DẬY HỌC LÀM THƠ
TẠI SAO TA CẦN ĐỌC THƠ VÀ LÀM THƠ ?
Lá Phong chuyển màu vào thu
THƠ là một loại hình nghệ thuật của ngôn từ, âm thanh của thơ có vần có điệu nhịp nhàng. Lời lẽ của thơ ngắn gọn, hàm chứa, xúc tích. Một bài thơ hay có thể làm người đọc rung cảm bởi tiết tấu, bởi nội dung, bởi hình thức thể hiện.
Giá trị nghệ thuật của Thơ làm người đọc vui thích vì cái hay, cái đẹp của ngôn từ. Đọc thơ hay, người đọc có xúc cảm nghệ thuật, cảm nhận được Cái Đẹp Tinh Thần, tạo thói quen nhận thức những giá trị tinh thần trong cuộc sống, dần loại bỏ khuynh hướng thực dụng, tôn vinh những giá trị vật chất đơn thuần, khiến con người sa đoạ trong vật chất. Có thể làm thơ hay, người sáng tác thơ dần làm phong phú tâm hồn mình bởi những quan sát, thấu hiểu để có thể phô diễn một cách biểu cảm, sâu sắc và tinh tế những tình huống, cảm xúc trước cuộc đời, từ đó dần nâng tâm hồn mình thăng hoa lên, trên nấc thang tiến hoá của sự sống.
Về hình thức, Thơ có nhiều thể loại, chúng ta có thể kể đến những loại thơ đã được biết đến như : Đường Luật (Thất Ngôn Bát Cú), Lục Bát, Song Thất Lục Bát, Thất Ngôn, Ngũ Ngôn, Tứ Tuyệt v.v..... Sau này chúng ta có thêm Thơ Tự Do.
PHƯƠNG PHÁP LÀM CÁC LOẠI THƠ
Trước tiên chúng ta đề cập đến một loại hình khá phổ biến
VĂN VẦN
Cần phân biệt Thơ với Văn Vần, vì văn vần chỉ đơn giản là những câu văn ngăn ngắn, được liên kết với nhau có vần, có điệu nhằm thể hiện một nội dung nào đó, mà không mang tính nghệ thuật như THƠ.
Ví dụ : Các bài văn vần dành cho trẻ em, ngắn gọn, vui vẻ, dễ nhớ
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một cái bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con
Hoặc các bài Ca Dao như :
Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi qua chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sồng
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên
Chúng ta thường gặp các loại bài văn vần như thế và không nên nhầm lẫn với Thơ
ĐƯỜNG LUẬT (THẤT NGÔN BÁT CÚ)
Đường Luật là một loại thơ cổ. Các thi sĩ Việt Nam ngày xưa thường hay sáng tác theo thể loại này.
Thơ Đường Luật (Có tám câu, mỗi câu có bảy chữ ) tuân theo các quy định về luật Bằng Trắc , luật Đối Ngẫu và Vần, Nói chung là Niêm Luật.
· Luật Bằng Trắc
Bằng là những từ có dấu huyền và không dấu. Trắc là những từ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng. Ký hiệu Trắc là T, bằng là B.
Từ thứ hai của câu thứ nhất nếu là T, từ thứ bảy của câu thứ nhất là B, thì bài thơ là luật Trắc vần Bằng . Ngược lại, từ thứ hai của câu thứ nhất là B, từ thứ bảy của câu thứ nhất là T, thì bài thơ là luật Bằng vần Trắc
Từ câu thứ hai đến câu thứ tám, tuân theo quy luật :
Nhất, tam , ngũ bất luận
Nhị, tứ, lục phân minh
Nghĩa là từ ở vị trí một, ba, năm không nhất thiết phải theo luật bằng trắc. Nhưng từ ở vị trí hai, bốn, sáu buộc phải theo luật cân đối bằng trắc ( Nếu từ ở giữa (số bốn) là Trắc thì hai từ ở vị trí số hai và sáu phải là Bằng (và ngược lại).
·
Luật Đối Ngẫu
Trong tám câu của bài thơ thì câu thứ ba và câu thứ tư, câu thứ năm và câu thứ sáu đối nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
· Vần
Vần gieo ở cuối các câu một, hai, bốn, sáu, tám thì buộc phải cùng âm với nhau, hoặc na ná giống nhau. Cuối các câu ba, năm, bảy thì có thanh ngược lại.
Thơ Đường có thể làm theo các loại :
Luật Trắc vần Bằng
Đơn cử một bài thơ luật Trắc vần Bằng của Bà Huyên Thanh Quan
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T T B B T T B
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
B T B B
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B T B T
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
T B T B
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
T B T T
Thương nhà mỏi miệng cái da da
B T B B
Ngừng đây ngắm cảnh trời non nước
B T B T
Một mảnh tình riêng, ta với ta
T B T B
Đối nhau về hình thức
Câu thứ ba và câu thứ tư
B B T T B B T
T T B B T T B
Câu thứ năm và câu thứ sáu
T T B B B T T
B B T T T B B
Đối nhau về nội dung
Câu thứ ba và câu thứ tư
Lom khom đối với Lác đác, dưới núi đối với bên sông
Tiều vài chú đối với Chợ mấy nhà
Câu thứ năm và câu thứ sáu
Nhớ nước đối với Thương nhà, đau lòng đối với mỏi miệng
Con Quốc Quốc đối với Cái Gia Gia
ĐÈO NGANG
Luật Bằng vần Bằng
Ví dụ : Một bài thơ nổi tiếng của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến
THU ĐIẾU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
B B T T T B B
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
T B T B
Sóng biếc đưa làn hơi gợn tÍ
T B T T
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
B T B B
Tầng mây lơ lửng trời trong vắt
B T B T
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
T B T B
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
T B T T
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
B T B B
Đối nhau về hình thức
Câu thứ ba và câu thứ tư
T T B B B T T
T B T T T B B
Câu thứ năm và câu thứ sáu
B B B T B B T
T T B B T T B
Đối nhau về nội dung
Câu thứ ba và câu thứ tư
Sóng biếc đối với Lá vàng; đưa làn đối với trước gió
Hơi gợn tí đối với khẽ đưa vèo
Câu thứ năm và câu thứ sáu
Từng mây đối với Ngõ trúc; lơ lửng đối với quanh co
Trời trong vắt đối với Khách vắng teo
NGUYỄN KHUYẾN CÂU CÁ
Trong bố cục thơ Đường, hai câu đầu : Giới thiệu đề tài, bốn câu kế tiếp : triển khai nội dung, hai câu cuối : kết luận.
Thơ Đường Luật là một thể loại thơ khó làm và khó hay, bởi quy luật chặt chẽ về âm vận, ứng đối và bố cục một bài phải gói gọn trong tám câu. Thi sĩ nào dám chọn thể thơ này để làm là chấp nhận thử thách tài năng của mình, nếu thành công (sáng tác được một bài thơ hay) thì điều đó chứng tỏ được sự tài giỏi và tinh tế trong văn chương của họ.
THƠ LỤC BÁT
Thơ Lục Bát là thể thơ quy định hai câu liên tiếp một câu sáu chữ, một câu tám chữ và số câu thì không giới hạn. Thơ Lục Bát nổi tiếng bởi tác phẩm nổi tiếng thế giới “Đoạn Trường Tân Thanh” của Đại Thi Hào NGUYỄN DU. Thơ Lục Bát là một thể thơ rất dễ làm bởi luật thơ rất đơn giản và tự do. Do không quy định bắt buộc về số câu trong bài thơ, nên bố cục được “mở” cho người làm thơ. Ngoài ra, các âm bắt vần cho hai câu không bắt buộc phải khớp với nhau một cách chặt chẽ, bởi một âm na ná tương tự cũng có thể chấp nhận được.
Nguyên tắc thơ lục bát
Âm của chữ thứ 6 của câu số 6 vần với âm của chữ thứ 6 của câu số 8. Chữ thứ 8 của câu số 8 vần với chữ thứ 6 của câu thứ 6 tiếp theo. Chữ thứ 6 của câu thứ 8 tiếp theo vần với chữ thứ 6 của câu thứ 6 kế trên. Chữ thứ 8 của câu thứ 8 này vần với chữ thứ 6 của câu thứ 6 tiếp theo . v.v….
Mô hình thơ lục bát như sau
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6 7 8
Trích đoạn thơ Kim Vân Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) của Nguyễn Du để minh hoạ thơ lục bát
….Đầu lòng hai ả Tố Nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
………
Qua đoạn thơ trên, chúng ta thấy âm vận trong thơ lục bát không quá khắt khe. Nếu khi thuận lợi cho ý thơ, có thể sử dụng âm vần nhau một cách chặt chẽ như : Nga, là – Vân, thần, phân. Nhưng cũng có thể sử dụng những âm tương tợ để hợp với ý câu, như : mười, vời, nở…
Thơ lục bát là thể loại thơ dễ làm, nhưng không vì thế mà nó kém giá trị sử dụng. Với tài văn chương của những thi sĩ hàng đầu, các tác giả vẫn có thể tạo nên những tác phẩm thơ tuyệt bút.
THƠ THẤT NGÔN
Thất Ngôn là thể loại Thơ mỗi câu có bẩy chữ, số lượng câu không giới hạn. cách gieo vần trong thơ Thất Ngôn cũng rất đơn giản và “thoáng” có nghĩa là vần na ná tương tự cũng có thể chấp nhận được, miễn là đọc lên nghe xuôi tai, không chỏi là được.
QUY LUẬT
Hai câu đầu tiên bắt buộc : Chữ cuối của câu thứ nhất vần với chữ cuối của câu thứ hai (thường là âm Bằng)
Câu thứ ba, âm cuối là vần Trắc .
Câu thứ tư, âm cuối là vần Bằng.
Sau đó cứ một câu vần Trắc lại một câu vần Bằng.
MÔ HÌNH THƠ THẤT NGÔN
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
Một bài thơ minh hoạ :
…Giải lụa nào hay áo em bay
Cho lòng ta bỗng ngất ngây say
Tình ơi, em đã bao nhiêu tuổi
Để nhớ để thương suốt tháng ngày
Ai gõ vào tim từng tiếng đập
Cho hồn ta vỡ giấc mơ hoang
Em là Thiên Sứ đem ánh sáng
Từ thuở hồng hoang cõi địa đàng….
THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT
Giống như thể loại thơ Thất Ngôn, nhưng Thất Ngôn Tứ Tuyệt là thơ chỉ có bốn câu. Sự khác biệt của thể loại thơ này là bố cục bài thơ được gói gọn trong bốn câu, còn quy luật thì cũng giống như thơ Thất Ngôn.
Ví dụ một bài thơ thuộc thể loại này :
Vạn pháp phù du khéo huyễn bày
Vô thường cho đến cả cỏ cây
Trăng non đương độ rồi trăng khuyết
Trong mắt em
Ngàn năm mây bay
THƠ THẤT NGÔN& THẤT NGÔN TỨ TUYỆT
Đây là cách làm thơ phối hợp hai thể loại Thất Ngôn lại với nhau.
Ví dụ một bài thơ minh hoạ :
TRỞ LẠI
Cho tôi trở lại mái chùa xưa
Với ngói rêu phong đã mấy mùa
Với cả hồ sen hương bát ngát
Với chiều tịch mịch tiếng chuông đưa
Cho tôi trở lại mái chùa xưa
Trở lại giòng sông mát bóng dừa
Trở lại đồi thông vang tiếng gió
Có rặng hoa vàng ngủ giữa trưa
Cho tôi trở lại mái chùa xưa
Dầu đã phong trần trải nắng mưa
Dẫu lớp sóng đời ô tuổi ngọc
Dẫu bao cay đắng nếm chưa vừa
Cho tôi trở lại ngày thơ ấu
Nhặt lá bên hiên quét cổng chùa
Tôi học bài kinh quên từ độ
Xuôi dòng thế tục nếm cay chua
Cho tôi trả lại Người – nhân thế -
Trả những oan khiên, những nợ nần
Trả những lợi danh và phú quý
Trả tình yêu lại kẻ Tình Chân
Cho tôi góp lại muôn lầm lỗi
Làm gói hành trang trở lại chùa
Cho tôi kính cẩn dâng Chư Phật
Lễ vật tâm thành đắt giá mua
Cho tôi xin được yên nghỉ mãi
Dưới rặng thông ngàn vướng vít mây
Cho hồn tôi quyện hồn cỏ dại
Thênh thang cánh gió hướng trời Tây.
Hai khổ thơ đầu của bài thơ làm theo thể Thất Ngôn Tứ Tuyệt các khổ thơ còn lại làm theo thể Thất Ngôn
THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
Song Thất Lục Bát là loại thơ gồm hai câu bẩy chữ, một câu sáu và một câu tám chữ. Mỗi khổ thơ có bốn câu như vậy và không hạn chế số khổ thơ .Quy luật và âm vận được phối hợp như sau :
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6 7 8
Ví dụ hai khổ thơ minh hoạ :
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Nào ai gây dựng cho nên nỗi này
Trống trường thành lung lay bóng nguyệt
Khói cam tuyền mờ mịt thức mây
Bốn lần tên bắn trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh….
THƠ NGŨ NGÔN
Ngũ ngôn là thể loại thơ năm chữ, không hạn chế số câu. Quy luật thơ như sau :
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
…………..
Chữ cuối của câu đầu là vần trắc, chữ cuối của câu tiếp theo là vần Bằng. Sau đó cứ một câu vần Trắc, một câu vần Bằng…
Ví dụ minh hoạ :
Mùa Vu Lan năm ngoái
Anh tặng đoá hoa tươi
Em cài lên áo mới
Như mang một nụ cười
Mùa Vu lan năm ấy
Hoa nở ngập đường vui
Em đi trên mộng ước
Như đi giữa giòng đời
Mùa Vu Lan năm ấy
Mắt mẹ vẫn sáng ngời
Như mặt trời rực rỡ
Cho mùa xuân em tươi ....
THƠ TỨ NGÔN
Thơ Tứ Ngôn là loại thơ bốn chữ. Giống như các loại thơ khác, mỗi khổ thơ gồm 4 câu , nhưng tuỳ theo bố cục bài thơ, ý thơ mà số câu nhiều ít khác nhau.
Chữ cuối các câu 2, 3, 6, 7,… là âm Bằng và vần với nhau. Chữ cuối các câu 1, 4, 5, 8, 9, …là vần Trắc. Nói chung, từ câu thứ hai trở đi, cứ 2 câu âm Bằng lại kèm 2 câu âm Trắc…
Quy luật thơ bốn chữ :
1 2 3 4
1 2 3 4
1 2 3 4
1 2 3 4
1 2 3 4
1 2 3 4
1 2 3 4
1 2 3 4
Ví dụ minh hoạ
Trong phòng hương toả
Khói thuốc nhạt nhoà
Hương khói quyện hoà
Như ta quấn quýt
Anh là khói thuốc
Em thỏi hương trầm
Đôi ta phù vân
Cùng nhau chấp cánh.
THƠ LỤC NGÔN
Thơ lục ngôn là thơ sáu chữ. Quy luật thơ không khó lắm, nhưng làm theo thể loại này, thơ khó hay, trừ khi nhà thơ phải thật tài năng.
Luật thơ : Chữ cuối các câu 1 và các câu chẵn 2, 4, 6, 8…thuộc âm Bằng . câu lẻ 3, 5, 7,…thuộc âm Trắc. Chữ thứ tư của câu dưới thường vần với chữ thứ 6 của câu trên.
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
Ví dụ minh hoạ :
Tôi yêu, tôi yêu rất nhiều
Tôi yêu, yêu biết bao nhiêu
Tôi yêu tuổi thơ trong trắng
Tôi yêu ánh nắng mùa xuân
Tôi yêu chùm hoa hoang dã
Tôi yêu câu nói …ngại ngần
Tôi yêu trời xanh màu áo
Tôi yêu tiếng sáo hư không
Tôi yêu giòng sông mây trắng
Tôi yêu một cánh diều say
Tôi yêu bàn tay thân ái
Tôi yêu một chiều mưa bay …
THƠ BÁT NGÔN
Thơ bát ngôn là thơ tám chữ. Cách gieo vần cho thơ giống thơ Tứ ngôn như sau :
Chữ cuối các câu 2, 3, 6, 7,….âm Bằng, chữ cuối các câu 1, 4, 5, 8, 9…âm trắc .Nói chung, sau câu 2, 3, cứ cách 2 câu âm trắc lại là 2 câu âm bằng.
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6 7 8
Ví dụ minh hoạ
…..Tình như gió bắt đầu cơn bão nổi
Tình như mây báo hiệu trận phong ba
Tình như men thiêu đốt suốt xương da
Tình nồng thắm mặn mà hoa đương độ
Gió đưa thuyền về bến sông kỳ ngộ
Đời đưa ta vào mê lộ tình yêu
Linh hồn ta nhắm mắt để bước liều
Không biết nữa Thiên Đường
Hay Địa Ngục
THƠ TỰ DO
Thơ tự do là thể loại thơ không quy định bắt buộc số chữ trong câu, số câu trong một bài, cũng không quy định âm luật cho bài thơ. Vì vậy, thơ tự do tuỳ thuộc vào sự gieo vần ngẫu hứng của tác giả.
Ngày nay , nhiều người tưởng mình làm “thơ tự do” nhưng thực ra chỉ là sự ghép nối những câu văn xuôi ngăn ngắn, bởi vì Thơ chỉ được gọi là Thơ khi đọc lên có vần có điệu, cho dù đó là thơ tự do đi nữa.
Ví dụ minh hoạ :
NẰM BÊN TRÁI
Anh có cái đầu
và một trái tim
Cái đầu ở giữa nhưng trái tim không chịu nằm ở giữa
Cái đầu dùng công lý xét soi
nhưng trái tim có lý lẽ riêng của nó
Nó không cần sự biết điều hợp lý
Nó tự do như gió như mây,
như cánh chim Hải Âu thênh thang trên những giải núi non hùng vĩ
Có những khi cái đầu reo vui
thì trái tim rên rỉ
Cái đầu nói đúng thì nó bảo sai, cái đầu muốn thôi
thì nó bảo rằng cứ nữa
Ôi trái tim
nó che dấu bao nhiêu điều kỳ bí
Mà cái đầu không bao giờ hiểu được đến nơi
Chàng hoa tiêu ở trên phải nghe lệnh ông chủ điên cuồng ở dưới
Bởi vì khi cái đầu bóp nát trái tim
thì có nghĩa là nó theo nhau về nơi chín suối
Khi anh nói yêu em
đó là điều nghịch lý
Nhưng biết làm sao được
vì tim anh nằm bên trái
Em ơi !
Muốn làm thơ hay, các bạn phải có ý tưởng mới lạ, hoặc cái nhìn mới lạ về những sự vật, sự việc quen thuộc . Ngoài ra bạn phải có bố cục hay, tìm từ đắt giá.
Một bài thơ lý tưởng, là bài thơ làm cho người đọc có cảm xúc sâu sắc và ấn tượng khó phai với bài thơ đó.
Chúc các bạn thành công, sáng tác được những vần thơ tuyệt diệu .
***
TẬP LÀM THƠ LỤC BÁT
Để bắt đầu tập làm thơ, các bạn nên học thơ LỤC BÁT trước . Thể thơ này là thơ chính tông của Việt nam nước ta. Khác với thơ của Tàu, vì thơ Tàu chỉ có vần cuối câu mà thôi . Trong khi đó thơ lục bát của dân tộc ta có vần ở giữa câu .
Lục nghĩa là 6 . Bát nghĩa là 8
Thơ Lục Bát nghĩa là câu thơ đầu có sáu chữ , câu thơ kế có tám chữ , câu tiếp theo là sáu chữ và câu kế tiếp phải là tám chữ và cứ như vậy cho đến khi không còn ý để viết bài thơ .
Phần 1
Khi làm thơ bạn phải biết luật Bằng Trắc của thơ
Những chữ nào có dấu sắc ' , dấu hỏi ? , dấu ngã ~ và dấu nặng .
thì người ta gọi là TRẮC .
Ví dụ: Lá , Lả , Lã , Lạ
Chữ nào có dấu huyền ` và chữ không có dấu nào hết người ta gọi là BẰNG
Ví dụ: Là , La
Luật của thơ Lục Bát thông thường được định như sau:
b B t T b B
b B t T b B t B
Bằng viết tắc là B
Trắc viết tắc là T
Chữ b và chữ t không có viết hoa ở đây nghĩa là chữ này vần Bằng hay vần Trắc cũng được
Bạn có thể nhớ Luật Bằng Trắc của Thơ Lục Bát như sau:
Chữ thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát , không cần theo luật Trắc hay Bằng
Chữ thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Bằng
Chữ thứ 4 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Trắc
Ví dụ 2 câu thơ sau đây:
Nhiễu ĐIỀU phũ LẤY giá GƯƠNG
Người TRONG một NƯỚC phải THƯƠNG nhau CÙNG
Những chữ viết HOA ở đây là theo Luật Bằng, Trắc
Những chữ viết thường không cần theo luật
Phần 2
Khi làm thơ thì phải có ÂM VẦN thì bài thơ mới suôn
Âm Vần là những phụ âm cuối của các chữ
Ví dụ:
ung ùng , ương ường , iu iều .v . v..
Vần trong câu thơ:
Chữ cuối của câu Lục , phải vần với chữ thứ Sáu của câu Bát
Chữ cuối của câu Bát đó, phải vần với chữ cuối của câu Lục kế tiếp
cứ như vậy làm hoài .
Ví dụ 2 câu thơ Lục Bát sau đây:
Bầu ơi thương lấy bí CÙNG
Tuy rằng khác giống nhưng CHUNG một giàn
Chữ CÙNG và chữ CHUNG viết hoa ở đây có cùng âm vần đó các bạn
Chú ý: Trong câu BÁT , chữ thứ 6 là KHÔNG DẤU thì chữ thứ 8 phải là dấu HUYỀN
Nếu chữ thứ 6 la`dấu HUYỀN thì chữ thứ 8 phải là KHÔNG DẤU
Khi làm thơ , ngoài luật Bằng Trắc và Âm Vần , còn có ý của lời thơ phải bổ túc cho nhau
Đó là căn bản Luật Bằng Trắc và Âm Vần của thơ Lục Bát .
Hôm nay tôi học làm thơ
Ðọc xong đường luật muốn mờ mắt luôn
Khi làm thơ phải cho suôn
Luật thơ bằng trắc vô khuôn âm vần
Làm thơ cũng phải chuyên cần
Ngày đêm mài bút dần dần hay thôi
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm một cách viết của thể thơ Lục Bát nữa , đó là cách viết thơ Lục Bát có câu đối .
Vì thơ Lục Bát có hai câu ngắn dài không đều, cho nên khi người ta muốn đối, thì chỉ dùng tiểu-đối trong một câu, chứ không có bình-đối hai câu với nhau
Theo luật thơ Lục Bát mà chúng ta đã học thì tiếng thứ 2 của câu Lục là vần bằng
Song khi có tiểu đối thì tiếng thứ 2 trong câu Lục có thể là vần trắc
Trong trường hợp này người ta để dấu phảy chính giữa để ngắt nhịp thơ ra làm hai , giống như câu thơ dưới đây
Ví dụ:
Hoa vẫn nở , nhụy chưa tàn
Thì anh đây mãi muôn vàn yêu em
chúng ta học thêm về một cách viết về Âm Vần của Lục Bát Biến Thể . Thể này dùng để uyển chuyển trong bài thơ, đôi khi đặt câu và chọn âm vần của câu bát hay bị kẹt . Theo lối lục bát biến thể này, cũng vẫn cho ta một âm điệu trầm bổng du dương . Thường thì ta thấy trong các câu ca dao hoặc câu đố ngày xưa hay dùng .
Ví dụ câu đố sau đây:
Trên lông mà dưới cũng LÔNG
Tối lại nằm CHỒNG , thành đủ một đôi
Trong 2 câu này ta thấy chữ cuối của câu Lục là LÔNG
Có Âm Vần với chữ thứ 4 của câu Bát là CHỒNG
Hoặc trong câu 2 ca dao dưới đây:
Con Cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Trong 2 câu này chữ cuối của câu Lục là đêm
Có Âm Vần với chữ thứ 4 của câu Bát là mềm
Luật:
b B t T b B
t T b B t T b B
Chữ B in đậm là Âm Vần đó các bạn
t=trắc
b=bằng
T,B viết hoa là phải theo luật
t,b nhỏ không cần theo luật
Luật này chỉ thay đổi trong câu Bát mà thôi
Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của câu bát phải theo luật trắc
ÂM Vần:
Chữ cuối của câu Lục
Vần với chữ thứ 4 của câu Bát
Để ý:
Chữ thứ 4 vần bằng mang dấu huyền, vần với chữ cuối của câu Lục trên đó
Chữ cuối câu bát, vần bằng không dấu
Lưu ý: Trong câu 8 (bát) nếu các chữ thứ 1,3,5,7 giữ theo luật trắc thì khi đọc vần điệu sẽ hay hơn
Thất Ngôn Tứ Tuyệt
Thất Ngôn Tứ Tuyệt này, luật được lấy từ 4 câu cuối của thể thơ Thất Ngôn Bát Cú
Thể thơ này chỉ có hai vần mà thôi, vần chữ cuối câu 2 và vần chữ cuối câu 4 (v)
Luật Bằng:
b-B-t-T-b B-T (đối câu dưới)
t-T-b-B-t-T-B (v) (đối câu trên)
t-T-b-B-b-T-T
b-B-t-T-t-B-B (v)
Luật Trắc:
t-T-b-B-b-T-T (đối câu dưới)
b-B-t-T-t-B-B (v) (đối câu trên)
b-B-t-T-b-B-T
t-T-b-B-t-T-B (v)
Vd:
Được dzạy làm thơ sướng quá đi
Ngồi đây suy nghĩ chẳng ra gì
Cái đầu muốn bể xin ai giúp
Bé nguyện từ đây sẽ mãi ghi
(Bút Tạ)
TẬP LÀM THƠ THỂ LOẠI NGŨ NGÔN
Chúng ta sẽ cùng nhau học về thể thơ Ngũ Ngôn . Thể thơ này cũng là một thể thơ đời Đường của Trung Hoa lúc xưa . Ngoài lối tám câu, thơ ngũ ngôn còn có thể làm dài hơn nữa . Về phần ý nghĩa và nội dung thì giống như thể thơ Thất Ngôn Bát Cú
Nghĩa là hai câu đầu là mở đề
Bốn câu giữa có đối với nhau và luận cho rộng ra
Hai câu cuối tổng kết lại cả bài
Luật có hai thứ, một thứ là luật bằng và một thứ là luật trắc , hễ chữ thứ hai trong câu thơ đầu là tiếng bằng, thì gọi là luật bằng , chữ thứ hai là tiếng trắc, thì gọi là luật trắc
Hai luật ấy được định như sau:
Ngũ ngôn tám câu luật bằng
T-B-T-T-B(v)
T-T-T-B-B(v)
T-T-B-B-T --->đối câu 4
T-B-T-T-B(v)
T-B-B-T-T --->đối câu 6
T-T-T-B-B(v)
T-T-B-B-T
T-B-T-T-B(v)
Ve kêu nhắn hạ về
Nhạn trắng rảo bờ đê
Kiếm cá trên mương ruộng
Tìm tôm dưới suối khe
Cu gù nơi ngọn bắp
Két réo chổ bông kê
Phảng phất mùi hoa sứ
Trong lành hoạt cảnh quê
Ngũ ngôn tám câu luật trắc
T-T-T-B-B(v)
B-B-T-T-B(v)
B-B-B-T-T--->đối câu 4
T-T-T-B-B(v)
T-T-B-B-T--->đối câu 6
B-B-T-T-B(v)
B-B-B-T-T
T-T-T-B-B(v)
Trống dứt báo tan trường
Chia tay thấy vấn vương
Thầy cô rời mỗi ngã
*Bậu bạn giạt muôn phương
Phượng nở đầy bên lối
Ve kêu rộn cạnh đường
Hè về chi giã biệt
Lớp học lẫn người thương
*(Bậu có nghĩa là người yêu gái)
Các bạn hãy để ý những chữ thứ hai và chữ thứ tư trong các câu là luật định, chữ cuối của các câu 3,5,7 luôn luôn là luật trắc, chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 phải vần với nhau .
Song Thất Lục Bát
Thể thơ Song Thất Lục Bát và thể thơ Lục Bát là thơ chánh tông của dân tộc Việt Nam ta .
Thể thơ này gồm có 2 câu đầu là 7 chữ , gọi là Song Thất
Câu kế có 6 chữ rồi câu tiếp theo có 8 chữ , gọi là Lục Bát
Luật Bằng Trắc
Trong câu thất đầu, chữ thứ 3 là trắc, chữ thứ 5 là bằng và chữ thứ 7 là trắc
Trong câu thất kế, chữ thứ 3 là bằng, chữ thứ 5 là trắc, và chữ thứ 7 là bằng .
Các chữ còn lại 1, 2, 4 và 6 theo luật nào cũng được
Hai câu lục bát tiếp theo thì giống luật lục bát chúng ta đã học
Chữ thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát , không cần theo luật Trắc hay Bằng
Chữ thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Bằng
Chữ thứ 4 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Trắc
Vần
Tiếng cuối của câu thất đầu là luật trắc phải vần với tiếng thứ 5 câu thất kế cũng là luật trắc
Tiếng cuối của câu thất kế vần với tiếng cuối của câu lục
Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát
Tiếng cuối của câu bát vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo
và cứ như vậy mà tiếp tục làm cho đến khi hong còn ý để viết
Khi làm thơ Song Thất Lục bát , ý nghĩa của 4 câu phải khớp với nhau, nếu làm dài hơn thì cả bài phải có cùng chung một ý
Luật thể thơ song thất lục bát được định như sau:
b t T b B t T(v)
t b B t T(v) b B(v)
b B t T b B(v)
b B t T b B(v) t B(v)
Chữ B và T lớn phải theo luật Bằng hay Trắc
Chữ t và b nhỏ theo luật nào cũng được
Chữ v là âm vần và phải theo cách gieo vần
Lưu ý:
Nếu chữ thứ 6 của câu thất đầu giữ theo luật trắc
Và chữ thứ thứ 7 của câu bát cuối giữ theo luật trắc
thì bài thơ sẽ có phần âm hưởng du dương theo trầm bổng và suôn hơn bình thường
******* Thu về nhớ người *******
Rồi tháng Hạ không còn lắng đọng
Tiết Thu về đắm mộng sầu tơ
Ngồi buồn tôi chép vần thơ
Hạ đi Thu đến hồn mơ nhớ người
Nhìn cúc tím vàng tươi chợt nở
Giống tình anh mới trở cơn say
Yêu em hình bóng thon gầy
Gío thu quện tóc xõa đầy bờ vai
Trời sắp sáng ban mai ló dạng
Cả đêm ngồi nhớ dáng em xưa
Lòng anh biết nói sao vừa
Yêu thầm trộm nhớ chưa quên bao giờ
Anh ở đó luôn chờ đợi ước
Mùa Thu nào sẽ bước bên nhau
Cùng em ngắm cảnh rừng sau
Lá vàng tím đỏ nhiều màu đẹp xinh
chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một lối viết có đối trong thể thơ song thất lục bát . Như chúng ta đã biết, song thất lục bát là thể thơ cứ hai câu 7 chữ rồi đến một câu 6 chữ và một câu 8 chữ
Vì hai câu thất đầu đều có 7 chữ, nên chúng ta có thể làm bình đối hai câu với nhau
Một điểm nữa chúng ta cần để ý là câu thất đầu khi nào không có đối với câu thất dưới, thì tiếng thứ 3 trong câu thất đầu có thể là vần bằng
Luật thể thơ song thất lục bát được định như sau:
b t T b B t T(v)
t b B t T(v) b B(v)
b B t T b B(v)
b B t T b B(v) t B(v)
Chữ B và T lớn phải theo luật Bằng hay Trắc
Chữ v là âm vần và phải theo cách gieo vần
Luật Bằng Trắc
Trong câu thất đầu, chữ thứ 3 là trắc, chữ thứ 5 là bằng và chữ thứ 7 là trắc
Trong câu thất kế, chữ thứ 3 là bằng, chữ thứ 5 là trắc, và chữ thứ 7 là bằng
Hai câu lục bát tiếp theo thì giống luật lục bát chúng ta đã học
Vần
Tiếng cuối của câu thất đầu là luật trắc phải vần với tiếng thứ 5 câu thất kế cũng là luật trắc
Tiếng cuối của câu thất kế vần với tiếng cuối của câu lục
Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát
Tiếng cuối của câu bát vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo
và cứ như vậy mà tiếp tục làm cho đến khi không còn ý để viết
Vần chính của vần trắc
ất đi với ất
ước đi với ước ... và những chữ có cùng vần trắc như vậy gọi là vần chính của vần trắc
Vần thông của vần trắc
é, ị --> đi chung với nhau được
ổ, ũ
ọ, ủa
ĩa, uệ
áo, iễu
ói, ủi
ác, ước
ấc, ực
ạm, ợm
ặn, ẩn
óng, úng
ật, ắt
ật, ứt
út, uốt
Thơ có đối khi coi khó học
Luật không vần lúc đọc găng nghe
Làm thơ thì phải có vè
Vần thông đúng luật thì bè mới hay
Thất Ngôn Bát Cú Luật Bằng
Chữ....1..2..3..4..5..6..7
Câu 1: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)
Câu 2: tb-T-tb-B-tb-T-B(v)
Câu 3: tb-T-tb-B-.B-T-T----(đối câu 4)
Câu 4: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)(đối câu 3)
Câu 5: tb-B-tb-T-tb-B-T----(đối câu 6)
Câu 6: tb-T-tb-B-tb-T-B(v).(đối câu 5)
Câu 7: tb-T-tb-B-B-.T-T
Câu 8: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)
*******Xuân Tàn******
Mùa đông lạnh lẽo đã dần tan
Nắng ấm xuân sang bướm chập chờn
Trước cổng lưa thưa vài bụi trúc
Bên thềm một dãy mấy cành lan
Hai câu đối đỏ treo nơi cửa
Bốn bánh chưng xanh để cạnh bàn
Vạn cánh hoa mai rơi dưới đất
Như đang báo hiệu ánh xuân tàn
BT
Thất Ngôn Bát Cú Luật Trắc
Chữ....1..2..3..4..5..6..7
Câu 1: tb-T-tb-B-tb-T-B(v)
Câu 2: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)
Câu 3: tb-B-tb-T-B-B.-T----(đối câu 4)
Câu 4: tb-T-tb-B-tb-T-B(v)(đối câu 3)
Câu 5: tb-T-tb-B-tb-T-T----(đối câu 6)
Câu 6: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)(đối câu 5)
Câu 7: tb-B-tb-T-B-B.-T
Câu 8: tb-T-tb-B-tb-T-B(v)
*******Cuội Nga Mơ Mộng******
Một tối đêm kia nguyệt sáng mờ
Hồn tôi mãi miết nghĩ vần thơ
Nhìn trăng Chú Cuội như vui vẻ
Thấy bóng Hằng Nga giống khóc cơ
Chú Cuội đêm kia nằm mớ mộng
Hằng Nga sáng nọ đứng màng mơ
Bao nhiêu áng mộng theo mây khói
Rớt bút buông thơ, ngũ ngáy khò
BT
V=là Âm Vần
T=lớn là phải theo luật Trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng)
B=lớn phải theo luật Bằng ( dấu huyền và chữ O dấu )
tb=nhỏ là luật Trắc hay Bằng (nhưng nhớ phải theo niêm luật)
***
TẬP LÀM THƠ LỤC BÁT
Để bắt đầu tập làm thơ, các bạn nên học thơ LỤC BÁT trước . Thể thơ này là thơ chính tông của Việt nam nước ta. Khác với thơ của Tàu, vì thơ Tàu chỉ có vần cuối câu mà thôi . Trong khi đó thơ lục bát của dân tộc ta có vần ở giữa câu .
Lục nghĩa là 6 . Bát nghĩa là 8
Thơ Lục Bát nghĩa là câu thơ đầu có sáu chữ , câu thơ kế có tám chữ , câu tiếp theo là sáu chữ và câu kế tiếp phải là tám chữ và cứ như vậy cho đến khi không còn ý để viết bài thơ .
Phần 1
Khi làm thơ bạn phải biết luật Bằng Trắc của thơ
Những chữ nào có dấu sắc ' , dấu hỏi ? , dấu ngã ~ và dấu nặng .
thì người ta gọi là TRẮC .
Ví dụ: Lá , Lả , Lã , Lạ
Chữ nào có dấu huyền ` và chữ không có dấu nào hết người ta gọi là BẰNG
Ví dụ: Là , La
Luật của thơ Lục Bát thông thường được định như sau:
b B t T b B
b B t T b B t B
Bằng viết tắc là B
Trắc viết tắc là T
Chữ b và chữ t không có viết hoa ở đây nghĩa là chữ này vần Bằng hay vần Trắc cũng được
Bạn có thể nhớ Luật Bằng Trắc của Thơ Lục Bát như sau:
Chữ thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát , không cần theo luật Trắc hay Bằng
Chữ thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Bằng
Chữ thứ 4 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Trắc
Ví dụ 2 câu thơ sau đây:
Nhiễu ĐIỀU phũ LẤY giá GƯƠNG
Người TRONG một NƯỚC phải THƯƠNG nhau CÙNG
Những chữ viết HOA ở đây là theo Luật Bằng, Trắc
Những chữ viết thường không cần theo luật
Phần 2
Khi làm thơ thì phải có ÂM VẦN thì bài thơ mới suôn
Âm Vần là những phụ âm cuối của các chữ
Ví dụ:
ung ùng , ương ường , iu iều .v . v..
Vần trong câu thơ:
Chữ cuối của câu Lục , phải vần với chữ thứ Sáu của câu Bát
Chữ cuối của câu Bát đó, phải vần với chữ cuối của câu Lục kế tiếp
cứ như vậy làm hoài .
Ví dụ 2 câu thơ Lục Bát sau đây:
Bầu ơi thương lấy bí CÙNG
Tuy rằng khác giống nhưng CHUNG một giàn
Chữ CÙNG và chữ CHUNG viết hoa ở đây có cùng âm vần đó các bạn
Chú ý: Trong câu BÁT , chữ thứ 6 là KHÔNG DẤU thì chữ thứ 8 phải là dấu HUYỀN
Nếu chữ thứ 6 la`dấu HUYỀN thì chữ thứ 8 phải là KHÔNG DẤU
Khi làm thơ , ngoài luật Bằng Trắc và Âm Vần , còn có ý của lời thơ phải bổ túc cho nhau
Đó là căn bản Luật Bằng Trắc và Âm Vần của thơ Lục Bát .
Hôm nay tôi học làm thơ
Ðọc xong đường luật muốn mờ mắt luôn
Khi làm thơ phải cho suôn
Luật thơ bằng trắc vô khuôn âm vần
Làm thơ cũng phải chuyên cần
Ngày đêm mài bút dần dần hay thôi
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm một cách viết của thể thơ Lục Bát nữa , đó là cách viết thơ Lục Bát có câu đối .
Vì thơ Lục Bát có hai câu ngắn dài không đều, cho nên khi người ta muốn đối, thì chỉ dùng tiểu-đối trong một câu, chứ không có bình-đối hai câu với nhau
Theo luật thơ Lục Bát mà chúng ta đã học thì tiếng thứ 2 của câu Lục là vần bằng
Song khi có tiểu đối thì tiếng thứ 2 trong câu Lục có thể là vần trắc
Trong trường hợp này người ta để dấu phảy chính giữa để ngắt nhịp thơ ra làm hai , giống như câu thơ dưới đây
Ví dụ:
Hoa vẫn nở , nhụy chưa tàn
Thì anh đây mãi muôn vàn yêu em
chúng ta học thêm về một cách viết về Âm Vần của Lục Bát Biến Thể . Thể này dùng để uyển chuyển trong bài thơ, đôi khi đặt câu và chọn âm vần của câu bát hay bị kẹt . Theo lối lục bát biến thể này, cũng vẫn cho ta một âm điệu trầm bổng du dương . Thường thì ta thấy trong các câu ca dao hoặc câu đố ngày xưa hay dùng .
Ví dụ câu đố sau đây:
Trên lông mà dưới cũng LÔNG
Tối lại nằm CHỒNG , thành đủ một đôi
Trong 2 câu này ta thấy chữ cuối của câu Lục là LÔNG
Có Âm Vần với chữ thứ 4 của câu Bát là CHỒNG
Hoặc trong câu 2 ca dao dưới đây:
Con Cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Trong 2 câu này chữ cuối của câu Lục là đêm
Có Âm Vần với chữ thứ 4 của câu Bát là mềm
Luật:
b B t T b B
t T b B t T b B
Chữ B in đậm là Âm Vần đó các bạn
t=trắc
b=bằng
T,B viết hoa là phải theo luật
t,b nhỏ không cần theo luật
Luật này chỉ thay đổi trong câu Bát mà thôi
Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của câu bát phải theo luật trắc
ÂM Vần:
Chữ cuối của câu Lục
Vần với chữ thứ 4 của câu Bát
Để ý:
Chữ thứ 4 vần bằng mang dấu huyền, vần với chữ cuối của câu Lục trên đó
Chữ cuối câu bát, vần bằng không dấu
Lưu ý: Trong câu 8 (bát) nếu các chữ thứ 1,3,5,7 giữ theo luật trắc thì khi đọc vần điệu sẽ hay hơn
Thất Ngôn Tứ Tuyệt
Thất Ngôn Tứ Tuyệt này, luật được lấy từ 4 câu cuối của thể thơ Thất Ngôn Bát Cú
Thể thơ này chỉ có hai vần mà thôi, vần chữ cuối câu 2 và vần chữ cuối câu 4 (v)
Luật Bằng:
b-B-t-T-b B-T (đối câu dưới)
t-T-b-B-t-T-B (v) (đối câu trên)
t-T-b-B-b-T-T
b-B-t-T-t-B-B (v)
Luật Trắc:
t-T-b-B-b-T-T (đối câu dưới)
b-B-t-T-t-B-B (v) (đối câu trên)
b-B-t-T-b-B-T
t-T-b-B-t-T-B (v)
Vd:
Được dzạy làm thơ sướng quá đi
Ngồi đây suy nghĩ chẳng ra gì
Cái đầu muốn bể xin ai giúp
Bé nguyện từ đây sẽ mãi ghi
(Bút Tạ)
TẬP LÀM THƠ THỂ LOẠI NGŨ NGÔN
Chúng ta sẽ cùng nhau học về thể thơ Ngũ Ngôn . Thể thơ này cũng là một thể thơ đời Đường của Trung Hoa lúc xưa . Ngoài lối tám câu, thơ ngũ ngôn còn có thể làm dài hơn nữa . Về phần ý nghĩa và nội dung thì giống như thể thơ Thất Ngôn Bát Cú
Nghĩa là hai câu đầu là mở đề
Bốn câu giữa có đối với nhau và luận cho rộng ra
Hai câu cuối tổng kết lại cả bài
Luật có hai thứ, một thứ là luật bằng và một thứ là luật trắc , hễ chữ thứ hai trong câu thơ đầu là tiếng bằng, thì gọi là luật bằng , chữ thứ hai là tiếng trắc, thì gọi là luật trắc
Hai luật ấy được định như sau:
Ngũ ngôn tám câu luật bằng
T-B-T-T-B(v)
T-T-T-B-B(v)
T-T-B-B-T --->đối câu 4
T-B-T-T-B(v)
T-B-B-T-T --->đối câu 6
T-T-T-B-B(v)
T-T-B-B-T
T-B-T-T-B(v)
Ve kêu nhắn hạ về
Nhạn trắng rảo bờ đê
Kiếm cá trên mương ruộng
Tìm tôm dưới suối khe
Cu gù nơi ngọn bắp
Két réo chổ bông kê
Phảng phất mùi hoa sứ
Trong lành hoạt cảnh quê
Ngũ ngôn tám câu luật trắc
T-T-T-B-B(v)
B-B-T-T-B(v)
B-B-B-T-T--->đối câu 4
T-T-T-B-B(v)
T-T-B-B-T--->đối câu 6
B-B-T-T-B(v)
B-B-B-T-T
T-T-T-B-B(v)
Trống dứt báo tan trường
Chia tay thấy vấn vương
Thầy cô rời mỗi ngã
*Bậu bạn giạt muôn phương
Phượng nở đầy bên lối
Ve kêu rộn cạnh đường
Hè về chi giã biệt
Lớp học lẫn người thương
*(Bậu có nghĩa là người yêu gái)
Các bạn hãy để ý những chữ thứ hai và chữ thứ tư trong các câu là luật định, chữ cuối của các câu 3,5,7 luôn luôn là luật trắc, chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 phải vần với nhau .
Song Thất Lục Bát
Thể thơ Song Thất Lục Bát và thể thơ Lục Bát là thơ chánh tông của dân tộc Việt Nam ta .
Thể thơ này gồm có 2 câu đầu là 7 chữ , gọi là Song Thất
Câu kế có 6 chữ rồi câu tiếp theo có 8 chữ , gọi là Lục Bát
Luật Bằng Trắc
Trong câu thất đầu, chữ thứ 3 là trắc, chữ thứ 5 là bằng và chữ thứ 7 là trắc
Trong câu thất kế, chữ thứ 3 là bằng, chữ thứ 5 là trắc, và chữ thứ 7 là bằng .
Các chữ còn lại 1, 2, 4 và 6 theo luật nào cũng được
Hai câu lục bát tiếp theo thì giống luật lục bát chúng ta đã học
Chữ thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát , không cần theo luật Trắc hay Bằng
Chữ thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Bằng
Chữ thứ 4 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Trắc
Vần
Tiếng cuối của câu thất đầu là luật trắc phải vần với tiếng thứ 5 câu thất kế cũng là luật trắc
Tiếng cuối của câu thất kế vần với tiếng cuối của câu lục
Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát
Tiếng cuối của câu bát vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo
và cứ như vậy mà tiếp tục làm cho đến khi hong còn ý để viết
Khi làm thơ Song Thất Lục bát , ý nghĩa của 4 câu phải khớp với nhau, nếu làm dài hơn thì cả bài phải có cùng chung một ý
Luật thể thơ song thất lục bát được định như sau:
b t T b B t T(v)
t b B t T(v) b B(v)
b B t T b B(v)
b B t T b B(v) t B(v)
Chữ B và T lớn phải theo luật Bằng hay Trắc
Chữ t và b nhỏ theo luật nào cũng được
Chữ v là âm vần và phải theo cách gieo vần
Lưu ý:
Nếu chữ thứ 6 của câu thất đầu giữ theo luật trắc
Và chữ thứ thứ 7 của câu bát cuối giữ theo luật trắc
thì bài thơ sẽ có phần âm hưởng du dương theo trầm bổng và suôn hơn bình thường
******* Thu về nhớ người *******
Rồi tháng Hạ không còn lắng đọng
Tiết Thu về đắm mộng sầu tơ
Ngồi buồn tôi chép vần thơ
Hạ đi Thu đến hồn mơ nhớ người
Nhìn cúc tím vàng tươi chợt nở
Giống tình anh mới trở cơn say
Yêu em hình bóng thon gầy
Gío thu quện tóc xõa đầy bờ vai
Trời sắp sáng ban mai ló dạng
Cả đêm ngồi nhớ dáng em xưa
Lòng anh biết nói sao vừa
Yêu thầm trộm nhớ chưa quên bao giờ
Anh ở đó luôn chờ đợi ước
Mùa Thu nào sẽ bước bên nhau
Cùng em ngắm cảnh rừng sau
Lá vàng tím đỏ nhiều màu đẹp xinh
chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một lối viết có đối trong thể thơ song thất lục bát . Như chúng ta đã biết, song thất lục bát là thể thơ cứ hai câu 7 chữ rồi đến một câu 6 chữ và một câu 8 chữ
Vì hai câu thất đầu đều có 7 chữ, nên chúng ta có thể làm bình đối hai câu với nhau
Một điểm nữa chúng ta cần để ý là câu thất đầu khi nào không có đối với câu thất dưới, thì tiếng thứ 3 trong câu thất đầu có thể là vần bằng
Luật thể thơ song thất lục bát được định như sau:
b t T b B t T(v)
t b B t T(v) b B(v)
b B t T b B(v)
b B t T b B(v) t B(v)
Chữ B và T lớn phải theo luật Bằng hay Trắc
Chữ v là âm vần và phải theo cách gieo vần
Luật Bằng Trắc
Trong câu thất đầu, chữ thứ 3 là trắc, chữ thứ 5 là bằng và chữ thứ 7 là trắc
Trong câu thất kế, chữ thứ 3 là bằng, chữ thứ 5 là trắc, và chữ thứ 7 là bằng
Hai câu lục bát tiếp theo thì giống luật lục bát chúng ta đã học
Vần
Tiếng cuối của câu thất đầu là luật trắc phải vần với tiếng thứ 5 câu thất kế cũng là luật trắc
Tiếng cuối của câu thất kế vần với tiếng cuối của câu lục
Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát
Tiếng cuối của câu bát vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo
và cứ như vậy mà tiếp tục làm cho đến khi không còn ý để viết
Vần chính của vần trắc
ất đi với ất
ước đi với ước ... và những chữ có cùng vần trắc như vậy gọi là vần chính của vần trắc
Vần thông của vần trắc
é, ị --> đi chung với nhau được
ổ, ũ
ọ, ủa
ĩa, uệ
áo, iễu
ói, ủi
ác, ước
ấc, ực
ạm, ợm
ặn, ẩn
óng, úng
ật, ắt
ật, ứt
út, uốt
Thơ có đối khi coi khó học
Luật không vần lúc đọc găng nghe
Làm thơ thì phải có vè
Vần thông đúng luật thì bè mới hay
Thất Ngôn Bát Cú Luật Bằng
Chữ....1..2..3..4..5..6..7
Câu 1: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)
Câu 2: tb-T-tb-B-tb-T-B(v)
Câu 3: tb-T-tb-B-.B-T-T----(đối câu 4)
Câu 4: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)(đối câu 3)
Câu 5: tb-B-tb-T-tb-B-T----(đối câu 6)
Câu 6: tb-T-tb-B-tb-T-B(v).(đối câu 5)
Câu 7: tb-T-tb-B-B-.T-T
Câu 8: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)
*******Xuân Tàn******
Mùa đông lạnh lẽo đã dần tan
Nắng ấm xuân sang bướm chập chờn
Trước cổng lưa thưa vài bụi trúc
Bên thềm một dãy mấy cành lan
Hai câu đối đỏ treo nơi cửa
Bốn bánh chưng xanh để cạnh bàn
Vạn cánh hoa mai rơi dưới đất
Như đang báo hiệu ánh xuân tàn
BT
Thất Ngôn Bát Cú Luật Trắc
Chữ....1..2..3..4..5..6..7
Câu 1: tb-T-tb-B-tb-T-B(v)
Câu 2: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)
Câu 3: tb-B-tb-T-B-B.-T----(đối câu 4)
Câu 4: tb-T-tb-B-tb-T-B(v)(đối câu 3)
Câu 5: tb-T-tb-B-tb-T-T----(đối câu 6)
Câu 6: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)(đối câu 5)
Câu 7: tb-B-tb-T-B-B.-T
Câu 8: tb-T-tb-B-tb-T-B(v)
*******Cuội Nga Mơ Mộng******
Một tối đêm kia nguyệt sáng mờ
Hồn tôi mãi miết nghĩ vần thơ
Nhìn trăng Chú Cuội như vui vẻ
Thấy bóng Hằng Nga giống khóc cơ
Chú Cuội đêm kia nằm mớ mộng
Hằng Nga sáng nọ đứng màng mơ
Bao nhiêu áng mộng theo mây khói
Rớt bút buông thơ, ngũ ngáy khò
BT
V=là Âm Vần
T=lớn là phải theo luật Trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng)
B=lớn phải theo luật Bằng ( dấu huyền và chữ O dấu )
tb=nhỏ là luật Trắc hay Bằng (nhưng nhớ phải theo niêm luật)
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét