Ai nên tẩm bổ bằng lộc nhung?
Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng, sử dụng nấu, chưng, sấy khô, ngâm rượu uống đều tốt. Sau đây xin giới thiệu tác dụng của từng bộ phận trong con hươu như sa
Lộc nhung hay còn gọi là mê nhung, thông thường mọi người vẫn gọi là nhung hươu, nhung nai (cornu cervi parvum) là sừng non của con hươu đực mà gọi là lộc, hoặc của con nai gọi là mê được chế biến
Thành phần của lộc nhung chủ yếu là pantocrinum, calcium, magnesium, phosphore, rất ít estrone. Ngoài ra, còn thấy trong lộc nhung có tới 25 loại acid amin và oestrogen, testosteron cùng 26 loại nguyên tố vi lượng đó là Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban... |
Đây là loại thuốc bổ dương và rất giàu dược tính nên còn được sử dụng trong trị liệu nhiều bệnh chứng đạt hiệu quả cao. Theo Đông y thì lộc nhung có vị mặn ngọt, tính ôn, quy vào các kinh can và thận.
Đông y cũng cho rằng lộc nhung là thuốc bổ thận dương, ích tinh huyết, cường cân, kiện cốt. Chủ trị các chứng liệt dương do thận hư, vô sinh nam nữ, chứng huyết hư băng lậu huyết trắng nhiều, gân xương yếu, gãy xương lâu ngày khó khỏi.
Nói chung, toàn thân con hươu đều bổ dưỡng, sử dụng nấu, chưng, sấy khô, ngâm rượu uống đều tốt. Sau đây xin giới thiệu tác dụng của từng bộ phận trong con hươu như sau:
Ảnh minh họa
Về máu lộc
Trong Bản thảo cương mục Lý Thời Trân nói: Đại bổ hư tổn, ích tinh huyết, giải ôn độc, dược độc. Dùng tốt với các chứng hư tổn yêu thống, tâm quý thất miên, phế nuy thổ huyết băng trung đái hạ.
Về tủy lộc
Tức tủy xương hay tủy sống của mai hoa lộc hay mã lộc. Theo sách Danh y biệt lục thì khi trượng phu hay nữ tử thương trung tuyệt mạch, cân cấp thống, khái nghịch dùng tủy lộc hòa uống. Còn sách Bản thảo cương mục viết: Lấy não và tủy sống của lộc nấu thành cao. Cứ 1 lạng này thì gia 2 lạng mật luyện đều, bỏ vào hũ sành, bịt kín, dùng làm thuốc tư bổ rất tốt.
Về thận của lộc
Thận của lộc tức ngọc hành và tinh hoàn của con hươu đực. Theo sách Danh y biệt lục viết: bổ trung, yên ngũ tạng, tráng dương khí. Khi ngâm rượu hay nấu cháo gạo mà ăn trị được chứng thận hư yêu thống, ù tai, liệt dương, tử cung lạnh vô sinh.
Về bào thai của lộc
Tức bào thai con cùng rau thai của hươu hoặc nai. Theo sách Bản thảo tân biên chép: Thai lộc bổ dưỡng chân khí (thiên chân) là thuốc tốt để thiêu tư ích thiếu hỏa. Thuốc bổ hạ nguyên, điều kinh sinh con, trị huyết hư tinh tổn, băng lậu đới hạ, sử dụng bằng hoàn tán hay nấu thành cao uống.
- Chữa chứng thận dương bất túc, tinh khí hao tổn, gây nên liệt dương, di tinh, hoạt tinh, tảo tiết, lưng đau gối mỏi, váng đầu ù tai có thể dùng lộc nhung phối hợp với hoài sơn ngâm rượu uống.
- Hoặc dùng "Sâm nhung vệ sinh hoàn" để uống (trong thuốc này gồm: lộc nhung, nhân sâm, thục địa, cẩu kỷ tử, phụ tử.
- Trị phụ nữ băng lộc, vô sinh do dương hỏa suy sử dụng phương "Lộc nhung tán" gồm: lộc nhung, thục địa, nhục thung dung, ô tặc cốt.
- Trị thiếu máu nặng làm cho dương khí suy thì lấy lộc nhung, gia hoàng kỳ, đẳng sâm, đương quy, để ích khí dưỡng huyết.
- Dùng cho trẻ em chậm phát triển như còi xương, suy dinh dưỡng, thì mỗi ngày cho uống bột lộc nhung từ 1-2,5g. Uống một thời gian 15-20 ngày.
- Trị sỏi tiết niệu: Sử dụng lộc giác sương mỗi liều 30g, cho kết quả tốt.
Ngoài ra, còn dùng điều trị có kết quả cho các chứng tiêu chảy do thận hư, chứng tăng sinh ở tuyến vú, liệt dương, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất...
Nhưng thông thường cần bồi bổ dùng trong các phương như hoàn tán, thuốc tễ từ 1-3g tán thành bột. Trường hợp âm hư hỏa vượng không sử dụng độc vị.
Đôi điều cần biết khi sử dụng nhung hươu
Nhung hươu cũng như các loại thuốc bổ khác, mặc dù người già, phụ nữ, trẻ em, kể cả thanh niên trai tráng... đều có thể sử dụng được.
Lộc nhung có thể tán thành bột, ngâm rượu, hoặc chế biến thành món ăn thuốc để trị liệu trong ôn thận tráng dương, sinh tinh dưỡng huyết, bổ tủy, kiện cốt... dùng thích hợp cho các bệnh gân cốt yếu ở người già, trẻ em chậm phát triển, đàn ông dương hư, di tinh, liệt dương, vô sinh, đau lưng, chân tay lạnh yếu, tử cung lạnh, vô sinh hay tử cung phát triển kém, công huyết bế kinh, thiếu máu nặng hoặc huyết áp thấp đều dùng tốt.
Tuy vậy, cũng vẫn có những đối tượng như: những người âm hư phát nhiệt (hỏa vượng), hay người đang mắc các chứng viêm nhiễm, tăng huyết áp đều không sử dụng được lộc nhung.
Một số cách sử dụng nhung hươu thông thường
Bột nhung hươu: Tán nhỏ nhung hươu thành bột, mỗi ngày uống từ 1-3g, chia 3 lần, chiêu với nước ấm. Cách này có thể dùng cho mọi lứa tuổi.
Rượu nhung hươu: Lấy 20g nhung hươu thái lát ngâm vào 500ml rượu ngon, để trong 14 ngày là uống được. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày uống 1-2 lần vào trước bữa ăn làm khai vị. Hết lại làm tiếp uống. Cách này chỉ phù hợp với người lớn và có thể uống rượu được.
Rượu nhung hươu sơn dược: Nhung hươu 30g, bỏ lông thái lát, bột sơn dược 30g, bỏ vào túi vải buộc lại thả vào bình rượu cùng lộc nhung. Để 7 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 3 thìa canh. Chữa liệt dương, người già đái đêm.
Rượu nhung hươu, trùng thảo: Nhung hươu 20g, đông trùng hạ thảo 90g, rượu ngon (40-50 độ) 1.500ml (một lít rưỡi). Các vị trên thái nhỏ cho vào bình rượu để trong 10 ngày gạn lấy rượu uống, ngày uống 20-30ml, dùng cho người đau lưng, mỏi gối, sợ lạnh, liệt dương... do thận dương hư suy, tinh huyết khuyết tổn sinh bệnh.
Trứng gà hấp nhung hươu: Lấy bột nhung hươu 0,5-1g, trứng gà 1 quả, cho bột nhung hươu vào trong trứng gà hấp chín, hằng ngày ăn vào buổi sáng sớm lúc bụng đói, cần ăn 15-20 ngày liền.
Cách này tiện lợi cho trẻ con và người không biết uống rượu. Món này thích hợp sử dụng cho người huyết áp thấp, thể chất hư nhược, gầy gò, sợ lạnh, chân tay lanh, liệt dương, đái đêm...
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe và đời sống
Theo Sức khỏe và đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét