Ông đồ 9X điển trai hút du khách nữ tại Sài Gòn


Phố Ông đồ ở Sài Gòn bắt đầu nhộn nhịp. Đây là là năm thứ hai Nguyễn Khánh Quý (21 tuổi) hóa thân thành ông đồ. Với vẻ ngoài điển trai, Quý được nhiều nữ sinh xin chụp hình chung.
Đến hẹn lại lên, dịp Tết năm nay phố Ông đồ ở Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (Q.1, TP.HCM) bắt đầu khai chữ từ ngày 19/1.
Đây là năm thứ hai Nguyễn Khánh Quý (sinh năm 1994) khăn gói từ Huế vào Sài Gòn nhập hội với các ông đồ.
Quý là sinh viên khoa Mỹ thuật ứng dụng, ĐH Nghệ thuật Huế. Quý cho biết mình mê thư pháp từ lâu nhưng mới tập cầm cọ được 3 năm. Năm nay, Quý chấp nhận về quê ăn Tết trễ (mùng 2 Tết về) để được học hỏi thêm kinh nghiệm, nét chữ mới từ những tiền bối. 
Trong số khoảng 50 ông đồ, Quý là một trong những ông đồ trẻ nhất ở đây. Quý thu hút nhiều người bởi vẻ thư sinh.
Vì thế nên gian hàng thư pháp của Quý có khá nhiều khách tới tham quan, nhất là các bạn nữ. Một ngày Quý bán được 2 - 3 triệu tiền thư pháp. 
Nhiều nữ sinh "mượn" ông đồ điển trai để làm mẫu chụp hình.

Ông đồ tạo dáng xì tin. Ngoài khả năng viết thư pháp, Quý còn vẽ được tranh thủy mặc, tranh sơn dầu, kíýhọa chân dung...
Như mọi năm, gần một nửa các ông đồ trên phố đều là các bạn trẻ dưới 30 tuổi.
Ông đồ Hoàng Hồng (30 tuổi) đang viết một bức liễn cho khách. Đây là năm thứ 5 Hoàng Hồng bày mực tàu giấy đỏ, cho chữ ở phố Ông đồ.
Nguyễn Xuân Chân Thành (sinh viên năm 1, ĐH Hutech) phụ gian  hàng cho chị mình. Đây là năm thứ 3, Thành theo chị ra phố Ông đồ.
Một số bạn khác thì bày bán các loại tranh, cây nhựa trưng tết. Trong ảnh là gian hàng của Võ Thị Tuyết Mai (sinh viên năm 2, ĐH Hoa Sen). Tất cả sản phẩm đều do Mai và bạn làm. "Đây là lần đầu tiên mình ra phố Ông đồ, mục đích vẫn là học hỏi kinh nghiệm và bán ít nhất là huề vốn", Mai cho biết.
Phóng to
Phố Ông đồ mở từ ngày 19 - 31/1. Những ngày đầu khá vắng khách tới mua, tham quan. Trong khi đó các các bạn trẻ chủ yếu đến để chụp hình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét