Hành giúp giải độc, trị đau đầu


Hành giúp giải độc, trị đau đầu

Theo dân gian, rễ, củ, lá, hoa hành đều có tác dụng làm thuốc, có công hiệu giải độc, trị đau đầu do thương hàn.

Hành là gia vị thường có trong bữa ăn. Trong Đông y, hành có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn. Theo dân gian, rễ, củ, lá, hoa hành đều có tác dụng làm thuốc, có công hiệu giải độc, trị đau đầu do thương hàn.
Dưới đây là một số bài thuốc từ hành
Thổ tả nguy cấp: Giã 100g hành nát hòa với rượu uống và lấy hành giã nát sao nóng chườm lên rốn, khi nguội lại làm tiếp như vậy ngày vài lần là khỏi.
Nghẹt mũi, thở không thông: Sắc hành uống ngày 3 lần, uống khoảng 2 - 3 ngày có tác dụng.
Động thai: Nấu cháo gạo nếp với hành, ăn nóng.
 
Cảm cúm, sốt, đau đầu, ho tức ngực, đầy bụng...: Dùng hành củ giã nhỏ 15 - 20g trộn với cháo nóng ăn cho toát mồ hôi.
Giun chui ống mật: Lấy 80g hành giã nát vắt lấy nước trộn với 40ml dầu vừng (dầu mè) hoặc dầu lạc (đậu phộng) để uống.
 
Trị trúng độc, mặt xanh, thân lạnh: Lấy 100g lá hành giã nát vắt lấy nước xoa khắp cơ thể.
 
Trị bệnh tả: Lấy 20g củ hành và 20 quả táo tầu, đun với 3 lít nước, khi cạn còn khoảng 2 lít nước thì uống trong ngày.
Trị trĩ đang thời kỳ phát đau: Nấu nước hành cả rễ thật đặc rồi đổ ra chậu ngồi vào ngâm 1 - 2 lần trong ngày. Đối với trĩ ngoại lấy lá hành nghiền nát vắt lấy nước, cho thêm mật ong vào quấy đều đem nấu lên bôi vào trĩ, còn bã hành đắp hằng ngày.
Trị chứng chảy máu cam: Dùng 100g hành lấy cả rễ nấu với cháo gạo khi cháo chín cho thêm một ít giấm rồi ăn nóng cho toát mồ hôi giảm nhiệt.
 
Trị trẻ em hói đầu: Đun nước lá hành rửa, sau đó lấy củ hành giã nát nhỏ, cho thêm một ít mật ong trộn đều bôi lên chỗ hói.
Lưu ý, những người bị suy yếu và cơ thể hay ra mồ hôi không nên sử dụng hành.
(Theo Lương y Phó Hữu Đức - Khoa học và Đời sống)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét