Chữa trĩ bằng rau diếp cá


Chữa trĩ bằng rau diếp cá

Không chỉ giúp người mắc bệnh trĩ dễ chịu hơn, lá diếp cá còn hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác như sốt, đái rắt...


Rau diếp cá chữa trĩ

Lòi dom: 
Lấy muối ăn hòa với nước, rửa sạch dom rồi giã nhỏ lá diếp cá đắp vào, băng lại.
Trĩ sưng đau: Lá diếp cá nấu nước xông, khi nước chỉ còn ấm thì dùng để rửa, rồi lấy bã đắp vào chỗ đau. Nếu trĩ ra máu, lấy lá diếp cá, bạch cập phơi khô, tán bột. Ngày uống 6 - 12 gr, chia làm 2 - 3 lần.

Đái rắt, đái buốt:
 Diếp cá 20 gr, rau má 20 gr, mã đề 10 gr. Dùng tươi giã nát, gạn uống.

Sốt nóng ở trẻ em:
 Lá diếp cá 8 gr, củ sả 6 gr, quả xuyên tiêu 2 gr. Tất cả giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp vào thái dương.

Chữa sởi: Diếp cá 16 gr, rau đậu 16 gr, đậu chiều 12 gr, cam thảo đất 12 gr. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Thuốc chủ yếu làm cho sởi phát ra ngoài.

(Theo Sức khỏe sinh sản)

**********

Dầu ô liu chống say rượu

Nghe nói dầu ô liu có công dụng chống say rượu? Xin cho hỏi chống như thế nào? Và sử dụng ra sao?

Trần Hoàng Anh


 
Dầu Oliu có tác dụng tráng thành dạ dày, ruột ngăn các phân tử cồn ngấm vào máu , do vậy trước khi uống rượu 15 phút, uống khoảng 20ml-30ml dầu oliu siêu nguyên chất sẽ giúp bạn không bị say. Bạn phải chọn đúng loại dầu ô liu siêu nguyên chất extra virgin - hanoli olympias.
(Theo Web Phụ nữ)

********

Rau cải thìa trị đầy bụng, khó tiêu

Cải thìa (cả cây), rửa sạch giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 30ml...

Cải thìa
Cải thìa còn có tên là cải trắng, cải ngọt, bạch giới, hồ giới... là loại cây thảo, lá ở gốc, lá to, màu xanh nhạt, gân giữa trắng, nạc; phiến hình bầu dục nhẵn, nguyên hay có răng không rõ, men theo cuống, tới gốc nhưng không tạo thành cánh. Hoa màu vàng tươi hợp thành chùm ở ngọn. Quả cải dài, có mỏ; hạt tròn, màu nâu tím.
Theo y học cổ truyền raucải thìa vị cay, ấm; có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa…
Một số bài thuốc dân gian:
Chữa nhiệt miệng: Rễ cải thìa gọt bỏ vỏ già ở ngoài, thái lát, sao nhỏ lửa vàng cháy, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh 2 - 3 lần. Dùng liền 3 - 5 ngày.
Chữa cảm mạo: Rễ cải thìa 50g rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, thái lát, đường đỏ 30g. Đổ 400ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn nóng.
Chữa ho gà giai đoạn hồi phục: Rễ cải thìa 50g, đường phèn 30g. Đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Chữa đầy bụng, khó tiêu: Cải thìa (cả cây), rửa sạch giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 30ml. Dùng liền 3 -5 ngày.
Sau khi áp dụng các bài thuốc trên mà bệnh không thuyên giảm cần đến cơ sở y tế hoặc lương y có uy tín để được khám và tư vấn.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét