cute baby


Quân Kun tung ảnh “phòng the” cùng bạn trai nhân ngày Valentine

Quân Kun tung ảnh “phòng the” cùng bạn trai nhân ngày Valentine


Bộ ảnh mới nhất của Quân Kun khiến dân mạng không khỏi choáng vì sự tạo bạo.

Nhân ngày lễ tình nhân 14/2, anh chàng tai tiếng của mạng xã hội, Quân kun đã tung bộ ảnh nóng cùng bạn trai khiến người xem không khỏi đỏ mặt. Theo anh chàng thì bộ ảnh có tên gọi “vượt rào” được thực hiện với mục đích để ủng hộ cho cộng đồng LGBT.

“Lối sống thật luôn mang lại con người thật, trãi nghiệm thật, hạnh phúc thật. Dù cho bạn có mang giới tính gì đi chăng nữa thì hãy tự hào và sống tốt trên giới tính đó. Hạnh phúc của bạn do chính bạn mang lại chứ không phải do người khác định đoạt. Tình yêu vốn dĩ mong manh, chỉ cần bạn biết cách giữ gìn thì không bao giờ sợ đánh mất. Bạn nhé !!! Dù giới tính nào và ra sao !!! Tình yêu bất tận !!! P/S: Chúc tất cả mọi người có 1 ngày valentine vô cùng ý nghĩa…” – Quân Kun chia sẻ trên facebook.

Bộ ảnh này sau khi được đăng tải đã nhận không ít những ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng.






Clip Thầy giáo bất ngờ bị đánh sau khi tát học trò

Clip Thầy giáo bất ngờ bị đánh sau khi tát học trò


Sau khi tát học trò thứ nhất 5 cái, thầy giáo chỉ mặt và tiếp tục tát học trò thứ hai. Cậu học sinh lao lên dồn thầy vào góc lớp, nhiều nam sinh khác cũng định đứng lên.

Vụ việc trên được cho là diễn ra trong lớp học tại trường THPT Nguyễn Huệ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định. Một học sinh ngồi cuối lớp đã dùng điện thoại để ghi hình, sau đó video được tung lên mạng ngày 17/2.
Thầy giáo tát tới tấp nam sinh thứ nhất.

Chỉ mặt và tát nam sinh thứ hai.

Nam sinh này lập tức lao lên đánh lại.

Dồn thầy giáo vào góc lớp, thầy giơ hai hay chống đỡ.

Một nam sinh khác cũng đứng lên nhưng bị các bạn kéo lại.

Mời Xem Video :



7 loại gia vị và thảo mộc chống ung thư


Gừng, tỏi, nghệ, bạc hà, ớt… ngoài việc được sử dụng như một loại gia vị cần thiết, chúng còn có nhiều tác dụng hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư.



Gừng
Gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh từ cảm đến táo bón. Gừng có thể được sử dụng tươi, ở dạng bột (gừng gia vị), hoặc dạng kẹo (mứt gừng, kẹo gừng). Mặc dù hương vị giữa gừng tươi và gừng xay khác nhau nhưng chúng có thể thay thế cho nhau trong nhiều công thức nấu ăn. Bạn có thể thay thế 1/8 muỗng cà phê gừng xay với 1 muỗng canh gừng tươi nạo, và ngược lại.
Tiêu thụ gừng và các sản phẩm của gừng, ngoài việc có tác dụng như bất cứ loại thuốc chống buồn nôn nào, nó còn có thể giúp cho dạ dày của bạn không bị nôn nao trong khi điều trị bệnh ung thư.
Cây mê điệt (Hương thảo)
Mê điệt hay còn gọi hương thảo là một loại thảo mộc lành tính ở vùng Địa Trung Hải, có lá hình kim và là nguồn giàu chất chống oxy hóa. Vì nguồn gốc của nó nên hương thảo thường được sử dụng trong việc nấu ăn, và là thành phần chính trong gia vị của người Italy. Bạn có thể sử dụng nó để thêm hương vị cho các món súp, nước sốt cà chua, bánh mì, và các loại thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, thịt bò, và thịt cừu.
Hương thảo có thể giúp giải độc, thay đổi hương vị, trị chứng khó tiêu, đầy hơi, chán ăn và các vấn đề tiêu hóa khác. Để cải thiện những vấn đề về sức khỏe trên bạn nên uống 3 tách trà hương thảo mỗi ngày.
Nghệ
Nghệ là loại thảo dược trong họ nhà gừng, thường dùng làm cho món cà ri có màu vàng và hương vị hấp dẫn đặc biệt. Chất curcumin dường như là hợp chất hoạt động trong nghệ. Nó đã được chứng minh là có tính chống oxy hóa và chống viêm, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển ung thư.
Chất bổ sung chiết xuất từ ​​củ nghệ đang được nghiên cứu xem liệu chúng có vai trò như thế nào trong việc ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư, bao gồm cả đại tràng, tuyến tiền liệt, vú, và ung thư da.
Ớt
Ớt chứa capsaicin, một hợp chất giúp giảm đau. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên cọ xát ớt vào vùng da bị đau. Ớt cần được xử lý rất cẩn thận, vì chúng có thể gây bỏng nếu tiếp xúc với da.
ot-5024-1392434670.jpg
Nếu bạn bị đau và muốn khai thác sức mạnh của ớt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ kê đơn loại kem capsaicin. Ớt cho thấy kết quả khá tốt đối với việc điều trị đau do thần kinh sau khi phẫu thuật ung thư.
Một lợi ích của ớt là có thể giúp giảm chứng khó tiêu.
Tỏi
Tỏi thuộc nhóm Allium với những loại củ như hẹ, tỏi tây, hành tây, hẹ tây, và hành lá. Tỏi có hàm lượng lưu huỳnh cao và cũng là một nguồn giàu các chất arginine, oligosaccharides, flavonoids, và selen. Tất cả những loại chất này đều có lợi cho sức khỏe. Hợp chất hoạt động của tỏi, được gọi là allicin tạo cho nó có mùi đặc trưng, sinh ra khi tỏi được cắt nhỏ, nghiền nát.
Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều tỏi làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, tụy, và vú. Tỏi có thể bảo vệ chống lại ung thư thông qua nhiều cơ chế, bao gồm ức chế nhiễm khuẩn và sự hình thành các chất gây ung thư, thúc đẩy tái tạo DNA. Tỏi hỗ trợ giải độc, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giảm huyết áp.
Bạc hà
Bạc hà đã được sử dụng hàng nghìn năm nay nhằm trợ giúp tiêu hóa, làm giảm khí, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Nó cũng có tác dụng giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và ngộ độc thực phẩm. Bạc hà còn giúp làm dịu các cơ dạ dày và cải thiện dòng chảy của mật, tạo điều kiện cho thức ăn đi qua dạ dày nhanh hơn.
bacha-7444-1392434671.jpg
Nếu bệnh ung thư hoặc quá trình điều trị ung thư của bạn gây rối loạn dạ dày, hãy thử uống một tách trà bạc hà. Bạn có thể sử dụng các loại trà bạc hà được bán trên thị trường hoặc tự pha chế bằng cách đun sôi lá bạc hà khô hoặc thêm lá tươi vào nước đun sôi và để trong vài phút cho đến khi trà đậm đặc như mong muốn.
Bạc hà cũng có tác dụng làm dịu cổ họng bị đau. Vì lý do này, nó đôi khi cũng được dùng để làm giảm các vết loét miệng do hóa trị và xạ trị, hoặc là một thành phần quan trọng trong phương pháp điều trị cho tình trạng này.
Hoa cúc
Hoa cúc được cho là có nhiều lợi ích trong y học và đã được sử dụng trong lịch sử để điều trị nhiều loại bệnh. Hoa cúc có thể cải thiện vấn đề giấc ngủ, hãy thử uống một tách trà hoa cúc đậm đặc trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ của nó.
hoacuc-9849-1392434671.jpg
Nước súc miệng hoa cúc cũng đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa và điều trị lở miệng do hóa trị và xạ trị. Cách đơn giản là bạn chỉ cần pha trà, để nguội và súc miệng thường xuyên.
Trà hoa cúc có thể là một cách tốt để kiểm soát vấn đề về tiêu hóa, bao gồm co thắt dạ dày. Hoa cúc sẽ giúp thư giãn các cơn co thắt bắp thịt, đặc biệt là các cơ trơn của ruột.

Theo Lan Lan - VnExpress

Món ăn từ ba ba bổ huyết, thanh nhiệt


Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.



Sau đây xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ ba ba.
Món ăn từ ba ba bổ huyết, thanh nhiệt
Ba ba hầm xương sông lá lốt: ba ba 1 - 2 con, lá lốt 60g, xương sông 60g. Ba ba làm sạch bỏ mai, đầu và ruột, chặt nhỏ; lá lốt, xương sông thái nhỏ; thêm gia vị, dầu rán; thêm nước sôi hầm chín hoặc nấu cách thủy; có thể thêm đậu phụ, chuối xanh, rau bắp, dứa (thơm). Dùng ăn bổ dưỡng, dùng cho bệnh nhân sốt rét lách to, phong thấp.
Ba ba hầm thục địa, kỷ tử: ba ba 1 con, kỷ tử 30g, thục địa 20g, có thể thêm nữ trinh tử 15g. Ba ba đã làm sạch, chặt miếng, kỷ tử, thục địa, nữ trinh tử cho vào nồi, thêm nước sạch vừa đủ, nấu chín nhừ, bỏ bã dược liệu, thêm gia vị.
Ba ba hầm sơn dược, long nhãn: ba ba 1 con, sơn dược 30g, long nhãn 15g. Cho ba ba đã làm sạch chặt nhỏ, sơn dược, long nhãn vào nồi, thêm nước sôi vừa đủ, hầm nhừ, thêm gia vị. Dùng cho trường hợp lao phổi, viêm khí phế quản mạn tính, suy nhược cơ thể, biếng ăn, thiếu máu, xơ gan, viêm gan mạn, hồi hộp khó thở, tim đập mạnh.
Ba ba hầm thịt dê, thảo quả: ba ba 1 con (khoảng 500g), thịt dê 300g, thảo quả 5g, gừng tươi, bột tiêu, muối ăn và các gia vị thích hợp khác. Ba ba làm sạch, bỏ đầu móng, mai và nội tạng, chặt nhỏ; thịt dê thái lát to tương ứng như thịt ba ba. Cho ba ba, thịt dê vào nồi, thêm thảo quả, gừng tươi, nước sạch; đun to lửa cho sôi, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, thêm muối ăn, hồi tiêu và các gia vị khác, chia ăn 2 - 3 bữa trong ngày. Dùng cho người thận âm hư, tỳ thận dương hư có các triệu chứng đau đầu ù tai, chóng mặt, sốt nóng dao động, vã mồ hôi trộm, đau quặn lạnh bụng, ăn kém, chậm tiêu.
Ba ba nấu râu ngô: thịt ba ba 100g, râu ngô 10g, sơn tra 8g, táo đỏ 3 quả, gừng 3 lát, muối vừa đủ, nấu với nước, bỏ râu ngô, ăn cả nước và cái. Cách 2 ngày làm 1 lần. Dùng dưỡng âm, bổ huyết, giảm mỡ và hạ huyết áp.
Ngoài ra, thịt ba ba nấu với ngó sen để chữa băng huyết, rong kinh, nấu với chân giò lợn và đại táo làm thuốc tăng tiết sữa.
Kiêng kỵ: Người dương hư không nhiệt, dạ dày yếu hay nôn, tỳ hư tiêu chảy không được dùng ba ba.

Theo BS. Tiểu Lan - Sức khỏe & Đời sống

Cây bạch đồng nữ, chữa bệnh phụ nữ


Cây Bạch đồng nữ, có tên khoa học là Cleradondron fragans.Vent, ngoài ra còn có tên là mò trắng, bấn trắng, mò hoa trắng….



Là loài cây nhỏ, cao khoảng 1 - 1,5 m. Lá mọc đối, có hình trứng dài 10 - 20 cm, rộng8 - 18 cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim hay hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô. Mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới nhạt màu hơn, gần như bóng, trên các đường gân hơi có lông mềm. Cuống lá dài khoảng 8cm.
Khi vò nát lá có thấy mùi hôi đặc trưng của cây mò. Hoa màu trắng ngà, có mùi thơm; hoa mọc thành hình mâm xôi gồm nhiều tán. Đài hoa hình phễu, phía trên có xẻ thành 5 thùy, hình 3 cạnh tròn; tràng hoa hình ống nhỏ, có 4 nhị đính trên miệng ống tràng cùng với nhuỵ vượt quá tràng hoa. Vòi nhị thường ngắn hơn chỉ nhị; bầu thượng dạng hình trứng. Quả hạch gần dạng hình cầu, dính với đài tồn tại bao ở ngoài.
Hoa nở tháng 7 - 8 và quả chín tháng 9 - 10. Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở vùng núi lẫn đồng bằng. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá. Thu hái vào lúc cây đang và sắp ra hoa, sấy khô phơi âm can (phơi khô trong mát, nơi có nhiều gió không phơi ra nắng), hoặc có thể cùng rễ rửa sạch, phơi khô dùng dần.
Theo Đông y, Bạch đồng nữ có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm... Thường dùng để chữa những bệnh ở phụ nữ như khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều hoặc chữa mụn nhọt lở ngứa, gân xương đau nhức, mỏi lưng, huyết áp cao… Sau đây là một số bài thuốc của cây Bạch đồng nữ:
- Chữa đau bụng kinh: Lá Bạch đồng nữ, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, mỗi vị 6g; nước 300ml, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2 - 3 tháng, giúp cho khí huyết lưu thông.
- Chữa khí hư bạch đới: Bạch đồng nữ, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, trần bì, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 - 3 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Dùng nhắc lại liệu trình thứ hai vào sau kỳ kinh tháng sau.
- Chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, có kinh đau bụng: Lá Bạch đồng nữ, hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, mỗi vị 10 - 12g (khô). Sắc uống, ngày 1 thang, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống sau khi hết kinh độ 5 - 7 ngày. Uống liền 2 - 3 tuần lễ.
- Chữa vàng da và niêm mạc,nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật: Rễ Bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam (hoa màu đỏ), sắc uống.
- Chữa thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt: Bạch đồng nữ 80g, dây gắm 120g; các loại cây khác như đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn răng cưa, cà gai leo, cành dâu, cây tầm xuân (mỗi vị 8g). Sắc,chia 2 lần uống.

Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp

Bài thuốc chữa dị ứng thông thường


Ngoài một số bệnh gia tăng như viêm đường hô hấp, sởi, tăng huyết áp..., thì thời tiết lạnh kéo dài cũng là yếu tố gây dị ứng khiến nhiều người rất khó chịu.



Bài thuốc chữa dị ứng thông thường 1
Lá mướp có thể dùng làm thuốc chữa dị ứng thông thường - Ảnh: K.Vy

=Dị ứng có rất nhiều nguyên nhân như do thuốc trị bệnh; do thực phẩm, hóa chất, khói bụi, và cả thời tiết. Biểu hiện nhẹ thường là da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu; nhưng cũng có những trường hợp nặng gây suy hô hấp, nguy kịch (với những trường hợp này cần đến cơ sở y tế ngay).
Dưới đây là một số cách về ăn uống, dùng cây cỏ trong những trường hợp dị ứng thông thường không nguy kịch, theo hướng dẫn của lương y Như Tá và Quốc Trung:
- Dùng vỏ của trái bí đao chừng 20 gr, hoa cúc vàng 15 gr, thược dược đỏ 12 gr, một ít mật ong vừa đủ. Đem vỏ bí đao, hoa cúc vàng, thược dược đỏ cho vào trong nồi nấu nước, rồi pha vào mật ong để uống trong ngày. Mỗi ngày 1 lần, 7 ngày là một liệu trình. Phương thuốc này có tác dụng trừ gió thanh nhiệt.
- Dùng giấm gạo 100 ml, thân cây đu đủ 60 gr, gừng sống 9 gr. Cho cả 3 loại trên vào nồi đất đem nấu chung, sau khi giấm cạn, lấy đu đủ, gừng ra dùng. Mỗi ngày dùng một lượng như vậy vào buổi sáng và buổi tối, dùng 7 ngày cho một liệu trình.
Bài thuốc chữa dị ứng thông thường 2
Vỏ bí đao có thể dùng làm thuốc chữa dị ứng thông thường - Ảnh: K.Vy
 Bài thuốc chữa dị ứng thông thường 3
Vỏ quả nhãn có thể dùng làm thuốc chữa dị ứng thông thường - Ảnh: K.Vy
 Bài thuốc chữa dị ứng thông thường 4
Thân cây đu đủ đều có thể dùng làm thuốc chữa dị ứng thông thường - Ảnh: K.Vy

- Lấy 12 hoa nhãn, bạc hà 30 gr đem nấu nước uống trong ngày (chia làm 2 lần dùng). Dùng liền trong 3 ngày như vậy.
- Lá khổ qua, lá mướp, nước mật của cá trắm đen, cây cải dầu (vừa đủ). Lá khổ qua và lá mướp phơi khô, cắt nhỏ và nghiền thành bột, trước tiên trộn cùng với mật cá trắm đen, rồi trộn đều với cây cải dầu đắp lên chỗ da bị dị ứng.
- Dùng lá trà (lá chè), vỏ cam, cam thảo đem nấu lấy nước để rửa chỗ da bị dị ứng.
- Vỏ táo chua, vỏ quả nhãn, lượng bằng nhau đem nấu lấy nước rửa chỗ da bị dị ứng.
- 150 gr lá hẹ, 50 gr hành lá, cùng 30 ml rượu trắng đem nấu lấy nước uống, chia làm 2 lần dùng trong ngày.
- Lấy thân cây đu đủ 30 gr đem nấu nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Hoa quế 10 gr, cho vào một ít nước để nấu lấy nước dùng, chia làm 2 lần dùng trong ngày.

Theo Khánh Vy - TNO

Dây đòn gánh chữa sưng tấy


Quê tôi có nhiều dây đòn gánh mọc hoang, xin hỏi nó có công dụng gì không và dùng như thế nào? - Phạm Văn Thế (Hòa Bình).





TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam:Dây đòn gánh là một loại dây leo hoặc mọc tựa, lá hình bầu dục, phía cuối hơi hình tim mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc nước ta, thường người ta sử dụng tươi toàn bộ phận trên mặt đất của cây. 
Nhân dân dùng cây này giã nhỏ thêm ít rượu xoa bóp vào những nơi sưng tấy đau nhức ngã bị thương sưng tấy, dùng ngoài da không kể liều lượng. Có khi vừa xoa bóp bên ngoài, vừa ngâm rượu uống.

Theo Kiến thức

Cần tây - “thuốc quý” đa năng


Cần tây không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, cần tây còn mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và đặc biệt nó còn là vị "thuốc quý” đa năng.



Huyết áp cao
Cần tây có chứa pthalides, đó là những hợp chất hóa học hữu cơ có thể làm giảm mức độ kích thích căng thẳng trong máu của bạn
Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều axít amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tuỳ theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.
Giảm cân
Theo các nghiên cứu, cần tây có khả năng kiểm soát mức huyết áp trong cơ thể, làm thư giãn cơ và giảm stress hiệu quả. Về mặt dinh dưỡng, cần tây cung cấp rất ít calo và có hàm lượng xơ cao nên có hiệu quả giảm cân dành cho những người đang thực hiện ăn kiêng.
Mặt khác, cần tây còn được phát hiện là rất giàu vitamin C, A, B1, B2, B6, canxi, magie, sắt, photpho và natri…, vì vậy cần tây chính là loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe
Bệnh gout
Kiềm trong cần tây có tác dụng trung hoà các chất axít, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do axít tăng cao trong máu như urê huyết cao,nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gout.
Các rối loạn về máu
Cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và càrốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…
Giúp xương khỏe mạnh

Loại rau gia vị này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều can-xi và ma-giê - rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.
Chống ung thư
Coumarin giúp ngăn chặn những tổn hại ở các tế bào do các gốc tự do gây ra. Acetylenics ngăn ngừa sự phát triển của các khối u. A-xít phenolic có khả năng khóa chặt sự hoạt động của các prostaglandin (vốn là tác nhân kích thích sự phát triển của các tế bào ở khối u). Nhờ đó, sẽ ngăn không cho các khối u phát triển.

Chất khử trùng
Hạt cần tây giúp ích trong việc loại bỏ acid uric bởi vì nó có những chất lợi tiểu kích thích đi tiểu. Vì vậy, cần tây rất tốt cho người bị rối loạn bàng quang, vấn đề về thận, viêm bàng quang, và các chứng bệnh tương tự khác. Hạt giống cần tây cũng giúp trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng vùng kín ở phụ nữ.
Giảm Cholesterol
Ăn cần tây mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol gây tắc động mạch (gọi là LDL hay cholesterol "xấu"). Các pthalides trong cần tây còn kích thích sự tiết dịch mật làm giảm mức cholesterol. Càng ít cholesterol có nghĩa là càng ít mảng bám trên thành động mạch và có thể cải thiện chung sức khỏe tim mạch.
Các chất xơ được trong cần tây còn có tác dụng gạt cholesterol ra khỏi máu và loại bỏ nó khỏi cơ thể khi đi tiểu thường xuyên
Các lợi ích khác
Cần tây là một chất chống oxy hóa là tốt, và tất cả các phần của cần tây bao gồm cả hạt, rễ và lá đều có thể được sử dụng. Ăn cần tây thường xuyên giúp tránh các bệnh về thận, tuyến tụy, gan và túi mật, viêm dây thần kinh, táo bón, hen suyễn, huyết áp ca, sự chảy mu và cổ chướng, mệt mỏi về tinh thần, nhiễm toan, thiếu máu, béo phì và bệnh lao và sức khỏe răng miệng

Theo Lao động

Món ăn có ích khi viêm phế quản mãn tính


Xông hơi nước nóng có tinh dầu thơm như lá chanh, lá khuynh diệp, lá bạc hà, lá tía tô, lá bưởi…, làm long đàm, phục hồi lưu thông không khí.



Viêm phế quản mãn tính là chứng viêm mãn tính của niêm mạc phế quản và các tổ chức xung quanh phế quản, có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn, virus, hoặc do sự kích thích của các yếu tố vật lý, hóa học như mùi hóa chất, khói nhà máy, xăng dầu, khói thuốc lá… Bệnh kéo dài lâu ngày làm suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Cũng có thể là do một phản ứng quá mẫn gây nên.
Viêm phế quản mãn tính thường gặp ở người cao tuổi. Triệu chứng thường gặp là ho có nhiều đàm, ho kéo dài, không sốt, khó thở khi gắng sức. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên, như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...
Nếu bệnh nhẹ, thường vào sáng sớm hoặc về đêm ho có đàm nhiều, đàm có thể trắng nhầy hoặc loãng, có bọt. Bệnh thường nặng lên vào mùa lạnh và giảm nhẹ khi thời tiết ấm áp.
Nếu bệnh nặng, bệnh nhân ho quanh năm, khạc nhiều đàm, khó thở lúc thời tiêt lạnh, khí hậu thay đổi, hoặc khi hít phải khói bụi, mùi hóa chất. Có lúc ho kèm theo sốt gai rét, nhức đầu, chảy nước mũi.
Bệnh kéo dài, bội nhiễm thì đàm vàng đặc, có sợi huyết, cơn khó thở, có thể dẫn tới tâm phế mãn vào mùa lạnh ẩm, suy tim, suy hô hấp, phế khí thũng.
Cách xử trí trường hợp bị viêm phế quản mãn tính là chống các ổ vi khuẩn tiềm tàng ở họng, răng, hàm, hốc mũi, chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm).
Xông hơi nước nóng có tinh dầu thơm như lá khuynh diệp rất tốt cho hô hấp. Ảnh: duocthao.
Xông hơi nước nóng có tinh dầu thơm như lá khuynh diệp rất tốt cho hô hấp. Ảnh: duocthao
- Xông hơi nước nóng có tinh dầu thơm như lá chanh, lá khuynh diệp, lá bạc hà, lá tía tô, lá bưởi…, làm long đàm, phục hồi lưu thông không khí; chống khó thở dẫn tới nguy cơ suy hô hấp.
- Tránh nơi có khói thuốc lá và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí như khói, bụi, không khí bẩn. Hạn chế uống rượu.
- Ðiều trị sớm và triệt để các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Một số món ăn, bài thuốc có ích cho người bệnh viêm phế quản mãn tính
Canh phổi heo, hạnh nhân
Phổi heo1 cái, vỏ rễ cây dâu tằm 40g, hạnh nhân 30g, gia vị gồm muối, tiêu, bột nêm hoặc bột ngọt, nước mắm.
Phổi heo làm sạch, thái miếng nhỏ, vỏ rễ dâu cạo bỏ lớp ngoài, lấy phần trắng ở trong (gọi là tang bạch bì), rửa sạch. Hai thứ cho vào nồi cùng với hạnh nhân và lượng nước thích hợp, đem hầm chín nhừ, nêm gia vị vừa ăn.
Chia 2 lần ăn trong ngày. Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính có sốt, ho nhiều, khạc đờm nhầy mủ.
Nước lê, hạnh nhân
Lê 1 trái, lá dâu tằm 10g, hạnh nhân 10g, đường phèn 20g.
Lê gọt vỏ, xắt nhỏ, hạnh nhân và đường phèn giã nát. Tất cả cho vào tô lớn, hãm với nước sôi, đây kín, sau 20 phút thì dùng được. Uống thay trà trong ngày.
Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính trong thời kỳ tiến triển.
Cháo lê, bí đao
Lê 6 trái, gạo nếp, bí đao, mỗi thứ 100g, đường phèn 180g.
Gạo nếp vo sạch, cho vào nồi nấu thành cơm nếp. Lê gọt vỏ, cắt một đoạn ngang cuống làm nắp, dùng dao nhỏ khoét hết hạt lê ra, đem ngâm trong nước để phòng đổi màu. Lê cho vào nước sôi trụng một lát rồi vớt ra, ngâm qua nước nguội rồi để vào bát.
Bí đao gọt vỏ, xắt bằng hạt đậu nành. Lấy cơm nếp, bí đao, đường phèn trộn đều rồi nhét vào trong ruột quả lê. Lại cho vào bát lớn, bịt kín, bỏ vào nồi đem chưng khoảng 60 phút đến khi lê chín nhừ là được.
Cho vào nồi khoảng 300g nước sạch, nấu trên lửa lớn cho sôi, cho đường phèn còn thừa vào nấu chảy thành nước đặc, khi lê chưng xong lấy ra xếp lên dĩa, rưới nước đường lên trên.
Mỗi lần ăn 1 quả, có thể ăn riêng. Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính, ho ra máu. Chú ý người tỳ vị hư hàn và có thấp đàm kỵ dùng.
Cao ô mai, mật ong
Ô mai 500g, mật ong 1000g.
Ô mai bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô. Sau đó vẩy nước sạch lên cho ô mai ướt đều, đập nát lấy phần thịt, dùng nước rửa sạch. Cho ô mai nhục vào nồi, đổ nước sôi vào ngâm 1 giờ.
Bắc nồi ô mai lên trên lửa nhỏ, đun 2 giờ, lọc lấy nước, làm như thế 3 lần rồi hợp nước ô mai của 3 lần lại với nhau. Cho nước ấy vào nồi, dùng lửa nhỏ đun đến khi đặc lại thì cho mật ong vào, trộn đều, cô lại thành cao, để nguội cho vào lọ sạch, bảo quản nơi khô ráo.
Mỗi ngày uống vào lúc bụng đói. Buổi sáng, tối, mỗi lần 1-2 muỗng cà phê.
Thích hợp với các chứng ho lâu ngày, hư nhiệt phiền khát, sốt rét lâu ngày, đi tả kéo dài, kiết lỵ, đại tiện, tiểu ra máu, băng huyết, giun sán. 
Chú ý người bị thực tà kỵ dùng.
Ô mai. Ảnh: myopera.
Ô mai kết hợp cùng mật ong thích hợp với các chứng ho lâu ngày, hư nhiệt phiền khát, sốt rét lâu ngày, đi tả kéo dài. Ảnh: myopera
Canh thịt heo, khoai mài
Khoai mài 100g, thịt heo 250g, sữa bò 200ml, gừng tươi xắt sợi 15g, muối 5g, dầu ăn, bột ngọt.
Thịt heo rửa sạch, xắt miếng vừa ăn, cùng cho vào nồi với gừng, khoai mài (đã rửa sạch, cắt vụn), đổ nước nấu sôi trên lửa lớn rồi đổi lửa nhỏ nấu trong 1 giờ, cho thêm muối, dầu ăn, bột ngọt vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi chín rục thì cho thêm sữa bò vào, nấu sôi lại là được. Dùng riêng hoặc ăn với cơm đều được.
Thích hợp với người viêm phế quản mãn tính, ho lâu ngày, tiêu khát, di tinh, tiểu tiện nhiều lần. Chú ý người bị thực tà cấm dùng.
Cháo bách hợp, đường phèn
Bách hợp 50, gạo tẻ 100g, đường phèn 80g.
Bách hợp, gạo tẻ vo đãi sạch, cho vào nồi với nước vừa lượng, nấu trên lửa lớn cho sôi, bỏ đường phèn vào rồi dùng lửa nhỏ nấu thành cháo. Ăn sáng chiều tùy ý.
Thích hợp với người cao tuổi bị viêm khí quản mãn tính, phế nhiệt hoặc phế táo ho khan, nước mắt chảy nhiều, nhiệt bệnh chưa tiêu hết (dư nhiệt), tinh thần hoảng loạn, nằm ngồi không yên, thần kinh suy nhược, phổi kết hạch.
Chú ý người bị phong hàn đàm thấp, trúng hàn, không nên dùng.
Cháo phổi heo, bách hợp
Phổi heo 1 cái, bách hợp 20g, hạnh nhân 25g, táo đỏ 6 quả, muối, bột ngọt.
Phổi heo rửa nước 2-3 lần, cho vào nồi nước vừa lượng, nấu sôi trên lửa lớn rồi vớt ra, dội qua nước nguội vắt sạch nước để ráo xắt thành miếng nhỏ.
Bách hợp, hạnh nhân, táo đỏ rửa sạch. Đem phổi heo, bách hội, hạnh nhân, táo đỏ cho vào nồi thêm nước vừa lượng nấu trên lửa lớn cho sôi rồi đổi lửa nhỏ nấu thêm khoảng 2 giờ, nêm muối, bột ngọt vừa ăn.
Ăn riêng hoặc trong bữa ăn đều được. Thích hợp với người cao tuổi bị viêm khí quản mãn tính, phế nhiệt hoặc phế táo ho khan, ho ra máu.
Cháo mướp hương
Mướp hương (mướp ngọt) 100g, gạo tẻ 250g, mỡ heo chín 10g, muối ăn 3g.
Mướp hương bỏ vỏ, rửa sạch, xắt miếng dài. Gạo tẻ đãi sạch, cho vào nồi với nước vừa lượng, nấu trên lửa lớn cho sôi rồi đổi lửa nhỏ nấu đến khi cháo chín thì cho mướp hương, mỡ heo muối ăn vào, nấu sôi khoảng 6-8 phút nữa là được.
Ăn sáng, tối mỗi ngày. Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính, ho khan, phiền phát, đàm suyễn ho hen, sản phụ sữa không thông.
Chú ý, người bị dương nuy (rối loạn cương dương) cấm dùng.
Cháo bí đao, thịt heo
Bí đao 500g, gạo tẻ 100g, thịt thăn heo 150g, bột gừng 10g, dầu mè, muối 5g, bột ngọt 2g.
Bí đao gọt vỏ, xắt thành miếng vuông khoảng 0,7cm. Thịt heo rửa sạch đem luộc chín xắt thành miếng nhỏ. Gạo tẻ vo sạch để ráo nước
Bắc chảo lên lửa nóng, cho dầu mè vào nấu nóng rồi bỏ bí đao vào xào cùng với thịt heo. Nấu gạo tẻ với lượng nước vừa đủ, sau khi sôi thì cho thịt heo, bí đao vào, giảm nhỏ lửa nấu thành cháo, nêm muối bột ngọt, bột gừng vào là xong.
Ăn vào bữa trưa, tối mỗi ngày. Công dụng thanh nhiệt tiêu thử lợi tiểu khử thấp đàm, tiêu thũng. Thích hợp trị liệu các chứng ho suyễn, đàm nhiều, tiêu khát, sốt, thủy thũng, tiểu tiện khó, tiểu ra máu.
Chú ý, người bị hư hàn thận lạnh, tiêu chảy lâu ngày thì không nên dùng
Ý dĩ, hạnh nhân nấu trứng gà
Trứng gà 4 cái, rau diếp cá tươi 60g, ý dĩ mễ 90g, hạnh nhân ngọt 30g, táo đỏ 12 trái, mật đường vừa đủ.
Trứng gà đập vào tô, cho mật đường vào, dùng đũa khuấy đều. Rau diếp cá bỏ tạp chất, rửa sạch. Cho hạnh nhân, ý dĩ, táo đỏ vào nồi với nước vừa lượng, dùng lửa lớn nấu sôi rồi đổi lửa nhỏ nấu 1 tiếng, sau đó cho rau diếp cá vào nấu thêm 15 phút nữa.
Lọc lấy nước, đổ vào tô trứng gà, mật đường quấy đều để dùng. Chia ăn hai lần sáng tối mỗi ngày.
Công hiệu thanh phế nhiệt, dưỡng phế âm. Thích hợp chữa trị các chứng ho ra máu lâu ngày không khỏi, tâm phiền, khát nước, khô họng, ra mồ hôi trộm, thân thể gầy ốm.
Thường dùng chữa trị các chứng loét phổi, phổi kết hạch, phế khí thủng, giãn phế quản, viêm phế quản mãn tính, phế bệnh do đàm nhiệt gây nên.
Cháo mướp hương nấu tôm
Mướp hương 500g, gạo tẻ 100g, tôm đất 100g, dầu ăn hoặc mỡ heo 20g, bột gừng 10g, muối 5g, bột ngọt 2g.
Mướp hương gọt vỏ rửa sạch, xắt miếng vuông nhỏ 1cm. Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu trên lửa lớn cho sôi, đợi gạo nở thì cho mướp hương, tôm, mỡ heo, muối, vào nấu chín thành cháo, nêm bột ngọt, bột gừng vào là được.
Ăn sáng chiều mỗi ngày. Công hiệu: sinh tân chỉ khát, giải thử trừ phiền, hóa đàm dứt ho. Thích hợp cho người bị viêm phế quản mãn tính, có các chứng khô khát, phiền táo, đàm suyễn, ho lâu ngày.
Thích hợp cho người bị viêm phế quản mãn tính, có các chứng khô khát, phiền táo, đàm suyễn, ho lâu ngày. Ảnh: ione.vnexpress.net
Mướp hương nấu tôm thích hợp cho người bị viêm phế quản mãn tính, có các chứng khô khát, phiền táo, đàm suyễn, ho lâu ngày. Ảnh: ione.net
Bách hợp, hạt sen nấu trứng gà
Bách hợp 50g, hạt sen 50g, thịt heo nạc 50g, trứng gà 3 cái, đường phèn 30g.
Bách hợp, hạt sen dùng nước rửa sạch, hạt sen bỏ vỏ, lấy tim, dùng vải bọc lại. Trứng gà rửa sạch cho vào nồi luộc chín vớt ra, lột bỏ vỏ. Thịt heo rửa sạch, xắt lát thật mỏng.
Cho toàn bộ nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ hầm khoảng 60-80 phút là được.
Ăn sáng 1 lần, tối 1 lần tùy lượng. Công hiệu: nhuận phế chỉ khái, dưỡng tâm an thần, có tác dụng trị liệu nhất định đối với các chứng phiền táo bất an, dư nhiệt chưa hết sau khi nhiệt bệnh dẫn đến hư phiền hoảng loạn, phế lao sinh ho, đàm có huyết, tiếng bị vỡ, tinh thần hốt hoảng, cước khí phù thũng.
Bột gạo lứt, khoai mài, hạnh nhân
Khoai mài 500g, gạo lứt 150g, hạnh nhân 100g, dầu mè 1 ít.
Khoai mài bỏ vỏ, xắt lát, cho vào nồi nấu chín, lấy ra. Gạo lứt đãi sạch, cho vào nồi sao thơm, để nguội, nghiền thành bột. Hạnh nhân rửa sạch, sao chín, bỏ vỏ và đầu nhọn, xắt vụn.
Đem 3 loại trên trộn chung. Khi ăn lấy hỗn hợp 3 vị trên vừa lượng, cho vào tô, có thể thêm dầu mè để ăn, mỗi lần 10g. Ăn lúc bụng đói, với nước sôi để nguội.
Công hiệu: bổ trung ích khí, ôn trung bổ phế. Thích hợp người bị phế hư, ho lâu ngày, tâm phiền khó ngủ, viêm khí quản mạn tính. Người bị đi cầu lỏng, tiêu chảy, không nên dùng; khi dùng không nên quá lượng.

Theo Lương y Đinh Công Bảy - VnExpress

Bài thuốc chữa bệnh từ cây lục lạc ba lá


Trong dân gian, người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.



Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, có tên khoa học là Crotalari mucronata, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
Cây lục lạc ba lá cao khoảng 60cm-1m, lá có 3 chét hình trái xoan ngược, dài 5-7cm, rộng 2cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Hoa màu vàng, xếp thành chùm gồm những vòng giả, có lông ngắn. Quả đậu hình dải, lúc non có lông, về sau nhẵn.
Hạt nhiều, màu hạt dẻ nhạt hoặc vàng da cam, hình thận. Cây ra hoa từ tháng 6 đến tháng 10. Quả thường được thu hái vào mùa thu, phơi khô và tách lấy hạt. Bộ phận dùng làm thuốc bao gồm cả cây, rễ, hạt, phơi khô để dùng dần.
Theo Đông y, lục lạc có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Còn rễ lục lạc có vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm giúp trợ tiêu hóa. Thường dùng hạt để trị chóng mặt do sốt, suy nhược thần kinh, bạch đới, chứng đa niệu.
Trong dân gian, người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.
bai-thuoc-chua-benh-tu-cay-luc-lac-ba-la
Sau đây là một số bài thuốc thường dùng từ cây lục lạc ba lá:
- Chữa nước tiểu đục: Hạt lục lạc ba lá 20g sao vàng, hạt bo bo 30g, cây mã đề tươi 20g, râu ngô 12g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh toạ: Thân, rễ (khô) 10 - 15g; Bạch chỉ 20g; Ké đầu ngựa 10g; Khiếm thực 20g. Tất cả đem sắc uống, ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống.
- Chữa di tinh, hoạt tinh: Hạt lục lạc ba lá 20g (sao vàng), củ súng 20g, hạt sen 20g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa bạch đới, tiểu són ở phụ nữ: Dùng hạt sục sạc, rau dừa nước, mỗi vị 20g, sắc với nước uống.
- Chữa đái dầm: Hạt lục lạc ba lá 20g sao vàng. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa tăng huyết áp: Hạt lục lạc ba lá 20g sao vàng, hạt muồng muồng (quyết minh tử) 12g sao vàng, lá dâu 12g sao. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ: Hạt lục lạc ba lá 20g sao vàng, hạt muồng muồng (quyết minh tử) 12g sao vàng, long nhãn 12g, lá lạc tiên 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần hoặc dùng thân, rễ : 10 - 15g; Lá vông nem: 30g; Tâm sen : 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống.
- Chữa hoa mắt chóng mặt: Hạt lục lạc ba lá 20g sao vàng, hạt muồng muồng (quyết minh tử) 12g sao vàng, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Lưu ý: Do hạt lục lạc có tính độc nên khi dùng phải cẩn thận, cần có sự tư vấn của thầy thuốc. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên dùng.

Theo DS. Mỹ Nữ - Nông nghiệp Việt Nam

Hạt bí ngô chữa nhiều bệnh


Hạt bí ngô chứa các thành phần chống căng thẳng thần kinh, làm giảm sự lo lắng, kháng khuẩn và thậm chí ngừa ung thư.



Trước khi chế biến bí ngô cho bữa ăn, món tráng miệng hay trang trí, bạn hãy nhớ giữ lại hạt của nó. Đừng vứt bỏ hạt bí giống bởi như thế là bạn ném đi rất nhiều chất dinh dưỡng và những lợi ích vốn có của nó đấy.
1. Các chất dinh dưỡng và vitamin
Hạt bí ngô là một trong những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, nó cung cấp tất cả các dưỡng chất như mangan, magie, sắt, đồng, tryptophan, kẽm, phốt pho, cùng rất nhiều khoáng chất và vitamin khác.
Hạt bí ngô có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Fitnea.
Hạt bí ngô có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Fitnea.
2. Tryptophan – một loại axit amin chủ yếu trong protein
Thành phần tryptophan trong hạt bí đỏ giúp chống lại bệnh trầm cảm. Khi vào cơ thểm, tryptophan được biến đổi thành niacin và serotonin là hormone có ích, giúp chống lại cảm giác tiêu cực.
3. Glutamate
Đây là thành phần cần thiết để tạo ra GABA – một nơron chống căng thẳng thần kinh, giúp làm giảm sự lo lắng và những trường hợp liên quan đến căng thẳng khác.
4. Kẽm
Đây là khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống bệnh loãng xương.
5. Phytosterol
Chất này có tác dụng làm giảm lượng cholesterol LDL (một tác nhân xấu) và tăng HDL (có lợi cho cơ thể). Phytosterol cũng có hiệu quả nhất định trong phòng chống nhiều bệnh ung thư.
6. Giàu chất chống ôxy hóa
Hạt bí ngô chứa rất nhiều chất chống ôxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa phenolic. Nó cũng chứa vitamin E ở nhiều dạng. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy trong loại hạt này chứa các khoáng chất chống ôxy hóa như mangan, kẽm, như ferulic, protocatechuic, caffeic, vanillic, sinapic và axit syringic, hydroxybenzoiccoumaric.
bi-ngo-1-1184-1392691022.jpg
Trong dân gian, hạt bí ngô được dùng như một dược phẩm trị giun rất hiệu quả. Ảnh: Fitnea.
7. Đặc tính kháng khuẩn
Theo các chuyên gia, những chiết xuất từ hạt bí ngô và dầu hạt đã được biết đến từ rất lâu bởi lợi ích kháng khuẩn của chúng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của một loại protein duy nhất có trong hạt bí ngô có đặc  tính kháng khuẩn. Các lingnan trong hạt bí bao gồm lariciresinol, medioresinol, và pinoresinol cũng được chứng minh có đặc tính kháng khuẩn và đặc biệt là chống virus. Do đó trong dân gian, người ta thường ăn hạt bí ngô có tác dụng tẩy trừ giun sán.
8. Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường
Một số nghiên cứu chứng minh rằng những chiết xuất từ hạt bí ngô có thể cải thiện quá trình điều chỉnh insulin và bảo vệ thận. Hạt này đặc biệt tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
9. Ngăn ngừa ung thư
Vì hạt bí ngô giàu chất chống ôxy hóa nên có khả năng làm chậm tiến trình suy yếu của tế bào, giảm nguy cơ ung thư. Nhiều công trình khoa học đã tập trung vào nghiên cứu các lingnan trong loại hạt này đã phát hiện nó có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt.
10. Điều trị chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính
Dầu và các chiết xuất từ hạt bí ngô được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Nhiều nghiên cứu đều thấy rằng các chất dinh dưỡng trong hạt bí ngô và các chiết xuất của nó có tác dụng điều trị chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Các chất này bao gồm lignan, phytosterol, kẽm và những dưỡng chất khác.
11. Protein
Bên cạnh các chất chống ôxy hóa có lợi và các dưỡng chất như trên, hạt bí ngô cũng là một nguồn protein tuyệt vời. Khoảng 30 gram hạt bí ngô có chứa đến 9,4 gam protein.

Theo Thi Trân  - VnExpress