Thuốc từ các loài hoa
Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, ngàn cỏ tốt tươi, cũng là lúc để người đời thưởng lãm cỏ hoa mà dưỡng sinh bảo vệ và nâng cao sức khỏe, làm đẹp...
Xin giới thiệu về một số loài hoa và công dụng của chúng.
Hoa thủy tiên:Thủy tiên là loài cây thuộc họ tỏi, có hai loại hoa đơn và hoa kép. Vì hoa thủy tiên nở trong chậu men đầy nước, mềm mại óng nuột như tiên nữ bay lượn trên mặt hồ cho nên còn gọi là “lăng ba tiên tử”.
Hoa thủy tiên:Thủy tiên là loài cây thuộc họ tỏi, có hai loại hoa đơn và hoa kép. Vì hoa thủy tiên nở trong chậu men đầy nước, mềm mại óng nuột như tiên nữ bay lượn trên mặt hồ cho nên còn gọi là “lăng ba tiên tử”.
Theo dược học cổ truyền, hoa thủy tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa vị cay đắng, tính lạnh; có công dụng khứ phong thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc; được dùng để chữa các chứng bệnh như kinh nguyệt không đều, phụ nữ ngũ tâm phiền nhiệt (nóng lòng bàn tay, bàn chân và vùng giữa ngực), mụn nhọt, viêm loét, viêm tuyến vú, quai bị, viêm hạch… Y thư cổ Bản thảo cương mục cho rằng, hoa thủy tiên có công năng “khứ phong khí”.
Thường được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, uống trong với liều từ 3 - 6g, dùng ngoài giã nát đắp hoặc nấu nước rửa. Củ cây thủy tiên có tác dụng giảm đau rất tốt. Lấy củ giã nát đắp vào chỗ đau, có thể chữa được mụn nhọt, đinh độc. Trong dân gian thường dùng củ thủy tiên để chữa ung thư tuyến vú. Tuy nhiên, vì có độc, củ thủy tiên chỉ được dùng ngoài.
Thường được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, uống trong với liều từ 3 - 6g, dùng ngoài giã nát đắp hoặc nấu nước rửa. Củ cây thủy tiên có tác dụng giảm đau rất tốt. Lấy củ giã nát đắp vào chỗ đau, có thể chữa được mụn nhọt, đinh độc. Trong dân gian thường dùng củ thủy tiên để chữa ung thư tuyến vú. Tuy nhiên, vì có độc, củ thủy tiên chỉ được dùng ngoài.
Hoa trà my
Hoa trà my: Trà my là loài thảo mộc thân gỗ, hoa nở vào cuối đông đầu xuân, kéo dài hàng tháng, để lâu không héo tàn, búp hoa to, màu sắc rực rỡ như màu đỏ, vàng, trắng. Theo dược học cổ truyền, hoa trà my vị ngọt đắng, tính mát, có công dụng lương huyết, chỉ huyết và tán ứ, dùng để chữa các chứng thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, kiết lị ra máu, bị bỏng, tổn thương do trật đả và các bệnh lý da liễu.
Ví như, dùng hoa trà 12g, than lá ngải 12g, tiên hạc thảo 15g, sắc uống để trị băng huyết ở phụ nữ; hoa trà lượng vừa phải, nghiền thành bột mịn, cho nước hoặc giấm ăn vào trộn đều rồi bôi ngoài da để chữa các vết thương hoặc trộn với dầu vừng để chữa bỏng.
Hoa mơ (hạnh hoa): Vào tháng 2, cành mơ bắt đầu nảy lộc, hoa mơ nở bung, từng đoá hoa nho nhỏ, màu trắng phớt hồng. Truyền thuyết về “rừng mơ” lại có quan hệ hết sức mật thiết với Đông y.
Tương truyền, Đổng Phụng, người nước Ngô thời Tam Quốc ẩn cư ở núi Lư Sơn, chuyên chữa bệnh cứu người mà không bao giờ lấy tiền công, chỉ cần người bệnh nặng trồng 5 cây mơ, người bệnh nhẹ trồng 1 cây mơ để báo đáp. Sau nhiều năm như thế, số người được chữa trị rất đông nên số cây mơ trồng được đã lên đến hơn mười vạn gốc, tươi tốt thành rừng.
Đổng Phụng dựa vào rừng mơ có được mà cứu tế chữa trị miễn phí cho người nghèo, nên đã được đời sau ca tụng là thầy lang có đức hạnh và hoa mơ còn có tên gọi hạnh hoa. Hạnh hoa vị đắng, tính ôn và không độc, có công dụng bổ huyết, làm đẹp, thường được dùng để chữa vô sinh ở phụ nữ và các chứng bệnh về da liễu...
Đổng Phụng dựa vào rừng mơ có được mà cứu tế chữa trị miễn phí cho người nghèo, nên đã được đời sau ca tụng là thầy lang có đức hạnh và hoa mơ còn có tên gọi hạnh hoa. Hạnh hoa vị đắng, tính ôn và không độc, có công dụng bổ huyết, làm đẹp, thường được dùng để chữa vô sinh ở phụ nữ và các chứng bệnh về da liễu...
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét