Tổng Hợp Các Bài Hát Nhạc Xuân Đón Chào 2014


Happy New Year 2014









Phần 1





Phần 2




Liên Khúc Xuân Về Trên Quê Hương



Tết Là Tết



Ngày Tết Quê Em




Khúc Giao Mùa


Liên Khúc Xuân



Đoản Ca Xuân - Quang Linh



Liên Khúc Xuân Remix


Ngày Tết Quê Em


LK Tết Nguyên Đán


Liên Khúc Ngày Tết Quê Em - Nhiều Ca Sĩ


Xuân Kén Rể (Liên Khúc Chiều Xuân) - Nhật Kim Anh



Bài hát: Xuân Kén Rể (Liên Khúc Chiều Xuân) - Nhật Kim Anh 

Đóng góp : Sầu Nhân Thế

ê ! này cô bé , cô bé ơi .Em đi dâu mà dễ quá vậy , cho lòng anh ngay ngất , ngất ngay.Vậy mà em nào dâu có hay 
em là gió thì anh sẽ là mây.Một cơn gió mang muà xuân tuyệt vời,em là gió thì anh sẽ là mây, một cơn gió mang muà xuân tuyệt vời, hê ... hi. 
Này là cỏ non rất mền,này mùa xuân rất hiền,này là hoa dể thơm. 
Naỳ là giọt sương truĩ nặng,hạt ngọc trên lá cỏ, trên bông tầm xuân trước hiên nhà. 
Vì em dã biết anh chiều qua, người em vẫn thấy như cứ nằm mơ. 
Ngươì vừa hiền khô dễ thương lại vừa đẹp trai nhất vùng đến theo cùng hoa và xuân. 
Và mùa xuân biết em , biết em đã mang một mối tình hù.. quà hu qua.biết em,biết em,thế nên câu nói thật là dễ thương. 
Bánh trưng bánh tét bánh giày hột vịt ,caí gì anh cung có. 
Em muốn ngày tết , anh đem cái gì anh cũng có, bao lì xì nè, trái cây nè,đồ ăn nè ,thức uống nè, đồ chơi nè, đi chơi nè, cái gì anh cũng ok. 
Naỳ cô bé cô bé ơi , em đi dâu mà dễ thương quá vậy ,cho lòng anh ngay ngất ngất ngay, vậy mà em nào có hay, em là gió thì anh sẽ là mây , một cơn gió mang muà xuân tuyệt vơì, em là gió thì anh sẽ là mây, một cơn gió mang mùa xuân tuyệt vời hê..... ấu. 
Từng trôi non xanh mơn mang,từng hạt mưa rơi long lanh,mùa xuân,và trong ánh mắt lắp lánh, lơì yêu thương, yêu thương ai, ngập ngùng. 
Muà xuân đã đến bên em ,và mùa xuân đã đến bên anh, thì thầm. 
Làng gió thẻ mái tóc em ,và làng gió nói cùng em nhớ thương. 
Và em đã biết nói tiếng yêu đầu tiên,và em nhớ biết giận hờn. 
Muà xuân đã đến bên em chao nụ hôn, và muà xuân đã trao cho em ánh mắt ai. 
Để rồi đắm say,để rồi ngất ngay. 
Muà xuân coi như vậy lơi hại lắm nha,xem ánh mắt anh đến cho em 
Muà xuân coi như vậy lợi hại lắm nha, làm ai đó phaỉ ngất ngất ngay , muà xuân tuyệt vời de... làm đôi môi em ủng hồng. 
Mùa xuân tuyệt vơì de...,làm anh đây phải ngất ngất ngay,làm anh đây phải mê say., làm anh đây phải lung lay lung lay. 
Có một chiều , chiều chiều xuân lên tiếng ,nắng ngập tràn hồn em ngất ngay,mùa xuân, tình xuân. 
Có bao giờ trên trơì xanh thế, như nắt em lần đầu găp anh,má em hồng hoa đào tươi thắm như tình yêu như mùa xuân đến. 
Mỗi khi xuân về làm hờn môi em,nắng xuân rơi đầy chiều vàng rực rỡ 
Đến bên em ngồi thì thầm khẽ hát,câu tinh yêu ôi chiều xuân.

Liên Khúc Xuân - VPop


Liên Khúc Xuân

Đóng góp: Sầu Nhân Thế

Mừng Tết đến, vạn lộc đến nhà nhà.
Cánh mai vàng, cành đào hồng thắm tươi.
Chúc cụ già được sống lâu, sống thọ.
Cùng con cháu sang năm lại đón Tết sang.
Và kính chúc người người sẽ gặp lành.
Tết sau được nhiều lộc hơn Tết nay.
Tết đến đoàn tụ cùng ở bên bếp hồng.
Và nồi bánh chưng xanh chờ Xuân đang sang.

Cánh én nơi nơi, khắp phố người người đi hái lộc
Đẹp xinh đất trời màu áo trắng tung bay cùng muôn ngàn hoa.
Trong tiếng trống xuân, Long Phụng về đây sum vầy
Phát Lộc Tài ở khắp nơi phố phường, một năm mới an khang, bình an bên nhau.

Câu chuyện đầu năm - Như Quỳnh



Câu chuyện đầu năm - Như Quỳnh


Người đóng góp: Sầu Nhân Thế
Trên đường đi lễ Xuân đầu năm
Qua một năm ruột rối tơ tằm
Năm mới nhiều ước vọng chờ mong
May nhiều rủi ít ngóng trông,
Vui cùng pháo nổ rượu hồng
Ta cùng nhau đón thêm mùa xuân
Xuân dù thay đổi biết bao lần
Xin khấn nguyện kết chặt tình thân
Vin cành lộc những bâng khuâng
Năm này chắc gặp tình quân!

Xuân mang niềm tin tới
Bao la nguồn yêu mới, như hoa mai nở phơi phới
Thế gian thay nụ cười
Đón cho nhau cuộc đời, trên đất mẹ vui khắp nơi
Xuân gieo lộc khắp chốn
Xuân đi rồi xuân đến, cho dân gian đầy lưu luyến
Đón xuân trên mọi miền
Viết thư thăm bạn hiền,
một lời nguyền xin chớ quên

Mong đầu năm cuối năm gặp may,
Gia đình luôn hạnh phúc sum vầy
Trên bước đường danh lợi rồng mây
Duyên vừa đẹp ý đắp say
Ôm nàng Xuân đẹp vào tay!

Liên Khúc Cám Ơn & Xuân Này Con Không Về - Nhiều Ca Sĩ



 Liên Khúc Cám Ơn & Xuân Này Con Không Về - Nhiều Ca Sĩ


Người đóng góp: Sầu Nhân Thế

Này là cánh thư, nghiêng nghiêng nét chữ cô em học trò.
Này là bánh chưng, mẹ già tự tay gói gửi cho con.
Này là áo len, bao nhiêu đêm thâu em ngồi em đan.
Nay em gửi ra tới chiến trường, mang chút tình hậu phương thương mến.

Ngồi đọc lá thư, đơn sơ tha thiết văn chương học trò.
Nhìn cặp bánh chưng, mà lòng ngùi thương mẹ già xa xôi.
Mặc vào áo len, sao như tôi nghe trong lòng chơi vơi.
Xuân đang về trên khắp đất trời nhưng tất cả xuân là ở đây.

[ĐK]:

Tôi xin cảm ơn người, cảm ơn ai
đã đem luyến thương nồng ấm đến với lính
Cảm ơn ai, khi xuân về vui thật là vui,
Không quên người sương gió phương trời, âu yếm người tình đi muôn nơi.

Thật nhiều mến thương, tâm tư tha thiết tôi xin gửi về.
Gửi mẹ kính yêu, vài lời của con chúc mừng năm nay.
Và gửi đến em, bao nhiêu yêu thương anh dành cho em.
Khi xuân về, xin hãy yêu đời. Ta đón đợi, xuân hồng ngày mai

----------------------------------

XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ

Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
khi thấy mai đào nở vàng bên nương .
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về
nay én bay đầy trước ngõ
mà tin con vẫn xa ngàn xa .
Ôi ! nhớ xuân nào thuở trời yên vui
nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng
trông bánh chưng ngồi chờ sáng
đỏ hây hây những đôi má đào

[ĐK]:

Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm,
mái tranh nghèo không người sửa sang .
Khu vườn thiếu mai vàng mừng xuân
Bầy trẻ thơ ngây chờ mong
anh trai sẽ đem về cho tà áo mới
ba ngày xuân đi khoe xóm giềng .

Con biết không về mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi ! con xuân này vắng nhà

Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm,
mái tranh nghèo không người sửa sang .
Khu vườn thiếu mai vàng mừng xuân
Bầy trẻ thơ ngây chờ mong
anh trai sẽ đem về cho tà áo mới
ba ngày xuân đi khoe xóm giềng .

Con biết không về mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi ! con xuân này vắng nhà

Bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ thương con xin hẹn ... ngày .... mai .....

Nam thanh niên giết gấu tàn độc rồi khoe lên Facebook


Nam thanh niên giết gấu tàn độc rồi khoe lên Facebook




Nam thanh niên có nickname Khói Thuốc Tàn tạo dáng bên chú gấu tội nghiệp đã bị mổ bụng để chụp ảnh.

Trên trang cá nhân, nam thanh niên này chia sẻ vào ngày 11/12: "Nào nào, khỏi phải tìm kiếm nữa nhé". Sau đó, anh này còn khoe mới bắt được ở rừng. Khi bị một số bạn bè dọa: "Không sợ bị bắt à?". Nam thanh niên này trả lời, "Ai bắt? Vừa măm xong ngon nghê".

Tấm hình đang bị chia sẻ trên Facebook, nhiều người muốn truy lùng danh tính nam thanh niên này.

Nam thanh niên giết gấu rồi khoe "chiến tích" lên Facebook.


Hình ảnh nam thanh niên khoe thành tích giết gấu đang gây phẫn nộ trên mạng xã hội. Ảnh: Facebook.



   Đông Y Vui Khỏe

Hoa mai khô chữa ho


Hoa mai khô chữa ho

Ho là một triệu chứng rất hay gặp như khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, hít phải nhiều bụi, khói (khói thuốc, khói bếp, khói lò...).


 
Ho tuy đơn giản nhưng không được chủ quan và khi bị ho cần tìm ra nguyên nhân gây ra ho để điều trị dứt điểm, tránh ho kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trong y học cổ truyền, ho thuộc phạm vi chứng Khái thấu và để giải quyết chứng bệnh này người ta thường dùng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có một cách thức rất độc đáo là sử dụng hoa mai để làm thuốc giảm ho, được gọi là "Chỉ khái hoa liệu pháp".
Trà hoa mai: Hoa mai khô 5g đem hãm với nước sôi, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 lần.
Công dụng: Thanh nhiệt tán uất, thuận khí chỉ khái, dùng để chữa ho do đàm nhiệt.
Cháo hoa mai: Hoa mai khô 10g, khoản đông hoa 10g, gạo tẻ 60g, mật ong lượng vừa đủ. Đem gạo nấu thành cháo rồi cho hoa mai vào đun thêm 5 phút nữa, tiếp đó hòa thêm mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Thanh nhiệt nhuận phế, giáng khí hoá đàm, chỉ khái, dùng để chữa ho do phong nhiệt và đàm nhiệt.   
Theo ThS Hoàng Mai - Khoa học & Đời sống

Rau cải cúc trị đau đầu


Rau cải cúc trị đau đầu

Những người đau đầu kinh niên sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu đắp lá cải cúc hơ nóng và uống nước cải cúc.

Cải cúc giàu dinh dưỡng, ngoài lipit, protit, gluxit còn có vitamin B, C và vitamin A. Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi the, đắng, mùi thơm, tính mát, không độc có tác dụng tán phong nhiệt, trừ đờm, giúp tiêu hóa tốt, chữa ho và chữa chứng đau mắt. Dưới đây là một số bài thuốc cụ thể:
Cảm cúm, ho, sốt, đau họng: Lấy một lượng rau cải cúc tươi, rửa sạch, cho vào bát tô, đổ cháo nóng lên độ 5 - 10 phút, trộn đều, ăn khi cháo còn nóng sẽ cho kết quả tốt.
Tỳ vị hàn: Khi mắc chứng lạnh bụng thì nên ăn rau cải cúc sẽ cân bằng lại.
Thổ huyết: Lấy một lượng rau cải cúc tươi đủ dùng, rửa sạch, cắt ngắn, giã nát, thêm nước sôi để nguội, khuấy đều, lọc lấy nước cốt uống.

Ho ở trẻ em: Lấy 6 gr rau cải cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho ít mật ong, hấp cách thủy lấy nước thuốc chia ra làm nhiều lần để trẻ uống.
Ho lâu ngày không khỏi: Lấy 100 - 150 gr rau cải cúc tươi rửa sạch, 200 gr phổi lợn. Nấu thành canh, ăn liền 3 - 4 ngày.
Kiết lỵ, ăn uống khó tiêu: Dùng cải cúc ăn sống hoặc nấu canh rất tốt.
Đau mắt: Lấy một nắm rau cải cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ nấu với một con cá diếc (khoảng ba ngón tay) để ăn. Đồng thời dùng rau cải cúc rửa sạch, cho vào một miếng vải mỏng chườm lên mắt rất tốt.
Đau đầu kinh niên: Nếu bị đau nhức đầu kinh niên thì lấy lá cải cúc hơ nóng đắp lên hai bên thái dương và đỉnh đầu vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc lúc thấy nhức đầu. Đồng thời lấy 10 - 15 gr nước lá cải cúc đã sắc uống nóng sẽ đỡ. 
 
 
Theo BS Nguyễn Thị Nhân - Báo Đất Việt

Bài thuốc dân gian từ mật ong và quế


Bài thuốc dân gian từ mật ong và quế

Quế và mật ong có khả năng chữa bệnh tuyệt vời nhất, có giá rẻ và dễ dàng để sử dụng nhất so với các loại dược phẩm có tác dụng trị bệnh khác.


 
Sự thật về mật ong và quế
- Hỗn hợp mật ong và quế chữa được khá nhiều bệnh
- Mật ong được sản xuất ở hầu hết các nước trên thế giới
- Các nhà khoa học ngày nay cũng chấp nhận mật ong là một phương thuốc cho hầu hết tất cả các loại bệnh
- Mật ong có thể được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ cho bất kỳ loại bệnh nào
- Mật ong là an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
Quế và mật ong có khả năng chữa bệnh tuyệt vời nhất, có giá rẻ và dễ dàng để sử dụng nhất
Khoa học ngày nay cho rằng, mặc dù mật ong ngọt ngào, nếu dùng đúng liều lượng thuốc, nó không gây tổn hại cho bệnh nhân tiểu đường.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây, hỗn hợp mật ong và quế có thể trị được các bệnh sau đây:
Mật ong và quế có thể làm giảm bệnh tim
Trộn mật ong và bột quế lên bánh mì, thay vì mứt, và ăn thường xuyên cho bữa ăn sáng. Nó làm giảm cholesterol trong các động mạch và có thể giúp bạn giảm hẳn các cơn đau tim. Mật ong cũng có lợi cho những người bị đột quỵ và ngăn chặn những cơn đột quỵ tiếp theo.
Thường xuyên tiêu thụ hỗn hợp trên còn làm giảm sự hụt hơi và tăng cường nhịp tim. Tại Mỹ và Canada, nhà điều dưỡng đã điều trị thành công và nhận thấy rằng khi bạn già đi, các động mạch và tĩnh mạch mất tính linh hoạt và dễ bị tắc, mật ong và quế sẽ làm hồi sinh các động mạch và tĩnh mạch.
Mật ong và bột quế có thể chữa bệnh viêm khớp mãn tính
Bệnh nhân viêm khớp có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.
Trong một nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Đại học Copenhagen, khi các bác sĩ điều trị bệnh nhân của họ với một hỗn hợp gồm một muỗng canh mật ong và nửa thìa cà phê bột quế trước bữa ăn sáng, họ đã tìm thấy rằng trong vòng một tuần, trên 200 người điều trị thì có 73 bệnh nhân hoàn toàn hết đau, giảm đau, và trong vòng một tháng, chủ yếu là tất cả các bệnh nhân không thể đi bộ hoặc di chuyển xung quanh vì viêm khớp đã bắt đầu đi bộ trở lại mà không đau.
Nhiễm trùng bàng quang có thể được điều trị bằng mật ong và quế
Lấy hai muỗng canh bột quế và một muỗng cà phê mật ong hòa vào một ly nước ấm và uống. Hỗn hợp này phá hủy các vi trùng trong bàng quang.
Sử dụng mật ong và quế để giảm cholesterol
Hai muỗng canh mật ong pha với ba muỗng cà phê bột quế trộn lẫn trong 1 cốc nước trà sẽ rất có lợi cho bệnh nhân cholesterol, bởi nó sẽ làm giảm mức độ cholesterol trong máu 10% trong vòng hai giờ. Như đã đề cập cho các bệnh nhân viêm khớp, nếu được thực hiện ba lần một ngày, bất kỳ bệnh nhân nào bị cholesterol mãn tính cũng được chữa khỏi.
Cuối cùng... để điều trị bệnh cảm lạnh thông thường?
Những người bị cảm lạnh thông thường hoặc cảm nặng nên dùng một muỗng canh mật ong ấm với 1/4 muỗng bột quế hàng ngày trong 3 ngày. Quá trình này sẽ chữa bệnh ho mãn tính, cảm lạnh, và kể cả các bệnh xoang.
Làm dịu các khó chịu của dạ dày và "hàn gắn" các vết loét
Mật ong với bột quế có thể chữa các chứng về dạ dày như đau dạ dày và cũng xóa viêm loét dạ dày tận gốc.
Mật ong và quế giải quyết vấn đề đầy hơi
Theo các nghiên cứu được thực hiện ở Ấn Độ và Nhật Bản, bí ẩn được tiết lộ là nếu mật ong được trộn với bột quế sẽ giảm các triệu chứng đầy hơi ở dạ dày.
Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn với mật ong
Hàng ngày sử dụng mật ong và bột quế để tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus tấn công. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mật ong có chứa vitamin và sắt với số lượng lớn. Liên tục sử dụng mật ong sẽ tăng cường corpuscles máu trắng để chống lại vi khuẩn và các bệnh do virus gây ra.
Một phương pháp điều trị hiệu quả chứng khó tiêu
Bột quế rắc lên trên hai muỗng canh mật ong và tiêu thụ trước khi thiêu thụ các loại thực phẩm sẽ làm giảm độ chua ở trong dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa.
Sống lâu hơn với sự trợ giúp của trà mật ong
Trà mật ong và bột quế, khi uống thường xuyên, sẽ đẩy lùi được tuổi già. Bốn thìa mật ong, một thìa bột quế và ba chén nước được đổ lẫn vào nhau và đun sôi để làm cho giống như trà. Uống 1/4 ly, 3-4 lần một ngày. Loại trà này giữ cho làn da tươi sáng và mềm mại, giữ lại nét thanh xuân, kéo dài tuổi thọ.
Mật ong và quế điều trị mụn trứng cá
Ba muỗng canh mật ong và một muỗng cà phê bột quế trộn vào nhau để bôi lên mặt trước khi đi ngủ và rửa sạch vào sáng hôm sau bằng nước ấm sẽ có công dụng giảm mụn. Nếu thực hiện hàng ngày trong hai tuần sẽ loại bỏ mụn từ gốc.
Giảm nhiễm trùng da
Trộn mật ong và bột quế trong với các phần bằng nhau và bôi lên da để chữa trị nấm ngoài da, eczema và tất cả các loại nhiễm trùng da rất hiệu quả.
Mật ong và quế giúp bạn giảm cân
Hàng ngày, khi bụng còn rỗng vào buổi sáng hoặc vào ban đêm trước khi đi ngủ, hãy uống một chút mật ong và bột quế đun sôi hòa trong một cốc nước. Nếu uống thường xuyên, nó làm giảm trọng lượng nhanh chóng nếu bạn đang béo phì. Ngoài ra, uống hỗn hợp này thường xuyên không cho phép các chất béo tích tụ trong cơ thể mặc dù người có thể ăn một chế độ ăn uống nhiều calo.
Điều trị ung thư
Nghiên cứu gần đây ở Nhật Bản và Australia đã tiết lộ rằng phương pháp tiên tiến chữa trị ung thư dạ dày và xương có thể thành công với việc sử dụng mật ong và quế. Bệnh nhân bị các loại ung thư nên lấy một muỗng canh mật ong pha trộn với một thìa cà phê bột quế và uống ba lần một ngày trong một tháng.
Mật ong cung cấp cho bạn năng lượng
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hàm lượng đường của mật ong là hữu ích chứ không phải là bất lợi cho sức mạnh của cơ thể. Những người cao tuổi có thể lấy mật ong và bột quế với các phần bằng nhau trộn vào nhau để uống sẽ giúp tỉnh táo và linh hoạt hơn.
Giảm hơi thở hôi
Dân Nam Mỹ, súc miệng với một muỗng cà phê mật ong và bột quế trộn lẫn trong nước nóng vào buổi sáng, do đó, hơi thở của họ luôn mát mẻ trong suốt cả ngày.
Phục hồi thính lực
Uống mật ong pha với bột quế với các thành phần bằng nhau vào buổi sáng và đêm sẽ giúp phục hồi thính giác của bạn.
 
Theo Huyền Hương - Phụ nữ & Đời sống

'Trị' ốm nghén bằng thực phẩm nhà bếp


'Trị' ốm nghén bằng thực phẩm nhà bếp

Với việc tận dụng những thực phẩm quen thuộc trong nhà bếp, mẹ bầu sẽ chẳng còn lo bị ốm nghén nữa.


 
Hồi mang thai cu Tít, mình phát khổ phát sở vì chứng nôn ói và ốm nghén. Có lẽ vì là lần đầu mang thai và cũng chưa có kinh nghiệm gì cả nên mình chẳng biết chữa trị thế nào. Thế là đành tặc lưỡi “sống chung với lũ” và chịu cảnh ốm nghén suốt gần 6 tuần trời. Đến tận cuối tháng thứ 4 thai kỳ, chứng bệnh này mới thuyên giảm.
Sau khi đi làm, đem câu chuyện ốm nghén này kể với bạn bè, các chị đều cười và bảo mình khờ quá. Biết rằng ốm nghén là chứng bệnh phổ biến ở hầu hết phụ nữ mang thai nhưng tất cả đều có cách hạn chế và chữa trị. Các chị còn nói rằng, chỉ với những thực phẩm đơn giản trong nhà bếp của chúng mình thôi cũng có công dụng hạn chế tối đa chứng ốm nghén.
Nhờ các chị mà mình đã tích lũy được thêm bao kiến thức mang thai. Lần mang thai tới này mình sẽ tự tin hơn nhiều để không còn lo chứng ốm nghén hoành hành nữa. Nếu mẹ nào cũng đang bị ốm nghén, nôn ói, hãy thử sử dụng những thực phẩm này nhé. Chúng hoàn toàn rất an toàn với chúng ta và đặc biệt trị ốm nghén hiệu quá đấy.
Gừng
Gừng là một gia vị có nguồn gốc thực vật nổi tiếng trong điều trị cảm lạnh thông thường, các triệu chứng giống như cúm, nhức đầu, đau trong chu kỳ kinh nguyệt và buồn nôn. Theo Trung tâm y tế Đại học Maryland, 1g gừng tiêu thụ hàng ngày (tối đa 4 ngày liên tiếp) có thể giúp giảm buồn nôn và nôn mửa liên quan đến thai kỳ.
Thực phẩm và đồ uống có chứa gừng, như kẹo gừng, bánh quy gừng, bánh mỳ gừng, các loại thực phẩm ướp với gừng vị nhẹ hơn có thể giúp phụ nữ đỡ ốm nghén trong thời gian dài hơn. Trong trường hợp hiếm, dùng quá mức củ gừng nguyên chất hay chiết xuất đã được chứng minh là gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như chứng ợ nóng, tiêu chảy hoặc khó tiêu, ảnh hưởng đến thành mạch máu.
Nước trái cây
Mang thai, các chức năng sinh lý của cơ thể người mẹ bị thay đổi khoảng 15% vì ảnh hưởng của chứng nôn oẹ. Nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Để làm giảm các triệu chứng trên, mỗi sáng sau khi ăn, các mẹ nên uống một ly nước trái cây... Ngoài ra, bà bầu có thể ăn thêm dứa, mứt trái cây để bổ sung lượng axít đang thiếu hụt trong dạ dày. Một số loại đồ uống hoa quả giúp giảm ốm nghén và mệt mỏi cho mẹ bầu:
-    Ổi : Bỏ hạt, ép lấy nước pha với sữa, uống vào buổi sáng sẽ giúp dạ dày bạn ổn định và chống nôn.
-    Cam: Cam ép lấy nước, với 3 - 4g hạt tiêu và cho thêm một ít muối, uống vào buổi sáng. Loại nước này giúp ngăn mệt mỏi trong người.
-    Lựu: Ép lấy nước, trộn đều với mật ong, uống vào buổi sáng hoặc uống một lần/ngày. Pha nước lựu nên để vị chua, vì như thế sẽ tốt hơn là uống nước lựu có vị ngọt.
Quả me
Quả me chứa vitamin C, B giúp tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi. Đây là vị thuốc chữa nôn, chán ăn rất hiệu quả cho bà bầu.
Cách làm: Quả me cạo sạch vỏ, cho nước vào nấu kỹ, chắt lấy nước bỏ bã và cho thêm đường vào quấy đều. Chia làm 3 lần/ngày, uống đều trong vài ngày liên tiếp.
Ngoài ra, bà bầu còn có thể ngậm, ăn me ngào, mứt me, ô mai me hoặc có nấu các món canh chua như: canh cá, nước rau muống luộc dầm me...
Khoai lang
Ăn nhiều khoai lang sẽ giúp các mẹ giảm chứng nôn oẹ và chán ghét dầu mỡ. Trong củ khoai lang rất phong phú các loại vitamin như: vitamin B6, viatmin C, folate, photpho. Những chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu, giảm chứng táo bón hiệu quả.
Bánh quy, bánh mì
Thực phẩm giàu hàm lượng carbohydrate, ít chất béo dễ tiêu hóa và được khuyến khích cho phụ nữ bị ốm nghén. Ví dụ về các loại thực phẩm này gồm bánh mì, bánh nướng xốp, ngũ cốc nóng hoặc lạnh, bánh quy giòn, bánh ngô và các lọai bột ngũ cốc khác...
Hạt ngũ cốc – nguyên liệu chính của những thực phẩm trên cung cấp một lượng phong phú các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như folate. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào nhà sản xuất nên các chất dinh dưỡng trong thực phẩm giàu tinh bột cũng khác nhau
Theo Eva.vn

Cỏ gà lợi tiểu


Cỏ gà lợi tiểu

Đông y cho rằng, rễ cỏ gà có tác dụng lợi tiểu, giải độc, lọc máu, giải nhiệt, tiêu đờm, giảm ho...


 
Cỏ gà còn được gọi là cỏ chỉ, cỏ ống. Loại cỏ này được dùng để sắc uống để gây lợi tiểu. Là loại cỏ sống dai và mọc hoang ở những vùng đất ẩm thấp ven bờ sông, sườn đê, bãi cỏ, ưa nóng nên thích hợp ở vùng có khí hậu ấm và phát triển kém vào mùa đông. 
Đông y cho rằng, rễ cỏ gà có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; Tác dụng lợi tiểu, giải độc, lọc máu, giải nhiệt, tiêu đờm, giảm ho, dùng dưới hình thức thuốc sắc hoặc cao lỏng.
Ngoài ra, có thể kết hợp với những vị thuốc khác trong trị liệu được các bệnh nhiễm trùng và sốt rét, rối loạn tiết niệu, viêm thận và bàng quang, vàng da, sỏi thận, sỏi mật, thấp khớp, phụ nữ kinh nguyệt không đều, trẻ em sốt cao, tiểu ít hay bí đái...

Cỏ gà được dùng để sắc uống để gây lợi tiểu
Dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có khi dùng toàn cây hay thân rễ sắc uống: Lấy 20g cho vào 1 lít nước sắc kỹ, ngày uống 2 chén, liên tục trong 3 - 4 ngày.
Nếu hãm uống, dùng 20g rễ hãm 1 phút trong 1 lít nước đun sôi, loại bỏ nước này, bóc vỏ thân rễ rồi lại cho vào 1 lít nước khác đun sôi trong 10 phút; Có thể thêm 1 nắm cam thảo, 1 nắm bạc hà, 1 quả chanh, mỗi ngày uống 2 chén.
Dưới đây xin giới thiệu cách trị liệu thường được sử dụng:
Thuốc lợi tiểu: Cỏ chỉ 20g, sắc trong 1.000ml nước, chia nước này uống nhiều lần trong ngày. Có thể nấu thành dạng cao lỏng pha trong nước với tỷ lệ 20% (tức 20g trong 1.000ml nước).
Hỗ trợ chữa bệnh trĩ: Hằng ngày lấy cỏ chỉ rửa sạch ép lấy nước cốt uống, ngày 2 lần, mỗi lần 12ml.   
Theo BS Tuấn Linh - Khoa học và Đời sống

Chữa u, hạch bằng món canh khoai môn


Chữa u, hạch bằng món canh khoai môn

Khoai môn gọt vỏ, lưu ý không gọt quá dày vì chất protein của khoai môn nằm sát ngay lớp vỏ...

Ảnh minh họa
Theo y học dân tộc, củ khoai môn tính bình, có tác dụng thông tiêu hạch ở cổ, khai vị, thông tràng, thường được dùng để chữa u, hạch, bỏng lửa, viêm khớp, viêm thận, sưng hạch bạch huyết. Lá khoai môn vị cay, tính mát, có tác dụng chữa tiêu chảy, cầm mồ hôi, chữa ra mồ hôi trộm. Cuống lá khoai môn có tinh vị giống như lá, có tác dụng điều hoà chức năng tiêu hoá, chữa tiêu chảy, kiết lỵ, trúng độc.
Sau đây là một số món ăn - bài thuốc dùng khoai môn bồi dưỡng sức khỏe cho những người mới ốm dậy và người cao tuổi, cơ thể suy yếu.
Canh khoai môn cá quả

Nguyên liệu: một con cá quả khoảng 1kg còn sống khỏe; khoai môn ruột tím, rau ngổ, cần, hành tươi, ớt, hạt tiêu, bột nghệ và một số gia vị khác vừa đủ.
 
Cách làm:
 
Cá quả làm sạch vảy, rửa sạch, cắt khúc 2 - 3cm, ướp nước mắm, bột nghệ, hành, hạt tiêu khoảng 30 phút cho ngấm. Khoai môn gọt vỏ, lưu ý không gọt quá dày vì chất protein của khoai môn nằm sát ngay lớp vỏ, tốt nhất là nên cạo vỏ, rửa sạch với nước muối, để ráo và bổ làm tư. Ninh xương để tăng thêm vị ngọt. Sau đó bỏ khoai môn vào nồi nước dùng, đun trong khoảng 30 phút cho khoai chín, rồi cho cá đã ướp gia vị vào đun sôi khoảng 15 phút cho chín, cho mắm muối, gia vị vừa đủ, ăn với cơm rất ngon.
 
Canh thịt gà - đậu trắng - khoai môn
 
Thịt gà, đậu trắng, khoai môn đều là những thực phẩm bổ dưỡng nên món canh này rất thích hợp cho những người mới ốm dậy và người cao tuổi.
 
Nguyên liệu: 500g thịt đùi gà, 200g đậu trắng tươi, 200g khoai môn, hành tươi, mùi tàu, dầu ăn, hạt nêm vừa đủ.
 
Cách làm: Thịt gà rửa sạch, chặt miếng vuông, ướp hạt nêm khoảng 15 phút; Khoai môn gọt vỏ, xắt quân cờ. Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho thịt gà vào rán qua. Sau đó, cho thịt gà, đậu trắng, khoai môn vào nồi, cho nước vào đun sôi, vặn nhỏ lửa. Đun đến khi thịt gà chín mềm, cho hạt nêm, gia vị vừa đủ, ăn nóng.
 
Theo BS Kim Minh - Khoa học và Đời sống

Sắc tía tô với gừng uống giải độc


Sắc tía tô với gừng uống giải độc

Chữa ăn phải cua cá bị trúng độc, bụng đau, nôn oẹ: Dùng lá tía tô tươi 100 gam vắt lấy nước uống...


 
Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ôn vào hai kinh Tỳ, phế. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí, khoan trung. Tía tô sắc tía nên vào huyết phận thông mạch hoà doanh. An thai, giải được chất độc của cá và cua.
Tía tô là một loại cây cao chừng 0,3 - 1m thân thẳng đứng, lá mọc đối, đầu lá nhọn, mép lá răng cưa, có màu tím hoặc xanh tím.
Trên lá có lông, hoa nhỏ màu trắng hoặc tím nhạt, quả nhỏ hình cầu màu nâu nhạt. Tía tô được trồng khắp nơi để lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Sau đây là những phương thuốc thường dùng có vị tía tô.
Tía tô giải độc
Chữa ăn phải cua cá bị trúng độc, bụng đau, nôn oẹ: Bài 1 - Dùng lá tía tô tươi 100 gam vắt lấy nước uống; Bài 2 - Lá tía tô 10 gam, gừng tươi 6 gam, cam thảo 4 gam. Sắc uống.
Chữa thương phong phát nóng, lạnh, nhức đầu ra mồ hôi, ho suyễn, hắt hơi, sổ mũi dùng hạnh tô ẩm: Hạnh nhân, cát cánh, chỉ xác, tang bạch bì, hoàng cầm, cam thảo, mạch môn, bối mẫu, trần bì (mỗi thứ 4 gam).Tử tô 6 gam, gừng tươi 2gam. Sắc uống.
Chữa động thai: Tử tô ẩm (Đương quy 6g, xuyên khung 4g, bạch thược 4g, trần bì 2g, đại phúc bì 2g, cành và lá tía tô 6g) sắc uống.
Chú ý: Cần phân biệt được cây tía tô với cây tía tô mọc hoang hay còn gọi là cây tía tô giới.
Lương y Phạm Hữu Vệ - Khoa học và Đời sống

Ngưu bàng - Tiêu thũng, sát trùng


Ngưu bàng - Tiêu thũng, sát trùng

Ngưu bàng còn có tên là đại đao, á thực, hắc phong tử… Cây thường mọc hoang và được người dân dùng nấu canh gọi là rau cẩm bình.

Là cây thảo lớn, thân thẳng, cao tới 1 - 2m, sống 2 năm, lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc, so le ở trên thân, có phiến lá to rộng, hình tim, mặt dưới lá có nhiều lông trắng, cuống lá dài; cụm hoa hình đầu và mọc ở đầu cành, hoa có màu đỏ hay tím nhạt, nở vào tháng 6 - 7 hàng năm, quả bế, màu xám nâu, hơi cong.

Vị thuốc được sử dụng trong Đông y là ngưu bàng tử (quả chín phơi hay sấy khô), ngưu bàng căn (rễ phơi hay sấy khô) thu hái vào mùa thu năm đầu hoặc mùa xuân năm thứ hai. Ngưu bàng tử vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng và sát trùng. Ngưu bàng căn vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng…
 
Ngưu bàng chữa được nhiều bệnh
Một số bài thuốc chữa bệnh:
Bài 1: Chữa viêm họng, miệng khát họng rát, ho, khạc ra đờm vàng: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, kinh giới tuệ 6g, cam thảo 3g. Cho tất cả vào nồi, đổ 500ml nước đun còn 150ml, uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Hoặc có thể lấy ngưu bàng tử 12g, lá húng chanh 12g, lá rẻ quạt 5g, cam thảo đất 16g. Cho tất cả vào nồi, đổ 500ml nước đun còn 150ml, uống trong ngày. Dùng từ 3- 5 ngày.
Bài 2: Chữa cảm mạo phong nhiệt, sợ lạnh: Ngưu bàng tử 8g sao vàng tán bột, chia uống 3 lần trong ngày, uống với nước nóng.
 Hoặc ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g. Cho tất cả vào nồi, đổ 300ml nước đun còn 100ml, uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 3: Chữa són tiểu, nước tiểu đỏ: Ngưu bàng 12g, mã đề 30g, rau sam 20g. Cho tất cả vào nồi, đổ 300ml nước đun nhỏ lửa còn 100ml, uống trong ngày. Dùng liền 5 - 7 ngày.
Bài 4: Trị mất ngủ do thời thời tiết. Ngưu bàng căn 20g giã nhỏ hoặc ép lấy nước, uống sau khi ăn , trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không nên dùng. Do thể trạng mỗi người khác nhau, nên khi áp dụng các vị thuốc có thể cần gia giảm bởi vậy để chữa bệnh có kết quả cần đến lương y có uy tín để được bắt mạch và bốc thuốc.      
  (Theo BS Nguyễn Hương - Sức khỏe & Đời sống)

Mẹo trị đau răng không cần thuốc


Mẹo trị đau răng không cần thuốc

Trong nhiều trường hơp, các loại thuốc tây mà bạn đã mua để uống không làm cho các cơn đau nhức răng giảm đi.


 
Bỗng một ngày bạn phải chịu những cơn đau răng khủng khiếp. Và cơn đau răng này có thể tiếp diễn trong những ngày tiếp theo với tần suất liên tục, hoặc thỉnh thoảng mới xuất hiện, nhưng mỗi lần xuất hiện khiến bạn vô cùng đau đớn và khó chịu.
Chắn chắn bạn nghĩ ngay tới việc phải đi khám và mua thuốc uống. Nhưng mua thuốc uống thì đơn giản chứ việc đi khám lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố, ví dụ như bạn quá bận chẳng hạn.
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau răng là bởi sâu răng, bệnh nướu răng, các vết nứt trong răng, bất kỳ chấn thương nào của răng, viêm xoang, nhiễm trùng do răng khấp khểnh… Dù là bởi nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai khi bị đau răng cũng cảm thấy rất khó chịu và bất tiện. 
Trong nhiều trường hơp, các loại thuốc tây mà bạn đã mua để uống không làm cho các cơn đau nhức răng giảm đi. Vậy thì hãy thử chuyển sang dùng các mẹo trị đau răng với các loại thảo dược dưới đây xem sao nhé.
Tỏi: Tỏi đem nghiền nát, trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng bị đau. Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng.
Gừng: Giã nát gừng và đắp lên răng. Gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm giảm đau. làm như vậy vài lần trong ngày là sẽ thấy hiệu quả.
Nước chanh: Nước chanh có thể massage cho răng và nướu nên sẽ làm dịu các cơn đau. Hơn nữa, chanh cũng tính axit cũng có thể kháng khuẩn.
Hành tây: Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng cũng giống như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu.
Dầu ôliu: Dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu. Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm.
 
Cúc hoa vàng: Lấy một cụm hoa rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức dịu dần. Có thể lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ (để càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau, không nuốt. Ngày làm 2 – 3 lần.
Bồ kết: Lấy 1 quả đã khô đen, để cả hạt, nướng cho hơi cháy vỏ ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu que diêm. Ngâm với rượu trắng cho thật đặc trong 2-3 ngày (muốn có thuốc dùng ngay, đun nhỏ lửa trong vài phút). Khi dùng, nhấp ít một ngậm vào chỗ răng đau trong 10 – 15 phút rồi nhổ đi. Ngày làm 2 – 3 lần.
Bột nghệ: Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào.
Tiêu đen và húng quế:  Sử dụng một ít tiêu đen và vài lá húng quế đã rửa sạch với liều lượng tương đương, nghiền thành chất bột sệt. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị đau sẽ giúp giảm đau.
Cây giao: Ngắt một cành của cây Cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau.
Hạt na: Hạt na đập ra lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ có công dụng giảm đau ngay. Vì hạt na có tính chất sát trùng, sát khuẩn.
(Theo aFamily)