Vị thuốc từ cải tàu bay


Vị thuốc từ cải tàu bay

Cải tàu bay còn gọi là cải trời, tên khoa học là Gynura crepidioides Benth, thuộc họ Cúc (Asteraceae), thường mọc ở khu vực trung du, miền núi vào đầu mùa mưa.

 
Cải tàu bay có thân thảo mập, có rãnh mọc đứng, cao khoảng 0,4 -1 m. Có rễ cái màu trắng hoặc nâu. Lá to, mỏng, hình trứng dài, mép có răng cưa to hoặc có khía, có mùi thơm. Hoa lưỡng tính, tự hình đầu, hợp thành ngù, màu hồng nhạt đến đỏ và đỏ nâu, có mào lông mịn, trắng, mềm. Quả bé có mào lông trắng xù ra sẽ được gió tung bay khắp nơi nên có tên là cải “tàu bay”.
Cải tàu bay thường dùng để ăn sống, muối dưa, luộc, xào, nấu canh... Tuy nhiên, khi nấu canh rau tàu bay nên lắng bỏ phần dầu trên bề mặt để khỏi bị có mùi hôi hôi rất đặc trưng của cải tàu bay, rồi mới cho gia vị vào, thì sẽ thơm ngon.
Theo y học dân gian, cải tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng. Thường dùng cả cây phơi khô làm thuốc trị cảm sốt, hạ nhiệt, kích thích tiêu hóa và lợi tiểu. Dịch lá trừ giun, thu liễm, giã đắp trị mụn nhọt.
Rau tàu bay có những công dụng phòng chữa bệnh như sau:
- Cải tàu bay cung cấp các loại vitamin nói chung và vitamin A, C là những vitamin chống ôxy hóa, khử gốc tự do.
- Cải tàu bay có nhiều xơ gây nhuận tràng và giảm hấp thu chất béo, làm thức ăn kiêng cho người béo phì.
 (Theo Nông nghiệp Việt Nam)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét