Ca Khúc Hát Về Mẹ Chọn Lọc

Mừng Tuổi Mẹ - Hương LanTình Mẹ - Ngọc SơnTình Mẹ - Mỹ TâmNỗi Buồn Mẹ Tôi - Thùy Dương & Phương Mỹ ChiTân Cổ : Tìm Mẹ Nơi Đâu - Thanh Kim HuêNhớ Mẹ Lý Mồ Côi ( Karaoke) - Cẩm LyTân cổ Chiếc Áo Mẹ Già - Châu Thanh & Thanh Kim Huệ

Đông Y - Bài Thuốc Hay

Những thực phẩm vàng giải độc cho gan

Tỏi, nghệ, trái cây họ cam quýt… là những thực phẩm có lợi, giúp cải thiện chức năng gan mà bạn nên kết hợp vào chế độ ăn hàng ngày.

Gan có chức năng rất quan trọng trong cơ thể. Nó như một máy lọc đào thải các vi khuẩn khỏi máu, chuyến hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn thành thứ cơ thể cần, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đốt cháy chất béo…
1. Tỏi
Tỏi là một trong những thực phẩm tốt nhất để thanh lọc gan bởi chúng giúp kích hoạt các enzyme đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, các chất allicin và selenium trong tỏi đều giúp gan sạch và khỏe mạnh hơn. Vì vậy, hãy bổ sung thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường chức năng của gan.
to-i-3948-1381023746.jpg
Ảnh: Wordpress.com
2. Nghệ
Tương tự như tỏi, nghệ cũng là một loại gia vị tốt cho gan và rất dễ kết hợp với các món ăn. Chúng giúp lọc độc tố ở gan và thải các chất sinh ung thư ra khỏi cơ thể.
3. Dầu ô liu
Dầu ô liu và các loại dầu hữu cơ khác như hạt lanh hoặc cây gai dầu cung cấp cho cơ thể lipid và giúp hấp thụ các chất độc trong cơ thể. Vì vậy, thay vì dùng bơ, bạn hãy sử dụng dầu ô liu vài lần mỗi tuần, và gan của bạn sẽ rất có lợi vì điều đó.
4. Trái cây họ cam quýt
Với hàm lượng vitamin C cao, các loại trái cây họ cam quýt chính là chất chống oxy hóa tự nhiên tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn các loại cam, chanh và bưởi ở mức độ vừa phải, bởi ăn quá nhiều sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
5. Hạt óc chó
Không chỉ ngon miệng, hạt óc chó còn cho lượng axit amin arginine rất cao giúp "tống khứ" ammoniac ra khỏi cơ thể bạn. Đồng thời, hạt óc chó còn là nguồn cung cấp các chất béo Omega-3 và gluetathione tốt cho sức khỏe hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả hơn. Bạn có thể thêm chúng vào món salad hoặc làm bánh cũng rất ngon miệng.
6. Ngũ cốc nguyên hạt
Gạo lứt và các loại ngũ cốc khác đều chứa hàm lượng các vitamin B cao. Các loại vitamin B rất hiệu quả trong việc giúp tăng cường chức năng gan theo nhiều cách như thúc đẩy chuyển hóa chất béo, giảm xung huyết gan và sức khỏe gan nói cung. Do đó, hãy hạn chế các thực phẩm từ bột mì trắng và tăng cường các loại ngũ cốc nguyên hạt.
7. Các loại rau lá xanh
Các loại rau lá xanh không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn là những trợ thủ đắc lực giúp giải độc cho gan. Hãy tăng cường ăn các loại rau lá xanh hàng ngày bạn nhé bởi chúng có thể đẩy các chất độc hại môi trường ra khỏi máu của bạn như trung hòa các kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất hóa học khác.
AloBacsi.vn 
Theo Tiền phong


************************************************************

Phòng ngừa và khắc phục u xơ tử cung với cây Xạ đen

Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng...

Những năm gần đây, cây xạ đen (Hòa Bình) được giới y khoa Việt Nam quan tâm nghiên cứu nhiều hơn và đã khẳng định được tác dụng của loại cây này trong việc hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa u nang buồng trứng, u xơ tử cung.

Từ y học cổ truyền…

Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt trong việc ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Cây Xạ đen cũng có tác dụng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, thông kinh, lợi niệu…

… tới y học hiện đại
Y học hiện đại cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về công dụng của cây xạ đen. Các nghiên cứu cho thấy, cây xạ đen có các thành phần hóa học chủ yếu là: flavonoid, saponin triterpenoid, sterol. Trong đó, flavonoid là chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư; saponin triterpenoid có tác dụng chống nhiễm khuẩn… Các hoạt chất chống ung thư của cây Xạ đen được coi là mạnh nhất trong các loại dược liệu có hoạt chất chống ung thư.

Cây xạ đen – hỗ trợ điều trị & ngăn ngừa hiệu quả u xơ tử cung, u nang buồng trứng
Cây xạ đen – hỗ trợ điều trị & ngăn ngừa hiệu quả u xơ tử cung, u nang buồng trứng
Ngoài ra, qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư, các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, một số nghiên cứu còn cho thấy, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin có thể kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất lấy từ cây trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.

Với những công dụng hữu ích trên, hiện nay cây xạ đen đang được chú ý quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bảo tồn, nghiên cứu và sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa ung thư và nhiều bệnh khác. 

AloBacsi.vn 
Theo Tuổi trẻ


************************************************************

Đậu bắp chữa rối loạn cương dương

Uống nước đậu bắp luộc hàng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh.

Đậu bắp còn gọi là mướp tây, bắp chà, tên khoa học Abelmoschus esculentus, thuộc họ Malvaceae. Đậu bắp có thể cao trên 2m, lá dài và rộng khoảng 10-20 cm, xẻ thùy chân vịt với 5-7 thùy.
Hoa đường kính 4-8 cm, với 5 cánh hoa màu trắng hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa. Quả là dạng quả nang dài tới 20 cm, chứa nhiều hạt.Từ lâu, dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng thân, lá và quả non đậu bắp để trị các chứng tiểu khó, bệnh lậu; rễ và lá non chữa ho khan, viêm họng...
Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cả ung thư. Uống nước đậu bắp luộc hàng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh.
Đậu bắp còn có tác dụng chống bệnh tiểu đường vì chất xơ trong đậu bắp có thể làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Tác dụng kiểm soát lipit nhờ chất xơ hòa tan được gọi là Pectin có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu... Sau đây là một số tác dụng của đậu bắp:
- Giúp sáng mắt, đẹp da: Đậu bắp có chứa nhiều sinh tố A nên giúp phòng ngừa các căn mệnh về mắt và da, giúp duy trì thị lực tốt cũng như mang lại cho cơ thể một làn da tươi nhuận.
- Giúp hạ mỡ máuĂn đậu bắp thường xuyên góp phần kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể, bởi trong trái đậu bắp có chứa các dưỡng chất thiết yếu có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol trong máu.
- Phòng và chữa táo bón và các bệnh về dạ dày: Đậu bắp rất nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón, bệnh trĩ, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.
- Giúp tóc xanh, bóng mượt: Cắt đậu bắp thành những miếng nhỏ rồi đun sôi và để nguôi. Sau đó, trộn nước đậu bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên mái tóc như là hỗn hợp dầu gội đầu. Khoảng 20 phút sau thì gội đầu với nước sạch.
- Giúp ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi: Đậu bắp cũng chứa nhiều axit folic rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic rất quan trọng vì chất này giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
- Giúp cải thiện sinh lý cho quý ông: Một nghiên cứu gần đây cho hay, đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng cho quý ông.
Tuy nhiên, đậu bắp có tính mát. Những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, không nên dùng đậu bắp và khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.
AloBacsi.vn 
Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp


************************************************************


Thực đơn tốt cho người sa dạ dày

Sa dạ dày thường gặp ở người suy nhược cơ thể và mất sức. Cơ dạ dày giãn ra, dạ dày sa xuống, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Người bệnh thường có triệu chứng kém ăn, đầy bụng, đau vùng bụng trên, tiêu hóa kém... Một số người còn bị chóng mặt, hoa mắt, mất sức, rối loạn thần kinh thực vật (dẫn đến ra mồ hôi tay chân). Dưới đây là một số món ăn có tác dụng dưỡng vị hỗ trợ điều trị cho người bệnh sa dạ dày.
Bài 1: Dạ dày bò 200g, chỉ xác (sao) 10-20g, sa nhân 2g. Cách làm: Dạ dày bò sau khi rửa sạch cắt sợi, cùng chỉ xác và sa nhân cho vào nồi đất đun lửa to cho sôi sôi, sau đó hạ lửa nhỏ tiếp tục nấu đến chín, nêm nếm gia vị. Ăn liền tục trong 5 ngày.
Hoặc dạ dày bò 1 cái, đương quy 180g, một ít rượu, gia vị. Cách làm: Dạ dày bò rửa thật sạch, cắt thành lát nhỏ, cùng đương quy cho vào nồi đất, thêm nước lượng vừa, sau khi đun to lửa cho sôi, thêm rượu, hạ lửa nhỏ tiếp tục nấu cho đến khi canh đậm thịt nhừ, nêm nếm gia vị. Món ăn này thích hợp cho người bệnh sa dạ dày có triệu chứng đau.
Thực đơn tốt cho người sa dạ dày 1
Canh gà mái tơ, gừng khô tốt cho người bệnh sa dạ dày. Ảnh: MH
Bài 2: Dạ dày lợn 1 cái, hoàng kỳ 200g, trần bì (vỏ quýt) 30g. Cách làm: Dạ dày lợn rửa sạch cắt sợi, sau đó cho thêm hoàng kỳ và vỏ quýt, thêm nước lượng vừa để nấu cho đến khi chín nhừ thì tắt lửa. Chia 2 lần dùng hết trong ngày, 10 ngày là một liệu trình.
Hoặc dạ dày lợn 1 cái, hoàng kỳ 20 - 30g, tiêu sọ 15g. Cách làm: Dạ dày lợn rửa sạch cắt lát, sau đó cùng hoàng kỳ, tiêu sọ cho vào nồi nước nấu chín, chia 2 hay 3 lần dùng trong ngày, 10 ngày là một liệu trình, bài thuốc này có tác dụng dưỡng vị bổ khí.
Bài 3: Sơn tra 15g, chỉ xác 15g. Sơn tra sau khi rửa sạch cùng chỉ xác cho vào nồi nấu, sau khi sôi hạ lửa nhỏ nấu tiếp sau đó bỏ bã lấy nước. Cách dùng:Mỗi ngày 1 chén, chia 2 lần dùng. Dùng trong 3 - 5 ngày.
Bài 4: Nhân sâm, sinh khương (gừng tươi), phục linh, trần bì (vỏ quýt) mỗi thứ 3g, thương truật 9g, chỉ thực 1,5g. Tất cả nguyên liệu trên cùng cho vào nồi đất, dùng nước lượng vừa để nấu, sau khi đun lửa to cho sôi thì hạ lửa vừa tiếp tục nấu đến khi chín mềm. Chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng liên tục trong 5 ngày.
Bài 5: Gà tơ 1 con, can khương (gừng khô), công đinh hương, sa nhân (mỗi thứ 3g). Gà tơ làm sạch. Can khương, công đinh hương, sa nhân cho vào túi vải buộc lại, rồi cho túi thuốc này và gà tơ vào nồi tiềm cách thủy, chia 2 lần ăn hết trong ngày, có tác dụng dưỡng vị ích khí.
Hoặc gà mái tơ 1 con, chích hoàng kỳ 100g, gừng, hành, rượu trắng, tiêu lượng vừa đủ. Gà mái rửa sạch bỏ nội tạng và đầu móng, đưa hoàng kỳ nhét vào bụng gà, dùng chỉ khâu lại, cho vào chiếc thố, cho nước dùng, gừng, hành, rượu, gia vị, đun lửa to chưng cách thủy trong 2 giờ, sau cùng rắc một ít bột tiêu. Có tác dụng trị sa dạ dày và triệu chứng đau dạ dày do lạnh.
AloBacsi.vn
Theo BS Lê Nam - Sức khỏe & Đời sống


Đông Y - Bài Thuốc Quanh Ta

Cà chua chữa viêm gan mãn tính

Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.

Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ cà (Solanaceae). Quả cà chua mọng nước, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: Tròn, dẹt, có cạnh, có múi… Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua.
Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.
Công dụng chính của cà chua là ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng… rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Sau đây là một số công dụng của cà chua.
1. Phòng ung thư: Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú...
2. Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
3. Tốt cho người viêm thận: Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.
4. Bảo vệ tim mạch: Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.
5. Chữa bí đại tiện, thiếu máu: Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 quả.
6. Chữa bỏng lửa: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.
7. Chống lão hóa: Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.
8. Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.
9. Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 - 3 lần uống trong ngày
10. Chữa tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 - 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.
11. Chữa chảy máu chân răng: Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 1 - 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.
12 . Làm làn da mịn màng, tưới sáng: Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C...có tác dụng làm da mịn màng, tươi sáng nên cà chua được các nhà thẩm mỹ chiếu cố chế "mặt nạ" dưỡng da.
AloBacsi.vn 
Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp


************************************************************


Cậu nhỏ khó "lên"... ăn gì cho "sung mãn"?

Nam giới suy giảm khả năng tình dục có nhiều biểu hiện: dương vật không cương do không ham muốn, ham muốn nhưng không "lên" được, hay cương khi được kích thích, nhưng nhanh chóng ỉu xìu.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

- Sự thiếu hụt hormon testoterone (nội tiết tố nam), thường thấy ở người bị teo tinh hoàn (thường do quai bị), suy tuyến yên, u tuyến yên hoặc có bệnh làm tăng oestrogen (hormon nữ).

- Các dây thần kinh chi phối khả năng tình dục bị tổn thương, xảy ra ở người nghiện rượu, thuốc lá, ma túy hoặc người bị bệnh tiểu đường.

- Có tổn thương tủy sống, phải trải qua các phẫu thuật vùng bẹn và tiểu khung; hoặc mắc các bệnh như tai biến mạch máu não, động kinh, tụ máu dưới màng cứng.

Theo Đông y, chứng bất lực được điều trị theo phép "bổ thận" vì thận là cội nguồn của tạng phủ, là gốc của 13 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh, là bể chứa của tinh huyết. Các bài thuốc chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh… của Đông y đều nhằm tác động đến tạng này.

Đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương dưới đây để hỗ trợ điều trị:

Bài 1: nhục thung dung 20g, thận dê 1 quả. Thận dê làm sạch sau đó thái mỏng ướp mắm muối rồi cho nhục thung dung vào, đổ nước vừa phải, hầm cách thủy 1 tiếng. Món này ăn bổ thận khí, ích tinh huyết, tráng dương. Ai bị "khoản kia" ỉu, mỏi gối, đau lưng, tiểu tiện ban đêm nhiều lần do thận hư gây nên phải ăn món này. Cần ăn từ 7-14 ngày.

Bài 2: tôm nõn 250g, rau hẹ 200g. Dùng dầu vừng xào to lửa, khi chín cho thêm gia vị mắm muối vừa đủ rồi ăn với cơm. Cần ăn liên tục 7 ngày, có tác dụng bổ thận tráng dương.

Bài 3: gan dê 200g, rau hẹ 200g. Gan dê thái mỏng, cho dầu vừng vào xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, ăn liền 7 ngày. Tác dụng ôn thận, cố tinh, ích huyết, dưỡng gan cơ thể cường tráng sinh lực dồi dào.

Bài 4: thận dê 1 đôi, cà dê 1 cái, nhục thung dung 15g, khởi tử 15g, ba kích 15g, sơn dược 15g, thục địa 15g, táo tàu 15g. Cho vào nồi đất hầm cách thủy 1 tiếng. Tác dụng ích tinh, bổ huyết, tráng dương, bổ thận khí, cơ thể cường tráng, tăng cường trí nhớ.

Bài 5: hải mã 10g, tơ hồng 15g, sơn dược 15g, thục địa 15g, dâm hương hoắc 15g. Sắc đặc uống 7 ngày, mỗi ngày 1 thang. Tác dụng: bồi bổ thận khí, chữa bệnh cương cử kém, tiểu đêm nhiều lần.

Cà rốt hầm thịt dê ôn thận, cố tinh, tăng cường sinh lực.

Bài 6: cà rốt 500g, thịt dê 500g. Hầm nhừ mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày. Tác dụng ôn thận, cố tinh, cường tráng sinh lực dồi dào.

Bài 7: cá chép 1 con (0,5-1kg), vừng đen 50g, gạo nếp 100g. Nấu cháo, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày. Tác dụng bổ thận tráng dương, mạnh khỏe trẻ trung lâu dài.

AloBacsi.vn
Theo Lương y Vũ Quốc Trung - Sức khỏe & Đời sống


************************************************************

Hạt tơ hồng - Vị thuốc của quý ông

Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền với tên gọi là thỏ ty tử được thu hái ở quả chín, đem về sàng sẩy cho hết tạp chất rồi phơi khô.

Dược liệu thỏ ty tử có vị ngọt nhạt, hơi cay, không mùi, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ can thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu nhuận tràng... dùng thích hợp cho những quý ông yếu sinh lý, di tinh. Dưới đây là một số cách dùnghạt tơ hồng chữa bệnh.

Hạt tơ hồng - Vị thuốc của quý ông 1
Chữa di tinh: thỏ ty tử, khiếm thực, cúc hoa vàng, hoài sơn, đỗ đen, mỗi vị 20g, thục địa 40g. Sắc uống ngày một thang.
Hoặc dùng bài: thỏ ty tử 12g, thục địa, cao ban long, mỗi vị 10g; câu kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, phụ tử chế, hoài sơn mỗi vị 8g, sơn thù 6g; nhục quế 4g. Tán bột, làm viên, uống mỗi ngày 10-20g.
Chữa liệt dương: thỏ ty tử 60g, lộc giác sương 100g, phá cố chỉ 60g, phục linh 60g, bá tử nhân 60g, thục địa 100g. Tất cả phơi hoặc sấy khô, giã nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 20-30g.
Hạt tơ hồng - Vị thuốc của quý ông 2
Hoặc dùng bài: thỏ ty tử 10g, tiên mao 10g, câu kỷ tử 9g, ngũ vị tử 9g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 200ml nước sắc còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.
Chữa đái đục háo khát: thỏ ty tử 20g, mạch môn 10g. sắc uống ngày 1 thang.
Chữa đau lưng mỏi gối: thỏ ty tử 12g, cẩu tích, hoài sơn, mỗi vị 20g; bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng, mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương, mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.
Thuốc bổ thần kinh: thỏ ty tử 1.000g, thân cây ớt làn lá to 1.000g, hà thủ ô đỏ 1.000g, ba kích 500g, lạc tiên 500g, đỗ đen 500g (sao cháy). Các dược liệu thái nhỏ, nấu với 2 lần nước, rồi cô lại còn 700ml dung dịch. Lọc bỏ bã thêm 300ml sirô để được 1 lít thành phẩm. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.
Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi: thỏ ty tử, hà thủ ô, huyết giác, hoài sơn, đỗ đen (sao cháy), mỗi vị 100g, vừng đen 30g, ngải cứu 20g, gạo nếp (rang vàng) 10g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, tán bột, rây mịn, trộn với mật làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 10-20g.
AloBacsi.vn
Theo DS. Hữu Bảo - Sức khỏe & Đời sống

Đông Y - Bài Thuốc Hay

Hoa hòe chữa trĩ

Hoa hòe vị đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt lương huyết và chỉ huyết thường được dùng để chữa các bệnh đại tiện ra máu, đái ra máu.


Theo nghiên cứu hiện đại, hoa hòe có tác dụng: nâng cao sức bền thành mạch, cầm máu, kháng khuẩn và chống viêm, chống co thắt cơ trơn ở đường ruột... rất thích hợp cho bệnh trĩ.
Xuất huyết: Hoa hoè tươi 50g, thịt lợn nạc 120g, gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị rồi đem hầm với hoa hoè, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Tư âm nhuận táo, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết do nhiệt thịnh.
Sưng đau: Hoa hoè 60g sắc kỹ lấy nước, chia 2/3 uống và 1/3 dùng để ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 1 thang. Công dụng: Thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ sa ra ngoài, sưng đau.
Viêm loét chảy máu: Hoa hoè 50g, hoa kinh giới 50g, hai thứ đem sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước cơm hoặc nước cháo. Công dụng: Thanh nhiệt tán phong, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ viêm loét chảy máu, sa niêm mạc trực tràng xuất huyết.
Lưu ý: Hoa hòe tính hơi lạnh nên những người có tỳ vị hư hàn biểu hiện bằng các triệu chứng hay đau bụng do lạnh, thích chườm nóng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát... thì không nên dùng, nếu dùng cần phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng.

AloBacsi.vn
Theo ThS.BS Khánh Toàn - Kiến thức


************************************************************

Món ăn có ích cho nam giới vô sinh

Thận dê nấu thuốc, gà hầm câu kỷ, cháo tôm rau hẹ, canh hàu... là những món ăn có tác dụng hiệu quả hỗ trợ sinh sản nam giới.

Một người nam trưởng thành, sinh hoạt tình dục bình thường và sống chung với vợ lâu hơn 2 năm mà không có con, cần được thực hiện một số điều sau:
- Xét nghiệm máu tổng quát và đo lượng hormone testosterone, FSH.
- Thử nghiệm tinh trùng, tinh dịch.
- Tinh trùng được quan sát dưới kính hiển vi trong khoảng 1 giờ sau khi xuất. Bình thường, khối lượng tinh dịch là 2-6 ml, số lượng tinh trùng trong mỗi ml phải có khoảng 20 triệu con hoặc nhiều hơn. Trong đó, có ít nhất 50% tinh trùng linh hoạt, bơi nhanh và có ít nhất 70% tinh trùng có hình dạng bình thường.
Số lượng tinh trùng ít và chất lượng kém có thể do:
- Thiếu hormone nam.
- Ảnh hưởng các kim loại nặng.
- Ảnh hưởng sức nóng quá độ (tắm nước nóng, làm việc trong môi trường quá nóng).
- Dùng rượu hay thuốc lá quá độ.
- Từng bị mắc bệnh quai bị hồi nhỏ làm viêm tinh hoàn.
- Bị mắc một số bệnh tình dục làm hư nghẽn ống dẫn tinh.
- Bị khuyết tật bẩm sinh.
- Bị ứ tĩnh mạch trong bọc tinh hoàn.
- Đã cắt ống dẫn tinh (để ngừa thai) và không sửa lại được.
Theo Đông y, ngoại trừ những trường hợp tổn thương thực thể hoặc khuyết tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục, vô sinh nam thường được cho là có nguyên nhân từ các bệnh lý như:
1. Thận dương hư
Dương khí không đủ làm lưng gối lạnh đau, đại tiện lỏng, có khi tiêu chảy vào lúc sáng sớm, tai ù mắt hoa, sợ lạnh, thích uống nước ấm, tự ra mồ hôi, có khi đi tiểu đêm nhiều lần, mất ngủ, di hoạt tinh, liệt dương, tinh thần suy sụp.
Bài thuốc dùng có công dụng bổ thận dương như Thận khí hoàn, Hữu quy hoàn, Ban long hoàn…
2. Thận âm hư
Người gầy khô, đổ mồ hôi trộm, đau lưng, mỏi gối, chân run, hoa mắt, ù tai, trong người nóng bức rức, đại tiện táo, tiểu tiện nóng, nước tiểu vàng, khó ngủ, dễ cáu gắt, mộng tinh, sinh hoạt tình dục yếu.
Bài thuốc dùng có công dụng bổ thận âm như: Lục vị địa hoàng hoàn, Tả quy hoàn… hoặc có công dụng bổ thận tinh như Đại bổ nguyên tiễn, Đại tạo cố chân hoàn, Ban long bách bổ hoàn...
3. Đàm thấp tích trệ
Người mập, cơ thể tích trữ nhiều mỡ, nhất là ở bụng và mông, thường có nhiều đàm nhớt, chóng mặt, nhức đầu, cao huyết áp, mỡ trong máu tăng, xơ vữa động mạch…
Bài thuốc dùng có công dụng hóa đàm, trừ thấp, tiêu tích trệ như: Nhị trần thang, Tiêu dao tán, Bối mẫu qua lâu tán, Tiểu hãm hung thang, Bán hạ Bạch truật thiên ma thang…
4. Thấp nhiệt hạ tiêu
Do ảnh hưởng của hai khí Thấp và Nhiệt nên gây ra viêm nhiễm ở các bộ phận của hệ sinh dục tiết niệu (thận, bàng quang, tuyến tiền liệt và đường tiết niệu).
Bài thuốc dùng thuốc có công dụng thanh nhiệt, hoá thấp như Đạo xích tán, Tư thận hoàn, Cam lộ tiêu độc đan…
Bên cạnh việc dùng thuốc, cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, luôn giữ tinh thần nhẹ nhàng, vui tươi, thoải mái. Kết hợp tập luyện một phương pháp dưỡng sinh phù hợp với thể trạng và điều kiện làm việc của mình (thái cực quyền, yoga, khí công, đi bộ, bơi lội, cầu lông, đá cầu…).
Một số món ăn có ích cho các trường hợp vô sinh nam
1. Thận dê nấu thuốc
nhung-mon-canh-thit-ngon-cho-b-1146-6017
Thận dê 1 cặp, câu kỷ tử 15-20 g, nhục thung dung 12-15 g, thố ty tử 12-15 g.
Cách làm: Thận dê (hoặc tinh hoàn dê) làm sạch, các loại dược liệu rửa sạch, cho vào túi vải buộc kín. Cho tất cả vào nồi đất cùng với lượng nước vừa đủ, đun lửa lớn cho sôi, sau đó để lửa riu riu đến khi thận chín mềm là được. Nêm gia vị vừa ăn. Lấy túi thuốc ra, dùng ăn nóng vào lúc đói bụng. Một tuần có thể ăn 2-3 lần.
Món ăn này có tác dụng bổ thận dương, rất tốt cho trường hợp vô sinh do thận dương hư.
Có thể dùng thịt dê 500 g làm sạch, xắt miếng vừa ăn, tẩm ướp gia vị vừa đủ. Nấu với các loại dược liệu nói trên, có gia thêm hoài sơn (củ khoai mài) 50 g, lá dâm dương hoắc 30 g, đương quy 10 g, nhục quế 8 g, gừng tươi 3 lát. Đến khi thịt dê chín mềm là được. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng, ăn với mì sợi hoặc bánh mì. Một tuần ăn khoảng 1-2 lần.
2. Cháo tôm, rau hẹ
Nguyên liệu: Tôm sú 100 g, rau hẹ 50 g, hành tím 5 củ, hạt tiêu sọ 10 g, gạo tẻ 50 g, gia vị các loại.
Cách làm: Tôm làm sạch, ướp gia vị. Rau hẹ và hành rửa sạch, xắt nhỏ. Nấu gạo tẻ thành cháo. Khi cháo chín, cho tôm vào, đảo đều rồi cho hẹ, hành vào, quậy đều và nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng, Một tuần ăn 2-3 lần.
Món ăn này rất tốt cho người nam vô sinh do thận dương hư.
3. Gà hầm câu kỷ, hoàng tinh
1374983648202-7080-1381473949.jpg
Nguyên liệu: Gà trống tơ 1 con, câu kỷ tử 20 g, hoàng tinh 20 g, gia vị các loại.
Cách làm: Gà làm thịt, rửa sạch, cho vào nồi đất cùng với lượng nước vừa đủ, cho 2 vị thuốc trên vào hầm nhừ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng. Một tuần ăn 1-2 lần.
Món ăn này thích hợp với trường hợp vô sinh nam do thận dương hư, có các triệu chứng lưng, gối lạnh đau, mỏi nhừ, miệng khô, hoa mắt và chóng mặt.
4. Thịt rùa vàng hầm thuốc
Nguyên liệu: Thịt rùa vàng (hoặc thịt ba ba) 150 g, thục địa 12-15 g, câu kỷ tử 30 g, hoài sơn 30 g, nữ trinh tử 15 g, gia vị các loại...
Cách làm: Thịt rùa làm sạch, cắt miếng nhỏ. Các vị thuốc rửa sạch, cho vào túi vải, buộc miệng túi lại. Đổ nước vừa ngập, tất cả đem hầm nhừ, lấy túi bã thuốc ra, nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng. Một tuần ăn 2-3 lần.
Hoặc dùng thịt rùa 150 g, bong bóng cá 30 g, gia vị các loại. Thịt rùa rửa sạch, xắt miếng nhỏ, bong bóng cá rửa sạch, xắt nhỏ. Tất cả bỏ vào nồi với lượng nước vừa đủ. Đun sôi rồi hầm nhỏ lửa cho nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng. Một tuần ăn 2-3 lần.
Món ăn này rất có ích cho trường hợp vô sinh do thận âm hư.
5. Cháo sinh địa, táo nhân
Nguyên liệu: Sinh địa 30 g, toan táo nhân 30 g, gạo tẻ 50 g.
Cách làm: Sinh địa và táo nhân rửa sạch, nấu với lượng nước vừa đủ, sôi khoảng 30 phút. Lấy nước, bỏ bã, sau đó cho gạo vào nấu cháo ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng. Một tuần ăn 2-3 lần.
Sinh địa có tác dụng tư âm, thanh nhiệt. Táo nhân có tác dụng dưỡng huyết an thần.Dùng hai vị thuốc nấu cháo ăn có tác dụng bổ trợ cho việc chữa trị những trường hợp vô sinh nam do thận âm hư, can hỏa vượng.
6. Móng giò heo hầm củ hành
Móng giò heo hầm củ hành
Nguyên liệu: Móng giò heo 4 cái, hành 50 g, gia vị các loại.
Cách làm: Móng giò heo làm sạch, chẻ nhỏ, cho vào nồi, thêm nước, hành và gia vị. Đun sôi, giữ nhỏ lửa cho đến khi chín nhừ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng. Một tuần ăn 2-3 lần.
Móng giò heo có tác dụng tư âm dưỡng huyết, hành có tác dụng thông tinh quan. Hai thứ phối hợp với nhau làm cho món ăn có tác dụng bổ trợ cho việc chữa trị những trường hợp không vô sinh do thận âm, âm huyết suy hư.
7. Canh cá mực, đào nhân
Nguyên liệu: Cá mực (mặc ngư) 1 con, đào nhân 6 g, gia vị các loại.
Cách làm: Cá mực làm sạch, đào nhân rửa sạch. Cho hai thứ vào nồi, nấu với lượng nước vừa đủ. Khi mực chín thì nêm gia vị vừa ăn để làm món canh.
Dùng ăn trong bữa cơm. Một tuần ăn 2-3 lần.Cá mực có tác dụng thông huyết, đi vào kinh can, phối hợp với đào nhân nên tác dụng thông ứ huyết càng mạnh.
Món ăn này có thể dùng trong trường hợp vô sinh nam do huyết ứ gây nên.
8. Thịt thỏ nấu tam tử
Nguyên liệu: Thịt thỏ 250 g, kim anh tử 30 g, nữ trinh tử 20 g, thỏ ty tử 20 g (ba loại hạt này bọc trong túi vải), gừng tươi 15 g, đại táo 5 quả, gia vị các loại.
Cách làm: Thịt thỏ bỏ mỡ, xắt lát, gừng tươi giã nát, rửa sạch, tất cả cho vào nồi hầm 1-2 giờ, nêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Món ăn này có tác dụng tư bổ thận âm, cố tinh, thích hợp cho các trường hợp vô sinh nam thuộc thể thận âm bất túc, tinh quan bất cố (dễ xuất tinh, di tinh).
9. Đuôi heo nấu thuốc
Nguyên liệu: Đuôi heo 150 g, thục địa 30 g, tỏa dương 30 g, đỗ trọng 30 g, đại táo 10 quả, gừng tươi 15 g, gia vị các loại.
Cách làm: Đuôi heo cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt khúc ngắn. Các loại gia vị rửa sạch cho vào túi vải, buộc kín. Gừng tươi giã nát. Tất cả cho vào nồi đất với lượng nước vừa đủ, hầm lửa nhỏ 2-3 giờ, nêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Món ăn này có tác dụng tư bổ thận tinh, rất tốt cho các trường hợp vô sinh nam khác nhau, có tình trạng tinh trùng ít, tinh trùng yếu.
11. Trứng cút nấu long nhãn
Trứng chim cút 4-6 quả, đánh lẫn với thịt 5-10 quả long nhãn, nấu chín lên ăn.
Món ăn này thích hợp với các trường hợp vô sinh nam khác nhau, có tình trạng tinh trùng ít hoặc tinh trùng hoạt động yếu.
12. Cật dê nấu tiểu hồi, đậu đen, đỗ trọng
Nguyên liệu: Cật dê 2 quả, tiểu hồi hương 8 g, đậu đen 100 g, đỗ trọng 15 g, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Cật dê rửa sạch, xắt từng miếng nhỏ. Tiểu hồi hương, đậu đen, đỗ trọng rửa sạch, để ráo, cho vào túi vải gạc. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ, nấu 30-60 phút, thêm gia vị cho vừa ăn.Món này rất tốt cho những người dương hư, đau lưng, chân gối mỏi, sinh hoạt tình dục yếu.
13. Hải sâm chưng nhục thung dung
Nguyên liệu: Hải sâm 50 g, nhục thung dung 60 g, thịt heo nạc 100 g, câu kỷ tử 30 g, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Tất cả vị rửa sạch. Nhục thung dung ngâm mềm, xắt mỏng. Hải sâm xắt sợi. Thịt heo xắt lát vừa trộn chung với ít muối, tiêu, đường vừa ăn, cho vào thố, chưng cách thuỷ đến khi thịt mềm là được. Dùng ăn nóng trong bữa ăn.
14. Canh thịt dê - đương quy
Nguyên liệu: Thịt dê 150 g, đương quy 15 g, gừng tươi 3 lát.
Cách làm: Thịt dê rửa sạch cắt miếng nhỏ, chần qua nước sôi rồi cho vào nồi cùng với đương quy và gừng. Nấu với 500 ml nước đến khi thịt chín mềm là được. Nêm gia vị vừa ăn, dùng ăn trong bữa cơm.
15. Canh hàu
Chao-hau-01-JPG-8723-1381473949.jpg
Nguyên liệu: Thịt con hàu 100 g, long nhãn nhục 25 g, đảng sâm 30 g (hoặc nhân sâm 10 g), đường phèn 30 g.
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đất, nấu với 500 ml nước, để sôi khoảng 30 phút. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
16. Cật heo nấu câu kỷ - hoài sơn
Nguyên liệu: Cật heo 2 quả, xương heo 500 g, câu kỷ 20 g, hoài sơn 30 g. Muối, đường, nước tương vừa đủ để nêm.
Cật heo làm sạch, xương heo chặt miếng, câu kỷ, hoài sơn rửa sạch để ráo.Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu lửa lớn cho sôi sau đó để lửa nhỏ. Khi thấy chín mềm thì cho gia vị vào nêm vừa miệng.
Món ăn này có công hiệu bổ thận, ích tinh, làm mạnh sinh lực.
AloBacsi.vn
Theo Lương y Đinh Công Bảy - VnExpress


************************************************************

Giá trị dược liệu quý của Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) được biết đến như một vị thuốc quý hiếm, được sách y học cổ truyền coi là vị thuốc cải lão hoàn đồng, hồi xuân sinh lực.

17 loại acid amin - thành phần đạm thực vật quý hiếm; cung cấp đầy đủ lượng đạm cần thiết, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho người lớn tuổi. Đạm thực vật cũng là một lựa chọn an toàn cho những người bệnh tiểu đường, tim mạch, loãng xương…
Nguồn vitamin A, C, D, E, K, B1, B2... và khoáng chất: Ca, Fe, Zn, Mn, Cu, Selen... dồi dào giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tăng hoạt động của các cơ quan, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Rất hiếm vật chất trên trái đất có chứa Selen - chất có khả năng tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa ung thư.
Các hợp chất sinh học tự nhiên đặc biệt (cordiceptic acid, cordycepin, adenosin...). Đây là thành phần đặc biệt quý giá, giúp mang lại những tác dụng kỳ diệu cho sức khoẻ con người.
Giá trị dược liệu quý của Đông trùng hạ thảo 1
Giá trị dược liệu quý giá của ĐTHT tác động đến sức khỏe
Hệ thống miễn dịch: Tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào, dịch thể. Giúp chống viêm nhiễm, ngăn chặn sự phát triển, lây lan của vi khuẩn, virus.
Hệ tuần hoàn, tim mạch, thần kinh: ĐTHT chứa hàm lượng cao Mannitol, chất làm giãn nở cơ tim và mạch máu não. ĐTHT còn làm giảm mỡ máu, giảm cholesterol và lipo-protein.
Hệ nội tiết, sinh dục: Giúp phụ nữ điều hoà nội tiết tố, cải thiện chứng lạnh tử cung (thường gặp ở các trường hợp hiếm muộn, sảy thai).
Hệ trao đổi chất: Tăng cung cấp và chuyển tải oxy, tăng lưu thông máu, khả năng hấp thu dưỡng chất, duy trì môi trường cơ thể khỏe mạnh.
Thận: Tác dụng nhanh trong việc phục hồi và làm giảm triệu chứng viêm thận mãn, suy thận: liệt dương, di tinh, mệt mỏi, đau lưng, tê nhức các chi/khớp.
Phổi: Công dụng nhanh, mạnh hỗ trợ chữa các bệnh đường hô hấp: ho, đàm, suyễn, viêm/hen phế quản, lao phổi...
Đông trùng hạ thảo nuôi trồng
ĐTHT tự nhiên bị khai thác ngày càng cạn kiệt nên việc nuôi trồng ĐTHT là khái niệm mới, mở ra cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm vô cùng quý giá này, vừa góp phần bảo vệ môi trường, tránh gây tận diệt nguồn ĐTHT hoang dại.
Dr. John C. - Aloha Medicinals USA - đã thành công trong việc nuôi trồng ĐTHT Aloha nguyên chất 100% trong hệ thống nhà kính hiện đại, được chứng nhận bởi FDA - Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt:
Lấy giống trực tiếp từ Himalaya, Tây Tạng
Điều kiện nuôi trồng được điều chỉnh tương đồng như môi trường thiên nhiên
Toàn bộ quy trình nuôi trồng, sản xuất hoàn toàn khép kín
Tinh khiết chuẩn hoá 100%
Chứa thành phần hoạt chất sinh học cao,
Đông trùng hạ thảo Aloha -USA nguyên chất 100% được chắt lọc và cô đặc từ những tinh chất quý hiếm nhất của ĐTHT, có hàm lượng dưỡng chất và giá trị sinh học cao, có chứa đầy đủ các loại acid amin, vitamin, khoáng chất như ĐTHT tự nhiên, ngoài ra còn có các hoạt chất quý giá có hàm lượng vượt trội hơn như Hydroxyethyl Adenosine, Cordycepin...
Giá trị dược liệu quý của Đông trùng hạ thảo 2

Nhờ đó, Đông trùng hạ thảo Aloha - USA nguyên chất 100% đem lại các giá trị dược liệu quý giá, tác động tích cực đến sức khỏe của mọi độ tuổi và cả nam lẫn nữ, đặc biệt cải thiện tốt 6 vấn đề sức khỏe của người trung niên và cao tuổi.
Ăn ngon ngủ khoẻ
Tiêu tan nhức mỏi
Ngăn ngừa bệnh tật
Tốt thận, bổ phổi
Minh mẫn khoẻ mạnh
Kéo dài tuổi thọ
Khi dùng lâu dài, ĐTHT giúp ngăn ngừa và làm giảm các bệnh lý: Xơ vữa động mạch, stress, thiếu máu, hiếm muộn
Hiệu quả đạt được theo thời gian
Ngắn hạn :
Sau 1 tuần sử dụng: Ăn ngon, ngủ ngon, cơ thể sảng khoái
Sau 2 tuần sử dụng: Giảm căng thẳng, giảm đau nhức, hết mệt mỏi, không còn các triệu chứng ho, đàm, hen, suyễn
Sau 1 tháng sử dụng: Tinh thần minh mẫn, cơ thể linh hoạt, không mắc bệnh thông thường, giảm các bệnh mạn tính.
Dài hạn:
Sau 3 tháng sử dụng: Da dẻ hồng hào, cơ thể tráng kiện, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu
Sau 1 năm sử dụng : Kéo dài tuổi thọ cho người cao tuổi, ngăn ngừa đột quỵ, tai biến. Phục hồi sinh lực cho tuổi trung niên, Duy trì sức khỏe ổn định và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh mạn tính

AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe & Đời sống



Đông Y - Vui Khỏe

Bài thuốc trị bong gân

Khi bị bong gân, người bệnh có biểu hiện đau, khi chạm vào hoặc cử động thì càng đau, tại chỗ sưng nề, sung huyết, sờ vào thấy nóng, ấn nhẹ thấy mật độ rắn chắc..

Bong gân là sự cố rất hay gặp trong lao động, thể thao, luyện tập... Khi bị bong gân, người bệnh có biểu hiện đau, khi chạm vào hoặc cử động thì càng đau, tại chỗ sưng nề, sung huyết, sờ vào thấy nóng, ấn nhẹ thấy mật độ rắn chắc, không cử động được vì rất đau. Để xử trí, Đông y phối hợp các phương pháp trị liệu như thuốc xoa, thuốc uống, thuốc đắp mang lại kết quả tốt. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Thuốc uống
Bài 1: xuyên khung 10g, đương quy 12g, kê huyết đằng 16g, ngải diệp 12g, hồng hoa 6g, tô mộc 20g, cỏ xước 16g, đinh lăng 16g, đỗ trọng 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, trần bì 10g, hương nhu 16g, cát căn 16g, bạch mao căn 16g, nam tục đoạn 16g, lạc tiên 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: hồng hoa, tô mộc, huyết đằng hoạt huyết, làm tan máu tụ; quế, thiên niên kiện, đinh lăng, ngải diệp giảm đau; hương nhu, bạch mao căn lợi tiểu, tiêu độc; cát căn, nam tục đoạn, cỏ xước thư giãn cơ, chống co kéo. Các vị hợp lại tác dụng hết sưng, giảm đau, thư giãn cân cơ, lưu thông huyết mạch.
Bài 2: lạc tiên 16g, tang diệp 20g, hồng hoa 8g, tô mộc 20g, cát căn 16g, ngải diệp 12g, lá bưởi bung 16g, lá mã đề 16g, lá đinh lăng 16g, kê huyết đằng 12g, nam tục đoạn 16g, ngưu tất 12g, xuyên khung 10g, sâm bố chính 16g, nhục quế 8g, thiên niên kiện 10g, hắc táo nhân 16g, đương quy 12g, ngũ gia bì 12g, cát căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: hoạt huyết, tiêu sưng, giảm đau, an thần.
Bài thuốc trị bong gân 1
Kê huyết đằng là vị thuốc trong bài rượu thuốc trị bong gân
Thuốc xoa
Nguyên liệu gồm quế, thiên niên kiện, xuyên khung, rễ cúc tần, bạch chỉ bắc, kê huyết đằng, hoa hồi, tô mộc mỗi vị 15g. Các vị thái nhỏ, cho vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu, ngâm trong 7 ngày là dùng được. Lấy bông tẩm thuốc, xoa vào nơi bị đau ngày 2 lần. Công dụng: giảm đau, lưu thông huyết mạch, chống cương tụ...
Thuốc đắp
Dùng một trong các bài:
Bài 1: lá chanh non, vỏ cây gạo, liều lượng vừa đủ. Hai thứ giã nhỏ, sao đồng tiện, đắp vào nơi bị đau, dùng vải cố định lại. Ban ngày đắp 1 miếng, tối đi ngủ thay miếng khác.
Bài 2: lá ngải diệp 1 nắm, bột quế 1 - 2g. Lá ngải diệp giã nhỏ, cho bột quế vào trộn đều, sau đó cho hỗn hợp này vào chảo thêm đồng tiện, sao nóng. Gói thuốc vào vải màn rồi đắp vài nơi bị đau. Dùng băng cố định lại. Công dụng: bột quế tác dụng giảm đau, thông mạch; lá ngải giảm đau, trợ thần kinh, dưỡng cân cơ, tiêu phù; đồng tiện tác dụng tán huyết, chống sưng nề, thông mạch. Bài này tác dụng làm tổn thương hết sưng, đau, phục hồi chức năng sinh lý cho vùng tổn thương.

AloBacsi.vn 
Theo Lương y Thanh Ngọc - Sức khỏe & Đời sống


************************************************************

Cá trê chữa suy giảm tình dục

Theo Đông y, thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân, ích khí, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu, tiêu thũng, bổ huyết.

Cá trê có tên khoa học là Clarias fuscus, là loài cá nước ngọt, có da trơn, nhẵn bóng. Đầu dẹt bằng, thân và đuôi dẹt bên, mang cá là một bộ phận đặc biệt gọi là hoa khế làm cho cá có thể sống trên cạn được lâu. Miệng rộng, hướng ra phía trước, có răng sắc nhọn, có 4 đôi râu dài, mắt nhỏ. Cá trê thường có màu hơi vàng và nâu đen.
Theo Đông y, thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân, ích khí, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu, tiêu thũng, bổ huyết. Thịt cá trê giúp tăng cường sinh lực, bổ khí huyết, chữa được đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, di tinh, giúp da hồng hào tươi nhuận, giúp cho tinh thần được thư thái.
Đặc biệt, ăn thường xuyên cá trê khắc phục được chứng suy giảm tình dục, nhất là với người cao tuổi. Món cháo cá trê hầm đậu đen có tác dụng bổ thận, bổ gan, bổ máu; điều hoà kinh nguyệt do gan, thận suy nên hay đi đái đêm và nhất là chống suy giảm tình dục.
Cách chế biến cá trê như sau: Cá trê 1 con lớn làm sạch, giữ đầu, bỏ mang và để ráo nước rồi ướp với bột nêm, tiêu bột, gừng giã nát cho thấm. Đậu đen 40 g ngâm nước 4-5 giờ rồi vớt ra để ráo.
Phi dầu ăn với tỏi, gừng cho thơm, cho cá trê vào đảo vài lần, tiếp đến cho nước sôi để nguội và đậu đen (đã ngâm) vào nấu cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa trong một giờ cho nhừ đậu và cá.
Trước khi bắc xuống, cần nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và thêm 1 ít rau thơm như ngổ điếc, ngò tây… Món này ăn nóng, mỗi tuần ăn 3 lần vừa có dinh dưỡng vừa phòng chống suy giảm tình dục, nhất là cho người lớn tuổi.
AloBacsi.vn
 Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp


************************************************************


Trà thảo dược không được dùng tuỳ thích

Chợ, siêu thị nào hiện cũng bày bán nhiều loại trà thảo dược với quảng cáo trị đủ thứ bệnh. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng ngay cả thảo dược cũng không được lạm dụng.

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, BBV Trung ương quân đội 108 cho biết, trà dược liệu, hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ một loại chế phẩm dùng trà hoặc lấy trà làm chủ phối hợp với các vị thuốc. Còn hiểu theo nghĩa rộng, là chỉ một dạng thực - dược phẩm gồm một hay nhiều loại dược liệu hoặc thực phẩm được chế biến và sử dụng như trà uống hàng ngày nhưng kỳ thực không có chút lá trà nào trong thành phần.
Như vậy, trà dược liệu là một dạng thuốc thang đặc biệt sử dụng dưới dạng nước hãm (xung tễ) hoặc nước ngâm (bào tễ). Hiện nay, nhờ công nghệ phát triển, người ta còn bào chế trà dược hoà tan bằng cách đưa dung dịch trà thuốc đã xử lý theo quy trình pha chế thích hợp vào máy sấy phun sương làm khô thành dạng bột để dễ sử dụng và bảo quản.
Đến nay, người ta công nhận trà có một số tác dụng như: giải nhiệt chống khát, lợi niệu giải độc, kích thích tiêu hoá, giảm mỡ máu, chống béo phì, cải thiện trí nhớ, chống viêm loét tiêu hoá, kháng khuẩn tiêu viêm, chống oxy hoá, giảm đường máu, dự phòng các bệnh lý mạch máu não, dự phòng hình thành sỏi tiết niệu, sỏi đường mật... "Về công dụng của các dược liệu khác, tuỳ lựa chọn, bào chế, liều dùng, cách dùng mà tạo nên tác dụng riêng biệt và nét đặc trưng của từng loại trà dược", bác sĩ cho biết.
tra.jpg
Ảnh: SGTT
Theo phó giáo sư Nguyễn Phương Dung, Trưởng khoa y học cổ truyền kiêm Trưởng bộ môn bào chế đông dược, ĐH Y dược TP HCM, để phòng bệnh, người bình thường có thể sử dụng trà có nguồn gốc thực phẩm từ rau, trái như: bí đao, đậu bắp, khổ qua, rau đắng… với liều tương đương lượng thực phẩm ăn hàng ngày.
"Với những loại trà thảo dược không phải là rau trái ăn hàng ngày như: hoa sơn trà, hoa tam thất, giảo cổ lam, thìa canh, bá bệnh, hoàn ngọc, diệp hạ châu, nha đam, lược vàng… thì không nên sử dụng thường xuyên. Đây là các dược liệu có tính năng chữa bệnh nhất định, có thể đưa đến tình trạng mất cân bằng do tính vị (nóng, lạnh, đắng, cay…) của chúng", dược sĩ Phương Dung nói.
Theo bác sĩ Hoàng, có những loại trà dược phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người kia. Vì vậy để trà dược phát huy hiệu quả cao nhất, cần sử dụng điều độ, không thái quá hay lạm dụng, tránh uống thường xuyên một loại trà đặc có thể ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá, giảm khả năng hấp thụ sắt và vitamin B1... Khi dùng phải chú ý kết hợp hợp lý, tuỳ tính chất, thể chất và giai đoạn bệnh tật. Không nên uống trà dược ngay sau bữa ăn vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm protein trong thức ăn trở nên cứng...
"Tốt nhất cần đi khám bệnh trước, trong và sau khi uống trà dược. Không nên chỉ đọc cách dùng sản phẩm mà không có chỉ định của thầy thuốc. Ngay cả những người có bệnh khi dùng trà dược cũng phải thật cẩn thận, dùng sai có thể bệnh nặng hơn. Với người không có bệnh, tuỳ tiện uống nhiều trà dược có thể bị ngộ độc dược chất", bác sĩ Hoàng nói.
Dược sĩ Dung thì lưu ý người bệnh đang dùng thuốc theo y lệnh bác sĩ, dù sử dụng bất kỳ loại trà thảo dược nào, cũng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trực tiếp điều trị để tránh các tương tác không mong muốn làm giảm hiệu lực điều trị. Riêng phụ nữ mang thai và cho con bú nên sử dụng thực phẩm thay cho các dạng trà.
Nếu đang điều trị bằng thuốc Tây, thời điểm uống trà (trà thảo dược, trà xanh, trà ô long…) tốt nhất là sau khi dùng thuốc 1-2 giờ, để tránh các thành phần tanin (có trong hầu hết loại trà) cản trở việc hấp thu thuốc.
Theo Đông y, không nên uống thuốc lúc quá no hoặc quá đói. Uống khi quá no sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Còn uống lúc quá đói, thuốc kích thích niêm mạc đường tiêu hoá gây cồn cào khó chịu.
Khi mua bất kỳ một loại trà nào cần xem kỹ xuất xứ, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng in trên bao bì. Nếu thảo dược được trồng không bảo đảm an toàn (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, nguồn nước ô nhiễm…), hoặc quá trình sơ chế không đảm bảo vệ sinh, hướng dẫn sử dụng không đúng… sẽ tác hại đến sức khoẻ người dùng.
Dược sĩ Dung khuyên: "Tốt nhất là nên mua những loại trà có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín và sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Người bệnh không nên mua nguyên cây về nấu uống vì rất khó xác định nguồn gốc, độ an toàn".
AloBacsi.vn 
Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Đông Y - Bài Thuốc Quanh Ta

Lợi ích của hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen không chỉ là gia vị hữu ích cho các món ăn, mà còn được biết đến như một vị thuốc có tác dụng ngừa ung thư, chữa cảm lạnh, trầm cảm...

Hạt tiêu đen là một trong những loại gia vị có hương vị mạnh và thơm. Người ta thường thêm tiêu đen xay hoặc hạt tiêu thô vào các món ăn để tăng thêm hương vị. Từ món trứng tráng đến các món chè, hạt tiêu đen được sử dụng cho nhiều mục đích. Đôi khi tiêu đen được sử dụng như một biện pháp để điều trị các vấn đề sức khỏe như ho, đau họng hay cảm lạnh.
Bên cạnh đó, hạt tiêu đen còn đem đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe khác. Nó là gia vị giúp ngăn ngừa ung thư vú, hỗ trợ giảm cân và chống cảm lạnh. Tiêu đen cũng được sử dụng để điều trị một số vấn đề dạ dày như chứng khó tiêu, đầy hơi, táo bón. Tiêu đen cũng giúp da mịn màng và giảm gàu.
Ăn tiêu đen giúp cơ thể tăng năng lượng. Nó chống lại trầm cảm ở mức độ cao. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy đang bị thờ ơ hay chán nản ở mức độ nhẹ, hãy ăn tiêu đen. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của loại hạt này.
tieuden-9713-1382343858.jpg
Ảnh: Health
Ngăn ngừa ung thư vú
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Ung thưtổng quát của ĐH Michigan, Anh, tiêu đen ngăn chặn sự phát triển của các khối u ung thư vú. Chất piperine tìm thấy trong hạt tiêu đen giúp ngăn ngừa ung thư. Loại gia vị này cũng chứa vitamin C, A, flavonoid, caroten và chất chống oxy hóa khác, giúp ngăn chặn các gốc tự do gây tổn hại sức khỏe.
Hỗ trợ tiêu hóa
Thức ăn không được tiêu hóa gây ra đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón và dư axit. Do đó ăn tiêu đen có lợi cho sức khỏe vì nó làm giảm sự tiết axit clohydric gây ra các vấn đề về dạ dày.
Giảm cân
Đây là một trong những lợi ích sức khỏe của việc ăn hạt tiêu đen. Bởi nó chứa dưỡng chất thực vật mạnh làm phá vỡ các tế bào chất béo đang dần tích tụ trong cơ thể.
Chống lại các vấn đề về dạ dày
Tiêu đen có đặc tính giống như loại thuốc giúp cơ thể "xì hơi", giúp ngăn chặn sự hình thành của khí trong dạ dày. Hãy thêm tiêu đen cho bữa ăn hàng ngày thay vì ớt bột sẽ giúp giảm đầy hơi, chướng bụng.
Chăm sóc da
Dùng tiêu đen xay nhỏ chà mặt sẽ giúp loại bỏ tế bào da chết và cung cấp nhiều oxy, chất dinh dưỡng cho da. Tính chất kháng khuẩn của tiêu đen giúp ngăn ngừa mụn trứng cá.
Giảm gàu
Hạt tiêu đen có tính chất kháng khuẩn và kháng viêm, do đó làm giảm gàu và giết chết vi khuẩn gây nhiễm trùng da đầu.
Chữa cảm lạnh và ho
Đây là một trong những lợi ích sức khỏe nổi bật của tiêu đen. Hương vị cay của tiêu đen giúp làm loãng đờm và giảm nghẹt mũi.
Chống lại chứng chán ăn
Chán ăn là tình trạng sức khỏe chung và phổ biến, khi đó bạn sẽ không muốn ăn và có cảm giác ăn không ngon. Nếu bạn mắc chứng chán ăn, nên ăn tiêu đen, nó giúp hỗ trợ tiêu hóa và giúp bạn có cảm giác thèm ăn hơn.
Tạo thêm hương vị cho món ăn
Với hương thơm mạnh, nồng và cay, tiêu đen trở thành một trong những gia vị tốt nhất cho những món ăn của bạn.
Chữa bệnh trầm cảm
Piperine trong tiêu đen chính là chất tự nhiên chống lại bệnh trầm cảm. Ăn tiêu đen thường xuyên sẽ giúp não hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa chứng trầm cảm.
AloBacsi.vn 
Theo Lan Lan - VnExpress


************************************************************

4 loại thực phẩm hỗ trợ chữa viêm họng

Bên cạnh việc dùng thuốc thì sử dụng hợp lý 4 loại thực phẩm dưới đây sẽ hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng rất nhiều.


Viêm họng thường do virus: Triệu chứng hay gặp là đau rát họng, cảm giác vướng và đau khi nuốt, khó chịu trong người, sốt, ớn lạnh, sưng đau hạch và đôi khi thay đổi giọng nói. Viêm họng là bệnh dễ tái phát và có liên quan đến sức đề kháng của cơ thể, điều kiện môi trường sống.

 Do đó, điều trị viêm họng không chỉ là trị triệu chứng mà người bệnh còn cần chú ý tăng cường sức đề kháng, giữ sạch vùng miệng, hầu họng và cải thiện môi trường sống. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống, lối sống cũng là điều mà những người hay mắc bệnh viêm họng cần chú ý.
Thực phẩm giàu vitamin C: Giúp tăng sức đề kháng nên giảm nguy cơ và giúp cải thiện nhanh tình trạng bị viêm họng, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, họng. Người bệnh nên uống nước ép, ăn trái cây tươi, mềm (cam, dâu tây, việt quất, nho, thơm, chuối...) rau, củ quả được nấu chín, mềm để khi nuốt không bị đau, làm tổn thương họng đang viêm.
Thực phẩm giàu vitamin A: Giúp phòng ngừa, hỗ trợ cơ thể chống lại cảm lạnh, viêm hô hấp trên. Vitamin A giúp xây dựng, tái tạo lớp màng nhày cho mũi, họng. Vì vậy, nên ăn thêm sữa nguyên kem, lòng đỏ trứng, thịt, rau, củ quả có màu sậm (bí đỏ, cà rốt, rau muống, bồ ngót, dền, đu đủ, dưa hấu...).
Thực phẩm giàu vitamin E: Hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng (giá đậu, bơ...).
Thực phẩm giàu kẽm: Giúp tăng cường các hoạt động của hệ miễn dịch nên tăng sức đề kháng, chống lại viêm nhiễm và cảm lạnh (sò, đậu Hà Lan, đậu nành...).
Ngoài ra, cần chú ý uống đủ lượng nước hằng ngày. Hạn chế một số thực phẩm có thể làm suy giảm sức đề kháng nếu ăn nhiều, khiến bạn dễ mắc cảm cúm, viêm họng hoặc làm viêm họng lâu khỏi, dễ tái phát như đường tinh có trong bánh kẹo, đồ ăn, nước ngọt có gas, bánh ngọt, thực phẩm nhiều chất béo (đồ rán xào, thức ăn nhanh, khoai tây chiên, cá viên chiên...).
Hạn chế và bỏ hút thuốc lá, tránh những khu vực có nhiều khói bụi. Nơi ở phải thoáng mát, sạch sẽ, tránh ra vào phòng máy lạnh thường xuyên vì cơ thể không kịp thích nghi, dễ bị cảm lạnh. Thường xuyên súc miệng và rửa mũi bằng thuốc nước muối sinh lý, tập thể dục vừa sức, thường xuyên và tránh tự ý dùng thuốc.
AloBacsi.vn 
Theo TS.BS Lê Nguyễn Trung Đức Sơn - Kiến thức


************************************************************

4 bài thuốc quý trị chứng khó thở, ho

Ho, khó thở, hen suyễn theo Đông y là chứng "phế khí hư" gây tắc mũi khó thở, thiếu khí.

Cháo củ mài kiện tỳ, bổ thận

Trong Đông y, củ mài có tên là dược là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận.

Trong nhân dân thường dùng củ mài phối hợp với một số vị thuốc đơn giản nấu cháo ăn có tác dụng rất tốt cho người bệnh suy nhược cơ thể, chán ăn, trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa.
Vây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng.
Cháo củ mài kiện tỳ, bổ thận 1
Cháo củ mài, ý dĩ có tác dụng chữa khó tiêu, trướng bụng
Cây thường mọc hoang ở các vùng rừng núi phía Bắc và miền Trung. Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. Củ mài cũng và được trồng nhiều ở đồng bằng để làm dược liệu. Đào củ vào mùa hè - thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ, sau đó phơi sấy khô.
Một số món cháo thuốc bổ thường dùng:
Cháo bổ tỳ: Củ mài 50g, khoai sọ 200g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.
Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ: Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 15 ngày.
Cháo củ mài kiện tỳ, bổ thận 2
Ăn kém, trướng bụng, khó tiêu: Củ mài 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Tất cả nấu cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.
Chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm: Củ mài 15g, vừng đen 120g, đường đỏ 20g, sữa bò 200g, đường phèn 100g, gạo tẻ 30g. Củ mài thái nhỏ. Vừng và gạo rang chín vàng nghiền nhỏ rồi cho nước vào quấy đều, lọc lấy nước trộn với sữa bò, đường phèn, đun sôi cùng củ mài quấy chín. Ăn trong ngày. Tác dụng: Bổ can thận, bổ tỳ nhuận trường, chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm, gan thận yếu, tóc bạc sớm, bí đại tiện.
Tỳ vị nhược, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón: Củ mài 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng hoặc muối tùy theo khẩu vị, ăn nóng. Có thể ăn thường xuyên.
Kiêng kỵ: Người có thấp nhiệt thực tà không được dùng.

AloBacsi.vn 
Theo BS Thúy An - Sức khỏe & Đời sốngPhế khí thực thì bị suyễn, ngực tức đầy, phải ưỡn người mà thở; phế khí bất túc thì khí ít không đủ để thở, tai điếc họng khô. Bệnh thường gặp ở người già. Khi điều trị phải dùng phép bổ. Dưới đây là các phương pháp điều trị.

Theo Đông y ho, khó thở, hen suyễn là chứng "phế khí hư" gây tắc tắc mũi khó thở, thiếu khí

Do phế khí hư sinh chứng ho: Phế khí hư yếu mất vai trò làm chủ, chức năng túc giáng của phế hư tổn mà sinh bệnh. Triệu chứng: Ho nhiều, đờm trong loảng, đoản hơi, tiếng nói nhỏ, mặt nhợt nhạt, tự ra mồ hôi, người mệt mỏi. Điều trị: Bổ phế khí, kiện tỳ, hóa đàm.
Bài thuốc: Lục quân tử thang gia giảm nhân sâm 8g, phục linh 12g, bạch truật 12g, bán hạ 10g, trần bì 12g, chích thảo 4g. Nếu đờm nhiều gia hạnh nhân 8g, la bặc tử 12g. Nếu có sốt gia sinh địa 8g. Đờm vàng gia tang bạch bì 12g. Khản tiếng gia cát cánh 12g. Đau họng gia kha tử 8g. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói.
Do phế khí hư sinh chứng háo suyễn: Khi phế khí bất túc, phế mất chức năng túc giáng làm khí nghịch lên mà sinh bệnh. Triệu chứng: Tính đặc trưng là hư suyễn, suyễn gấp, đoản hơi, khi suyễn lên thì há miệng, so vai vì thiếu khí để thở. Điều trị: Bổ ích phế khí, liễm phế bình suyễn.
Bài thuốc "Tứ quân tử thang": Nhân sâm 8g, bạch truật 12g, phục linh 10g, chích thảo 4 g. Có thể gia hoàng kỳ 12g để bổ khí, bạch quả 12g, ngụ vị tử 8g, anh túc xác 12g để liễm phế. Nếu đờm nhiều gia: Cát cánh 12g, hạnh nhân 8g. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày uống trước khi ăn hoặc lúc đói, uống khi thuốc còn ấm.
Do phế khí hư tự ra mồ hôi: Vì phế khí hư yếu tấu lý không kín đáo sự đóng mở thất thường mà sinh bệnh. Triệu chứng: Bệnh nhân hay sợ gió, khi gặp lạnh thì dễ cảm mạo, tự ra mồ hôi, hễ lao động nhẹ thì suyễn tăng. Điều trị: Ích khí cố biểu liễm hãn.
Bài thuốc "Ngọc bình phong tán": Phòng phong 12g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 16g. Nếu sợ gió thì gia liên kiều 12g, quế chi 8g. Nếu mồ hôi ra nhiều gia ngụ vị tử 8g, mẫu lệ 16g. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày uống sau khi ăn khi thuốc còn ấm.
Do cơ thể suy yếu sinh chứng phế khí hư: Cơ thể vốn phú bẩm bất túc, ốm đau lâu ngày nguyên khí bị hao tổn dẫn đến phế khí bất túc. Triệu chứng: Bệnh nhân thấy lúc nóng lúc rét, tự ra mồ hôi, đoản hơi, ho, tiếng nói nhỏ, hay cảm mạo khi mắc bệnh thường kéo dài không khỏi. Điều trị: Bổ ích phế khí.
Bài thuốc "bổ phế thang": Nhân sâm 12g, hoàng kỳ 12g, tử uyển 8g, thục địa 16g, tang bạch bì 12g, ngụ vị tử 6g. Nếu bệnh nhân ăn kém gia sa nhân 8g, thần khúc 10g, nếu đại tiện lỏng gia mộc hương 6g. Nếu ho nhiều đờm gia bách bộ 12g, hạnh nhân 8g. Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói, uống khi thuốc còn ấm.

AloBacsi.vn
Theo TTND.BS cao cấp Nguyễn Xuân Hướng - Kiến thức


************************************************************