CEO Nhaccuatui: Các bạn trẻ khởi nghiệp còn thiếu nhiều kinh nghiệm

Công nghệ thông tin là mảnh đất đầy tiềm năng cho những người yêu công nghệ và mong muốn khởi nghiệp. Trong những ngày đầu năm mới, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh Nhan Thế Luân, sáng lập viên website âm nhạc nhaccuatui.com, chủ tịch tập đoàn NCT, về xu hướng khởi nghiệp hay còn gọi là start-up công nghệ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Luân cho rằng các bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp có tỷ lệ thành công nhiều hơn các nước trong khu vực. Các bạn trẻ Việt Nam cũng làm việc với nhiều đam mê hơn, "làm ngày làm đêm".

Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất


Mặc dù động đất đã xảy ra từ thời cổ đại, nhưng mãi đến khoảng 100 năm trở lại đây, các nhà khoa học mới bắt đầu nghiên cứu về chúng, nguyên nhân hình thành, và thiết kế các công cụ có thể đo được cường độ của trận động đất...

Bạn đang ngồi đọc bài báo này, trên chiếc ghế của mình. Mọi thứ rất yên tĩnh, có vẻ là bạn đang ở trên một mặt đất hoàn toàn “yên lặng”. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Mặt đất dưới chân bạn, tức là bề mặt Trái đất, được cấu tạo nên bởi những mảng khổng lồ, chúng luôn luôn di chuyển một cách rất chậm chạp. Mỗi khi những mảnh này va vào nhau, chúng sẽ giải phóng ra một lượng năng lượng dưới dạng chấn động, hay còn gọi là động đất. Những trận động đất nhỏ vẫn luôn xảy ra hàng ngày: cường độ của chúng nhỏ đến mức chúng ta không có bất kì cảm nhận nào về chúng. Nhưng thỉnh thoảng, xuất hiện những trận động đất lớn hơn, luồng năng lượng – hay sóng địa chấn – lan tỏa có khả năng phá hủy mọi thứ trên bề mặt và làm bị thương hàng ngàn người.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Vào ngày 11.03.2011, ở Nhật Bản, một trận động đất ước tính 9,0 độ richter đã xảy ra cách thành phố Sendai khoảng 130km về phía đông. Được đánh giá là một trong 5 trận động đất mạnh nhất trong lịch sử, nó tạo ra một cơn sóng thần cuốn trôi làng mạc, phá hủy nhà cửa và làm chết đuối rất nhiều người sống ở quanh đó. Sức phá hủy của trận động đất cùng cơn sóng thần lớn gấp 6 lần so với thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Kết quả, trận động đất này đã cướp đi sinh mạng của 20.896 người, theo Trung tâm thăm dò địa chất Hoa Kỳ (U.S. Geological Survey – USGS).
Mặc dù động đất đã xảy ra từ thời cổ đại, nhưng mãi đến khoảng 100 năm trở lại đây, các nhà khoa học mới bắt đầu nghiên cứu về chúng, nguyên nhân hình thành, và thiết kế các công cụ có thể đo được cường độ của trận động đất. Thêm nữa, các kĩ sư và kiến trúc sư cũng đã bắt tay vào thiết kế các tòa nhà vững chãi hơn, có khả năng chịu đựng chấn động tốt hơn. Trong tương lai không xa, người ta hy vọng sẽ tìm được cách dự báo trước các trận động đất, thậm chí tìm cách kiểm soát chúng, không để gây ra thiệt hại về người và của.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Sự thật về động đất
Về cơ bản, động đất là những rung động ở lớp vỏ Trái đất. Nguyên nhân gây ra động đất rất nhiều, có thể là do thiên thạch rơi xuống, núi lửa phun, thậm chí là do con người, ví dụ như sập hầm mỏ hoặc thử vũ khí hạt nhân dưới lòng đất... Nhưng nếu tính đến những trận động đất do tự nhiên, thì phần lớn gây ra bởi sự di chuyển của các mảng tạo nên lớp vỏ Trái đất, hay còn gọi là các mảng lục địa, mảng kiến tạo.
USGS ước tính rằng, mỗi năm, có khoảng 1.3 triệu chấn động xảy ra với cường độ trên 2.0 – đây là ngưỡng mà con người có thể cảm nhận được sự rung động. Phần lớn trong số đó có cường độ rất thấp, và/hoặc xảy ra ở khu vực xa khu dân cư, nên chúng ta khó có thể nhận thấy được. Những trận động đất khiến chúng ta chú ý, thường là những trận động đất lớn, ảnh hưởng đến một vùng rộng. Chỉ tính riêng trong thập kỉ vừa qua, động đất cùng với những thảm họa kéo theo nó – sóng thần, tuyết lở và đất lở đã giết chết 688.000 mạng người trên toàn thế giới.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Có thể nói, trận động đất kinh hoàng nhất trong lịch sử, là trận động đất mạnh 8.0 độ xảy ra ở tỉnh Shanxi của Trung Quốc vào năm 1556. Dựa vào những con số thống kê được ghi lại, toàn bộ thành phố, nhà cửa, những bức tường, chùa chiền, các tòa nhà chính phủ,... tất cả đều trở thành đống đổ nát. Hơn 830.000 người đã chết trong trận động đất ấy. Nhà học giả Qin Keda – một trong những người sống sót – đã đưa ra lời khuyên, có lẽ là lời khuyên đầu tiên trong lịch sử để chống chọi với động đất: “Khi trận động đất bắt đầu, mọi người không nên ra ngoài – hãy ở yên trong nhà, cúi thấp xuống và cầu mong mình may mắn. Cho dù chiếc tổ có bị sụp đổ, thì một vài quả trứng vẫn có cơ may sống sót.”
Mảng kiến tạo
Trận động đất đầu tiên trong lịch sử được ghi lại là trận động đất ở Trung Quốc năm 1177 trước Công nguyên. Nhưng suốt chiều dài lịch sử, mọi người đều không hiểu rõ về cơ chế gây ra động đất. Phải đến giữa những năm đầu của thế kỉ 19, các nhà khoa học mới bắt đầu nghiên cứu và đo đạc hoạt động của động đất, sử dụng một thiết bị được phát triển ở Italia có tên gọi là seismograph – máy địa chấn. Và cuối cùng, đến giữa những năm 1960, các nhà nghiên cứu của Mỹ và Anh đã công bố một giả thiết để giải thích về động đất.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Lý thuyết này có tên gọi là mảng kiến tạo, chỉ ra rằng lớp vỏ Trái đất được tạo nên bởi rất nhiều mảng trôi trên một lớp “trơn” bên dưới có tên là quyển mềm – asthenosphere . Ở nơi ranh giới của hai mảng kiến tạo, khi chúng di chuyển ra xa nhau, dung nham dưới lòng đất sẽ phun trào lên, nguội đi và trở thành một phần của vỏ Trái đất. Nơi diễn ra hiện tượng này được gọi là divergent plate boundary – ranh giới mảng phân kì.
Các mảng kiến tạo cũng có thể di chuyển gần vào nhau và va chạm với nhau. Có thể, một mảng sẽ bị nhấn chìm xuống phía dưới lớp dung nham và nóng chảy một phần. Cũng có thể, hai cạnh của hai mảng kiến tạo va vào nhau làm đất đá chồi lên trên, tạo thành các dãy núi. Khu vực này có tên gọi là convergent plate boundary – ranh giới mảng hội tụ.
Nhưng có những lúc, những mảng này trượt qua nhau một cách vô cùng chậm chạp, năng lượng được tích lũy lại, khu vực có tên gọi là transform boundary – ranh giới mảng chuyển dạng. Fault line – đường nứt gãy, nơi các mảng kiến tạo di chuyển ngược chiều nhau – được hình thành. Và rồi, động đất sẽ xảy ra dọc theo khu vực transform boundary fault line này.
Có vẻ hơi phức tạp, hãy tham khảo tấm hình sau để hiểu rõ hơn về sự hoạt động của các mảng kiến tạo.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất
Có ba loại dạng của đường nứt gãy, tương ứng với các kiểu di chuyển của các mảng kiến tạo.

- Normal fault: xảy ra tại nơi hai mảng kiến tạo di chuyển ra xa nhau, tức là ở vùng divergent plate boundary. Hai mảng không tách ra xa nhau hoàn toàn, ngược lại, với mặt phẳng tiếp xúc hơi chéo một chút, sẽ có một mảng bị trượt thấp xuống, đè vào mặt phẳng tiếp xúc của mảng kia. Mảng thấp xuống được gọi là footwall, còn mảng ở cao hơn gọi là hanging wall.
- Reverse fault: xảy ra tại nơi hai mảng kiến tạo di chuyển lại gần nhau, tức là ở vùng convergent plate boundary. Vùng tiếp giáp giữa hai mảng này bị nén ép rất mạnh. Mặt phẳng tiếp xúc cũng hơi chéo một chút, mảng ở cao hơn sẽ trượt trên mặt phẳng thấp hơn. Và khi hai mảng va vào nhau với góc nhỏ hơn 45 độ, lúc ấy sẽ là thrust fault.
- Strike-slip fault: xảy ra tại nơi hai mảng kiến tạo trượt qua nhau, tức là ở vùng transform plate boundary. Các mảng kiến tạo di chuyển trên mặt phẳng ngang nhưng theo hai hướng ngược nhau. Đường đứt gãy San Andreas ở California là một ví dụ về dạng đường đứt gãy này.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Dù với bất kì loại đường đứt gãy nào, đất đá cũng sẽ tác động với nhau, đè nén nhau. Theo lực tác động đó, chúng sẽ di chuyển, cho đến một mức độ nào đó, chúng không thể di chuyển được nữa, và bị “khoá” lại. Trong khi đó, các mảng vẫn tiếp tục di chuyển, áp lực dồn nén và tăng dần. Và khi đến giới hạn, đất đá bắt đầu chuyển động, tạo nên rung động – sóng địa chấn.
Rõ ràng có thể thấy được, những khu vực đường gãy nứt này chính là nguồn sinh ra động đất. Phần lớn động đất đều xuất hiện tại những khu vực này, vì đây là nơi chịu tác động lớn nhất của việc các mảng kiến tạo di chuyển. Hơn nữa, tại một khu vực quanh đường gãy nứt, sự giải phóng động năng tại nơi này có thể làm tăng thêm áp lực cho các đường gãy nứt gần đó, tạo nên các trận động đất khác. Chính vì vậy, có thể xuất hiện rất nhiều trận động đất tại một khu vực lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
Chấn động với cường độ lớn nhất được gọi là mainshock, những chấn động khác xảy ra trước chấn động này được gọi là foreshock, và các chấn động xảy ra sau được gọi là aftershock. Phần lớn các aftershock xảy ra sau mainshock trong khoảng 24 giờ. Động đất với cường độ càng lớn, thì càng có nhiều aftershock với cường độ cũng lớn hơn.
Sóng địa chấn
Khi bạn ném một viên đá xuống nước, bạn sẽ thấy xuất hiện những gợn sóng là các đường tròn đồng tâm di chuyển ra xa. Nặng lượng của động đất cũng hệt như vậy. Khi các mảng kiến tạo va vào nhau, sẽ sinh ra sóng địa chấn.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Có rất nhiều loại sóng địa chấn. Sóng khối - body waves – là sóng di chuyển vào trong lòng Trái đất. Có hai loại body waves:
- Sóng chính (primary waves – P waves) là những sóng di chuyển nhanh nhất, có vận tốc từ 1 đến 5 dặm trong 1 giây (1.6 đến 8 km/s). Sóng này có thể vượt qua được các chất rắn, lỏng và khí rất dễ dàng. Khi đi qua các viên đá, nó làm các viên đá chuyển động tại chỗ: đi theo hướng đi của sóng và sau đó quay ngược lại, với biên độ nhỏ.
- Sóng phụ (secondary waves – S waves) là những sóng có vận tốc chậm hơn, và chỉ có thể truyền đi trong chất rắn. Nó có khả năng di chuyển các viên đá đi theo hướng vuông góc với đường đi của sóng. Không như sóng P, sóng S không đi khắp Trái đất, vì chúng chỉ có thể đi qua chất rắn, nên nó sẽ dừng lại ở lớp chất lỏng tại tâm Trái đất.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Không như các body waves, các sóng bề mặt (surface waves, hay còn gọi là sóng dài – long waves, L waves) đi khắp bề mặt Trái đất. Nó là nguyên nhân chính gây nên sức công phá hủy diệt của động đất. Nó đi khắp bề mặt Trái đất, tác động lên nền móng của các tòa nhà, từ đó tác động lên các vật dụng khác. Sóng bề mặt có tốc độ chậm hơn, vậy nên, những chấn động mạnh nhất của trận động đất thường sẽ đến sau cùng.
Địa chấn học
Qua phần trước bạn đã biết được về các loại sóng địa chấn, về tốc độ khác nhau của chúng. Trong khi vận tốc thực sự của sóng P và sóng S trong mỗi trận động đất phụ thuộc vào cấu trúc của vật liệu mà chúng truyền qua, thì tỉ lệ giữa vận tốc hai sóng này thì thường là một hằng số: sóng P thường đi nhanh hơn 1,7 lần so với sóng S.
Sử dụng tỉ số này, các nhà khoa học có thể tính toán khoảng cách từ bất kì điểm nào trên bề mặt Trái đất đến tâm chấn. Họ sử dụng máy địa chấn, một thiết bị giúp ghi lại nhiều loại sóng khác nhau. Để tìm khoảng cách từ tâm chấn tới điểm đặt máy, các nhà khoa học cần phải biết thêm về thời gian các sóng đi đến máy. Chỉ cần có những thông tin đó, qua tính toán, dựa vào độ trễ giữa hai sóng, ta sẽ có được khoảng cách đến tâm chấn.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Sử dụng một máy chỉ cho ta biết được khoảng cách, tức là bạn sẽ vẽ được một đường tròn có tâm là nơi đặt máy và bán kính là khoảng cách tính toán được, và tâm chấn sẽ có thể nằm tại một điểm trên đường tròn đó – có quá nhiều khả năng; nhưng khi sử dụng 3 máy sẽ cho ta biết được vị trí chính xác của tâm chấn. Người ta sử dụng một chiếc máy có tên trilateration. Cũng giống như khi bạn vẽ 3 đường tròn, chúng giao nhau tại một điểm: vị trí đó chính là tâm chấn.
Thang điểm Richter
Bên cạnh việc xác định tâm chấn, người ta cũng quan tâm đến cường độ của trận động đất. Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều, trên các bản tin về động đất, đều nhắc đến thang điểm Richter. Ngoài ra còn có thang điểm Mercalli, nhưng không phổ biến bằng thang điểm Richter. Người ta đo cường độ của trận động đất bằng máy địa chấn.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Thang điểm Richter là hàm logarit, tức là cứ tăng một độ Richter thì biên độ sóng sẽ tăng 10 lần. Trận động đất 6 độ Richter có biên độ sóng mạnh gấp 10 lần trận động đất 5 độ Richter. Còn về mức năng lượng, độ chênh lệch sẽ là 31,7 lần.
Như đã nói ở trên, hầu hết các trận động đất đều có cường độ rất nhỏ. Phần lớn các trận động đất đều có cường độ dưới 3 độ Richter, và được gọi là các microquake – con người không thể cảm nhận được các trận động đất này. Trong số khoảng 1,4 triệu chấn động có cường độ trên 2,0 độ Richter, chỉ có khoảng 15 chấn động có cường độ hơn 7,0 độ Richter. Và trận động đất có cường độ lớn nhất – 9,5 độ Richter – là trận động đất tại Chile năm 1960. Trận động đất này đã giết chết 1.900 người và làm thiệt hại khoảng 4 tỉ đô-la. Thông thường, những trận động đất dưới 4 độ Richter sẽ không gây quá nhiều thiệt hại về người và của.
Thang điểm Richter chỉ cho chúng ta biết được cường độ mạnh yếu của trận động đất. Sức tàn phá của động đất phụ thuộc rất nhiều vào cấu tạo của lớp đất đá và kết cấu của các công trình nơi động đất xảy ra. Phạm vi thiệt hại được đo bằng một thang điểm khác – thang điểm Mercalli. Được đánh bằng số La Mã, thang điểm Mercalli được chấm qua nhiều yếu tố chủ quan. Một trận động đất cường độ nhỏ, chỉ có thể cảm nhận bởi một số người, được xếp cấp II. Với cấp XII – cấp cao nhất, nó được dành cho trận động đất có sức phá hủy toàn bộ hệ thống nhà cửa, mặt đất bị nứt vỡ, ngoài ra còn kèm theo những thảm họa thiên nhiên khác, ví dụ như lở đất hoặc sóng thần...
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Cường độ Richter của trận động đất có thể được xác định ngay sau trận động đất, bằng cách so sánh dữ liệu từ các máy địa chấn. Nhưng cường độ Mercalli thì khác, phải sau điều tra nghiên cứu các dữ liệu về thương vong và thiệt hại về tài sản mới có thể xác định được chính xác.
Dự báo động đất
Ngày nay tuy đã tìm hiểu được khá nhiều về động đất, nhưng chúng ta vẫn chưa thể có năng lực dự đoán trước động đất như loài cóc: một nghiên cứu năm 2010 được đăng tải lên báo Zoology cho thấy 96% số lượng cóc đực đã bỏ đi khỏi nơi sinh sản của mình 5 ngày trước khi động đất xảy ra tại L’Aquila, Italia năm 2009. Các nhà nghiên cứu tuy chưa thể đưa ra lời giải thích cuối cùng, tuy nhiên họ tin rằng loài cóc có thể cảm nhận được những thay đổi tinh tế, ví dụ như việc khí gas thoát ra từ lòng đất hay sự thay đổi về điện tích của bề mặt mặt đất trước khi trận động đất xảy ra.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Các nhà khoa học có thể chỉ ra được những khu vực mà những trận động đất lớn có thể xảy ra, phụ thuộc vào sự di chuyển của các mảng kiến tạo và vị trí của những vùng nứt gãy. Họ cũng có thể dự đoán được khi nào động đất có thể xảy ra, dựa vào những dữ liệu trong lịch sử và xác định áp lực đang tăng lên tại đường nứt gãy. Ví dụ, nếu một khu vực đã từng trải qua một trận động đất với cường độ hơn 7 độ Richter trong vòng 200 năm trở lại đây, các nhà khoa học có thể dự báo trước một trận động mạnh 7 độ Richter khác có thể xảy ra trong 50 năm tiếp theo với độ chính xác 50%. Nhưng những dự đoán này thường kém tin cậy, do khi áp suất ở một vị trí được giải phóng xung quanh một hệ thống đường nứt gãy, nó có thể làm tăng áp lực ở những vị trí khác quanh đó.
Do vậy, hầu hết việc dự báo động đất đều rất mập mờ. Nhưng việc dự báo những chấn động aftershock thì khả quan hơn: các nhà địa chấn học đã tìm ra được nhiều cách giải thích về việc một trận động đất có thể kéo theo những chấn động khác trong cùng khu vực đường nứt gãy.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Một lĩnh vực nghiên cứu khác, đó là mối quan hệ giữa từ trường và sự tích điện của đất đá trong trận động đất. Nhiều nhà khoa học đưa ra giả thiết rằng điện từ trường đã thay đổi theo một các nào đó, trước khi trận động đất xảy ra. Các nhà địa chấn học còn nghiên cứu về sự rò rỉ khí gas và độ nghiêng của mặt đất – đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm một trận động đất. Năm 2009, một kĩ thuật viên của Viện nghiên cứu Quốc gia Italia về Vật lý Hạt nhân (Italy’s National Institute for Nuclear Physics) cho biết anh ta đã dự báo được trước trận động đất L’Aquila bằng cách đo đạc sự rò rỉ khí radon từ lòng đất. Khám phá của anh ta hiện vẫn còn nhiều tranh cãi.
Chuẩn bị ứng phó với động đất
Vậy nếu chúng ta có khả năng dự báo trước động đất, chúng ta có thể làm gì để đối phó với chúng?
Trong 50 năm trở lại đây, những gì chúng ta có thể làm để ứng phó với động đất, phần lớn là ở kĩ thuật xây dựng. Năm 1973, Uniform Building Code, bộ tiêu chuẩn về việc xây dựng các tòa nhà, đã đưa ra những tiêu chuẩn kĩ thuật cho việc củng cố độ vững chắc cho các tòa nhà để chống lại được sóng địa chấn. Nó bao gồm việc củng cố thêm những vật liệu bền, cùng với việc thiết kế những tòa nhà có khả năng mềm dẻo hơn để có thể hấp thụ được những rung động mà không bị đổ vỡ hoặc hỏng hóc. Điều này rất quan trọng – nhất là với những tòa nhà trong khu vực hay xảy ra động đất.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Nhưng các kiến trúc sư và kĩ sư muốn đổi mới hơn nữa để các tòa nhà có khả năng chống chịu tốt hơn trong động đất. Greg Deierlein từ Đại học Stanford và Jerome Hajjar từ Đại học Northeastern đã thiết kế cấu trúc các “nút” giúp tòa nhà có thể ổn định hơn, tự hồi phục sau động đất.
Thêm nữa, các nhà khoa học đang phát triển các tòa nhà thông minh có khả năng đương đầu với chấn động cực mạnh. Một ý tưởng là sử dụng những cảm biến sợi quang học có thể cảm nhận được khi nào tòa nhà bị chấn động, để gửi tín hiệu đến vật liệu bên trong tường và các thành phần trong nhà, từ đó thay đổi hình dạng để có thể hấp thụ được năng lượng.
Khám phá hiểm họa thiên nhiên - Động đất

Ngoài ra, việc giáo dục mọi người cũng rất quan trọng. USGS cùng với các cơ quan khác của chính phủ Mỹ đã sản xuất rất nhiều cuốn sách nhỏ để giải thích về quá trình hình thành động đất cùng với hướng dẫn để chuẩn bị phòng chống động đất cho ngôi nhà cũng như những việc nên làm khi động đất xảy ra.
Trong tương lai, khi việc dự báo và chuẩn bị trước động đất được củng cố thêm, thiệt hai về người và của do động đất chắc chắn sẽ được giảm thiểu tối đa. Nhưng sẽ phải mất nhiều thời gian. Cũng giống như những thảm họa thiên nhiên khác, động đất là không thể tránh được. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là tăng thêm hiểu biết và phát triển các phương pháp giúp phòng chống động đất.
Tham khảo: HowStuffWorks .

Làm Chủ Bản Thân


Clip Shock 18+ thảm họa - Bi Nguyễn ft. Mai Phương Vy


Chọi chó đẫm máu tại Hà Nội


Hai chú chó thuộc dòng Pitbull đang lao vào thi nhau cắn xé trước sự cổ vũ nhiệt tình từ những ông chủ và một số người dân khu vực đó. Họ liên tục vỗ tay, liên tục hô những bài "võ" được chuẩn bị, và tập luyện từ trước nhằm hạ gục đối thủ một cách nhanh nhất 


Video vừa được chia sẻ trên mạng xã hội ngày 7/2. Người dân xung quanh vì tò mò, hiếu kì đứng xem rất đông. Kết thúc những màn chọi chó này thường là cảnh máu me đầm đìa, con nhẹ thì rách da, gãy răng, nặng thì có thể mất mạng. 

Hoa đào: Vị thuốc quý từ thiên nhiên


Mùa xuân thêm rực rỡ bởi sắc hồng của hoa đào. Loài hoa tuyệt vời này còn là vị thuốc quý cho sức khỏe và nhan sắc của chúng ta đấy nhé!



Phòng bệnh cảm cúm
 
Theo một nghiên cứu công bố trên tờ The American Physiological Society, chất quercetin có trong hoa đào giúp cơ thể ít bị nhiễm các bệnh cảm cúm hơn. Bởi vì hợp chất quercetin có khả năng làm tăng cường sức đề kháng, chống lại các vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây bệnh. 

Một nghiên cứu gần đây trên người cũng cho thấy, những người được tiêm hợp chất quercetin cũng ít bị nhiễm cúm hơn so với những người không tiêm quercetin.

 Làn da đẹp mịn màng
 

Sở dĩ hoa đào được ứng dụng vào việc sản xuất các sản phẩm làm đẹp là vì trong hoa đào có chứa rifolin, naringenin là một chất giúp ngăn ngừa khả năng oxy, nhuận da, giúp da mặt hồng hào, trắng đẹp. 
 
Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam Dược Thần Hiệu cũng đã ghi lại phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ. Theo đó, ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch, lấy hoa đào phơi khô, tán bột. Ngày mùng 7 tháng 7 chích lấy máu ở mào con gà, đem trộn với bột hoa đào rồi bôi lên da mặt, sau 2-3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý làm theo các bài thuốc này mà nên có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ Đông y.
 
Tăng cường trí nhớ
 
Trong hoa đào có chứa thành phần quercetin là chất chống oxy hóa mạnh. Nếu mỗi ngày đều uống khoảng 200ml nước được hãm từ hoa đào, sẽ giúp tăng cường trí nhớ, giảm thiểu bệnh thoái hóa thần kinh như alzheimer, parkinson...
 
Ngoài ra, chất quercetin còn có thể ức chế các khối u phát triển, tốt cho hệ tim mạch, phòng ngừa đột quỵ, tai biến mạch máu não cho người trung niên và người cao tuổi khá tốt.
 
Ngăn ngừa oxy hóa
 
Trong hoa đào có chứa thành phần glucozid, trifolin là những chất giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa, giúp tăng cường khả năng co bóp của tim, tăng khả năng lưu thông máu và có tác dụng diệt vi khuẩn, siêu vi khuẩn giúp chống lại các tế bào ung thư mới hình thành và phát triển. 

Ngoài ra, chất glucozid còn chống lại các tế bào gốc tự do là nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, rối loạn lipid trong máu, tăng đường huyết, viêm đường ruột kết, rối loạn tiểu đường…
 
Không phải ai cũng sử dụng được vị thuốc từ hoa đào
 
Trong hoa đào có chứa các chất kaemferol, quercetin, trifolin, naringenin, superoxide… không tốt cho phụ nữ mang thai. Những chất này có thể gây hưng phấn tử cung dễ dẫn tới sảy thai, sinh non và nhiều biến chứng khác. Những người huyết áp thấp, bụng dạ yếu cũng không nên dùng.
 
Ngoài ra, bệnh nhân gan, tim mạch hay trẻ nhỏ cũng cần lưu ý khi dùng các bài thuốc từ hoa đào. Không nên sử dụng quá nhiều, bởi hoa đào có thể gây hôn mê, ngộ độc khi quá liều.


Theo Minh Hà - Web Phụ nữ 

Trị ho cho bé cực đơn giản bằng cam hấp muối, cam nướng


Cam nướng thơm lừng, hoặc cam hấp muối cách thủy là bài thuốc trị ho cực kỳ đơn giản và hiệu quả cho bé.




Theo Kiến thức

Ba ba trị bệnh xương khớp


Ba ba không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng bổ dưỡng can huyết, giúp quý ông mạnh mẽ... mà còn có tác dụng tốt trong bệnh xương khớp.



Theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, là thực phẩm rất thích hợp cho những người bị bệnh lao phổi, lao ngoài phổi, viêm gan mạn tính, xơ gan, đái đường, viêm thận, các bệnh lý ác tính sau khi dùng hoá trị liệu...
Theo dinh dưỡng học hiện đại, trong mỗi 100g thịt ba ba có 80g nước, 16,5g protit, 1,0g lipit, 1,6g carbohydrate, 107mg Ca, 135g iốt, 1,4mg Fe, 0,62mg vitamin B1, 0,37mg vitamin B2, 3,7mg nicotinic axit, 13 đơn vị quốc tế vitamin A... 

Ngoài ra, còn có chứa các chất khác như keo động vật, keratin (chất sừng), vitamin D... Mai ba ba có chứa keratin, chất đạm, vitamin D và iốt.
Lưng đau, gối mỏi: Ba ba 1 con, kỷ tử 30g, hoài sơn 30g, nữ trinh tử 15g. Ba ba làm sạch, chặt miếng, đem hầm nhừ cùng với các vị thuốc, khi chín bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, ăn nóng. 

Công dụng: chữa chứng can thận hư tổn, lưng gối đau mỏi, đầu choáng mắt hoa, di tinh...
Lao xương khớp: Ba ba 1 con, tri mẫu 15g, bối mẫu 15g, ngân sài hồ 15g, hạnh nhân 15g. Ba ba làm sạch, chặt miếng, đem hầm nhừ với các vị thuốc, khi chín bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng để chữa các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản mạn tính, lao phổi, lao xương khớp... thuộc thể phế thận âm hư. Hoặc máu ba ba có tác dụng chữa liệt dây thần kinh VII ngoại vi, lao xương khớp, trẻ em sốt rét, bị cam xài...
Đau nhức trong xương: Mai ba ba tẩm giấm nướng, tán thành bột uống với rượu. Công dụng: Chữa các chứng bệnh như lao lực quá độ, hao gầy, đau nhức trong xương, tiểu tiện ra sỏi, tích huyết sinh hòn cục...
Lưu ý: Những người có thể chất hư hàn không nên ăn nhiều thịt ba ba, nếu dùng thì phải phối hợp với các gia vị có tính ấm nóng và có công dụng kích thích tiêu hoá. Phụ nữ có thai và những người tỳ vị hư hàn biểu hiện bằng các triệu chứng như người gầy, sắc mặt nhợt nhạt, dễ mệt mỏi, bụng đầy, chậm tiêu, miệng nhạt, chán ăn, tay chân lạnh và buồn mỏi, đại tiện lỏng nát hoặc sống phân, chất lưỡi nhợt và có vết hằn răng... thì không nên dùng ba ba. Theo kinh nghiệm dân gian, không nên ăn thịt ba ba với kinh giới vì sẽ sinh lở ngứa.


Theo BS Khánh Hiển

4 lợi ích đáng kể của nước dừa


Nước dừa giúp tóc phát triển chắc khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tốt cho quá trình dậy thì.


>>

1. Dưỡng da và tóc
4 lợi ích đáng kể của nước dừa 1
  
Nước dừa giàu vitamin C rất tốt cho việc chăm sóc tóc. Những nàng tóc xoăn có thể thấm nước dừa lên da đầu và tóc sau khi gội để giúp tóc được dưỡng mềm mượt, bóng và giữ nếp. Loại nước quả này cũng là giải pháp cho những nàng tóc khô.
Ngoài ra, nếu uống nước dừa thường xuyên, làn da bạn sẽ trở nên mịn màng, mềm mại và được dưỡng ẩm tốt hơn.
2. Giúp làm giảm huyết áp cao
Kali và magiê được biết đến là những khoáng chất có khả năng giúp giảm huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy trong nước dừa giàu cả hai chất này nên có tác dụng tốt với người bị huyết áp cao, đồng thời thúc đẩy máu lưu thông. Bên cạnh đó, uống nước dừa giúp giảm nguy cơ suy tim ở những người mắc bệnh tim.
3. Chống nấm và vi khuẩn
4 lợi ích đáng kể của nước dừa 2
  
Trong mùa mưa, bạn có nguy cơ bị mắc bệnh nấm và nhiễm khuẩn trên da. Uống nhiều nước dừa giúp cơ thể tăng sức đề kháng với những bệnh này. Hoặc khi bị nhiễm khuẩn, nước dừa cũng có tác dụng giúp cơ thể nhanh bình phục hơn.
4. Tốt cho quá trình dậy thì
Loại nước uống này giúp ngăn mụn trứng cá và mụn nhọt trên da trong quá trình dậy thì. Ngoài ra, nó còn cung cấp vitamin C và năng lượng cho cơ thể hoạt động tốt hơn.

Theo Ngôi sao

Thảo mộc ngừa say rượu bia


Ngày Tết, bạn khó tránh khỏi những lúc quá chén. Mỗi người có triệu chứng say khác nhau như: nhức đầu, đau bụng, mệt mỏi... Khi say, cơ thể cũng bị mất nước, khiến bạn lâu hồi phục hơn.



Để phòng ngừa ngộ độc rượu bia, hãy dùng những loại thảo mộc sau.
Bạch quả
Bạch quả chứa một loại enzyme có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể giải phóng chất cồn nhanh hơn. Tại Nhật Bản, người ta thường phục vụ bạch quả tại các bữa tiệc rượu để thực khách có thể uống mà không lo bị say bí tỉ hay khó chịu vì ngộ độc rượu.
Bạn có thể mua bạch quả tại các tiệm thuốc Bắc.
Bột sắn dây
Hãy ăn hay uống bột sắn dây ngay khi bắt đầu uống rượu bia. Bột sắn giúp đào thải hợp chất acetaldehyde - thủ phạm gây ra triệu chứng ngộ độc rượu bia - ra khỏi máu nhanh hơn. (Acetaldehyde là chất chuyển hoá của rượu có tính ôxy hoá mạnh, làm tăng các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô).
Gừng
Gừng có tác dụng chống nôn, làm dịu dạ dày.
Trà xanh
Trà xanh có chất axit tanic, giúp giải rượu hiệu quả.
Măng tây
Măng tây có amino axit - chất có tác dụng kích thích các chức năng hoạt động của enzyme; từ đó đẩy nhanh quá trình giải rượu bia. Măng tây còn có nhiều khoáng chất giúp giảm nhẹ các triệu chứng say đồng thời bảo vệ gan khỏi các chất độc.
Thảo mộc có tính đắng
Bạn có thể ăn những loại thảo mộc có tính đắng như ngải cứu, bồ công anh, long đởm hay sắc nước vỏ cây canhkina để phòng và giải say.
Lưu ý: Một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Bắc gọi cây ô môi là canhkina Việt Nam nhưng không phải là loại canhkina được dùng để phòng chống ngộ độc rượu bia được nói đến ở đây.

Theo Tố Uyên - Phụ nữ online

Chữa đau nhức răng bằng cây lá


Đau nhức răng do rất nhiều nguyên nhân, tùy nguyên nhân mà cách chữa trị cũng khác nhau. Để giải quyết ngay việc đau nhức răng, bạn có thể dùng một số loại cây lá sau.



Kha tử - Nguồn: Internet
Kha tử - Nguồn: Internet
Trong trường hợp đau nhức âm ỉ, không dữ dội do viêm xung quanh răng, có thể dùng một miếng vỏ quả kha tử, khoảng 3mm x 3mm đặt vào cạnh chỗ chân răng đau. Ngậm như vậy sẽ hết đau nhức.
Kha tử là quả của cây chiêu liêu, còn gọi là xàng tiếu, tên khoa học là Terminalia chebula. Retz, là loại cây lớn, mọc hoang, cao khoảng 20m, lá rộng 7x20cm, mặt dưới lá có lông mịn. Quả dài 3-4cm, có 5 rãnh, nhân cứng, trong có hạt ăn được. Quả già phơi khô, không cần chế biến, dùng chữa đau nhức răng. Quả chứa 40% tanin nên có thể bảo quản được lâu để dùng dần hoặc mang đi xa.
Ngoài tanin, kha tử còn có acid luteoic, chebulinic, chebulic, chebulin, terchebin... có tính chất kháng viêm, kháng sinh, kháng nấm và virut. Thường dùng để trị đau nhức răng, cảm cúm, viêm họng, ho... bằng cách ngậm, nuốt dần nước tiết ra.
Nếu răng bị sâu hà, đã được hàn kín trước đây, nay bỗng đau nhức dữ dội, khác với trường hợp viêm quanh răng nói trên, ngậm kha tử không khỏi, không đỡ thì phải đến bác sĩ nha khoa để lấy hết chất hàn răng sâu ra và uống thuốc theo chỉ dẫn.
Tuy vậy, khi chưa đến bác sĩ được có thể dùng một số biện pháp đơn giản sau để giảm đau nhức.
Lấy một cái hoa cúc áo bóp nát, đặt vào chỗ đau, sẽ giảm hẳn đau nhức.
Cây cúc áo thuộc loài cỏ nhỏ, thường được trồng làm cảnh. Cao 40-70cm. Lá hình trứng thon dài, mép có răng cưa, dài 3-7cm, rộng 1-3cm. Hoa màu vàng, đế quả màu nâu; toàn thân có vị cay tê đặc biệt, nhất là hoa cay tê, nóng mạnh, làm chảy nước dãi rất nhiều, có tác dụng sát khuẩn. Thành phần chủ yếu là tinh dầu cay, hăng, trong có chất spilantein và spilantola có tính sát khuẩn gây tê. Theo kinh nghiệm dân gian, lấy hoa, lá giã nhỏ đắp hoặc ngâm rượu, pha loãng, ngậm khi nhức răng.
Ngắt một cành của cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau.
Cây cành giao thuộc loại cây nhỏ, cao 4-7m, có nhiều cành, màu xanh, rất ít lá, thoạt trông như cây không có lá. Lá nhỏ hình mác, rất chóng rụng. Hoa tập trung ở những chỗ phân nhánh. Quả nang có lông, có 3 mảnh vỏ. Nhựa cây có tính sát khuẩn, giảm đau, trong dân gian thường dùng để chữa đau răng, sâu răng.
Ngắt lá cây hen (còn gọi là cây bồng bồng, cây bàng biển), lấy nhựa tiết ra đặt vào hố răng cũng giảm được đau nhức.
Cây hen hay cây bồng bồng là loại cây nhỏ, cao 5-7m. Cành có lông trắng. Lá mọc đối dài 15-20cm, rộng 5-10cm. Hoa mọc thành xim, có nhiều tán, màu trắng xám hoặc đốm hồng. Quả gồm 2 đại, nhiều hạt trong lá có hoạt chất calotropin. Dân gian thường dùng hạt để chữa đau răng và chữa hen nên còn gọi cây lá hen.
Lấy hạt na, đập hạt lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ hết đau ngay.
Cây na còn gọi là cây mãng cầu ta, là loại cây cao 2-6m, thân tròn, vỏ nháp. Lá mọc so le, hình bầu dục. Hoa đơn độc, quả kép gồm nhiều múi, bên trong có hạt màu đen. Trong hạt có một alcaloid; 39-42% dầu, trong đó có các acid béo myristic, panmitic, olein stearic. Hạt na có tính chất sát khuẩn.
Tuy nhiên, cần lưu ý việc sử dụng các phương thuốc trên chỉ mang tính tạm thời, sau đó phải đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị một cách bài bản


Theo Sức khỏe và đời sống

Cách dùng nhân sâm phòng chống bệnh tiểu đường


Mươi năm gần đây, người ta biết tác dụng làm hạ đường huyết của nhân sâm thông qua kết quả của nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng.


Trong khoảng mươi năm gần đây, người ta biết tác dụng làm hạ đường huyết của nhân sâm thông qua kết quả của nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. 
Nhưng, cách dùng nhân sâm cụ thể như thế nào thì không phải ai cũng biết tường tận. 
Theo các nhà y học Nhật Bản, đơn giản nhất là mỗi ngày nên dùng 2,7g nhân sâm sắc hoặc hãm nước sôi uống.
Tuy nhiên, theo quan điểm của y học cổ truyền, vì mỗi người bệnh tiểu đường có bệnh cảnh lâm sàng và thuộc các thể bệnh khác nhau, cho nên việc dùng nhân sâm phải hết sức linh hoạt và cần khéo léo phối hợp với một số vị thuốc khác nhằm đạt được hiệu quả trị liệu cao hơn. 
Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu với độc giả một số cách dùng cụ thể.
Cây và củ nhân sâm.
Cây và củ nhân sâm.
Cách 1: 
Nhân sâm 3g, mạch môn 9g, qua lâu nhân 3g, tri mẫu 3g, cam thảo sao 3g, sinh địa 3g, cát căn 3g, bạch linh 3g. Tất cả đem ngâm nước 1 giờ rồi sắc kỹ lấy nước cốt, chia uống 2 lần trong ngày với nước ấm. Công dụng: thanh vị nhuận phế, sinh tân ích khí. Dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện khát nhiều, uống nhiều, hay có cảm giác khó thở, ngực bụng bồn chồn và nóng bức không yên.
Cách 2: 
Nhân sâm 4,5g, thiên môn 9g, mạch môn 9g, thiên hoa phấn 9g, hoàng cầm 6g, tri mẫu 6g, lá sen 6g, cam thảo sao 3g. Tất cả đem ngâm nước nửa giờ rồi sắc uống. Cũng có thể hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí sinh tân. Dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện họng khô, miệng khát, uống nhiều, tiểu tiện nhiều, tinh thần mỏi mệt, hay có cảm giác khó thở, đại tiện táo.
Cách 3: 
Nhân sâm 6g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 10g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: ích khí sinh tân, liễm âm chỉ hãn. Dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện mệt mỏi như mất sức, khó thở, hồi hộp trống ngực, họng khô miệng khát, hay vã mồ hôi, thường kèm theo bệnh hô hấp mạn tính với triệu chứng ho khan, ít hoặc không có đờm. Y học cổ truyền gọi là thể bệnh khí âm lưỡng hư.
Cách 4: 
Nhân sâm 1,5g, sinh thạch cao 30g, tri mẫu 10g, cam thảo sống 6g. Tất cả ngâm nước 30 phút rồi sắc uống. Công dụng: thanh vị tả hỏa. Dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện khát nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều, miệng khô lưỡi khô, hình thể gầy gò, đại tiện táo kết. Y học cổ truyền gọi là thể bệnh vị nhiệt thương tân.
Sử dụng nhân sâm theo các phương thức nêu trên cho bệnh nhân tiểu đường ở tất cả các giai đoạn đều có lợi. Nồng độ đường trong máu sẽ mau trở lại mức bình thường ở giai đoạn sớm, giảm một cách đáng kể ở giai đoạn sau và  duy trì ổn định dài hơn khi bệnh đã hồi phục.
Hiện nay, nhân sâm không còn là thứ thuốc chỉ dành cho người giàu sang quyền quý như xưa, cho nên việc tìm mua và sử dụng sâm để chữa bệnh rất thuận tiện. Tuy nhiên, cần chú ý kẻo mua phải nhân sâm “rởm” hoặc kém phẩm chất. Tốt nhất nên chọn mua ở các cơ sở đông dược có giấy phép hành nghề và có uy tín.   

Theo Sức khỏe đời sống

Các món trị chuột rút


Các vị cấu thành trong phương thuốc của đông y có cơ chế phòng ngừa chuột rút giống như tân dược.



Chuột rút (còn gọi là vọp bẻ) gây ra cảm giác đau bởi sự co rút, thường là co cơ, có thể do trời lạnh hay hoạt động quá mức, sức khỏe giảm sút hoặc bị ngộ độc.
Nhìn chung, chứng chuột rút thường không có nguyên nhân rõ ràng. Các nguyên nhân có thể gặp là thiếu nước, ôxy và khoáng chất trong cơ thể như canxi, magiê, natri kali, kẽm hay tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới bởi chúng là dưỡng chất cũng là chất xúc tác giúp hơn 300 enzym hoạt hóa chức năng duy trì và phát triển bền vững cơ thể; phòng chống rối loạn nhịp tim, run cơ, co giật, trầm cảm, chuột rút… Song điều này còn có thể xảy ra sau khi tập thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu, đang có thai...
Đông y cho rằng chứng chuột rút là do lạnh gây co cứng và khí huyết ứ trệ. Bởi vậy, thường dùng phương thuốc thư cân hoạt huyết  gồm 11 vị (phòng phong, kinh giới, độc hoạt, đương quy, tục đoạn, thanh bì, hồng hoa, chỉ xác, ngũ gia bì, đỗ trọng, ngưu tất), gia giảm từng vị từ 6 - 12 g. Sắc uống, mỗi đợt 5 ngày. Xét về các vị cấu thành trong phương thuốc trên có cơ chế phòng ngừa chuột rút giống như tân dược.
Nguyên nhân gây chuột rút có thể do thiếu nước, ôxy, một số khoáng chất trong cơ thể hay tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới...Ảnh: HỒNG THÚY
Nguyên nhân gây chuột rút có thể do thiếu nước, ôxy, một số khoáng chất trong cơ thể hay tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới...Ảnh: HỒNG THÚY
Đặc biệt hơn là có thể sử dụng các món ăn bài thuốc nhằm bổ sung những khoáng chất như canxi, magiê, natri, kali, kẽm, vitamin B6… thường là những yếu tố khi cơ thể thiếu dẫn đến chứng bệnh này. Dưới đây xin giới thiệu những món ăn ấy:
- Cháo hến: Hến sông 1,5 kg, gạo tẻ 100 g, gia vị chanh, ớt.
Cách làm: Hến luộc chín, lấy nước và thịt, bỏ vỏ. Nước luộc hến cùng gạo nấu thành cháo, thịt hến trộn gia vị, sau đó phi hành mỡ thơm, cho thịt hến vào cùng gia vị mắm, muối xào chín. Chờ khi cháo chín kỹ, cho món xào này vào trộn đều là được, thêm chanh, ớt, rau thơm; ăn nóng. Một tuần dùng 3-4 lần. 
Công dụng: Thịt hến tính mát, tác dụng bổ âm, cung cấp một số vi lượng cần thiết cho cơ thể, chủ yếu là canxi và kẽm. Tái lập và hoàn thiện quá trình dẫn truyền thần kinh, ổn định chức năng cơ bắp, từ đó có giá trị hữu hiệu phòng chống co cơ, chuột rút.
- Cháo thuốc với chân gà: Chân gà 6 cái, gạo tẻ 100 g, hoàng kỳ, đương quy, phòng sâm mỗi vị 15 g; gia vị vừa đủ.
Cách làm: Chân gà nướng vàng, chín thơm là được. Hoàng kỳ, đương quy, phòng sâm cho vào ấm đổ nước sắc cho sôi kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã. Gạo, nước thuốc, chân gà hầm cùng nhau thành cháo cho chín kỹ, nêm gia vị, hành hoa rồi ăn nóng. 
Công dụng: Bổ khí huyết, tăng sức bền và chức năng hoạt động của cơ bắp, phù hợp với người sức yếu, hay bị run giật, co cơ, chuột rút, ăn ít, sức lao động giảm sút.
- Dùng cây việt quất hoặc cây nham lê: Sử dụng lá. Uống 3 ly nhỏ mỗi ngày.
- Đập dập cây tầm ma, hạt lanh, cây nữ lang và chanh: Sau đó thêm nửa lít nước vào hỗn hợp thảo mộc trên. Tiếp tục đun sôi từ 2- 5 phút. Thêm mật ong vào hỗn hợp nước này trước khi uống.
- Cây húng tây: Sử dụng hoa rồi đem sắc uống 4 ly nhỏ mỗi ngày.
- Cây thìa là: Sử dụng quả và hạt rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày 4  ly nhỏ.
Nếu chuột rút ở cơ bắp có thể dùng các loại sau để mát-xa sẽ nhanh chóng thoát khỏi chứng co rút.
- Dầu ô liu: Mát-xa phần cơ bắp bị ảnh hưởng bởi chuột rút với dầu ôliu.
- Cúc La Mã (cúc làm thuốc), hoa oải hương và hương thảo: Mát-xa nhẹ nhàng vùng đau với các loại thảo mộc này đã được pha loãng trong một chút dầu ôliu (điều này giúp thư giãn và kích thích tuần hoàn).
- Dùng giấm táo: Khi bị một cơn co cứng đau đớn, nhanh chóng ngâm một bông gòn trong giấm táo. Lấy bông gòn ra vắt rồi đặt trên các vùng bị ảnh hưởng do chuột rút. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm sự khó chịu.
Lưu ý: Nếu da quá mỏng và nhạy cảm, hãy giảm bớt thời gian nén bông gòn thấm giấm táo. 

Theo Người lao động

10 phương thuốc đắp rốn chữa bất lực


Đây là phương pháp chữa bất lực độc đáo với tên gọi “dược tề liệu pháp”, có lịch sử lâu đời. Nhiều phương thuốc chỉ đắp 2 – 3 lần là đạt hiệu quả.



Đây là phương pháp chữa bệnh độc đáo với tên gọi “dược tề liệu pháp”, có lịch sử lâu đời, được ghi lại sớm nhất trong y thư kinh điển Nội kinh Tố vấn rồi sau đó được bàn luận và phát triển trong các sách thuốc nổi tiếng khác như Thiên kim yếu phương, Ngoại đài bí yếu… để chữa nhiều mặt bệnh khác nhau, trong đó có rối loạn dương cương. Nhiều phương thuốc chỉ đắp 2 – 3 lần là đạt hiệu quả.
Phương 1: Phụ tử 6g, xuyên ô 6g, thiên hùng 6g, quế tâm 60g, quế chi 60g, tế tân 60g, can khương 60g, xuyên tiêu 60g, tất cả thái vụn ngâm trong dầu vừng (mùa xuân 5 ngày, mùa hạ 3 ngày, mùa thu 7 ngày, mùa đông 10 ngày), sau đó đun sôi bỏ bã rồi lại đun sôi tiếp, từ từ bỏ hoàng đơn vào, quấy đều thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. 

Khi dùng, quết cao thuốc lên giấy bản hoặc vải rồi dán vào rốn hoặc đan điền (tương ứng với huyệt huyết hải, ở thẳng dưới rốn 1,5 tấc). Công dụng: Ôn thận noãn tỳ, bổ dương cường tráng, dùng để chữa bất lực thuộc thể Thận dương hư suy, ngoài ra còn chữa chứng di tinh, tinh lạnh và muộn con.
Phương 2: Tiểu hồi hương và bào khương lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, gia thêm một chút muối ăn rồi hòa với một chút sữa người hoặc mật ong hoặc tiết gà thành dạng cao, đắp vào rốn, dùng băng cố định, 5 ngày thay thuốc 1 lần. Công dụng: Bổ mệnh môn hỏa, ôn thận trợ dương, làm ấm tỳ vị, chuyên dùng để chữa chứng liệt dương.

Phương 3: Hành tươi 1 củ, giã nát, đăp vào rốn rồi dùng băng cố định bên ngoài, mỗi ngày sáng và tối thay thuốc một lần. Công dụng: Ôn dương tán hàn, lưu thông kinh lạc, chuyên trị liệt dương do hàn tà xâm nhập.
Phương 4 : Phụ tử 1 củ to, khoét lỗ, ngũ vị tử 6g, hoàng kỳ sao 6g, lưu hoàng 6g, xuyên sơn giáp 2 miếng, tất cả sao khô tán bột rồi nhét vào trong củ phụ tử, đem đun với 250ml rượu trắng bằng lửa nhỏ cho đến khi rượu cạn thì lấy ra nghiền nát thành dạng cao. 

Trước tiên cho 0,3g xạ hương vào rốn rồi đắp cao thuốc lên trên, dùng băng cố định lại, 3 ngày thay thuốc 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Công dụng: Ôn bổ mệnh môn hỏa, trừ hàn ôn dương, bổ khí thông mạch, hoạt huyết thu liễm, chuyên dùng để chữa liệt dương, thông thường sau 3 lần là có hiệu quả.
Phương 5: Dâm dương hoắc 52g, sà sàng tử 36g, ngô công 15g, băng phiến 9g, tất cả sấy khô tán bột, trộn với nước ép từ hành củ tươi thành dạng cao rồi đắp vào rốn, kế đó dùng ngón tay cái hai bên thay nhau ấn từ từ lên trên, mỗi lần từ 10 - 20 phút, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng khi thức giấc và buổi tối trước khi đi ngủ. Công dụng: Ôn thận tráng dương, khu phong trừ thấp, chuyên dùng để chữa chứng dương vật không cương hoặc có cương nhưng không cứng, xuất tinh sớm, hoạt tinh, di mộng tinh…
Phương 6: Mộc miết tử, tế tân, xuyên ô, thảo ô, phụ tử chế, thiềm thừ, hùng hoàng, sà sàng tử, nhục thung dung, kỷ tử, địa cốt bì, mạch môn, mộc hương, sinh địa, tỏa dương, ba kích, phòng phong, nhân sâm, bạch linh, đinh hương, quế nhục, một dược, đậu khấu mỗi thứ 5g, cẩu cốt 100g, hải mã 60g, long cốt 30g, thạch yến tử 30g, vân mẫu thạch 30g. Tất cả đem sắc kỹ, bỏ bã rồi cô thành dạng cao đặc, khi dùng phết cao thuốc lên giấy bản hoặc vải mỏng dán vào rốn. Công dụng: Làm ấm hạ nguyên hư lãnh, khiến cho dương vật cương cứng.

Phương 7
: Đại phong tử, lưu hoàng, dương khởi thạch, sà sàng tử, hương phụ, phỉ tử mỗi thứ 3g, dế mèn 1 con, xạ hương 3g. Tất cả sấy khô tán bột, luyện với mật ong làm hoàn, mỗi ngày dùng 1 viên đặt vào rốn, cố định bằng băng dính. Phương thang này chuyên dùng để chữa dương nuy, làm cho tăng độ cương cứng của dương vật và phòng chống xuất tinh sớm.
Phương 8: Lưu hoàng 30g, bạch tật lê 30g, tế tân 30g, ngô thù du 15g, xuyên sơn giáp 10g, dương khởi thạch 30g, băng phiến 5g, tất cả sấy khô tán bột, mỗi lần lấy bột thuốc 3g hòa với nước cơm thành dạng cao rồi đắp lên rốn, cố định bằng băng dính, hai ngày thay thuốc một lần. Thông thường sau 15 ngày là có chuyển biến, sau 2 tháng là có hiệu quả tốt.
Phương 9: Lưu hoàng, bạch thược, bạch phàn, cam thảo và phỉ tử lượng bằng nhau, tất cả sấy khô tán bột, hòa với rượu trắng thành dạng cao rồi đắp lên rốn, dùng băng cố định bên ngoài, mỗi buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ dùng túi kín đựng nước nóng chườm lên bên trên rốn trong 20 - 30 phút, 15 ngày là một liệu trình. Công dụng: Ôn bổ mệnh môn hỏa, cường thận tráng dương và thu liễm, chuyên dùng để chữa chứng liệt dương.
Phương 10: Ngô thù du 5g, tế tân 1g, quế chi 1g, tất cả sấy khô tán bột. Trước tiên, trải một mảnh gạc mỏng lên trên rốn rồi đổ bột thuốc, lại trải tiếp một lớp gạc nữa rồi dùng băng cố định bên ngoài. Mỗi tối trước khi đi ngủ dùng ngón tay cái day ấn rốn trong 5 - 10 phút, 2 hoặc 3 ngày thay thuốc một lần. Công dụng: Tán hàn thông lạc, cường dương cố tinh, chuyên dùng để chữa liệt dương, thông thường sau 15 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn  - Kiến thứ