Sử quân tử chữa giun đũa, giun kim


Sử quân tử chữa giun đũa, giun kim

Loại dây leo, lá mọc đối, đơn, nguyên. Hoa hình ống, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc ngọn cành.

Cây còn có tên gọi là sử quân, quả giun, dây giun, quả nấc, mạy lăng cường, người Tày gọi là mác giáo giun. Loại dây leo, lá mọc đối, đơn, nguyên. Hoa hình ống, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc ngọn cành. 

Lúc mới nở hoa màu trắng sau chuyển thành đỏ phớt tím. Quả khô, hình trái xoan, đầu trên nhọn, đầu dưới hơi tròn, khi chín màu nâu sẫm. Mặt cắt ngang hình sao 5 cánh, giữa có khoang tròn đựng 1 hạt, vỏ màu nâu sẫm, mỏng, nhăn nheo, dễ bóc, mùi thơm, vị bùi.


Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng để làm cảnh. Mùa ra hoa tháng 3 - 6; Quả tháng 7 - 9. Bộ phận dùng làm thuốc là nhân của quả. Thu hái quả vào tháng 9 - 10, lúc trời khô ráo, hái quả già. Chọn quả loại vỏ cứng nâu đen, nhân trắng, có nhiều dầu, không vụn nát, không teo, không thối đen là thứ tốt. Quả hơi bầu bầu to thường tốt, quả dài, nhọn, bé thì nhân thường nhỏ là loại xấu. Phơi khô, đập lấy nhân. Tiếp tục phơi hoặc sấy nhẹ cho đến khô.
Theo Đông y, sử quân tử vị ngọt, tính ôn, không có độc, vào hai kinh tỳ và vị. Theo kết quả nghiên cứu của cố Giáo sư Đỗ Tất Lợi, cả lá, cành, hoa của cây đều có tác dụng tẩy giun.
Một số bài thuốc kinh nghiệm
Chữa trẻ tiêu hóa kém do nhiễm giun: Sử quân tử 40g, thóc ngâm nảy mầm 10g. Hai thứ sao vàng, đem tán bột mịn, trộn với ít đường, hoặc mật ong, cho trẻ ăn ngày 1-2 thìa cà phê, cho ăn lúc no.
Quả sử quân tử đã qua sơ chế.
Chữa giun đũa, giun kim. Lấy 6 - 12g hạt sử quân tử đã bóc vỏ, có thể rang ăn hoặc sắc uống trước khi đi ngủ. Ngày 1 lần, liên tục 3 ngày.
Chữa đau nhức răng: Sử quân tử 10 quả đập nát, cho 200ml nước, sắc sôi trong 15 phút. Dùng nước sắc này để ngậm.
Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều. Muốn bài thuốc đạt hiệu quả cao cần có tư vấn của lương y uy tín. 
(Theo Sức khỏe&Đời sống)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét