Hồi đầu thảo trị cao huyết áp


Hồi đầu thảo trị cao huyết áp

Theo Đông y, hồi đầu thảo có vị đắng, hơi the, tính bình; có tác dụng bổ huyết thay cũ đổi mới, làm tan máu ứ, thông kinh bế và tiêu sưng viêm; điều hòa kinh nguyệt...



Hồi đầu thảo, còn có tên gọi khác là cỏ vùi đầu, vùi đầu thảo, vùi sầu, vạn bốc, củ điền thất, thủy điền thất, người Tày gọi là mần tảo lấy, hồi thầu, tên Thái là bơ pĩa mến.Tên khoa học Schizocapsa plantaginea Hance. Thuộc họ Râu hùm Taccaceae.
Thường thấy phân bố ở Trung Quốc, các nước Đông Dương, Malaixia và Inđônêxia. Ở nước ta, thường thấy hồi đầu thảo mọc hoang ở các tỉnh rừng núi thấp ở miền Bắc, mọc nhiều ở chỗ ẩm mát, ven suối, trong rừng ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, ở độ cao không quá 800m so với biển.
Có thể trồng bằng thân rễ như trồng nghệ vào mùa xuân, mùa thu. Tuy nhiên việc khai thác còn ít. Người ta thu hái thân rễ vào mùa hè, thu, cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ủ cho mềm rồi thái lát, tẩm gừng, sao vàng.
Là loài cây thảo cao 20 - 30cm, rễ phình ra thành củ, hình trứng hoặc tròn mọc cong lên, không có thân. Lá mọc thẳng từ thân rễ, 6 - 10 cái, hình trái xoan thuôn, phiến lá mép nguyên, lượn sóng men theo cuống đến tận gốc rồi xòe thành bẹ ở gốc, dài 10 - 20cm, rộng 7 - 10cm, xanh mượt, nhẵn bóng ở mặt trên, cuống lá dài 5 - 7cm...
Quả nang mở không đều ở đỉnh; hạt nhỏ, hình thoi, có nếp nhăn dọc, màu nâu. Mùa hoa tháng 9 - 12.
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Taccae. Thân rễ cây thường ngóc đầu lên mọc thành cây nên ta gọi là hồi đầu. Củ lúc đầu có ruột màu vàng nhạt mùi hăng như nghệ, nhưng khi khô lại có màu be nhạt, hết hăng, mùi thơm như tam thất.
Theo Đông y, hồi đầu thảo có vị đắng, hơi the, tính bình; có tác dụng bổ huyết thay cũ đổi mới, làm tan máu ứ, thông kinh bế và tiêu sưng viêm; điều hòa kinh nguyệt, giúp tiêu hoá, nhuận tràng, lợi mật.
Công dụng thường được dùng chữa tiêu hoá kém, đau bụng hoặc đau bụng tiêu chảy, sốt vàng da do viêm gan siêu vi trùng, thần kinh suy nhược, huyết áp cao, đau dây thần kinh toạ, thấp khớp, trẻ em sốt bại liệt, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Ngày dùng 2 - 4g rễ, dạng thuốc viên, thuốc bột, hoặc dùng 6 - 12g dược liệu khô sắc lấy nước uống hoặc có thể ngâm rượu. Tuy nhiên hiện vẫn còn một số phương dùng trong phạm vi kinh nghiệm dân gian để chữa các bệnh.
Dưới đây xin giới thiệu cách trị huyết áp từ cây hồi đầu thảo.
* Chữa huyết áp của phụ nữ: Hồi đầu thảo 20g, Hương phụ tử chế 18g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).
* Chữa phụ nữ kinh ít, huyết xấu, hành kinh máu đỏ nhạt hay lởn vởn, thường đau bụng kinh, vòng kinh không đều: Hồi đầu thảo tán bột uống mỗi ngày 10g, uống liền 10 ngày kể từ sau khi thấy kinh được 2 tuần vài ba đợt thì kinh đều, máu tốt, người béo đỏ (Lương y Lê Trần Đức).
* Chữa kinh bế đau bụng: Dùng 20g bột hồi đầu thảo uống với 1 chén rượu. Hoặc dùng bột hồi đầu thảo ngâm rượu (100g ngâm với 300ml rượu 36 - 40 độ) uống mỗi lần 20ml, ngày uống 2 lần.
* Chữa đau dạ dày, viêm tá tràng, ăn kém tiêu, đại tiện phân cứng, đau tức vùng thượng vị, mỏ ác, viêm gan mạn tính: Bột hồi đầu thảo 6 - 10g mỗi ngày. Kiêng dùng giấm và rượu.
* Chữa bị thương sưng tấy và mụm nhọt: Dùng củ hồi đầu thảo và cả cây, giã tươi chế thêm nước hay giấm, vắt lấy nước cốt uống, lấy bã đắp vào chỗ đau (Lương y Lê Trần Đức).

Theo BS Hoàng Tuấn Long - Nông Nghiệp

Cây mít: Vị thuốc an toàn cho trẻ nhỏ


Cây mít: Vị thuốc an toàn cho trẻ nhỏ

Có thể dùng cây mít làm bài thuốc hay trị nhiều bệnh cho trẻ nhỏ rất an toàn như chữa tưa lưỡi, chữa tiểu cặn trắng, chữa hen suyễn.



Mít là loại cây to, cao khoảng 8-15m, có tên khoa học là artocarpus integrifolia linn, thuộc họ dâu tằm (moraceae). Cây mít được trồng phổ biến khắp nước ta, tại các vùng đồng bằng và tới độ cao 1.000m, rất gần gũi với người dân nông thôn. Mít có nhiều loại như: mít mật, mít dai, mít tố nữ (đặc sản miền Nam). Ngoài giá trị dinh dưỡng, nhiều bộ phận cây mít còn là vị thuốc hay.
Các bộ phận làm thuốc:
Hầu như tất cả các bộ phận của cây mít đều được dùng làm thuốc. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống không tiêu, tiêu chảy và trị cao huyết áp. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá mít chữa các bệnh ngoài da và rắn cắn. Gỗ mít mài lấy nước uống có tác dụng an thần, liều dùng 6 - 10g/ngày. Trong khi đó, rễ cây mít sắc uống có thể trị tiêu chảy.

Quả mít to, dài chừng 30 - 60cm, đường kính 18 - 30cm, ngoài vỏ có gai. Trừ lớp vỏ gai, phần còn lại của quả mít hầu như ăn được. Múi mít chín ăn rất thơm ngon. Xơ mít có thể dùng muối chua như muối dưa (gọi là nhút). Các quả mít non còn dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi…
Hạt mít luộc, rang, nướng hay thổi với cơm ăn. Hạt mít có giá trị dinh dưỡng như các loại hạt và củ khác, được nhân dân dùng chống đói trong những ngày giáp hạt. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Hạt mít có tác dụng bổ trung ích khí gây trung tiện, thông tiểu tiện.
Có tài liệu còn cho rằng trong hạt mít còn chứa một chất ức chế men tiêu hóa đường ruột nên khi ăn nhiều dễ bị đầy bụng.
Múi mít chín vàng óng, ăn ngon ngọt, đặc biệt có hương thơm rất đặc trưng, được coi là thức ăn bổ dưỡng và có tác dụng long đờm. Về giá trị dinh dưỡng, trong thịt múi mít chín có protein 0,6 - 1,5% (tùy loại mít), glucid 11 - 14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như: sắt, canxi, phospho… Theo tài liệu của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), trong múi mít chứa nhiều chất đường, đạm, các loại vitamin A, B1, B2, C và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Món ăn bổ dưỡng từ mít
Mít lên men rượu: múi mít chín 1kg, đường trắng 300g, men rượu (bánh men thuốc Bắc) 2 bánh. Cách làm: lựa múi mít vừa chín tới, gỡ bỏ hạt, phần múi đem trộn với 150g đường. Men rượu đem tán nhỏ, rây mịn. Cho mít vào bình thủy tinh rộng miệng, cứ một lượt mít rắc một lượt men cho đến hết mít. Số men còn lại rắc trên cùng, đậy kín nắp. 
Khoảng 4 - 5 ngày sau, mít lên men rượu bốc mùi thơm. Lấy 2 lít nước lọc hòa với 150g đường còn lại đổ vào, đậy kín nắp để lên men tiếp. Khoảng 9 - 10 ngày sau, thấy nước lên men rượu trong bình lắng trong là được. Chắt nước ra, lọc qua phễu có lót bông cho trong, đóng vào chai, nút thật chặt (vì lượng đường trong rượu còn lại vẫn tiếp tục lên men, dễ làm bật nút). Rượu mít lên men có màu vàng nhạt, có gas và dậy mùi thơm của hương mít. Rượu mít khá bổ, uống lâu say vì mít có tính giải rượu, dùng khai vị trong bữa ăn như bia hay rượu vang.
Mít nấu đường: mít chín 30 múi to, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào xoong cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Rút bớt lửa chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh, dùng tráng miệng sau bữa ăn, còn giúp giải rượu bia.
Món mít non xào thịt: quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn (heo) nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Món này, theo Đông y có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
Những cách chữa bệnh từ cây mít:
Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7 - 15cm. Thường được dùng làm thuốc bằng lá tươi cụ thể như:
Dùng làm thuốc lợi sữa: sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30 - 40g/ngày) nấu nước uống giúp sữa tiết ra hoặc tăng tiết sữa. Cũng có thể dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít), hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa.
Chữa tưa lưỡi trẻ em: phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 - 3 lần/ngày, tối 1 lần.
Chữa trẻ tiểu cặn trắng: lấy 20 - 30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống.
Chữa hen suyễn: lấy lá mít, lá mía, than tre, cả 3 thứ có lượng bằng nhau sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Chữa mụn nhọt, lở loét: lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.
Vị thuốc từ nhựa mít: vỏ cây mít có nhiều nhựa, cũng thường được dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa mít trộn với giấm, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy.
Thuốc an thần, hạ áp (kể cả co quắp): gỗ mít tươi đem mài lên miếngđá nhám, hoặc chỗ nhám của trôn bát,cho thêm ít nước (nước sẽ vẩn đục dochất gỗ và nhựa mít), ngày uống từ 6 -10g, ngày uống 1 thang, chia 3 lần.
Làm an thần: dùng khoảng 20g gỗ phơi khô (hay vỏ thân gỗ), chẻ nhỏ,sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, chia 3 lần. Cần uống vàingày liền

Theo BS. Hoàng Xuân Đại - Sức khỏe & Đời sống

Cách cầm máu vết thương bằng cây cỏ thiên nhiên



Khi bị một vết thương chảy máu, cần phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong.



Khi bị một vết thương chảy máu, cần phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong. Trước hết cần nâng cao phần bị thương lên, dùng khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương cho đến khi máu ngừng chảy, hoặc dùng các loại thuốc cầm máu vào vết thương và băng ép lại thật chặt.

Dùng một số vị thuốc có tác dụng cầm máu tại chỗ

Cỏ mực, cây bỏng (sống đời), bông ổi, huyết dụ, tam thất, bách thảo sương (nhọ nồi), bại hoại (móng rồng), quế rành (trèn trèn, quế trèn), thài lài trắng, tu hú trắng, lá tía tô, lá sắn dây, lá dâu non, nõn cau tươi, nõn tre tươi, nõn chuối tiêu... Khi bị vết thương chảy máu cần ngay lập tức lấy một trong các loại cây thuốc trên, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương rồi băng ép lại.

Cách cầm máu vết thương bằng cây cỏ thiên nhiên1
Cây sống đời


Chế biến một số bài thuốc để dùng khi có vết thương chảy máu:
Bài 1: Bột sâm đại hành (không hạn chế liều lượng). 

Chế biến: Dùng củ đã cắt bỏ rễ và thân, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy thật khô, tán thành bột thật nhỏ, rây mịn, cho vào chai hoặc túi ni lông thật kín để nơi khô ráo. 

Cách dùng: Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Tác dụng: Cầm máu, tiêu ứ máu, giảm sưng đau, lên da non.

Cách cầm máu vết thương bằng cây cỏ thiên nhiên2
Cây cỏ mực

Bài 2: Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100g, lá chuối hột khô sao cháy đen 100g, than tóc 100g. 

Chế biến: Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than. Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi ni - lon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo. 

Cách dùng: Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.

Cách cầm máu vết thương bằng cây cỏ thiên nhiên3
Cây cẩu tích

Bài 3: Lông cây cẩu tích tẩm cồn 90 độ, phơi khô. Khi gặp vết thương chảy máu thì lấy đắp vào vết thương rồi băng ép lại, máu sẽ cầm rất nhanh.

Bài 4: Lá trầu không 2 phần, lá gai làm bánh 2 phần, hạt cau già 1 phần. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng lại.
Chú ý: Sau khi cầm máu, dù là vết thương nhỏ cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra tình trạng vết thương, tiếp tục theo dõi và có chỉ định điều trị phù hợp.


Theo Sức khỏe đời sống

Cà tím đa công dụng



Không chỉ là thực phẩm có hương vị thơm ngon, cà tím còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và có tác dụng chữa bệnh rất tốt.





1. Phòng ngừa ung thư
Cà tím có tác dụng đặc biệt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư đại tràng vì cà tím chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Chất xơ trong cà tím khi di chuyển qua đường tiêu hóa, có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất có thể gây ra bệnh ung thư ruột kết. 
Bên cạnh đó, cà tím có khả năng phòng ngừa những căn bệnh ung thư khác vì nó còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa, có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bạn nên ăn cà tím nguyên cả vỏ vì các nghiên cứu cho thấy, lớp vỏ cà tím chứa nhiều chất xơ hơn cả ruột.
2. Giúp không tăng cân
Cà tím không làm bạn tăng cân vì chứa rất ít calo và cung cấp rất ít năng lượng. Ngoài ra, chất xơ chứa trong cà tím chậm tiêu hóa và mất nhiều thời gian để di chuyển từ dạ dày đến đường tiêu hóa. 
Vì vậy, cà tím giữ cho người ăn kiêng cảm thấy no lâu và không có nhu cầu ăn vặt giữa các bữa ăn. Hãy khai vị bằng món cà tím, những người ăn kiêng sẽ có cảm giác no bụng và nạp ít calo cho cơ thể hơn. Một điều đáng lưu ý là bạn không nên chế biến món cà tím với nhiều dầu ăn và sốt mayonnaise.
3. Tốt cho làn da và tóc
Cà tím chứa rất nhiều nước nên rất tốt cho việc duy trì làn da đẹp và mái tóc khỏe mạnh. Những ai bị mất nước thường dễ có mái tóc mỏng, khô và bị chẻ ngọn trong khi làn da thì bị khô ráp, nhăn nheo. Do đó, bổ sung đủ nước thông qua ăn uống không chỉ giúp cải thiện mái tóc và làn da, mà còn tốt cho hoạt động chung của cơ thể. Tốt nhất là bạn nên ăn cà tím sống vì các nghiên cứu cho thấy, khi nấu chín cà tím sẽ bị mất đi một lượng nước.
Ảnh: flickr.com
4. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Cà tím còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch vì tiêu thụ thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp hạ thấp lượng cholesterol xấu trong máu. Hơn nữa, cà tím chứa nhiều nước và chất xơ có tác dụng duy trì sự trao đổi chất trong cơ thể ở mức tốt nhất. Từ đó, giúp cho tim của bạn hoạt động nhịp nhàng và khỏe mạnh hơn.
5. Chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng
Cà tím chứa nhiều magiê có tác dụng phòng ngừa và điều trị chứng mất ngủ và sự bồn chồn lo lắng. Đây là phương pháp điều trị bệnh mất ngủ tự nhiên, đơn giản và hiệu quả.
6. Tăng cường sức đề kháng
Trong quả cà tím có chứa dồi dào vitamin và chất sắt sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê, kali và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím còn có tác dụng cải thiện cấu trúc xương, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Ảnh: flickr.com
Bên cạnh những công dụng nói trên, cà tím còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa và đường ruột, có đặc tính kháng khuẩn rất tốt (nhờ vào chất axít chlorogenic - một chất chống ôxy hóa mạnh), kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 (nhờ lượng chất xơ dồi dào trong quả cà tím)…Với những lợi ích tuyệt vời mà cà tím mang lại cho sức khỏe, bạn nên bổ sung cà tím vào chế độ ăn hàng ngày để thu lại nhiều lợi ích thiết thực cho cơ thể. 

Theo Phụ Nữ Online

Vỏ quýt có thể giã rượu, chống say xe, trị ho



Mùa Tết, uống rượu nhiều, đi lại nhiều hơn, trời lạnh dễ gây ho, bạn có thể làm thuốc nhanh chóng từ vỏ quýt, theo đông y.



Vị thuốc từ vỏ quýt: Trần bì (vỏ quýt chín đã phơi, sấy khô, để càng lâu năm càng tốt) và thanh bì (vỏ quýt còn xanh đã phơi sấy khô).
Giải rượu
Dùng 30g vỏ quýt tươi, cho thêm chút muối rồi đun sôi có tác dụng giải rượu rất tốt.
Trị ho, mất tiếng
Trần bì 12g, sắc với 200ml nước còn 100ml, cho them đường vào đủ ngọt, nhấp uống dần trong ngày.
Chống say tàu, xe, máy bay
Trước khi lên các phương tiện xe cộ, tàu…khoảng 1 giờ, nên ngửi trực tiếp vỏ quýt tươi đã được bóp gập nhiều lần, cho tinh dầu quýt tỏa ra, có tác dụng ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn.

Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn - Một thế giới

5 tác dụng tuyệt vời của tỏi trong mùa lạnh



Ngoài việc thêm hương vị cho thực phẩm, tỏi cực kỳ có lợi cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là trong các tháng mùa lạnh.



Tỏi là một nguồn cung cấp canxi, phốt pho và selenium, nó cũng rất giàu vitamin C, Vitamin B6 và mangan. Dưới đây là một số lợi ích của thứ gia vị này:

Tăng tuần hoàn máu: Tỏi giúp giảm đông máu, do đó, làm giảm khả năng đông máu và nguy cơ bị đột quỵ tim.

Duy trì huyết áp: Theo nhiều nghiên cứu, tỏi làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể và cũng giúp kiểm soát huyết áp của bạn.


Kích thích hệ miễn dịch: Vào các ngày lạnh, khả năng nhiễm bệnh cúm và cảm lạnh gia tăng. Bạn nên thường xuyên cho tỏi vào chế độ ăn uống để giảm khả năng nhiễm các bệnh tật.

Hỗ trợ phục hồi bệnh ung thư: Vì tỏi có chứa germanium, một tác nhân chống ung thư, nó được biết đến với vai trò tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột liên quan đến ung thư.


Ngăn ngừa dị ứng: Tỏi có thể giúp bạn loại bỏ các loại nấm sần sùi như mụn cóc, bảo vệ bạn khỏi các bệnh dị ứng ngoài da khác. Nó thậm chí còn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn.

Theo Đẹp / Timesofindia

Thực phẩm giúp sinh tinh



Khi chất lượng và số lượng tinh trùng không bình thường nên trọng dụng những đồ ăn thức uống mang tính ôn ấm, có tác dụng bổ thận sinh tinh.





Các chứng tinh hàn, tinh thiểu, tinh loãng (tinh thanh) đa phần là do thận tinh và thận khí suy giảm gây nên. Khi bị bệnh, ngoài việc dùng thuốc, tập luyện, châm cứu xoa bóp nên trọng dụng các loại thực phẩm sinh tinh sau đây.
Nước cơm: Còn gọi là mễ nhu, mễ thang... là thứ nước cơm sánh đặc nổi lên trên mặt nồi cơm hoặc nồi cháo, có tác dụng tư âm, trường lực, bổ ngũ tạng, sinh tinh. Sách tùy tức cư ẩm thực phổ viết: Mễ du năng bổ dịch điền tinh. Nam giới mắc chứng tinh loãng nên uống nước cơm thường xuyên hòa thêm một chút muối.
Thận dê: Còn gọi là dương thận, vị ngọt, tính ấm có công dụng bổ thận khí, ích tinh thủy, rất có lợi cho nam giới tinh dịch lạnh và loãng. Để chữa thận hư tinh kiệt dùng dương thận 1 đôi, lọc bỏ màng mỡ, thái nhỏ, nấu với nước đậu xị làm canh ăn hoặc nấu cháo cũng được.
Mỡ bìm bịp: Tục gọi là điền kê du, có công dụng bổ thận ích tinh, nhuận phế dưỡng âm, được dân gian coi là loại thực phẩm cường tráng tư bổ. Y thư cổ cho rằng: Điền kê du có tác dụng làm vững thận âm, sinh tinh tăng tủy, nhuận phế tạng, là thuốc quý cho những người tỳ thận hư nhược, khí không hóa thành tinh dịch được.
Nhau thai: Còn gọi là tử hà xa, thai bàn... có công dụng bổ khí, dưỡng huyết, bổ thận ích tinh. Sách "Hội chước y kính viết": Với những chứng lưng đau, gối mỏi, thân thể hao gầy, tinh dịch khô kiệt, tử hà xa đều có tác dụng bổ ích.
Kỷ tử: Tính bình, vị ngọt, có công dụng tăng tinh ích tủy, bổ tinh tráng dương, ích thận minh mục. Theo sách bản thảo kinh sơ, kỷ tử có khả năng sinh tinh ích khí, phần âm đã đủ thì tinh huyết cũng dồi dào.
Củ mài: Còn gọi là hoài sơn hay sơn dược, vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ, bổ phế, cố thận ích tinh, làm vững thận, trị được các chứng hư tổn. Cổ nhân khuyên, những người thận hư tinh thiếu ăn hoài sơn càng nhiều, càng lâu thì càng tốt.
Ngoài ra, các thực phẩm khác cũng có ích cho việc bổ thận sinh tinh như hạt dẻ, ngân nhĩ, tổ yến, sữa ong chúa, cao da lừa, tinh hoàn và dương vật chó, đông trùng hạ thảo, tắc kè, nhung hươu...

Theo ThS Khánh Hiển -  Kiến thức

Lá đinh lăng tăng sức đề kháng



Cây đinh lăng, còn được gọi với tên quen thuộc là cây gỏi cá vì hay được dùng như một loại rau ghém ăn chung với cá.



Tác dụng
Khi dùng rễ, có thể để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm. Đinh lăng có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, làm cho cơ thể ăn ngon, ngủ yên, giúp mau lên cân.
Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều Saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1. Ngoài ra, rễ cây còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể nhờ đó mà đinh lăng còn giúp cho tăng trí nhớ nên rất tốt cho người lao động bằng trí óc hoặc các sĩ tử trong mùa thi. 
Ngoài công dụng trên, rễ đinh lăng thường được dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy. Tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, ban sởi, chữa ho ra máu, kiết lỵ. 

Bài thuốc 
Chữa đau nhức lưng, gối, hoặc tê nhức chân tay, phong thấp: 20 - 30g thân cành sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp chung với lá lốt, cúc tần, bưởi bung, rễ mắc cở, mỗi loại 10g, sắc trong 600ml, cô còn khoảng 300ml uống 2 - 3 lần trong ngày, uống vài lần là bớt đau. 
Hoặc bài thuốc gồm rễ đinh lăng 12g; cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ xước, thiên niên kiện tất cả 8g, vỏ quít, quế chi 4g, cho vào 600ml nước sắc còn 250ml, khi sắp nhắc khỏi bếp thì hãy cho vị quế chi vào. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Ho suyễn lâu năm: Lấy rễ đinh lăng, bác bộ, đậu săn, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá tất cả đều 8g, xương bồ 6g, gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng. 

Theo Lương y Nguyễn Đức Nghĩa - Kiến thức

Chữa viêm loét đường tiêu hóa



Ngày càng có nhiều người bị viêm loét đường tiêu hóa do những nguyên nhân như vi khuẩn, khói thuốc hoặc sử dụng dược phẩm.



Thuật ngữ “viêm loét hệ thống tiêu hóa” (peptic ulcer) dùng để diễn tả một nhóm bệnh viêm nhiễm ở bộ máy tiêu hóa trên. Đây là sự viêm loét ở hệ tiêu hóa trên, nơi mà lớp màng và lớp mô ở đó bị “ăn mòn”, tạo nên một vết thương.
Triệu chứng và nguyên nhân
Có hai dạng loét hệ tiêu hóa phổ biến là loét tá tràng và  loét bao tử. Sự khác nhau giữa 2 dạng loét này là vị trí của chúng. Loét tá tràng xảy ra trong tá tràng (phần hẹp của ruột non nối với dạ dày), trong khi loét dạ dày xảy ra trong phần dạ dày.
Triệu chứng của ung loét là một cảm giác cháy bỏng, cồn cào, đau ở phần giữa xương ngực và rốn. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên kèm theo ợ nóng, buồn nôn, mất thèm ăn và khó tiêu. Cơn đau thường kéo dài khoảng 45-60 phút, từ nhẹ đến nặng, đôi khi quằn quại và thường làm cho bệnh nhân mất ngủ. Những triệu chứng khác bao gồm: đau lưng, nhức đầu, cảm giác ngộp thở, ói mửa, đôi khi phân có máu.
Những yếu tố sau đây thường làm tăng việc tiết axít dạ dày, làm thay đổi lớp màng này ở hệ tiêu hóa:
Sử dụng dược phẩm: Những thuốc thông thường nhất là aspirin và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Khi sử dụng lâu ngày, những dược phẩm này sẽ làm tăng sự tiết axít ở dạ dày. Ngoài ra, những loại thuốc steroid dùng để trị viêm khớp cũng gây nên hiện tượng này. Những loại thuốc kháng axít đôi khi lại gây tác dụng ngược. Thay vì trung hòa axít dạ dày, chúng lại gây phản ứng hồi ngược (rebound effects). Một thuốc kháng axít rất quen thuộc cần phải lưu ý là calcium carbonate. Sử dụng quá mức vitamin C cũng là một nguyên do lây viêm loét hệ thống tiêu hóa.
Nhiễm vi khuẩn: Thủ phạm khét tiếng nhất là Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này chịu trách nhiệm khoảng 90% trường hợp loét dạ dày và khoảng 70% trường hợp loét tá tràng.
Sự nhạy cảm với thực phẩm: Sẽ gây ra một đáp ứng viêm và làm xói mòn màng nhày dạ dày.
Khói thuốc: Làm hủy hoại màng nhày ruột, sự trào ngược muối mật do khói thuốc cũng sẽ làm kích ứng một cách “tàn bạo” tới dạ dày.
Căng thẳng, lo âu: Làm gia tăng đáng kể việc sản xuất axít dạ dày.
Chuối cung cấp nhiều hóa chất có thể kích thích sự tăng trưởng của những tế bào màng nhày có tác dụng bảo vệ trong dạ dày và ruột Ảnh: Hồng Thúy
Chuối cung cấp nhiều hóa chất có thể kích thích sự tăng trưởng của những tế bào màng nhày có tác dụng bảo vệ trong dạ dày và ruột Ảnh: Hồng Thúy
Chữa trị bằng sản phẩm tự nhiên
Tránh thực phẩm gây dị ứng, kích ứng: Tránh rượu, cà phê, thực phẩm chứa nhiều gia vị cay, chocolate, chanh, cam… Tránh những thực phẩm làm từ sản phẩm bơ sữa, đặc biệt là sữa bò, vì chúng có thể làm gia tăng bệnh cảnh do calcium và protein có trong sữa dần dần sẽ kích thích thêm việc sản xuất axít. Ăn những bữa nhỏ và điều độ.
Ăn nhiều rau cải: Rau cải xanh như xà lách, bắp cải  là nguồn cung cấp folate và vitamin K. Đây là những chất cần thiết trong việc làm lành vết loét. Dịch ép bắp cải có thể làm lành một cách nhanh chóng những vết loét trong hệ tiêu hóa do chứa nhiều glutamin. Trong dịch ép bắp cải cũng chứa những hóa chất thực vật có tác dụng diệt H.pylori.  Dùng 400-500 ml mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn.
Ăn nhiều chuối: Chuối cung cấp nhiều hóa chất có thể kích thích sự tăng trưởng của những tế bào màng nhày có tác dụng bảo vệ trong dạ dày và ruột.
Lô hội (nha đam): Xay lá nha đam và uống khoảng nửa chén, mỗi ngày 2 lần khi bụng đói.
Chất axít béo thiết yếu: Những chất béo này có tác dụng làm xoa dịu tiến trình viêm. Sử dụng viên nang dầu cá 1.000 mg mỗi ngày 3 lần (uống trong lúc ăn hoặc ngay  sau khi ăn).
Probiotics: Thông thường, bệnh nhân loét hệ tiêu hóa được kê kháng sinh để tiêu diệt H.pylori. Rủi thay, những vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa cũng bị vạ lây. Vì vậy phải “tái sinh” chúng bằng probiotics. Những probiotic giờ đã được bào chế dưới dạng viên nang bao. Sử dụng lúc bụng đói.
Dùng kẽm bổ sung; Kẽm có tác dụng chữa lành vết loét. Tuy nhiên, khi dùng kẽm cần lưu ý: Những dược phẩm steroid sẽ làm giảm sự hấp thu kẽm. Mỗi ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần 15 mg kẽm. Dùng sau bữa ăn. Khi dùng kẽm nên sử dụng chung với vitamin A, B6 vitamin C và magnesium. Không nên dùng kẽm lâu hơn 6 tuần. Không dùng chung kẽm với các chế phẩm bổ sung sắt.
Kẽm là một loại chế phẩm bổ sung khoáng chất không cần bác sĩ kê đơn. Tuy vậy, muốn sử dụng chúng, cần có sự chỉ dẫn đầy đủ của dược sĩ, người bệnh không nên tự ý mua dùng.
Giảm stress: Rèn luyện thân thể thường xuyên sẽ giúp giảm stress, giảm lo âu. Luyện tập thể dục thể thao làm tăng lưu lượng máu đến não, giúp cơ thể tiết ra một số hormone có tác dụng kích thích hệ thần kinh, nhờ đó sẽ giúp gia tăng nồng độ của những chất giống morphine hay còn gọi là “ma túy nội sinh” xuất hiện một cách tự nhiên trong cơ thể như beta-endorphine. Những chất “ma túy nội sinh” này có tác động tích cực lên tâm trạng, cảm xúc…, nhờ vậy sẽ ngăn chặn việc sản xuất quá mức axít dạ dày.

Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường - Người lao động

Những loại trà có ích cho bệnh nhân tiểu đường



Lá sen giúp lượng đường trong máu được điều hòa ở mức ổn định, chống tăng đường huyết và rối loạn lipid máu. Trà hoa cúc giúp kiểm soát lượng đường trong máu.



Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng nhanh và gây ra nhiều hệ lụy khó lường, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không biết cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý có vai trò quyết định trong việc phòng và kiểm soát bệnh. Sau đây là 4 loại trà giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị, giúp hạn chế biến chứng bệnh tiểu đường, theo trang Renal Diseases.
1. Trà tim sen
[Caption]
Trà tim sen tính ấm, công dụng dưỡng âm, ích thận, bổ tùy. Ảnh: senta
Nguyên nhân bệnh tiểu đường là rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Tim sen có chứa hợp chất polysaccharide có tác dụng kiểm soát sự hấp thụ glucozo, tái tạo hoóc môn insulin nhằm hạn chế rối loạn chuyển hóa cacbohydrat và điều hòa lượng lipid trong máu ở mức phù hợp.
Trà tim sen tính ấm, công dụng dưỡng âm, ích thận, bổ tùy. Vì vậy, ngoài công dụng an thần, trà tim sen còn hỗ trợ hoạt động của thận. Người bệnh có thể pha 12 g trà tim sen uống mỗi buổi sáng và buổi tối.
2. Trà lá sen
Lá sen giúp lượng đường trong máu được điều hòa ở mức ổn định, chống tăng đường huyết và rối loạn lipid máu người bệnh tiểu đường.
Ảnh: aliimg

Cách dùng trà lá sen: Bỏ một nhúm trà lá sen vào bình, đổ nước sôi vào và đậy nắp lại ngâm khoảng 10 phút để tinh chất trong lá sen tan ra hòa vào nước. Nước trà lá sen có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết. Có thể dùng trà lá sen hay cho nước uống hàng ngày.
3. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có chứa chất kích hoạt phản ứng hai enzyme chống lại sự suy giảm các chức năng của cơ thể do bệnh tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu.
Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng 3 g trà hoa cúc pha trong ấm uống 3 lần/ngày. Có thể pha trà hoa cúc chung với cây kim ngân hoặc cam thảo để tăng hiệu quả. Trà này tốt cho gan, giải độc cơ thể và cải thiện thị lực.
4. Trà táo gai (sơn trà)
Táo gai chứa các thành phần giúp tăng cường tiêu hóa, thúc đẩy co giãn các mạch máu, giảm lượng đường trong máu và huyết áp thấp hơn. Bạn có thể sử dụng 1-2 miếng táo gai tươi để pha trà và uống nhiều lần trong ngày.
Ảnh: purplesage
Táo gai chứa các thành phần giúp giảm lượng đường trong máu và huyết áp thấp hơn. Ảnh: purplesage
Lưu ý, không được sử dụng các loại trà trên uống với liều lớn và uống trong thời gian dài, cần có thời gian ngưng cách khoảng.
Người bệnh tiểu đường cần chú ý:
Theo dõi lượng đường huyết: Dùng máy đo cá nhân theo dõi lượng đường huyết để kiểm soát và điều trị bệnh hợp lý hơn. Thông thường mức đường huyết từ 90 đến 130 mg/dL trước bữa ăn và 180 mg/dL hai tiếng sau bữa ăn.
Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau quả, trái cây, ngũ cốc. Hạn chế ăn các món nhiều đường và chất béo, nhất là sản phẩm từ động vật.
Vận động cơ thể: Tập thể dục trung bình 30 phút mỗi ngày: đi bộ, bơi lội, quần vợt, chạy xe đạp…
Dùng thuốc trị liệu theo chỉ định của bác sĩ.

Theo Song Lê - VnExpress

Trị bỏng ngay lập tức bằng hoa mười giờ



Nhà nào, ở đâu cũng có thể trồng hoa mười giờ, vừa làm cảnh, vừa làm thuốc chữa bỏng, như một vị thuốc tiên vậy.



Ảnh chỉ mang tính minh họa

Dân ta ai mà chẳng biết cây hoa mười giờ. Có loại cây mười giờ hoa đỏ, có loại hoa vàng và cũng có loại hoa hồng rực, bông to. Mùa hè chỉ cần ngắt 1 đoạn dài 15cm giâm vào đất ẩm là cây sống và phát triển ngay. Nhà nào, ở đâu cũng có thể trồng hoa mười giờ, vừa làm cảnh, vừa làm thuốc chữa bỏng, như một vị thuốc tiên vậy.
Tôi đã tự chữa bỏng cho mình, cho gia đình và mách cho nhiều người chữa bỏng bằng cây hoa mười giờ, dù đó là bỏng thép, bỏng lửa, bỏng nước sôi, cám lợn, canh rau, bã rượu… đều khỏi ngay tức thì.
Cách làm như sau: Khi bị bỏng phải lập tức vặt ngay một nắm (nhiều hay ít tùy theo vết bỏng to hay nhỏ) cả cây, lá, hoa, đem giã nhỏ (hoặc vò nát cho chảy nước) và đắp ngay. Vừa đắp, vừa giở liên tục cho mát. Nắm lá ấy đã ấm lên, không có tác dụng làm mát nữa thì thay ngay nắm khác. Cứ thế tiến hành đến khi hết nóng rát là khỏi hẳn.
Điều đặc biệt là chỗ da bị bỏng lại hồi sinh bình thường như không có chuyện gì xảy ra. Nếu bỏng sâu như bỏng thép thì chỗ da bỏng sẽ khô đi, nhưng không phồng, không rát. Dần dần lớp da mới phát triển, lớp bỏng sẽ dần tự bong ra, không gây đau đớn.
Xin bà con truyền lại cho nhau mấy câu sau đây:
"Hỡi ai đi đông về tây
Thuốc tiên chữa bỏng là cây mười giờ
Nước sôi, lửa bỏng bất ngờ
Lấy cây mười giờ giã nhỏ đắp ngay
Vừa đắp vừa trở liền tay
Vết bỏng hết rát khỏi ngay tức thì"

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Cách biến chân gà thành thuốc quý



Chân gà là món ăn quen thuộc, khoái khẩu của rất nhiều người nhưng không mấy ai biết cách biến chúng thành những bài thuốc quý.



Trong các loại chân gà thì chân gà rừng, gà chọi, gà chân đen là quý nhất, sau đó đến các loại gà nuôi thả tự kiếm mồi, vì nó được tôi luyện, tích trữ năng lượng thường xuyên ở gân (gân gà có nhiều nhất ở cẳng chân sau đó đến xương quay 2 cánh).

Những công dụng và cách chế biến
Chân gà có tác dụng chữa: trẻ chậm biết đi, chậm mọc răng; người chân tay run, đi không vững, yếu sinh lý, kém ăn, mệt mỏi; phụ nữ ngực lép, da khô.
Cẳng chân gà nuôi thả có 1 xương cẳng chân và 7 - 10 xương tăm (nhỏ dài bẹt như tăm tre để xỉa răng) ôm lấy xương cẳng chân, phía trước xương cẳng chân có 1 - 2 xương tăm; phía sau xương cẳng chân có 6 - 8 xương tăm. Các gân bám vào mỏm đầu xương cẳng chân, khi nấu chín có màu nâu nhạt, số gân tương ứng với số xương tăm. Đó là chỗ quý nhất trong chân gà.
Da chân gà chứa collagen là một loại protein dính như keo; các acid amin: prolin, glycin, hydrosiprolin, argynin, glycin.
Gân gà có các bó sợi collagen chiếm 80%, elastin, tế bào và chất nền gồm chondroitin, proteoglycan và glucoprotein
Xương chân gà (cũng như xương các động vật khác khi được hầm nhừ) có hydroxyapatite ở phần xương bên trong có tác dụng làm chắc khỏe cho lớp xương bên ngoài, canxi và nhiều khoáng chất hữu ích.
Cẳng chân gà công nghiệp xương mềm, nhiều mỡ không dùng làm thuốc nhưng lại được các nhà hàng, quán nhậu thích mua để chế biến các món nhắm mồi cho bia rượu như: chân gà nướng mật ong, chân gà nướng ngũ vị, chân gà hấp hành...
Chiết xuất collagen chân gà có tác dụng như thuốc hạ huyết áp loại ức chế men chuyển: đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản tại Đại học Hirosima và Trung tâm nghiên cứu phát triển Nippon Meat Packers đã tìm thấy 4 loại protein từ collagen trong chân gà có khả năng kiểm soát huyết áp khi thử nghiệm trên chuột (đã gây bệnh cao huyết áp) sau 4 giờ bắt đầu có hiệu lực, sau 8 giờ huyết áp giảm nhiều nhất.
Cách chế biến chân gà làm thuốc: cẳng chân gà làm sạch (bỏ hết da cứng, móng chân) dùng dao sắc khía sâu: dọc cẳng chân 3 - 4 đường, bàn chân 3 - 4 đường. Giã nát gừng tươi bóp kỹ với từng cái chân gà (10g gừng tươi cho 100g chân gà) ướp trong 30 phút để tạo điều kiện cho men Zingibain phân giải protein được tốt, rồi thêm muối, bột canh cho vừa miệng. 
Lạc nhân (chọn bỏ hạt thối, mốc) rửa sạch, ngâm nước 14 giờ, vớt ra, cho lên trên cẳng chân gà (30g lạc nhân/100g chân gà). Cho chân gà và các thứ đã ướp vào nồi áp suất, đổ nước cho ngập chân gà. Đun sôi (nồi bắt đầu xì hơi) hạ lửa, giữ nhiệt độ sôi trong 45 phút là đủ nhừ da gà. Tắt lửa để 15 phút rồi mới xả van hơi (các thử nghiệm đun sôi ở áp suất cao trên 45 phút đến 90 phút xương gà nuôi thả vẫn rắn, còn xương gà công nghiệp thì mềm có thể nhai nát được. Nếu dưới 45 phút thì da gà chưa nhừ).
Kinh nghiệm: mỗi lần nên hầm 1.000g chân gà với 300g lạc nhân (tiết kiệm 9 lần nhiên liệu so với hầm mỗi lần 100g chân gà). Khi cho ra thì gạn hết nước hầm chân gà ra bát, cho vào tủ lạnh để mỡ gà nổi lên trên, loại bỏ mỡ gà (collagen đông đặc, rất ngon). Chân gà đã chế biến bảo quản trong ngăn mát (8 - 10oC) để dùng dần.
- Khi dùng: cho chân gà và collagen vào bát rồi hâm nóng (hấp trong nồi cơm) ăn nóng (nếu để nguội da gà sẽ dính dẻo như keo rất khó nhằn xương).
- Liều dùng: ngày ăn 2 lần, ngay trước bữa ăn, mỗi lần 1 đôi chân gà cùng lạc nhân và collagen (nước hầm chân gà đã loại mỡ) để bồi bổ cơ thể cho người mới ốm dậy, nhất là người bệnh đau xương khớp, yếu chân tay. Riêng các trường hợp: phụ nữ gầy còm, da khô; người già gầy còm, chân tay yếu, có thể dùng chân gà công nghiệp cũng được.
Có thể phối hợp uống thuốc bổ thận trước khi ăn chân gà (tùy thực trạng mỗi người dùng bổ thận âm hay bổ thận dương).
Bài thuốc dùng chân gà
Chữa chứng chân tay run rẩy đi không vững:
Chân gà hầm như trên 3 đôi, sắc với các vị thuốc thạch xương bồ 8g, ngũ gia bì 8g (các vị thuốc đã làm thành mảnh vụn ngâm trong 300ml nước nóng 80oC giữ ấm trong 4 - 5 giờ, sau đó đun sôi nhỏ lửa 15 phút; gạn lấy nước, bỏ bã, sau đó cho chân gà đã hầm và collagen vào sắc tiếp 15 phút là được). Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Liệu trình 60 ngày nếu chuyển biến tốt thì dùng tiếp đến khi khỏi.
Chữa chứng đau lưng, đau cổ, đau quanh khớp vai, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống:
Chân gà hầm như trên 3 đôi, sắc với các vị thuốc đỗ trọng bắc 10g, ngưu tất 10g, táo tàu 10g (ngâm ngưu tất, đỗ trọng đã làm thành mảnh vụn trong 500ml nước nóng 80oC giữ ấm trong 5 giờ, sau đó đun sôi nhỏ lửa 30 phút; gạn lấy nước, bỏ bã, cho chân gà đã hầm và collagen cùng với táo tàu đã cắt nhỏ vào sắc tiếp 30 phút là được) chia làm 2 lần ăn trong ngày. Liệu trình 30 ngày, nếu chuyển biến tốt thì dùng tiếp đến khi khỏi.
Thận trọng: người có bệnh mỡ máu cao không nên ăn nhiều chân gà công nghiệp. Người đang bị tiêu chảy không dùng thuốc chân gà.

Theo DS. Trần Xuân Thuyết - Sức khỏe & Đời sống

11 lý do nên tăng cường ăn xoài



Xoài là loại trái cây giàu dinh dưỡng, có tác dụng ngăn chặn ung thư, làm sạch da từ bên trong.



Theo Fitnea, trái xoài có 11 ưu điểm dễ nhận biết sau:
1. Giàu dinh dưỡng
Uống mỗi ngày một cốc sinh tố xoài chứa tỷ lệ phần trăm dinh dưỡng như sau: 103 kalo, 75% vitamin C có tác dụng chống ôxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch; 24% vitamin A giúp chống oxy hóa và tăng thị lực; 12% vitamin B6 và một số vitamin B khác các tác dụng phòng bệnh não và tim; 10% lợi khuẩn; 8% đồng cần cho việc sản xuất các tế bào máu; 8% kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể và 5% magie.
xoai-va-huyet-ap-4450-1388988657.jpg
Trái xoài rất giàu dinh dưỡng. Ảnh: thuocthang
2. Ngừa ung thư
Nhiều nghiên cứu cho thấy các hợp chất chống ôxy hóa trong trái xoài có tác dụng bảo vệ cơ thể, chống lại ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và bệnh bạch cầu. Các hợp chất này là isoquercitrin, quercetin, fisetin, astragalin, methylgallat, axit gallic cũng như các enzim khác.
3. Giảm lượng cholesterol
Hàm lượng cao vitamin C, pectin và chất xơ được tìm thấy trong xoài có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, đặc biệt là cải thiện tình trạng rối loạn mỡ trong máu.
4. Làm sạch da
Loại trái cây ngon và có màu sắc đậm như xoài tốt cho làn da bạn cả bên trong và bên ngoài. Ăn xoài có thể giúp làm sạch lỗ chân lông bị tắc và loại bỏ mụn.
5. Tốt cho mắt
Một cốc xoài xắt lát cung cấp 24% lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Loại vitamin này giúp thúc đẩy thị lực, ngăn ngừa khô mắt và quáng gà.
Xoài rất phổ biến ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Ảnh: Fitnea
Xoài rất phổ biến ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Ảnh: Fitnea
6. Kiềm hóa cơ thể
Axit malic, một hàm lượng nhỏ axit citric và axit tartaric được tìm thấy trong trái xoài, có tác dụng duy trì và dự trữ kiềm cho cơ thể.
7. Cải thiện chất lượng "chuyện ấy"
Xoài là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tầm quan trọng của dinh dưỡng từ thực phẩm giúp cải thiện chất lượng cuộc yêu của các đôi.
8. Cải thiện hệ tiêu hóa
Đu đủ không phải là loại trái cây duy nhất chứa enzim để chuyển hóa protein trong quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó còn có rất nhiều loại trái cây khác, chẳng hạn xoài. Chất xơ trong xoài cũng giúp ích cho quá trình tiêu hóa và bài tiết.
9. Ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt
Quan điểm y học cổ đại giải thích lý do khiến con người kiệt sức khi đến thăm vùng khí hậu xích đạo là do năng lượng mãnh liệt của mặt trời làm cơ thể nóng dần lên, đặc biệt là cơ bắp. Khi đó thận trở nên quá tải vì phải đào thải liên tục các độc tố từ quá trình này. Lúc này, bạn nên uống một ly nước ép trái cây từ xoài xanh trộn với nước và một chất làm ngọt (như đường) sẽ giúp làm mát cơ thể và ngăn chặn tác hại của nhiệt.
10. Tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng lớn vitamin A và vitamin C trong trái xoài, cộng với 26 loại carotenoids khác nhau có tác dụng duy trì sự bền vững và khỏe mạnh của hệ thống miễn dịch.
11. Lá xoài tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Lá xoài giúp bình thường hóa nồng độ insulin trong máu. Phương thuốc cổ truyền trị bệnh tiểu đường là đun sôi lá trong nước nóng, để qua đêm và sau đó lọc lấy nước, uống sau khi thức dậy. Trái xoài có chỉ số đường huyết tương đối thấp nên khi ăn vào không làm tăng đột biến lượng đường trong cơ thể.

Theo Thi Trân  - VnExpress

Cá mòi đa dưỡng chất



Cá mòi là nguồn giàu dưỡng chất, protein và axit béo omega. Vì vậy, bạn nên bổ sung thường xuyên loại cá này vào chế độ ăn hàng ngày để thu nhiều lợi ích cho sức khỏe.



Giàu calo
Trong mỗi 100g cá mòi chứa khoảng 250 calo. Trong đó, khoảng 125 calo được cung cấp từ chất béo, một nửa còn lại được cung cấp từ protein.
Dồi dào protein
Trong mỗi 100g cá mòi chứa khoảng 30g protein, có nghĩa là bạn có thể tiêu thụ loại cá này để thay thế thịt. Để cung cấp đủ lượng protein mỗi ngày cho cơ thể, bạn chỉ cần tiêu thụ 200g cá mòi/ngày.
Phong phú chất béo
Hàm lượng chất béo chứa trong mỗi 100g cá mòi khoảng 10g (có 2g là chất béo bão hòa và không có chất béo trans), cung cấp khoảng 20% lượng chất béo cần hàng ngày cho cơ thể.
Axít béo omega-3 và omega-6
Cá mòi có chứa axít béo omega-3 và omega-6, là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Đặc biệt, axít béo omega-3 được chứng minh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer, tăng đường huyết, ung thư thận (theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Journal of the American Medical Association-Mỹ).
Vitamin và các dưỡng chất khác
Cá mòi cũng chứa nhiều vitamin D, có tác dụng quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hấp thu canxi vào cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe xương. Bên cạnh đó, vitamin D còn rất có ích cho sức khỏe hệ miễn dịch.
Một số lọai vitamin và dưỡng chất khác chứa trong cá mòi bao gồm: vitamin B6, vitamin B12 (chỉ cần tiêu thụ 50g cá mòi sẽ cung cấp đủ lượng vitamin B12 cần hàng ngày cho cơ thể), vitamin E, vitamin K, thiamin, riboflavin, niacin, axit panthotenic, folate, choline, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm.
Ngoài ra, cá mòi còn dồi dào cholesterol có ích (mỗi 100g cá mòi có chứa khoảng 70% lượng cholesterol cần hàng ngày cho cơ thể).
Cá mòi và thủy ngân
Nhiều chuyên gia khuyến cáo mọi người nên hạn chế tiêu thụ một số loại cá biển như cá thu, cá kiếm, cá kình… vì chúng có thể chứa thủy ngân. Tuy nhiên, lượng thủy ngân trong cá mòi không đáng kể khi so với các loại cá khác.
Lưu ý: Để bảo đảm nguồn vitamin và dưỡng chất không bị mất đi, bạn chỉ nên tiêu thụ cá mòi ở dạng đóng hộp hay chế biến bằng cách nướng hoặc chiên.

Theo Nguyễn Niệm - Phụ nữ online

Những món bánh gói lá ngon nhất Việt Nam



Nước ta có hàng chục món bánh gói lá cực kỳ ngon với đặc trưng rất riêng.




Theo Kiến thức

Món ăn nào lợi sữa?



Sữa mẹ là thức ăn không thể thiếu cho trẻ ngay sau khi khóc chào đời, nhưng không phải mọi bà mẹ đều có đủ sữa cho con.



Lá đinh lăng tươi nấu thịt là món ăn giúp tăng tiết sữa. Ảnh: Lê Kiên

Đi tìm nguyên nhân
Có vài nguyên nhân gây thiếu sữa: mẹ ăn uống kém không đủ dinh dưỡng, do stress tâm - thể sau sinh; do tắc ống dẫn sữa, viêm núm vú… Hai tình huống thiếu sữa mẹ thường gặp là:
Bầu vú không căng sữa: thường do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, giảm đau sau khi sinh. Cần chú ý có bệnh lý dạ dày kèm theo gây chán ăn hoặc kém hấp thu, nên người mẹ thường trong trạng thái suy nhược. Trong điều trị cần tăng cường dinh dưỡng đủ các thành phần đạm, dầu, bột - đường và các loại rau củ để có chất khoáng và vitamin. 
Mặt khác, lo lắng, stress sau sinh cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người mẹ. Trong trường hợp này, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần phải có sự ân cần, chăm sóc động viên của người thân, đặc biệt là chồng.
Bầu sữa căng kèm cảm giác tức, đau: lượng sữa đủ, nhưng có thể các ống dẫn sữa không thông do bị hẹp hoặc tắc do viêm. Có thể điều trị bằng biện pháp cơ học: hút, xoa, vắt với lực vừa phải, nhẹ nhàng trên vú để giúp tiết sữa. 
Cũng có thể sử dụng thuốc kháng viêm, đặc biệt từ các loại rau, quả, đậu… có tác dụng làm thuốc như: bồ ngót, rau đay, đu đủ (vừa chín), mướp hương, nghệ, gừng, các rau có lá màu xanh đậm…
Món ăn từ dược liệu giúp tăng tiết sữa
Theo đông y, có thể dùng một số dược liệu, rau, ngũ cốc chế biến thành những món ăn rất đơn giản giúp mẹ lợi sữa.
Cây đinh lăng lá nhỏ: lá đinh lăng tươi nấu với cá đồng hoặc thịt nạc giúp tăng dinh dưỡng và tăng lượng sữa; rễ đinh lăng lâu năm (40g) nấu với 6 - 8g gừng tươi trị tắc tia sữa.
Đậu đỏ nấu với mè đen: giúp nhuận trường và tăng lượng sữa.
Rong biển nấu nước uống: cung cấp axít amin, khoáng chất, vitamin… giúp tăng lượng sữa.
Trái đu đủ (vừa chín) hầm với giò heo: nhờ chất enzyme papain trong đu đủ giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa và tăng chất đạm, béo cho mẹ.
Trái mướp hương: nấu với thịt hoặc cá giúp tăng lượng sữa và cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho mẹ.
Một số dược liệu khi nấu uống cũng giúp tăng lượng sữa hoặc dễ tiết sữa: trái trâu cổ, cây cỏ sữa, cây thông thảo, ngó sen, tảo Spirulina…

Theo Ths.BS Trần Văn Năm - SGTT