừa đủ nấu canh chua ăn. Các vị phối hợp thành bài thuốc có tác dụng bổ mát thanh nhiệt, sinh tân dịch... món ăn rất tốt cho người bị cảm nắng nóng, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi, nóng bứt dứt...
Cháo cá lóc chữa cảm lạnh: Cá lóc một con làm sạch, luộc hoặc nướng gỡ lấy thịt 100g, xào hành mỡ cho thơm. Gạo ngon 200g nấu nhừ sau đó cho cá nấu sôi khi ăn múc ra tô cho thêm gừng, hành, tiêu, gia vị mắm bột ngọt vừa đủ ăn nóng cho ra mồ hôi... Các vị phối hợp thành món cháo ngon bổ tỳ vị, giải phong hàn... Ăn rất tốt với người bị cảm lạnh, sợ gió, đau đầu ngẹt mũi, ho đàm nhiều.
Cá lóc hấp bầu chữa chứng miệng khô khát do phế nhiệt: Cá lóc 1 con 300g mổ bụng đánh vảy làm sạch. Bầu canh một quả dài khoảng 40cm khoét bỏ ruột. Hành hoa 20g, cà rốt 20g thái lát, nấm mèo 20g ngâm thái nhỏ, gia vị mắm muối vừa đủ tất cả cho vào ruột trái bầu hấp nhừ ăn... 

Các vị phối hợp có vị thơm tự nhiên, ăn bổ mát phế tỳ sinh tân dịch... tốt cho người nóng nhiệt miệng, khô khát, ho khan, viêm họng, cầu táo khó. Ngoài ra, món ăn này còn chữa chứng trẻ em nội nhiệt, ra nhiều mồ hôi, chậm lớn.
Cá lóc nấu canh cải chữa chứng ho đàm: Cá lóc 1 con làm sạch luộc hoặc nướng lấy thịt 100g, rau cải canh 150g, gừng một củ 30g nướng chín đập dập, tiêu sọ 5g xay nhỏ, gia vị mắm muối vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần. Ngoài ra, cá lóc nấu với rau tần ô, rau cải bẹ trắng, cải rổ, rau má đều tốt.
Canh cá lóc rau cần chữa đau đầu chóng mặt huyết áp cao: Cá lóc làm sạch luộc lấy thịt 100g, rau cần ta 150g gia vị gừng, hành tiêu mắm muối nấu canh ăn tuần vài lần. Đây là món canh ngon bổ âm dưỡng huyết, thanh hỏa... Sử dụng rất tốt với người có bệnh huyết áp cao đau đầu chóng mặt ù tai khó ngủ. Ngoài ra, cá lóc nấu với hoa lý, rau đắng ăn đều tốt.
Cá lóc quấn bánh tráng chữa viêm xoang viêm mũi dị ứng đau đầu: Cá lóc 1 con 300g luộc hoặc hấp chín gỡ lấy thịt, rau diếp 50g, kinh giới 50g, húng quế 50g, rau mùi 20g, hành hoa 10g. Các vị rửa sạch, sau đó quấn thịt cá với các loại rau chấm với nước sốt cà chua, ăn với cơm hoặc bún. 

Tuần ăn vài lần các vị phối hợp thành món ăn bài thuốc bổ khí huyết, thanh hỏa, thông khí, tiêu viêm, sử dụng rất tốt cho người viêm mũi xoang lâu ngày do âm hư hỏa vượng.


Theo Lương y Minh Phúc - Kiến thức

Gừng tươi giúp "hâm nóng" vợ chồng lớn tuổi



Theo Đông y, gừng tươi có tác dụng làm ấm tim, mạnh phổi, tráng dương, có thể "hâm nóng" cho các vợ chồng lớn tuổi.



Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch, gừng có thể làm giảm cơn đau tim và đột quỵ. Một thí nghiệm kéo dài 7 ngày cho thấy, những phụ nữ ăn 70g hành sống hoặc 5g gừng tươi mỗi ngày có thể tránh được việc sinh sản dramacin, một chất gây kết dính tiểu cầu, tạo thành cục máu, làm tắc nghẽn thành mạch.


Theo Đông y, gừng tươi tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh... Khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng. Do khả năng kỳ diệu của nó, người xưa có câu: "Mỗi ngày một lát gừng già, lương y bất đáo gia".

Sau đây là một số công dụng khác của gừng:


- Làm ấm tim, mạnh phổi, tráng dương, có thể giúp "hâm nóng" cho các cặp vợ chồng lớn tuổi. Món ốc hương hấp chấm nước mắm gừng là một ví dụ.


Bát nước mắm gừng có công dụng "hâm nóng" các cặp vợ chồng lớn tuổi

- Người bị say tàu xe trước khi lên tàu, nếu ăn một củ gừng tươi bằng ngón tay cái, sẽ ngăn được nôn mửa. Y học cổ truyền thì cho rằng, chỉ cần dùng vài lát gừng tươi buộc vào cổ tay, chỗ lằn xếp sát gốc phía lòng bàn tay cũng ngăn được chứng bệnh khó chịu này. Đó là do gừng có thể làm êm dịu dạ dày. Đặc tính này của gừng cũng được các nhà khoa học Anh khẳng định qua cuộc thí nghiệm trên 60 phụ nữ. Trước cuộc phẫu thuật, họ được cho uống bột gừng và kết quả là họ đã không bị đau dạ dày trong khi giải phẫu.

- Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên (kể cả viêm họng): Dùng gừng tươi và củ cải trắng (hai phần bằng nhau), giã nát với ít muối để ngậm hoặc vắt lấy nước nhỏ mũi ngày 3 lần. Có thể cho người bị cảm mạo, ho hen, viêm họng... ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng.

- Với người bị trúng gió nặng đến mức á khẩu, phương pháp cấp cứu hữu hiệu là cạy miệng nạn nhân, đổ nước gừng tươi vào. Gừng cũng được dùng để đánh gió. Do không làm trầy x­ước da mà lại có tính sát trùng da và làm ấm, kích thích các đầu dây thần kinh giao cảm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh.

- Bong gân, bầm, sưng đau do ngã: Lấy gừng tươi giã nát với ít muối bó vào chỗ đau, để qua đêm sẽ khỏi. Dùng gừng tươi giã nát ngâm với rượu để xoa bóp có thể làm giảm cơn đau nhức các loại.

- Việc ướp gừng trong 30 phút trước khi kho thịt, cá (nhất là cá biển như các ngừ, cá nục) không chỉ làm tăng mùi thơm mà còn giúp giải độc, triệt tiêu tính gây dị ứng của cá, thịt nữa. Đó là do trong gừng có một enzym phân giải protein.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Cơm nếp đậu đỏ chữa tắc tia sữa



Tắc sữa có nhiều nguyên nhân như mẹ ăn uống một số thực phẩm không tốt cho nguồn sữa, cho con bú không hết bầu sữa... Một số món ăn sau giúp chữa tắc tia sữa.



Ảnh minh họa. 

Nếu biểu hiện giai đoạn đầu vú mới sưng nóng, đau thì dùng những phép trị sau:

- Đuôi cá chép nấu canh: Đuôi cá chép 1 con 100g, rau thì là 50g, rau mùi 50g, cho thêm hành củ, cà chua gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần. 
- Cháo hạt ngò: Hạt ngò rí 100g hoặc hơn nấu lấy nước sau đó cho gạo ngon nấu cháo thêm gia vị hành tiêu ăn ấm hoặc cả cây ngò một nắm 300g sắc uống ấm là thông.
- Cơm nếp đậu đỏ: Gạo nếp (nhu mễ), đậu đỏ (xích tiểu đậu) liều bằng nhau nấu cơm nếp ăn nóng, ngoài dùng cơm nếp giã nhuyễn đắp lên vú sưng đau.
- Canh cá diêu hồng: Cá diêu hồng 1 con 300g làm sạch, rau diếp 200g, cà chua 1 quả, hành tây 1 củ, rau thì là, rau mùi, hành lá mỗi thứ 30g hoặc hơn thêm gia vị mắm muối nấu chín, khi ăn cho rau diếp vừa chín tái ăn.
- Cá rô kho đinh lăng: Cá rô đồng 1 - 3 con làm sạch, rễ đinh lăng 50g, tươi liều gấp đôi hành tím 50g, củ cải 50g, vỏ quýt 14g, nghệ 1 củ gia vị vừa đủ kho nhừ ăn.
- Chè đậu bột sắn: Đậu ván ngâm bỏ vỏ 100g, đậu đỏ 40g nấu chín mềm, cho đường vừa đủ thấm đậu, sau cho 40g bột sắn dây khuấy đều nấu sôi lại, cho thêm gừng hương vị dầu chuối là ăn được.
- Chân dê hầm đậu: Chân dê 4 cái làm sạch, đậu đen 40g, đậu xanh 40g hầm chín nhừ khi ăn múc ra tô cho nhiều hành, tía tô, rau ngò gai gia vị ăn nóng. 
- Đậu hầm: Đậu đỏ 1/2 chén nấu lấy nước cốt khoảng cho uống còn ấm.

Nếu biểu hiện giai đoạn vú sưng nóng đỏ đau phát sốt, có khi chảy dịch vàng thì nên dùng phép trị để thanh nhiệt, tiêu viêm thông nhũ:
- Rau càng cua xào: Rau càng cua 150g, hành tây 1 củ thái lát, thịt heo 50g thái lát thêm gia vị xào ăn.
- Canh rau rệu: Rau rệu non một nắm 100g, nấu canh hoặc luộc ăn cả cái lẫn nước, ngoài giã nhuyễn đắp thêm càng hiệu quả. 

- Rau bợ nấu canh: Rau bợ non 150g, thịt cua đồng 100g, thêm gia vị hành, gừng nấu canh ăn. Đắp ngoài rau bợ giã nhuyễn bôi đắp lên vùng đau.

- Rau thơm cuốn thịt: Rau xà lách, rau mùi, kinh giới, tía tô mỗi thứ 50g, rau húng quế 20g, thịt chân heo luộc thái mỏng quấn rau chấm mắm ăn.

- Nước rau dấp cá: Rau dấp cá tươi 100 - 150g rửa sạch, nghệ tươi 30g, đổ 4 chén nước nấu còn 1 chén uống ngày 3 lần.
Ngoài ra, tăng cường ăn rau, giá đậu, rau mầm, rau đay, mướp, đu đủ... hành tây, hành ta, hẹ, kinh giới, tía tô, rau thơm các loại... uống nước nhân trần, ích mẫu đều tốt.

Theo Lương y Nguyễn Minh - Trung tâm Y tế Vietsovpetro - Kiến thức

Trai làng mặc váy múa hội ở Triều Khúc



Từng đôi "trai giả gái" xòe tay, mắt đong đưa, miệng cười tươi trong điệu múa con đĩ đánh bồng (múa bồng) tạo nên nét đặc sắc hội làng Triều Khúc, Hà Nội (vào ngày 9 tháng giêng).
Tương truyền, vào thế kỷ thứ 8, đức vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương, trước khi vây hãm và hạ thành Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay) đã đóng đại quân ở làng Triều Khúc. Để khích động tướng sĩ và cũng là giải trí cho nghĩa quân, ngài đã cho binh lính đóng giả trang làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng.
Những chàng trai mặc váy đụp đen, yếm tua màu, đầu vấn khăn mỏ quạ, má phấn, môi son hóa trang thành thôn nữ xưa.
Điệu múa này chỉ được diễn tấu trong những ngày làng mở hội, vào đám - đó là ngày Phùng Hưng lên ngôi vua từ mùng 9-12 tháng giêng âm lịch, ngày vua mất (vào tháng 8 âm lịch). Điệu múa được biểu diễn ngay ở phương đình, nơi thờ Thành hoàng là đức vua Phùng Hưng vào giữa các tuần tế và trong lễ rước sắc quanh làng.
Khi múa, cánh tay giật xuống, hai ngón tay trỏ và giữa chỉ thẳng lên trời, tượng trưng cho triết lý "thiên - địa - nhân" trong quan niệm của người xưa.
Anh Thích múa bồng từ năm 17 tuổi, đến nay anh đã có 20 năm thâm niên múa tại lễ hội làng Triều Khúc.
Các chàng trai giả gái mỗi người đeo một trống bồng trước ngực múa theo từng cặp.

Múa "Con đĩ đánh bồng" mặt lúc nào cũng phải tươi, miệng cười, mắt đong đưa.
Tiếng trống hai bên dồn dập khiến người múa càng thêm say, thả hồn vào từng bước nhảy.
Từng đôi múa dập dìu tình tứ theo tiếng trống, thanh la, chiêng rộn rã, lúc xoay tròn, có lúc dựa lưng hay úp mặt và ngực vào nhau rất hóm hỉnh.
Khán giả thích thú khi xem những chàng trai giả gái múa "con đĩ đánh bồng".
Phóng to
Múa khá mệt mỏi nhưng ai cũng vui vẻ vì góp phần giữ gìn bản sắc quê hương được lưu truyền từ bao đời.