Đông Y


Món ăn phòng, trị bệnh trong mùa thu

Vịt nấu hạt sen, nước củ mài, nước bách hợp nấu mía... là những món nên dùng bồi bổ trong mùa thu để da dẻ mịn màng, phòng các bệnh hô hấp, đại tràng.



Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM cho biết, trong mùa thu, người ta dễ bị các bệnh hô hấp, bệnh của đại tràng như đại tiện bí, đại tiện táo, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, các bệnh viêm nhiễm như lỵ amip, thương hàn, viêm não B, sốt rét…
Vào mùa thu, việc ăn uống, điều dưỡng cần chú ý bình hòa ôn táo, kỵ các thực phẩm hàn lương hoặc tân nhiệt (cay, nóng). Mùa thu cần kết hợp ăn uống bồi bổ và dùng thuốc bổ dưỡng, chứ không chỉ đơn thuần áp dụng riêng mặt nào.
Cách chế biến món ăn có ích cho sức khỏe trong mùa thu:
Nước hoài sơn (củ mài)
Củ mài.
Củ mài
Hoài sơn 150 g, rửa sạch gọt vỏ thái lát, cho vào nồi thêm ít nước nấu lấy nước cốt. Ăn hoài sơn, uống nước, dùng cho người bị lao phổi, ho, ra mồ hôi trộm hay tự ra mồ hôi.
Cháo hoài sơn
Hoài sơn sống 120 g, gạo tẻ 50 g.
Hoài sơn thái lát, gạo vo sạch, hai thứ nấu cháo, chia ăn nhiều lần trong ngày. Có thể dùng hoài sơn sống 60 g, ý dĩ nhân sống 60 g, hồng khô 30 g, gạo tẻ 50 g, nấu thành cháo nhừ để ăn trong ngày.
Nước bách hợp
Bách hợp tươi 2-3 quả, tách múi làm đôi rửa sạch, vắt lấy nước, uống với nước ấm.
Ngoài ra có thể làm món nước bách hợp nấu đường bằng cách bách hợp tách múi làm đôi, rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu nhừ, thêm đường trắng, dùng lượng vừa đủ tùy lúc.
Hoặc món nước bách hợp nấu mía: Bách hợp tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu chín, đổ vào nước mía, nước vắt cà rốt mỗi thứ nửa ly, trộn đều. Dùng uống sáng và chiều, dùng cho lao phổi ho hư nhiệt.
Trà ngân nhĩ
Ngân nhĩ.
Ngân nhĩ
Gồm mộc nhĩ trắng 20 g, đường phèn 20 g, trà tốt 15 g.
Rửa sạch mộc nhĩ trắng, cho vào nồi cùng với đường phèn và nước vừa đủ để hầm cho nhừ. Ngâm trà với nước sôi khoảng 5 phút rồi lọc lấy nước cho vào nồi canh mộc nhĩ trắng, trộn đều.
Ngày uống 1 thang, uống vào lúc nào cũng được. Tác dụng bổ âm, nhuận phế, trừ đàm. Rất thích hợp với những người có tạng gầy, da khô, hay bị ho khan hoặc có đàm đặc.
Song nhĩ thang
Gồm mộc nhĩ trắng 10 g, mộc nhĩ đen (nấm tai mèo) 10 g, đường phèn 30 g.
Lấy hai loại mộc nhĩ trắng và đen đem ngâm nước nóng cho nở, ngắt bỏ chân, loại tạp chất, rửa sạch rồi cho vào bát cùng với đường phèn và nước vừa đủ.
Đưa bát vào nồi hấp hoặc chưng cách thuỷ khoảng 1 giờ cho mộc nhĩ chín là được. Khi dùng, ăn luôn cả mộc nhĩ lẫn nước đường. Ngày dùng 2 lần, trước bữa ăn 1-2 giờ. Tác dụng bổ âm, bổ thận, nhuận phế.
Món này rất thích hợp với người bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao do can thận âm hư, người thường ho hen do phế âm hư.
Nước ngân nhĩ, chuối tiêu
Ngân nhĩ 30 g, chuối tiêu 1 quả.
Ngân nhĩ rửa sạch, thêm nước nấu nhừ, chuối tiêu thái đoạn ngắn cùng nấu với ngân nhĩ một lát là có thể ăn được. Mỗi ngày ăn một bát.
Nước vắt lê - củ sen - tỏi
Nước vắt quả lê 50 ml, nước vắt củ sen 30 ml, nước vắt tỏi 5 ml, tất cả cùng trộn đều trong ly, một lần uống sạch, ngày 1 lần.
Vịt hầm sa sâm, ngọc trúc
Vịt trống 1 con, sa sâm 20 g, ngọc trúc 10 g, rượu khai vị 15 ml, gừng tươi 5 g, hành trắng 10 g, tiêu bột 5 g, muối ăn 5 g.
Vịt làm sạch, mổ bỏ nội tạng và móng, rửa sạch, để vào nước sôi trụng vài phút, vớt ra nhúng vào nước lạnh rửa sạch. Sa sâm, ngọc trúc rửa sạch, gừng hành xắt miếng.
Chẻ đầu vịt làm đôi, lấy 8-10 g sa sâm để vào đầu vịt, rồi dùng hành lá cột lại. Số sa sâm, ngọc trúc, gừng tươi và hành còn lại cho vào bụng vịt. Sau đó để vào thố, cho nước vào. Thêm muối, tiêu, rượu khai vị vào trộn đều, dùng vải đậy kín rồi đặt vào nồi chưng 2 giờ.
Sau khi lấy thố vịt ra, bỏ gừng, hành không dùng. Nêm muối, bột nêm cho vừa ăn là được.
Món ăn này có tác dụng bổ thận, ích tinh tủy, bổ phế, dứt ho suyễn, khử huyết ứ. Thích hợp dùng cho thận âm hư, phế âm hư, dẫn tới các chứng hư lao ho suyễn, mồ hôi trộm, liệt dương, di tinh, lưng đau gối mỏi.
Vịt nấu hạt sen
Vịt nấu hạt sen
Vịt nấu hạt sen
Vịt 1 con, hạt sen 50 g, cải bẹ trắng 50 g, gừng 5 g, hành 5 g, tỏi 10 g, muối một ít.
Hạt sen ngâm nước ấm. Cải ngâm nước, rửa sạch. Vịt làm sạch, bỏ đuôi, móng và nội tạng, ướp gừng, hành, tỏi đập dập.
Bỏ vịt và hạt vào nồi, đổ vào chừng nửa lít nước, dùng lửa lớn nấu sôi. Sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 45 phút thì cho cải vào, nấu đến khi nước sôi lại là được. Mỗi tuần ăn một lần.
Tác dụng bổ thận âm, bổ phế, trừ ho, hạ huyết áp.
Vịt hầm hoài sơn, câu kỷ tử
Thịt vịt 100 g, câu kỷ tử 10 g, hoài sơn 30 g, gia vị các loại.
Vịt làm sạch, cho vào nồi đất cùng các dược liệu, thêm nước vừa đủ để hầm nhừ rồi nêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Tác dụng bổ phế, bổ tinh khí, cường gân cốt, dùng cho các trường hợp phế khí suy, ho suyễn, cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.
Gà ác hầm nhị đông
Gà ác 1 con, thiên môn đông 20 g, mạch môn đông 20 g, rượu khai vị 10 g, muối 4 g, bột nêm 3 g, gừng 5 g, hành 10 g, tiêu bột 3 g.
Thiên môn đông tẩm nước cho ướt. Mạch môn đông ngâm nước một đêm, đập vỡ, lấy cọng cứng bên trong ra, rửa sạch. Gà ác nhổ lông, mổ bỏ nội tạng và móng; gừng đập dập; hành xắt khúc.
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi chưng với 2.800 ml nước, dùng lửa lớn nấu cho bốc hơi 35 phút. Nêm muối, bột nêm tinh gà, tiêu bột vào là được.
Tác dụng bổ phế, bổ thận, tư âm, bổ huyết, trừ ho suyễn, giảm béo phì.
AloBacsi.vn 
Theo Lê Phương - VnExpress

************************************************************

5 bài cổ phương trị cảm mạo phong hàn

Cảm mạo xuất hiện trong cả 4 mùa, nhưng hay gặp vào lúc chuyển mùa. Sau đây là một số bài thuốc cổ phương trị bệnh này rất hiệu quả:



Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, có hoặc không có mồ hôi, ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Nếu kèm thêm thấp thì người và các khớp xương đau nhức. Phép chữa là phát tán phong hàn (dùng các thuốc tân ôn giải biểu), nếu kèm theo thấp thì thêm thuốc trừ phong thấp. Sau đây là một số bài thuốc cổ phương trị bệnh này rất hiệu quả:
Cửu vị khương hoạt thang: khương hoạt 6g, phòng phong 6g, thương truật 6g, tế tân 4g, xuyên khung 8g, bạch chỉ 8g, sinh địa 8g, hoàng cầm 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).
Ma hoàng thang: ma hoàng 6g, hạnh nhân 8g, quế chi 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng cho người nhức đầu, phát sốt, sợ gió, xương khớp đau mỏi, không có mồ hôi, thở khó (suyễn thở).
Quế chi thang: quế chi 12g, thược dược 12g, cam thảo 6g, sinh khương 12g, đại táo (xé nát) 12 quả. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng cho người sợ gió, sợ lạnh, người hâm hấp sốt, mồ hôi tự ra, thở mạnh, nôn khan.
Hương tô tán: hương phụ 80g, tử tô 80g, trần bì 40g, cam thảo 20g. Tán bột. Ngày uống 12g, uống với nước ấm hoặc nước hãm với 3 - 5 lát gừng tươi. Trị cảm mạo, đau đầu, sốt, ngực bụng đầy trướng, ợ hơi, không muốn ăn.
Lá tía tô khô, cà gai leo khô, hương phụ khô đều 80g; trần bì 40g. Tán bột. Mỗi ngày uống 20g, hãm với nước sôi.
Kinh phong bại độc tán: sài hồ 40g, tiền hồ 40g, chỉ sác 40g, xuyên khung 40g, khương hoạt 40g, độc hoạt 40g, phục linh 40g, cát cánh 40g, cam thảo 20g, kinh giới 40g, phòng phong 40g. Tán thành bột. Ngày uống 12 - 20g hoặc sắc uống. Chữa cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).
5 bài cổ phương trị cảm mạo phong hàn 1
Nước xông bằng dược liệu có tinh dầu, tốt trong trị cảm mạo.
Kết hợp dùng bài thuốc xông với 3 loại dược liệu:
Loại có tinh dầu để sát khuẩn đường hô hấp: lá chanh, lá bưởi, tía tô, kinh giới, bạc hà, sả, tràm, đại bi.
Loại có tác dụng kháng sinh: cúc tần...
Loại có tác dụng hạ sốt: lá tre, lá duối.
Và day bấm các huyệt: phong môn, hợp cốc, khúc trì; nếu nhức đầu, day thêm bách hội, thái dương; có ho, thêm xích trạch, thái uyên; ngạt mũi, thêm nghinh hương...
Vị trí huyệt
Phong môn: dưới mỏm gai đốt sống lưng 2, ra ngang 1,5 tấc.
Hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Khúc trì: co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.
Bách hội: nằm ở điểm lõm ngay trên đỉnh đầu, là điểm giao của đường nối hai đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể.
Thái dương: chỗ lõm phía đuôi lông mày.
Xích trạch: gấp nếp khuỷu tay lại, huyệt ở chỗ lõm bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay, bờ trong phần trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước.
Thái uyên: trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.
Nghinh hương: điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi - miệng.
AloBacsi.vn
Theo TS. Nguyễn Đức Quang - Sức khỏe & Đời sống

************************************************************

Bài thuốc hay từ dây móc câu

Dây móc câu hay còn gọi là câu đằng, dây dang quéo, móc ớ, vuốt, co nam kho (Thái), pước cậu, nam lập câu (Tày), ghím tỉu (Dao).



Là loại dây leo, thường mọc ở nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới lá như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông giống như lưỡi câu nên gọi là móc câu. Hoa nhỏ hình cầu nở vào mùa hạ, có màu vàng trắng.
Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là phần đốt thân có móc câu (loại đốt có 1 móc câu hay loại có 2 móc câu tốt hơn) cắt nhỏ phơi hay sấy khô. Cây thường được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu. Ở nhiều nơi nhân dân còn dùng móc câu để ăn trầu.
Dây móc câu 1
Theo y học cổ truyền, móc câu có vị ngọt, tính hàn, đi vào các kinh Can và Tâm bào. Có công năng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh, trừ nội phong, chống co thắt. Chủ trị trẻ em bị hàn nhiệt, kinh giãn, trị nhức đầu hoa mắt ở người lớn.
Một số bài thuốc áp dụng:
Chữa nghiến răng:Móc câu 10g, kim ngân hoa 9g, cúc hoa vàng 6g, địa long 6g, bạc hà 3g. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Móc câu 10g, xuyên khung 5g, cam thảo 2g, quế chi 3g. Đổ 3 bát nước sắc còn lại 1 bát chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
Dây móc câu 2
Dược liệu đã sơ chế
Hoặc móc câu 10g, lá dâu 8g, cúc hoa vàng 8g, hạ khô thảo 8g, thảo quyết minh 8g, sao vàng. Đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Hoặc móc câu 12g, thạch quyết minh 20g, chi tử 8g, hoàng cầm 8g, ngưu tất 8g, ích mẫu 12g, tang ký sinh 20g, dạ đằng giao 12g, bạch linh 12g, thiên ma 8g. Đổ 800ml nước sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Hỗ trợ chữa trúng phong, liệt thần kinh mặt: Móc câu 12g, dây hà thủ ô tươi 24g. Sắc uống trong ngày.Khi sắc thuốc gần được mới cho móc câu vào để cho sôi 1 - 2 phút, trào lên là được.
AloBacsi.vn
Theo BS Trần Thị Hải - Sức khỏe & Đời sống




Đông Y - Mất Ngủ


Cốt toái bổ mạnh gân cốt, bổ can thận

Cốt toái bổ còn có tên khác là tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ khô của cây cốt toái bổ.



Theo Đông y, cốt toái bổ vị đắng, tính ôn, vào kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau. Chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), tiêu chảy kéo dài, chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp, gãy xương, đau nhức xương khớp, ù tai. Liều dùng: 10 - 20g rễ khô, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài không kể liều lượng: dạng tươi giã nát đắp vào vết thương, dạng khô tán bột để rắc.
Cốt toái bổ mạnh gân cốt, bổ can thận 1
Cách dùng cốt toái bổ chữa bệnh:
Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay.
Cốt toái bổ, liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, sát vào lợi.
Thang gia vị địa hoàng: thục địa 16g, sơn dược 12g, sơn thù 12g, bạch linh 12g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, tế tân 2,4g; cốt toái bổ 16g. Sắc uống.
Cốt toái bổ tán bột 4 - 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả. Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng.
Cốt toái bổ 16g, cẩu tích 20g, rễ gối hạc 12g, hoài sơn 20g, rễ cỏ xước (ngưu tất) 12g, dây đau xương 12g, thỏ ty tử 12g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống. Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu.
Tiếp cốt liệu thương (nối xương, chữa vết thương): Dùng trong trường hợp té ngã bị thương, xương gãy lâu liền.
Tẩu mã tán: cốt toái bổ, lá sen, trắc bách diệp, bồ kết, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước; hoặc trộn với nước nóng thành hồ, đắp ngoài.
Cốt toái bổ 15g, sinh địa 10g, lá sen tươi 10g, trắc bá diệp tươi 10g. Sắc uống. Dùng khi bị thương, gân cốt tổn thương, chảy máu; răng bị viêm, lung lay chảy máu
Cốt toái bổ 12g, đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, hoài sơn 16g, ba kích 16g, bạch truật 12g, đương quy 12g, cẩu tích 12g, tục đoạn 12g, mẫu lệ 12g, thiên niên kiện 8g. Sắc uống hoặc nấu thành cao lỏng. Tác dụng: bổ khí huyết, bổ gân xương. Dùng cho người già suy nhược cơ thể, gãy xương lâu liền.
Kiêng kỵ: Người có thực nhiệt thì không được dùng.
Một số loài thuộc chi Drynaria như tắc kè đá (Drynaria bonii Christ.), ráng bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) cũng được thu hái làm thuốc có cùng tên "cốt toái bổ", cần chú ý khi dùng.
AloBacsi.vn
Theo BS. Tiểu Lan - Sức khỏe & Đời sống

************************************************************

Rượu ngâm ong: ai có thể uống?

Nhiều bạn đọc muốn biết về tác dụng của rượu ong, người nào uống được, người nào không nên uống.



Tôi thấy người ta bắt ong bò vẽ ngâm rượu và ca tụng công dụng của thứ rượu này. Tôi nuôi ong mật, thấy ong dữ đến bắt ong nên tôi cũng thường xuyên vợt chúng, vứt đi thì phí nên đem ngâm rượu. Tích tiểu thành đại, chẳng mấy chốc được một chai. Xin các chuyên gia cho biết ngâm thế nào cho đúng cách? Rượu ong này dùng chữa các bệnh gì và ai không dùng được?
(Nguyễn Xuân Điền)

Người có bệnh thận, tim mạch, tiểu đường không được uống rượu ngâm "ong rừng".
Chào bạn,

Không khó để nhìn thấy các loại "ong rừng" ngâm trong chai, hũ, lọ, bình... bày bán ở một số cửa hàng tạp hoá, cửa hàng ăn uống, khách sạn ở những khu du lịch miền núi, hải đảo cùng với những lời giải thích về tác dụng của rượu ngâm rất hấp dẫn... Tuy nhiên, công dụng thực sự của rượu ong tới đâu thì tới nay vẫn còn đang nghiên cứu và nhiều tranh cãi.
Ong bò vẽ (Vespa affinis), ong bò lỗ (Vespa soror), ong mặt quỷ (Vespa velutina) và các loài thuộc giống Vespa là những loài có lợi bởi chúng bắt sâu bọ bảo vệ mùa màng và thụ phấn cây trồng, cây tự nhiên góp phần đa dạng sinh học. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi ong, chúng là những loài có hại. Cùng với các loài kiến, sâu ăn sáp, các loài thuộc giống Vespa được gọi là kẻ thù hại ong. Để ngắn gọn, nhiều người nuôi ong gọi những con ong này là "ong rừng", người miền Trung gọi là ong trần.
Cho đến nay, người ta đã biết một thành phần chính trong nọc độc của ong là chất melittin có thể giúp trị bệnh viêm khớp mạn tính, nhưng chưa thấy có nghiên cứu nào nói về tác dụng chữa bệnh của rượu ngâm "ong rừng". Tuy nhiên, trên thực tế, khá nhiều người đã coi rượu ngâm "ong rừng" như một loại thuốc chữa bệnh đau khớp, đau lưng... Có người cho biết uống thấy thơm, ngon, sức khoẻ tốt hơn một chút...
Thực ra, nọc các loài ong thuộc giống Vespa và giống Apis (ong mật) nhìn chung rất độc. Vì thế, chúng ta nên thận trọng khi sử dụng rượu ngâm các loại này. Không ít người sau khi uống bị dị ứng nổi ngứa khắp người. Bởi vậy, nếu định ngâm ong rừng sử dụng, nên lấy vợt để bắt; không nhặt con dưới đất để đảm bảo vệ sinh. Rượu ngâm khi uống cần được lọc qua loại vải hoặc khăn voan có thể giữ được lông ong.
Và nếu có bệnh đau khớp thì nên uống với lượng thật ít, tốt nhất nên dùng để xoa bóp. Những người có bệnh thận, tim mạch, tiểu đường không được uống rượu ngâm "ong rừng".

AloBacsi.vn
Theo Phạm Thị Huyền - Kiến Thức

************************************************************

Bài thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi

Chứng mất ngủ có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, kể cả trẻ em, người lớn, đặc biệt là ở người cao tuổi.



Ở những người trẻ tuổi, mất ngủ phần lớn là do bệnh tật thì ở người cao tuổi, ngoài yếu tố như tinh thần căng thẳng, quá vui, quá buồn; hoặc ăn quá no, uống quá nhiều, nhất là những chất kích thích, hoặc các loại dược liệu như nhân sâm, hoặc các chế phẩm có sâm; hoặc do môi trường xung quanh quá ồn, quá sáng... đều có thể dẫn đến mất ngủ.
Người bệnh thường có những biểu hiện: giấc ngủ chập chờn, hay thức giấc và rất khó ngủ lại. Tình trạng này thường lặp lại dẫn đến mất ngủ thường xuyên, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Để khắc phục tình trạng này, xin giới thiệu một số vị thuốc và bài thuốc, món ăn dưỡng tâm an thần giúp người cao tuổi ngủ ngon giấc.
- Lạc tiên tươi (ngọn non và lá bánh tẻ) 100g, nấu canh ngày 1 - 2 lần, ăn cả nước và cái. Có thể dùng lạc tiên khô 16 - 20g, sắc uống, hoặc kết hợp với lá vông nem bánh tẻ (bỏ cuống), cây xấu hổ (cây trinh nữ), lá dâu (bỏ cuống), đồng lượng. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần, trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Bài thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi 1
Tâm sen hãm hoặc sắc uống buổi tối có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.
- Hoa thiên lý tươi 100g, nấu canh ăn hằng ngày, tốt nhất là ăn vào bữa tối.
- Hạt sen tươi bóc bỏ vỏ ngoài 100g, hầm nhừ, ăn cả cái và nước, chia 2 lần trong ngày, hoặc trước khi đi ngủ.
- Tâm sen (liên tâm) 2 - 4g hãm hoặc sắc với nước, uống vào mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ. Chỉ nên uống 1 - 2 tuần, khi đã ngủ được thì thôi, không nên uống thời gian quá dài.
- Dây hà thủ ô đỏ 60g (rửa sạch, để ráo nước, cắt đoạn 5 - 7cm, phơi khô), sắc uống ngày một thang chia 3 lần, trước bữa ăn. Có thể uống liền 7 ngày. Có thể uống lặp lại vài liệu trình nữa. Hoặc dây hà thủ ô 30g, táo nhân (sao đen) 5g, bá tử nhân 6g, long nhãn 9g. Sắc uống, ngày một thang chia 2 - 3 lần trước bữa ăn 1 - 2 giờ và buổi tối trước khi đi ngủ. Tác dụng: dưỡng tâm huyết, an thần, rất thích hợp với người cao tuổi thiếu máu mà mất ngủ.
- Táo nhân (sao đen) 80g, phục thần 40g. Cả hai đem nghiền thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 8 - 12g, chiêu bằng nước có pha mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ. Phương này dùng tốt cho người mất ngủ, hay quên, hay hoảng sợ.
- Táo nhân (sao đen) 24g, mạch môn đông (bỏ lõi, sao khô) 12g. Hai vị nghiền thành bột mịn, mỗi lần uống 8g vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Táo nhân (sao đen) 25g; tri mẫu, bạch phục linh mỗi vị 15g; xuyên khung, cam thảo mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần, trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Phương này dùng tốt cho những người mất ngủ do thần kinh suy nhược, hay đau đầu, hoa mắt.
- Trân châu mẫu nghiền bột mịn, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ uống 2 - 3g với nước đun sôi để nguội.
- Hạt muồng ngủ (hạt thảo quyết minh sao đen), rễ cúc tần, cúc hoa mỗi vị 8g; lá vông nem bánh tẻ (bỏ cuống), hương phụ tứ chế (tẩm muối, giấm, gừng, rượu, rồi sao khô), nhân trần, mỗi vị 12g; bình vôi (ngải tượng), cam thảo đất mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần trước bữa ăn. Uống liền 2 - 3 tuần.
- Tiểu mạch 30g, đại táo 10 quả, cam thảo 9g. Sắc uống ngày một thang, uống liền 2 tuần. Thang này thích hợp với phụ nữ mất ngủ, thần kinh suy nhược.
- Ngũ vị tử 6g ngâm trong 100ml rượu 300, sau 3 tuần là được, uống 30ml vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Huyền sâm 16g, sinh bách hợp 40g, sắc uống ngày một thang chia 2 - 3 lần, uống lúc đói và buổi tối trước khi đi ngủ. Phương thuốc thích hợp cho những người ban đêm hay bị ho, đờm dẫn đến mất ngủ.
- Long đởm thảo 20g, ngũ vị tử 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Phương này tốt cho người mất ngủ vì gan sơ tiết kém.
- Rễ cây táo ta (cạo bỏ lớp vỏ ngoài) 30g, đan sâm 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần vào buổi trưa trước khi ăn cơm 1 giờ rưỡi và tối trước khi đi ngủ. Phương này tốt cho người mất ngủ do thần kinh suy nhược.
AloBacsi.vn
Theo GS. TS. Phạm Xuân Sinh - Sức khỏe & Đời sống


Đông Y - Bài Thuốc Quanh Bạn


Thìa là làm thuốc

Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, lá, quả và hạt thìa là còn được dùng để làm hương liệu chế biến thức ăn và làm thuốc.



Thìa là hay thì là có tên khoa học Anethum graveolens. Là một loại rau gia vị quen thuộc có từ lâu đời và không thể thiếu trong nhiều món.

Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, lá, quả và hạt thìa là còn được dùng để làm hương liệu chế biến thức ăn và làm thuốc. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy thìa là có thể phòng trừ tiêu chảy và hạn chế ngộ độc thực phẩm, nên ăn nhiều thìa là trong bữa ăn hoặc sau bữa liên hoan uống ly trà hãm hạt thìa là sẽ rất tốt cho tiêu hóa và tránh đầy bụng, tránh tiêu chảy.

Hạt được dùng để lấy dịch chiết điều chế thuốc chữa đầy bụng ở trẻ sơ sinh hoặc ngậm chữa đau răng. Ngoài ra còn có tác dụng chữa xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mạch não dẫn tới nhức đầu, dùng liều như dưới dạng thuốc hãm: 1 - 2 thìa cà phê hạt thìa là trong một lít nước sôi hoặc 50 - 100ml dịch chiết chia uống trong ngày, nhưng chỉ uống 2 lần, liên tục trong nhiều ngày. Khi có triệu chứng khó ngủ hoặc bị kích thích nhiều quá, cũng có thể uống trà thìa là trước khi ngủ.

Đông y cho rằng, lá thìa là có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận.
Thìa là không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc tốt
Dưới đây là một số phương thuốc tiêu biểu chữa bệnh từ thìa là:

Chữa rối loạn tiêu hóa: Ăn lá thìa là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1 - 2 muỗng nước sắc lá thìa là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thìa là trích từ sự chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.

Chữa tiêu chảy và kiết lỵ: Chất dầu trong hạt thìa là rất hữu hiệu để chữa chứng no hơi, đầy bụng. Lấy hạt thìa là chiên trong một lượng tối thiểu bơ cùng với đồng lượng hạt của cây cỏ cari (fenugreek), hỗn hợp này được xem như một loại thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng cấp tính. Để đạt hiệu quả tối đa có thể nướng hạt cho vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, dùng 2 - 3 lần trong ngày.

Giúp hơi thở thơm tho: Hạt thìa là có đặc tính làm phân hóa hơi trong dạ dày, nhai 5 - 7 hạt thìa là mỗi ngày sẽ giúp hơi thở thơm tho.

Chứng mất ngủ: Ăn canh rau thìa là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống thay nước trước giờ ngủ, đêm sẽ ngủ ngon giấc.

Chữa bệnh đường hô hấp: Khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi, dùng khoảng 60g hạt thìa là chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.

Chữa mụn nhọt sưng tấy: Giã nát lá thìa là tươi thành khối nhão rồi đắp lên mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. Lá thìa là đun trong dầu vừng được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp.

Chữa rối loạn kinh nguyệt: Thìa là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh hoặc do có thai, dùng 60g dịch chiết lá thìa là trộn chung với 1 muỗng nước ép rau mùi tây, chia 3 lần uống trong ngày.           

AloBacsi.vn
Theo BS Hoàng Xuân Đại - Sức khỏe & Đời sống

************************************************************

Đông y chữa ho như thế nào?

Theo y học cổ truyền, ho là phế đã bị tổn thương và không thanh túc, đờm là do tỳ thấp sinh ra. Nguyên nhân gây ra ho có thể là ngoại cảm hoặc nội thương.



Ho ngoại cảm:  Trong lục dâm thì phong và hàn tà là nguyên nhân chủ yếu gây ho. Lông, da hợp với phổi, nên khi phong, hàn tà xâm phạm lông da thì sẽ ảnh hưởng tới phổi, ăn uống đồ lạnh vào dạ dày (vị), hơi lạnh đổ đi theo kinh mạch lên phổi làm cho phổi lạnh, phổi lạnh thì quan hệ ra ngoài, tà khí nhân đó xâm phạm vào phế sinh chứng “phế khái” (ho và có đờm). 
Còn như các thứ khác: thử, thấp táo, hỏa thường liên kết với phong hàn mà gây ho. Ho ngoại cảm lâu ngày không khỏi có thể chuyển thành ho nội thương.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ho nội thương: Phế giữ chức năng hô hấp, bên ngoài hợp với lông da, bên trong che chở cho các tạng. Khi các tạng bị rối loạn làm ảnh hưởng đến phế và gây ho.
- Tỳ hư gây ho, tỳ vận hóa kém, thủy cốc đọng lại thành đờm, đờm chứa ở phế, làm tắc phế gây ho.
- Can hỏa phạm phế gây ho là do can uất kết hóa hỏa, hỏa đốt phế gây ho.
- Phế hư gây ho là do khí phế nghịch lên gây ho, thường ít đờm, đoản khí.
- Thận hư gây ho là do thận có công năng nạp khí, nếu thận hư không nạp được khí, làm khí phế nghịch lên sinh ra ngoài ra thận còn làm thủy (nước) tràn lên phế hóa đàm mà gây ho.
Đông y chữa ho như thế nào?
Đông y căn cứ vào nguyên nhân và thể ho để đưa ra bài thuốc điều trị trên cơ sở biện chứng luận trị.
Ho thể phong hàn với các triệu chứng: Ho nặng tiếng, đờm loãng trắng, ngứa họng, tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, sợ lạnh, không có mồ hôi, khớp xương đau nhức, nhức đầu. Dùng phép sơ tán phong tà.
Bài thuốc: Hạnh nhân 12g, trần bì 6g, bán hạ 10g, tiền hồ 10g, sinh khương 6g, kinh giới 10g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, tử uyển 12g, tô diệp 10g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Ho thể phong nhiệt với các triệu chứng: Ho khó khạc đờm, đờm vàng dính, miệng khô, khó thở, sốt ra mồ hôi, nhức đầu, sợ gió, toàn thân đau mỏi. Dùng phép sơ phong thanh nhiệt, thông phế chỉ khái.
Bài thuốc: Tang diệp (lá dâu) 15g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, hạnh nhân 12g, lá bạc hà 8g, lô căn (rễ cây sậy) 20g, tiền hồ 12g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Ho thể can hỏa phạm phế với các triệu chứng: Ho sắc mặt đỏ, miệng khô, ho đau sang mạn sườn, miệng khô và đắng. Dùng phép bình can thanh phế, thuận khí giáng hỏa.
Bài thuốc: Tang bạch bì (vỏ cây dâu) 15g, tri mẫu 10g, chi tử (hạt dành dành) 10g, cát cánh 12g, thanh bì (vỏ quýt xanh) 10g, trần bì (vỏ quýt chín) 8g, thanh đại 3g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ho thể đàm thấp với các triệu chứng: Ho có nhiều đờm trắng loãng tức ngực, ăn kém, mệt mỏi, đại tiện lỏng, đờm tích ở phế gây khó thở. Dùng phép kiện tỳ trừ thấp, hóa đàm chỉ khái.
Bài thuốc: Bán hạ chế 12g, phục linh 15g, trần bì 6g, đảng sâm 15g, thương truật 10g, hạnh nhân 10g, tô tử (hạt tía tô) 12g, la bạc tử (hạt củ cải) 12g, bạch giới tử (hạt cải) 20g, tử uyển 10g, khoản đông hoa 12g, chích thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ho thể đàm nhiệt với các triệu chứng: Ho thở gấp, thở thô, đờm dính mặt đỏ, miệng khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Dùng phép thanh nhiệt hóa đờm, thông phế chỉ khái.
Bài thuốc: Tang bạch bì (vỏ cây dâu) 15g, chi tử 12g, hoàng cầm 12g, tri mẫu 10g, triết bối mẫu 12g, hạnh nhân 10g, qua lâu nhân 12g, cáp xác 20g, ngư tinh thảo (diếp cá) 20g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả sắc uống ngày 1 thang.
Ho thể phế âm hư với các triệu chứng: Ho khan, trong đờm có lẫn máu, miệng khô, họng ráo, sốt hầm hập về chiều, mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, dùng phép dưỡng âm nhuận phế.
Bài thuốc: Sa sâm 18g, mạch môn đông 15g, ngọc trúc 15g, xuyên bối mẫu 10g, thiên hoa phấn 15g, hạnh nhân 10g, bách hợp 15g, bạch biển đậu 10g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe và đời sống

************************************************************

Móng giò lợn chữa động kinh

Tôi nghe nói móng giò và tim lợn có thể chữa được bệnh động kinh nhưng không biết cách nấu món này. Mong tòa soạn giúp đỡ - Nguyễn Thị Nguyệt (Phú Xuyên, Hà Nội).





ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108:
 Món ăn chữa bệnh động kinh bằng móng giò gồm móng giò 2 cái, tim lợn 1 quả, địa du tươi 30g. Móng giò làm sạch, chặt miếng, chần qua nước sôi; tim lợn rửa sạch, thái miếng. Tất cả đem hầm thật nhừ bằng lửa nhỏ, khi được chế đủ gia vị, ăn nóng. 
Công dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, an thần, thường dùng chữa bệnh động kinh. 

AloBacsi.vn
Theo Kiến thức



Bạn Cần Biết


Truy tìm chất độc kích thích rau mầm mọc nhanh

Một số thông tin cho thấy, chất có trong thuốc kích thích rau mầm mọc nhanh là cytokinin.



Vừa qua có thông tin chất chứa trong thuốc kích thích rau mầm mọc nhanh của Trung Quốc là cytokinin. Theo TS Nguyễn Vũ Thị Thanh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp bền vững (Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam), dù hàm lượng chất này trong thương phẩm là bao nhiêu hay chất có trong danh mục cho phép nhưng vấn đề chính là cách sử dụng dụng và thời gian cách ly.

Chất kích thích điều hòa sinh trưởng về cơ bản tác động đến tế bào để cây tổng hợp chất tốt, giúp phát triển nhanh. Nhưng nếu dùng không đúng sẽ thành con dao hai lưỡi. Tức nó sẽ kìm hãm sự phát triển đồng thời cũng tạo ra nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ người ăn. Vì thế, vẫn cần có sự giám sát khi sử dụng của cơ quan nhà nước.

Rau Việt Nam nên không sợ!

Phóng viên đã có một khảo sát nhỏ tại các chợ thuộc Hà Nội và TPHCM về sự hiểu biết của người dân về tình trạng rau mầm bị kích thích mọc nhanh bằng thuốc. Theo khảo sát này, 50 người được hỏi thì có đến 26 người cho rằng rau mầm không thể sử dụng thuốc vì trồng dễ, thu hoạch nhanh và cần sự đảm bảo an toàn. 18 người cho hay, có nghe nói đến thuốc kích thích nhưng chắc không sử dụng. 6 người còn lại khẳng định chắc chắn có sử dụng thuốc do hám lợi của các nhà sản xuất. 
Đối với người bán hàng thì hầu hết đều cho rằng, không rõ người trồng thế nào, nhưng tin chắc không dùng thuốc. Cũng lý do đơn giản là rau thu hoạch nhanh, dễ phát triển và đòi hỏi phải sạch để ăn sống, đảm bảo chất dinh dưỡng. 
Cụ thể, tại chợ căn cứ 26 (TPHCM), bà Trần Thị Nga bán hàng đưa cho chúng tôi những hộp rau mầm nhưng đều không có nhãn mác, hạn sử dụng, giá 10.000đ/hộp. Chúng tôi thắc mắc, hỏi thông tin về nguồn gốc của rau, bà Nga cằn nhằn: "Hỏi lắm thế! rau mầm trồng 2 - 3 ngày là hái bán thì ai phun thuốc làm gì và cần gì nhãn mác". 
Tương tự, chị Ngọc Nga ở chợ Gò Vấp cho hay: "Bọn em lấy hàng ở chợ đầu mối Thủ Đức thì làm sao biết họ phun gì vào rau. Hàng này bán chạy lắm, nhất là dịp cuối tuần khi các gia đình mua về ăn lẩu, hay làm tiệc. Rau 2 ngày đã thu hoạch nên chỉ có của Việt Nam, không phải hàng lậu nên không nhãn mác cũng không sao. Đi chợ nào rau cũng vậy thôi chị".  
Tại chợ đầu mối phía Nam, Hà Nội, rau mầm cũng được bày bán tràn lan với nhiều chủng loại từ đóng hộp đến bán túi, mớ. Rau xanh mơn mởn, dấp dấp nước. Hầu hết người bán hàng đều khẳng định rau không phun thuốc. 
Theo bà Duyên rau mầm sạch, an toàn đúng nghĩa chỉ cần hạt giống tốt, đất mùn dừa và tưới nước sạch

Cách nhận biết rau an toàn
Bà Vũ Thị Duyên, chủ cơ sở rau mầm Hoàng Anh, TP Biên Hòa, Đồng Nai cho hay: "Về thành phần trồng, chỉ có 2 thứ là mùn dừa và hạt giống. Nên chọn hạt giống tốt tại hãng uy tín. Ngâm ủ hạt giống mục đích để rửa sạch và kích thích hạt nảy mầm đồng đều. Chu kỳ sinh trưởng của rau mầm thấp nhất chỉ 5 - 6 ngày là thu hoạch, riêng rau muống 10 ngày. Hoàn toàn tưới bằng nước sạch. Sau khi thu hoạch, mùn dừa được thu gom vào một chỗ, để một tháng sau có thể tái sử dụng nên tiết kiệm được chi phí".
Bà Duyên cũng cho rằng, bằng cảm quan chỉ có thể nhận biết rau mầm an toàn, đạt chất lượng dinh dưỡng là non, màu ngà vàng hoặc vàng ươm. Rau vàng được cho là bị úa hay gần hỏng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường đòi hỏi rau xanh nên có loại rau nhà vườn phải đưa ra ánh nắng một chút. Hiện nay, giá bán rau mầm từ 50.000đ đến hơn 100.000đ/kg. Đối với mầm thảo dược, bông cải xanh, hướng dương thì có giá cao hơn. 
"Thời gian sinh trưởng của rau mầm rất ngắn, chắc chắn không thể hết được tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, do đó sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng và chất lượng uy tín của sản phẩm trên thị trường nói chung. Vì vậy, các nơi trồng rau mầm, hộ gia đình không nên tin vào giới thiệu hay quảng cáo của các loại thuốc tăng trưởng kích thích trên thị trường", bà Vũ Thị Duyên nhấn mạnh.

AloBacsi.vn
Theo Hiền Hương - Kiến thức

************************************************************

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiết bã?

Da mặt cháu bóng nhờn, thi thoảng có mụn, vảy trắng ở lông mày và bờ mi. Những biểu hiện này có phải viêm da tiết bã không ạ?



Thưa BS, 

Trên mặt cháu khoảng 2 năm nay rất bóng nhờn, nhất là khi sáng dậy, thi thoảng có mụn, vảy trắng ở lông mày và bờ mi. Nhưng đặc biệt là đầu cháu không có gàu. 

Cho cháu hỏi những biểu hiện đó có phải là viêm da tiết bã không ạ? Nếu đúng thì bệnh này chữa khỏi hẳn được không, AloBacsi? Cháu xin cảm ơn.


 (Vân - van...@yahoo.com)

Ảnh minh họa - nguồn internet 
Ảnh minh họa - nguồn internet
Chào em Vân,

Những triệu chứng em mô tả chưa đủ kết luận em mắc bệnh viêm da tiết bã, vì nếu em đang trong độ tuổi dậy thì. Hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn dưới da do ảnh hưởng của nội tiết tố cũng làm cho da em bóng và nổi mụn.

Triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã gồm các đặc điểm sau:

- Mặt là vị trí thường gặp nhất của bệnh, thể hiện dưới dạng những mảng hồng ban, được phủ bởi nhiều vẩy nhỏ màu trắng, trong vùng có nhiều tuyến bã hoạt động như: rãnh mũi má, lông mày, vùng gian mày, rìa ngoài của chân tóc.

- Bệnh có thể lan xuống đến cằm và bờ lông mi trong trường hợp nặng.

- Những dạng khác của bệnh có thể thấy ở vùng ngực (trước xương ức) hoặc vùng sinh dục.
 
- Bệnh có liên quan đến bệnh Parkinson, người nghiện rượu mãn tính, bệnh nhân đang điều trị ung thư tế bào tuyến đường hô hấp- tiêu hóa trên hoặc gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV.
 
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ, nhưng có liên quan đến sự tăng sinh của  loại nấm men ưa mỡ Malassezia furfur.
 
- Viêm da tiết bã là một bệnh lý mãn tính, nên việc điều trị chỉ có thể làm thuyên giảm bệnh, chứ không thể điều trị dứt điểm.

Việc điều trị chủ yếu bằng thuốc thoa tại chỗ (kháng nấm và kháng viêm) đạt được hiệu quả kiểm soát bệnh, nhưng bệnh cũng dễ tái phát do đó bệnh nhân phải tuân thủ phác đổ điều trị duy trì.

Điều trị toàn thân chỉ trong trường hợp nặng hoặc không đáp ứng với điều trị tại chỗ.

Chưa đủ dữ liệu kết luận, nhưng không thể khẳng định chính xác em có mắc bệnh hay không. Do đó, em nên thu xếp đến khám bệnh tại bệnh viện chuyên khoa da để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, em nhé.
 
Thân mến,
  BS Đoàn Mạnh Khải

************************************************************

Khoai lang tím và cuộc chiến chống gốc tự do

Nói đến khoai lang tím hẳn người Việt không ai lạ, vì khoai lang tím là thực phẩm khá dân dã, dễ tìm và giúp giảm cân.



Nhưng ít người biết đến sự bổ dưỡng và tác dụng chữa bệnh của khoai lang tím, đặc biệt là các bệnh do gốc tự do gây ra như: suy giảm trí nhớ, ung thư não, tai biến, bệnh alzheimer…

Gốc tự do - tác nhân hàng đầu gây hại đến não bộ

Gốc tự do sinh ra liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài. Nơi chứa nhiều chất béo (lipid) và quá trình chuyển hóa cao là “trận địa” lý tưởng để gốc tự do tấn công. Vì thế não bộ con người với đặc điểm có hơn 60% thành phần axit béo, là nơi tiêu thụ đến 20-25% nhu cầu oxy và năng lượng toàn cơ thể nên não bộ chính là bộ phận lý tưởng để gốc tự do tấn công và liên tục sản sinh.

Y học hiện đại đã thống kê, sự tấn công của gốc tự do gây ra hơn 60 loại bệnh khác nhau như: đau nửa đầu, đột quỵ, ung thư não, cao huyết áp… trong đó đặc biệt nguy hiểm là bệnh suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, alzheimer, tai biến mạch máu não.

Và bạn có biết mỗi ngày một tế bào phải hứng chịu 10.000 đợt tấn công của các gốc tự do, trong suốt 70 năm cuộc đời, chúng ta sẽ phải liên tục chống chọi với 17 tấn gốc tự do. Như vậy, để tăng cường sức đề kháng và phòng tránh tác nhân nguy hiểm này, chúng ta cần hạn chế các yếu tố tăng sinh gốc tự do và bổ sung những chất chống gốc tự do thông qua chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

Chất Anthocyanin - giải pháp khắc chế gốc tự do

Gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng anthocyanin, một nhóm chất màu tự nhiên phổ biến trong các loại nguyên liệu thực vật có màu từ đỏ, tím hoặc xanh dương, có tác dụng trung hòa gốc tự do, hạn chế sự tổn thương thành mạch, cải thiện lưu lượng máu lên não, cải thiện trí nhớ… Bản thân anthocyanin được các loại thực vật tổng hợp nên để chúng sử dụng như một “lưới chắn”, bởi chúng giúp bảo vệ tế bào tránh tác động tiêu cực của ánh sáng mặt trời, đặc biệt chúng hấp thu năng lượng của tia cực tím và ánh sáng xanh dương.

Một số loại rau quả có chứa nhiều anthocyanin như quả việt quất (blueberry), khoai lang tím, dâu tằm và các loại rau, củ, quả có màu xanh dương, đỏ hoặc tím tự nhiên…

Hiện tại, người ta đã khai thác anthocyanin từ nhiều nguồn khác nhau để sản xuất ra các loại thực phẩm chức năng giúp ngăn ngừa và loại bỏ gốc tự do, giá thành các sản phẩm này khá đắt. Tại Việt Nam, có một số loại nguyên liệu chứa nhiều anthocyanin, giá thành thấp nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức, như khoai lang tím.

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang tím

Trong những thực phẩm kể trên, thì khoai lang tím là thực phẩm dân dã, dễ tìm và giá thành không cao. Khoai lang tím được nhiều nước trên thế giới quan tâm và chế biến thành nhiều sản phẩm để khai thác giá trị của thực phẩm này.

Khoai lang tím tự nhiên chứa hàm lượng anthocyanin cao, vào khoảng 1.300mg/kg và chúng còn có hàm lượng tinh bột, protein và các loại vitamin, axit amin, nhiều nguyên tố vi lượng, chất xơ có tác dụng giảm cân rất tốt vì ăn ngon miệng, chóng no, lại sản xuất ít năng lượng nhưng đầy đủ dưỡng chất. 

Đặc biệt, một công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, khoai lang tím chứa hàm lượng anthocyanin cao, có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa, phòng ngừa bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư, giảm huyết áp, ngăn ngừa các bệnh lý do gốc tự do gây ra. Ngoài ra, nó còn có các chất như sắt, kali, vitamin C, axit folic có tác dụng kháng viêm làm mờ vết thâm, ngăn ngừa mụn nhọt, chữa vàng da.

AloBacsi.vn
Theo ThS Trần Trọng Vũ - Phụ nữ onlin

Những Điều Cần Lưu Ý


Ăn uống, dưỡng sinh mùa đông

Mùa đông, thời tiết giá lạnh, cần giữ ấm cơ thể và dùng thực phẩm có năng lượng cao.

 Ăn uống, dưỡng sinh mùa đông
Mùa đông, cần những thực phẩm có tính ấm như hành, ớt, gừng... - Ảnh: Thái Nguyên
Sinh khí của mùa đông ẩn đàng, dương khí trong tự nhiên dần dần thu ẩn vào trong, dương khí trong cơ thể con người cũng tuân theo quy luật tự nhiên mà tần ẩn bên trong. Dưỡng sinh trong mùa đông phải phù hợp với quy luật trong tự nhiên, lấy liễu âm, hộ dương làm căn bản. Mùa đông là mùa cuối cùng trong một năm, đó là tiết khí mà dương khí tiềm tàng, âm khí cực thịnh, xu hướng hoạt động của vạn vật là ngừng nghỉ hoặc trong trạng thái nghỉ đông, chuẩn bị cho sinh khí bột phát, ngập tràn vào mùa xuân (xuân sinh - hạ trưởng - thu tàng - đông liễu). Thời gian 3 tháng mùa đông, hàn khí (khí lạnh) là chủ khí. Hàn tà và phong tà thường dễ kết hợp gây bệnh cho người, nhất là cảm mạo phong hàn, viêm khí quản, phế khí thũng, đau xương khớp... Thận và đông tiết có quan hệ với nhau, thận chủ thủng, tàng tinh, nếu thận khí bất túc (không đầy đủ) hoặc dương khí bất túc thì có thể sợ lạnh, dễ bị nhiễm lạnh và xuất hiện đau mỏi eo lưng, phù thũng, đại tiện ít, tiểu tiện nhiều, liệt dương (nam), kinh nguyệt không đều (nữ) hoặc hen suyễn tăng nặng, ngủ không yên giấc...
Trong mùa đông cần bảo đảm giấc ngủ được đầy đủ, nên ngủ sớm, dậy muộn. Ngoài ra, nên vận động hợp lý để giúp cho tinh thần được thoải mái, thân thể được khỏe mạnh, tăng cường sức chịu đựng. Giữ cho tinh thần, tinh chú được an định, gạt bỏ phiền nhiễu, vận động khiến cho dương khí được tiềm tàng, ẩn náu bên trong. Cần chú ý giữ ấm cho cơ thể không để cơ thể bị nhiễm lạnh. Sáng sớm khi trở dậy nên xoa lòng bàn tay, trán khoảng 5 - 10 phút.
Về ăn uống, hàn tà làm cho gân mạch tê cóng, khí trệ, huyết ứ mà gây đau, đồng thời tổn thương dương khí. Bởi vậy không nên  dùng nhiều thức ăn sống và lạnh để tránh tổn thương dương khí của tỳ vị. Cần dùng những món ăn tiềm dương có nhiều năng lượng, có tính ấm. Một số món dùng thích hợp như dưới đây:
- Cháo hành: hành củ 30 gr, gạo tẻ 50 gr, gia vị đủ dùng. Gạo vo sạch, cho vào nồi hầm kỹ thành cháo. Hành rửa sạch, thái nhỏ. Đổ cháo chín ra bát, cho hành và gia vị vào khuấy đều, ăn nóng vào buổi sáng hoặc buổi tối. Có tác dụng giải biểu, chữa ngoại cảm phong hàn.
- Cháo gừng: gừng tươi 20 gr rửa sạch, thái nhỏ, gạo tẻ 50 gr, đường đỏ 20 gr. Gạo vo sạch cho vào nồi hầm kỹ thành cháo. Khi cháo chín cho gừng đã thái nhỏ vào khuấy đều, cho đường đỏ vào, nấu thêm 5 phút bắc ra ăn nóng vào buổi sáng hoặc buổi tối. 
Lương y Vũ Quốc Trung

**********************************************************************************************************************************

**********************************************************************************************************************************

6 thực phẩm giúp loại bỏ mỡ thừa "cứng đầu" ở bụng

Có một cách rất đơn giản để giải quyết tình trạng mỡ thừa "cứng đầu" ở bụng mà nhiều chị em chưa biết, đó là lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp.


Trong cuộc sống hiện đại, thói quen ít vận động và tình trạng thiếu dinh dưỡng đã không còn trở nên xa lạ thì không ít người còn phải đấu tranh với nguy cơ thừa trọng lượng, đặc biệt là mỡ thừa ở vùng bụng.

Trong cơ thể, mỡ thừa ở vùng bụng bị coi là khó đốt cháy nhất. Để giảm lượng mỡ thừa "cứng đầu" ở bụng, không ít chị em đã phải cứu cánh đến các thẩm mỹ viện và các biện pháp tốn kém về tài chính.

Tuy nhiên, có một cách rất đơn giản để giải quyết tình trạng này mà nhiều chị em chưa biết, đó là lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp.

Dưới đây là 6 loại thực phẩm có thể giúp loại bỏ những chất béo "cứng đầu" ở vùng bụng.

1. Khoai tây để lạnh

6 thực phẩm giúp loại bỏ mỡ thừa "cứng đầu" ở bụng 1

Trước đây, bạn phải từ bỏ món khoai tây chỉ vì đang muốn giảm cân. Nhưng bạn có biết rằng, chế biến khoai tây trong các món ăn lạnh như salad lại có tác dụng loại bỏ mỡ thừa nên cũng có tác dụng giúp bạn giảm cân.

Khi khoai tây được giữ lạnh, nó sẽ tạo ra tinh thể có tính chất kháng tinh bột. Tinh thể kháng tinh bột là một thành phần của chất xơ có tác dụng thông báo cho cơ thể sản xuất ra 2 kích thích tố có nhiệm vụ làm giảm cảm giác đói. Không chỉ vậy, tinh thể kháng tinh bột còn giúp cơ thể chuyển hóa chất béo thành nhiên liệu cung cấp cho các hoạt động chứ không phải lưu trữ nó trong các tế bào mỡ.

2. Dấm táo

6 thực phẩm giúp loại bỏ mỡ thừa "cứng đầu" ở bụng 2

Dấm rượu táo có chứa axit axetic - một loại axit không chỉ giảm nguy cơ tích trữ chất béo trong cơ thể mà còn đốt cháy lượng mỡ thừa đang lưu lại ở vùng bụng rất hiệu quả.

3. Dầu rum

6 thực phẩm giúp loại bỏ mỡ thừa "cứng đầu" ở bụng 3

Dầu cây rum là một thành phần được sử dụng phổ biến trong món salad. Trong dầu cây rum có chứa axit linoleic - một loại axit béo omega-6 có thể có tác dụng làm tăng quá trình trao đổi chất và tiêu hóa hết lượng thức ăn vào cơ thể, hạn chế tình trạng lưu trữ chất béo. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng tiêu thụ một hoặc hai muỗng canh dầu rum hàng ngày có thể giúp tăng tốc độ loại bỏ chất béo bụng như bạn mong muốn.

4. Đậu đen

6 thực phẩm giúp loại bỏ mỡ thừa "cứng đầu" ở bụng 4

Giống như tất cả các loại đậu, đậu đen có chứa hàm lượng chất xơ và protein cao. Nhờ đó mà ăn đậu đen sẽ giúp bạn no lâu, giảm tình trạng đói và muốn ăn liên tục. Đậu đen cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid hơn hầu hết các loại đậu khác. Theo các chuyên gia sức khỏe, chất flavonoid có thể giúp ngăn ngừa chất béo dư thừa lưu trữ trong vùng bụng và loại bỏ các gốc tự do, giảm nguy cơ ung thư.

5. Quả lê

6 thực phẩm giúp loại bỏ mỡ thừa "cứng đầu" ở bụng 5

Trong quả lê có rất nhiều flavonol và catechins. Đây là 2 chất chống oxy hóa cũng có tác dụng làm giảm tốc độ mỡ bụng được lưu trữ trong cơ thể. Thêm vào đó, quả lê tươi còn chứa rất nhiều chất xơ và rất ít calo nên bạn có thể ăn thoải mái mà cũng không phải lo đến chuyện giảm cân.

6. Hạt hướng dương

6 thực phẩm giúp loại bỏ mỡ thừa "cứng đầu" ở bụng 6

Hạt hướng dương được sử dụng phổ biến ngày nay không chỉ trong những dịp đặc biệt mà còn được dùng trong một số món ăn. Không thể phủ nhận một điều rằng, ngoài sự ngon miệng, hạt hướng dương còn tốt cho sức khỏe vì nó chứa đủ các chất béo không bão hòa đơn - chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe. Chất béo không bão hòa đơn có thể giữ cho vòng eo của bạn không bị phát phì nhờ cơ chế tiêu hủy và đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.


AloBacsi.vn
Theo Pháp luật xã hội

************************************************************

Tuyệt vời khoảng khắc chồng tự giúp vợ vượt cạn

Toàn bộ quá trình đỡ đẻ cho vợ, từ những đau đớn tới khi hành phúc vỡ òa được nhiếp ảnh gia Emily Robinson ghi lại bằng những hình ảnh chân thật nhất.

AloBacsi.vn
Theo Kiến thứ
c