'Trị' ốm nghén bằng thực phẩm nhà bếp


'Trị' ốm nghén bằng thực phẩm nhà bếp

Với việc tận dụng những thực phẩm quen thuộc trong nhà bếp, mẹ bầu sẽ chẳng còn lo bị ốm nghén nữa.


 
Hồi mang thai cu Tít, mình phát khổ phát sở vì chứng nôn ói và ốm nghén. Có lẽ vì là lần đầu mang thai và cũng chưa có kinh nghiệm gì cả nên mình chẳng biết chữa trị thế nào. Thế là đành tặc lưỡi “sống chung với lũ” và chịu cảnh ốm nghén suốt gần 6 tuần trời. Đến tận cuối tháng thứ 4 thai kỳ, chứng bệnh này mới thuyên giảm.
Sau khi đi làm, đem câu chuyện ốm nghén này kể với bạn bè, các chị đều cười và bảo mình khờ quá. Biết rằng ốm nghén là chứng bệnh phổ biến ở hầu hết phụ nữ mang thai nhưng tất cả đều có cách hạn chế và chữa trị. Các chị còn nói rằng, chỉ với những thực phẩm đơn giản trong nhà bếp của chúng mình thôi cũng có công dụng hạn chế tối đa chứng ốm nghén.
Nhờ các chị mà mình đã tích lũy được thêm bao kiến thức mang thai. Lần mang thai tới này mình sẽ tự tin hơn nhiều để không còn lo chứng ốm nghén hoành hành nữa. Nếu mẹ nào cũng đang bị ốm nghén, nôn ói, hãy thử sử dụng những thực phẩm này nhé. Chúng hoàn toàn rất an toàn với chúng ta và đặc biệt trị ốm nghén hiệu quá đấy.
Gừng
Gừng là một gia vị có nguồn gốc thực vật nổi tiếng trong điều trị cảm lạnh thông thường, các triệu chứng giống như cúm, nhức đầu, đau trong chu kỳ kinh nguyệt và buồn nôn. Theo Trung tâm y tế Đại học Maryland, 1g gừng tiêu thụ hàng ngày (tối đa 4 ngày liên tiếp) có thể giúp giảm buồn nôn và nôn mửa liên quan đến thai kỳ.
Thực phẩm và đồ uống có chứa gừng, như kẹo gừng, bánh quy gừng, bánh mỳ gừng, các loại thực phẩm ướp với gừng vị nhẹ hơn có thể giúp phụ nữ đỡ ốm nghén trong thời gian dài hơn. Trong trường hợp hiếm, dùng quá mức củ gừng nguyên chất hay chiết xuất đã được chứng minh là gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như chứng ợ nóng, tiêu chảy hoặc khó tiêu, ảnh hưởng đến thành mạch máu.
Nước trái cây
Mang thai, các chức năng sinh lý của cơ thể người mẹ bị thay đổi khoảng 15% vì ảnh hưởng của chứng nôn oẹ. Nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Để làm giảm các triệu chứng trên, mỗi sáng sau khi ăn, các mẹ nên uống một ly nước trái cây... Ngoài ra, bà bầu có thể ăn thêm dứa, mứt trái cây để bổ sung lượng axít đang thiếu hụt trong dạ dày. Một số loại đồ uống hoa quả giúp giảm ốm nghén và mệt mỏi cho mẹ bầu:
-    Ổi : Bỏ hạt, ép lấy nước pha với sữa, uống vào buổi sáng sẽ giúp dạ dày bạn ổn định và chống nôn.
-    Cam: Cam ép lấy nước, với 3 - 4g hạt tiêu và cho thêm một ít muối, uống vào buổi sáng. Loại nước này giúp ngăn mệt mỏi trong người.
-    Lựu: Ép lấy nước, trộn đều với mật ong, uống vào buổi sáng hoặc uống một lần/ngày. Pha nước lựu nên để vị chua, vì như thế sẽ tốt hơn là uống nước lựu có vị ngọt.
Quả me
Quả me chứa vitamin C, B giúp tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi. Đây là vị thuốc chữa nôn, chán ăn rất hiệu quả cho bà bầu.
Cách làm: Quả me cạo sạch vỏ, cho nước vào nấu kỹ, chắt lấy nước bỏ bã và cho thêm đường vào quấy đều. Chia làm 3 lần/ngày, uống đều trong vài ngày liên tiếp.
Ngoài ra, bà bầu còn có thể ngậm, ăn me ngào, mứt me, ô mai me hoặc có nấu các món canh chua như: canh cá, nước rau muống luộc dầm me...
Khoai lang
Ăn nhiều khoai lang sẽ giúp các mẹ giảm chứng nôn oẹ và chán ghét dầu mỡ. Trong củ khoai lang rất phong phú các loại vitamin như: vitamin B6, viatmin C, folate, photpho. Những chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu, giảm chứng táo bón hiệu quả.
Bánh quy, bánh mì
Thực phẩm giàu hàm lượng carbohydrate, ít chất béo dễ tiêu hóa và được khuyến khích cho phụ nữ bị ốm nghén. Ví dụ về các loại thực phẩm này gồm bánh mì, bánh nướng xốp, ngũ cốc nóng hoặc lạnh, bánh quy giòn, bánh ngô và các lọai bột ngũ cốc khác...
Hạt ngũ cốc – nguyên liệu chính của những thực phẩm trên cung cấp một lượng phong phú các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như folate. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào nhà sản xuất nên các chất dinh dưỡng trong thực phẩm giàu tinh bột cũng khác nhau
Theo Eva.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét