Hoa nhài nấu đậu phụ làm gọn thân hình


Hoa nhài tươi 20 đóa, đậu phụ 200g, dầu ăn 20ml, xì dầu 20ml, đường 10g...

Theo Đông y, hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ, điều kinh lợi niệu, đồng thời cũng là vị thuốc chuyên trị một số bệnh và làm đẹp.
Chữa chứng đái ra máu: Hoa nhài 15g, hoàng tinh 5g nấu với 300g thịt lợn chữa chứng đái ra máu.
Chữa ho ra máu: Dùng 30g hoa nhài giã nát, thêm 20ml mật ong uống trị chứng ho ra máu.
Chữa tiêu khát, tràng vị: Hoa nhài 5g, sắc uống thay trà, chữa các chứng lỵ, nếu thêm râu ngô 20g thì cải thiện được công năng tràng vị, chữa các bệnh tiêu khát, vật vã không yên.
Đầu gối đau, nhức mỏi: Hoa nhài 30g, cẳng lợn 300g, nấu ăn và uống nước, trị được các chứng eo lưng và chân vô lực, đầu gối đau.
Chữa tiêu chảy: Hoa nhài 6g, vỏ ổi dộp 8g, thảo quả 3g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Chữa mất ngủ: Hoa nhài 10g, tâm sen 10g, hạt muồng (sao đen) sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Chữa mụn nhọt: Hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Chữa sưng đau do chấn thương: Rễ hoa nhài 12g, lá táo 12g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt: Hoa nhài 6g, hoa cúc vàng 6g. Hãm uống thay nước chè.
Chữa tăng huyết áp: Hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày.
Chữa rôm sảy: Lá nhài 50g, lá ngải cứu 30g, lá sài đất 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Làm gọn thân hình, đẹp nhan sắc: Hoa nhài tươi 20 đóa, đậu phụ 200g, dầu ăn 20ml, xì dầu 20ml, đường 10g. Hoa nhài dùng nước muối rửa sạch, để ráo. Đậu phụ rửa sạch, thái miếng, cho vào chảo dầu rán đến khi 2 mặt đều vàng. Cho gia vị và hoa nhài vào chảo đậu, thêm 2 muỗng nước lã, đun nhỏ lửa trong 3 phút rồi ăn, có tác dụng làm thon thân hình, đẹp nhan sắc.
Chữa rối loạn kinh nguyệt: Rễ nhài 30g, đun 3 lần, phơi 3 lần rồi sắc nước uống thay trà.
 
(Theo Khoa học và Đời sống)

Tác dụng của thận dê với quý ông


Trong y học cổ truyền, thận dê được gọi là dương thận, bao gồm hai phần : dương nội thận, hay còn gọi là dương yêu tử...

Tức là quả thận thực sự và dương ngoại thận, hay còn gọi là dương thạch tử, tức là tinh hoàn. Dương thận vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tuỷ, thường được dùng để chữa các chứng thận lao hư tổn, lưng đau gối mỏi, tai ù, tai điếc, liệt dương, di hoạt tinh, yếu sinh lý, đi tiểu đêm nhiều lần...

Dương thận thường được sử dụng dưới dạng kết hợp với một số thực phẩm hay dược liệu để chế biến thành những món ăn hấp dẫn, nó vừa có công dụng bổ dưỡng lại vừa có tác dụng phòng chống bệnh tật. Dưới đây, chúng tôi xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng.
Bài 1: Dương nội thận 1 quả, thịt dê 60g, lá kỷ tử 250g (có thể thay bằng kỷ tử 100g), gạo tẻ 60 - 90g, hành củ và gia vị vừa đủ.
Dương thận rửa sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng; thịt dê rửa sạch, thái quân cờ; sắc kỹ kỷ tử rồi bỏ bã lấy nước, cho thận và thịt dê vào ninh nhừ với gạo thành cháo, nêm gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Bổ thận âm, ích thận khí, tráng nguyên dương, dùng để trị các chứng lưng đau, gối mỏi, tai ù, di niệu do thận hư, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.
Bài 2: Dương nội thận 1 quả, nhục thung dung 30g.
Dương thận rửa sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng; nhục thung dung tẩm rượu một đêm rồi thái lát, đem hầm cùng với dương thận, khi chín chế thêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: bổ thận tráng dương, nhuận tràng thông tiện, dùng làm đồ ăn cho những người bị liệt dương, yếu sinh lý, táo bón do mệnh môn hoả suy.
Bài 3: Dương ngoại thận 1 đôi, nước hầm xương lợn 1 bát, tuỷ lợn một đoạn, gia vị vừa đủ.
Dương ngoại thận rửa sạch, thái miếng; đun nước hầm xương lợn cùng với gia vị và tuỷ lợn trong 15 phút, sau đó cho dương ngoại thận vào đun thêm chừng 3 phút là được, múc ra bát, ăn nóng.
Công dụng: Ích tinh, trợ dương, bổ thận, được dùng để chữa các chứng muộn con, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, đau lưng mỏi gối, suy giảm ham muốn tình dục, suy nhược cơ thể...
Bài 4: Dương nội thận 1 đôi, nhục thung dung 25g, thảo quả 5 g, trần bì 5g, mỡ dê 100g, gia vị vừa đủ.
Thận dê làm sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng; mỡ dê thái miếng; sắc kỹ các vị thuốc rồi bỏ bã lấy nước, đem hầm với thận và mỡ dê, khi chín chế thêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: Bổ thận, tráng dương, ôn trung kiện tỳ, nhuận tràng thông tiện, được dùng để chữa các chứng liệt dương, di hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, tay chân lạnh, táo bón do thận dương hư.
Bài 5: Dương ngoại thận 1 đôi, nhung hươu 3 g, rượu trắng 500 ml.
Dương ngoại thận tươi (lấy từ dê núi là tốt nhất), rửa sạch huyết rồi đem ngâm cùng nhung hươu với rượu trắng chừng nửa tháng là được, mỗi ngày uống 1 - 2 lần, mỗi lần từ 10 - 20 ml; kiêng hành, gừng, tỏi và hạt tiêu.
Công dụng: Bổ thận, tráng dương, ích tinh dưỡng huyết, dùng để chữa các chứng liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, tinh dịch lạnh loãng, suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng...
Bài 6: Dương nội thận 1 quả, bạch tật lê sao qua 120g, long nhãn 120g, dâm dương hoắc 120g, toả dương 120g, ý dĩ 120g.
Tất cả đem ngâm với rượu trắng chừng nửa tháng, mỗi ngày uống 20ml.
Công dụng: Ôn thận, tráng dương, ích tinh bổ tuỷ, khu phong trừ thấp, dùng để trị các chứng liệt dương, di mộng tinh, tinh lạnh, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc ở người già do thận hư.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, một trong những chức năng quan trọng của tạng thận là chủ về sinh dục. Dê lại là một trong những loài động vật có khả năng hoạt động sinh dục mạnh mẽ và bền bỉ, bởi vậy, quả thận và tinh hoàn của dê đã được người xưa sử dụng làm thức ăn và làm thuốc để chữa trị các chứng bệnh thuộc hệ sinh dục từ rất sớm. Đây là một trong những ví dụ điển hình của việc áp dụng học thuyết "dĩ tạng bổ tạng", "dĩ tạng liệu tạng" (lấy tạng để bồi bổ và chữa bệnh của tạng) trong y học cổ truyền.
 (Theo mangthai.vn)

Có nên uống nhân trần với cam thảo?


Mùa hè, nhiều người có thói quen uống nước nhân trần với cam thảo và cho rằng như thế là mát gan, có lợi cho sức khỏe. Điều này có đúng không?

 
Có hai loại nhân trần Bắc và Nam. Nhân trần Nam còn gọi là hoắc hương núi, họ hoa mõm chó, khi khô màu nâu sẫm, mùi thơm hắc; khác với nhân trần Bắc họ cúc, màu xám hơi vàng, mùi thơm nhẹ.
Nhân trần thường mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang…và một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế.
Theo y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, cay, tính bình vào các kinh, tỳ, can, đởm, thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, chỉ thống, lợi tiểu, giúp ra mồ hôi. Nhân trần có tác dụng tăng bài tiết mật, chống viêm, nhất là với các bệnh về gan mật.
 
Còn theo dược lý học hiện đại, nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan và phòng chống tích cực tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, điều chỉnh rối loạn lipid máu, cải thiện lưu lượng tuần hoàn nuôi tim và não, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm, ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, thận, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, E.coloi, Lỵ…
Mặc dù có tác dụng như nói trên, nhưng cần phải hiểu rằng nhân trần là một vị thuốc, do vậy việc sử dụng phải tuân theo một số nguyên tắc và không phải uống bao nhiêu cũng được, hoặc ai dùng cũng được.
Theo nguyên lý, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật; và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, điều đó sẽ dẫn tới các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan thì không dùng nhân trần, cam thảo; bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc có sữa nhưng rất ít. Ngoài ra do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều nước, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng thậm chí chết lưu.
Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo quá thường xuyên (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, có thể gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày. Phụ nữ mang thai dùng nhiều cam thảo dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân.
Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít; các trường hợp viêm gan, xơ gan đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp không ổn định càng không nên dùng. Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày thì không nên lạm dụng nhân trần và trong một số trường hợp không nên dùng chung với cam thảo.
Bởi vậy không nên thường xuyên uống nhân trần với cam thảo thay nước. Mùa hè để thanh nhiệt nên uống chè xanh, lá nụ vối hoặc chè vằng là rất tốt.
(Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Bài thuốc đông y chữa ho, suyễn


Con trai tôi 7 tuổi. Cháu bị ho và sổ mũi, tôi đã cho cháu đi khám và uống thuốc rất nhiều nhưng không khỏi bệnh.

Cháu ho và có rất nhiều đờm dãi. Buổi tối sau khi ăn cháu hay bị mửa, trong đó có đờm dãi.
Mùa đông cháu ho vào buổi sáng thức dậy và về đêm. Mũi lúc nào cũng có nước trắng đục. Xin giúp tôi điều trị hiệu quả bệnh cho con tôi, nhất là bài thuốc đông y cổ truyền.
 
(Võ Thị Hương - Quảng Ngãi)


Theo như mô tả của chị, bệnh chứng của con chị theo Đông y thuộc loại suyễn do phong đờm. Điều trị chứng này, Đông y dùng bài Nhị trần thang + tam tử thang, cụ thể như sau: bán hạ (chế) 6g, trần bì 4g, phục linh 6g, cam thảo 2g, tô tử (hạt tía tô) 4g, la bặc tử 4g, bạch giới tử 4g. Đổ vào hai chén nước, sắc còn 1/2 chén uống buổi sáng, bã còn lại vào buổi chiều đổ thêm một chén nước, sắc còn 1/2 chén, uống lúc thuốc còn âm ấm nóng.
Cho cháu uống như vậy khoảng 2-3 ngày sẽ đỡ, nhưng cần uống thêm 6-7 ngày nữa để có kết quả dài lâu. Ngoài ra, vào buổi tối trước khi đi ngủ, chị có thể dùng dầu gió xoa ấm vùng huyệt phế du, khái suyễn điểm và huyệt phong long sẽ giúp cháu bớt ho và hết đờm.
Huyệt phế du: Ở phía sau lưng, giữa khe đốt sống lưng thứ 3, ra ngang 2cm.
Huyệt khái suyễn điểm: Ngửa bàn tay, huyệt ở ngay giữa xương gò ngón tay trỏ. Huyệt này trị ho, suyễn khá tốt.
Huyệt phong long: Mặt ngoài cẳng chân, từ giữa đỉnh mắt cá ngoài đo lên khoảng 15cm. Hoặc lấy từ giữa đỉnh mắt cá chân ngoài với đỉnh cao đầu xương mác (bên ngoài mé dưới đầu gối, sờ thấy cục xương nhô cao), chia đoạn này làm đôi, huyệt ở điểm giữa đường nối này. Huyệt này có tác dụng làm tan đờm rất tốt. Khi nào thấy cháu có nhiều đờm, day ấm huyệt này sẽ bớt đờm ngay.
Vừa uống thuốc, vừa day ba huyệt này sẽ giúp hết suyễn và đờm nhanh.



(Theo Tuổi trẻ)

4 bài thuốc dân gian chữa chứng "trên bảo dưới không nghe"


Bạn đang rơi vào tình trạng “trên bảo dưới không nghe” mà y học gọi đó là bệnh liệt dương?



 
Liệt dương hay rối loạn cương dương hay yếu sinh lý là một rối loạn chức năng tình dục ở nam giới có biểu hiện dương vật không đủ hay không giữ được độ cứng làm mất khả năng đi vào âm đạo khi giao hợp.
 
Nguyên nhân gây nên liệt dương có nhiều, cơ sở bệnh lý theo y học cổ truyền có thể quy nạp chủ yếu: thận hư, thấp nhiệt, khí trệ, huyết ứ…
Quả bầu nậm
 
4 bài thuốc nam dưới đây sẽ giúp bạn dần lấy lại phong độ.
Bài 1:
 
Hẹ 30g, xà sàng tử 16g, câu kỷ tử 15g, thỏ ty tử 10g. Cho vào 400ml nước đun sôi kỹ lấy 250ml thuốc uống trong ngày. Uống liên tục 7-10 ngày. Thuốc có tác dụng cho trường hợp liệt dương do thận dương hư suy.
 
Bài 2:
Hạt hẹ 90g, kê nội kim 45g. Hạt hẹ, kê nội kim sấy khô tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g nước sôi pha 1/3 rượu ngon.
Bài 3: 
 
Ngó sen 30g, bạch truật 15g. Ngó sen thái mỏng, phơi khô, cùng bạch truật cho vào nồi thêm 350ml nước đun nhỏ lửa cho sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Ngày 1 thang, uống liền 15 thang. Có thể thay ngó sen bằng dâm dương hoắc với lượng 20g.
 
Bài 4:
 
Quả bầu nậm 12g, nhị sen 8g, ba kích thiên 15g. Các vị thuốc trên đều phơi hay sấy khô, ba kích thiên bỏ lõi, tất cả cho vào nồi sắc kỹ, chắt lấy 250ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày, ngày 1 thang, cần uống 15 thang.  
(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Không nên lạm dụng nhân trần


Theo lương y Vũ Quốc Trung, có hai loại nhân trần Bắc và Nam.

Hai loại nhân trần
Nhân trần Nam còn gọi là hoắc hương núi, họ hoa mõm chó, khi khô màu nâu sẫm, mùi thơm hắc; khác với nhân trần Bắc họ cúc, màu xám hơi vàng, mùi thơm nhẹ.
Nhân trần thường mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang..., và một số tỉnh ở miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế.
Theo y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, cay, tính bình vào các kinh, tỳ, can, đởm, thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, chỉ thống, lợi tiểu, giúp ra mồ hôi. Nhân trần có tác dụng tăng bài tiết mật, chống viêm, nhất là với các bệnh về gan mật. Còn theo dược lý y học hiện đại, nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan và phòng chống tích cực tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, điều chỉnh rối loạn lipid máu, cải thiện lưu lượng tuần hoàn nuôi tim và não, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm, ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, thận, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, E.coli, lỵ...
Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, ở một số vùng, miền có thói quen thường uống trà nhân trần phối hợp với cam thảo và uống thường xuyên thay cho nước, vì cho rằng như thế sẽ giúp mát gan, giải độc. Mặc dù có tác dụng như nói trên, nhưng cần phải hiểu rằng, nhân trần là một vị thuốc, do vậy việc sử dụng phải tuân theo một số nguyên tắc và không phải uống bao nhiêu cũng được, hoặc ai dùng cũng được.
Theo nguyên lý, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) thì mới cần lợi mật; và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hằng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, điều đó sẽ dẫn tới các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan thì không dùng nhân trần, cam thảo; bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc có sữa nhưng rất ít. Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều nước, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu.
Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo quá thường xuyên (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, có thể gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày. Phụ nữ mang thai dùng nhiều cam thảo dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân.
Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít; các trường hợp viêm gan, xơ gan đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng. Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày, thì không nên lạm dụng nhân trần và trong một số trường hợp không nên dùng chung với cam thảo.
(Theo Thanh niên)

Mướp đắng chữa đau dạ dày


Ngoài chứng đau dạ dày, mướp đắng còn giúp chưa ho, viêm họng, mụn nhọt đau nhức, chốc đầu ở trẻ em...


Mướp đắng (khổ qua) thuộc họ Bầu bí, mọc leo nhờ tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, chia 5 - 7 thùy, mép khía răng, gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở nách lá. Cành hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi, khi chín màu vàng hồng. Hạt dẹp, có màng đỏ bao quanh.
Chữa ho, viêm họng: Nhai hạt mướp đắng, nuốt nước.
Chữa trẻ em chốc đầu: Dùng lá đào nấu nước gội, rồi nhai quả và hạt. Mướp đắng xoa, hoặc giã nát bôi.
Chữa đau dạ dày: Hoa mướp đắng tán nhỏ để uống.
Chữa mụn nhọt đau nhức: Lá mướp đắng một nắm, sắc uống với một chén rượu, hoặc phơi khô tán bột uống mỗi lần 12 gr với rượu. Ngoài giã lá tươi chưng nóng đắp.
(Theo Báo Đất Việt)

Mùa hè nên uống trà kinh giới để giải độc cơ thể


Cây kinh giới có thể dùng để pha thành trà, uống vừa thơm lại có nhiều tác dụng hữu hiệu cho sức sức khỏe.

Cây kinh giới (Origanum majorana) có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải. Đây là một loại thảo dược thơm, tượng trưng cho hạnh phúc của những người La Mã cổ đại. Cây kinh giới được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực nhờ vào mùi hương nhẹ nhàng của nó. Ngoài ra, cây kinh giới cũng được đánh giá cao về những lợi ích y học của nó.
Cây kinh giới có thể dùng để pha thành trà, uống vừa thơm lại có nhiều tác dụng hữu hiệu cho sức khỏe.
Cách thức pha trà kinh giới
- Thêm một muỗng cà phê đầy các loại thảo dược kinh giới vào nước lạnh. Sau đó đun sôi lên. Sau khi sôi, giảm nhiệt và để cho nó hơi sôi trong khoảng 15 phút.
- Lọc chất lỏng này vào một tách và pha thêm một chút mật ong cho có vị ngọt, tránh sử dụng đường nếu bạn không muốn tăng cân quá nhanh.
- Có thể thêm một chút nước chanh sẽ tăng cường hương vị. Lý tưởng nhất, bạn có thể uống ba tách trà kinh giới trong một ngày.
Giá trị dinh dưỡng của trà kinh giới
Các chất dinh dưỡng trong trà kinh giới bao gồm tinh dầu và axit.
- Đó là một nguồn vitamin A, B3, B6, C, D và K, cùng với kẽm, canxi, rosmarinic, oleic, tannin, nicotinic acid ursolic.
- Tinh dầu kinh giới bao gồm terpinen, tecpineol, carvacrol và sistosterine beta.
- Kinh giới có chứa chất flavonoid có tính kháng viêm, có vai trò như là một thuốc an thần nhẹ.
- Kinh giới là một chất khử trùng tự nhiên và có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.
- Kinh giới giàu khoáng chất như kali, mangan, đồng, sắt và phốt pho.
- Một lợi thế nữa là kinh giới có chứa hàm lượng rất thấp các chất béo bão hòa và natri.
Lợi ích của trà kinh giới
- Trà kinh giới giúp giảm các triệu chứng của các vấn đề hô hấp, ho khan, viêm phế quản, cảm lạnh và viêm xoang. Loại trà này rất tuyệt vời cho các bệnh nhân hen suyễn.
- Trà kinh giới thúc đẩy sức khỏe tim mạch, cải thiện lưu lượng máu đến tim, và làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
- Trà kinh giới còn tốt cho tiêu hóa: Nó làm giảm những cơn buồn nôn và đầy hơi, kích thích sự thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa. Tiêu thụ trà kinh giới trong một thời gian dài còn giúp đối phó với chứng rối loạn ăn uống.
- Trà kinh giới giúp giảm đau: Nhờ tính chất chống viêm mà trà kinh giới có thể làm giảm rất nhiều đau nhức như đau răng, đau đầu, viêm khớp, kinh nguyệt bị chuột rút...
- Trà kinh giới loại bỏ độc tố khỏi cơ thể: Trà kinh giới kích thích đổ mồ hôi và giúp loại bỏ độc tố thông qua mồ hôi, và do đó rất tốt cho những người thường xuyên bị cúm.
- Trà kinh giới làm dịu cơ thể và tâm trí: Nó làm dịu thần kinh và làm dịu chứng đau nửa đầu. Điều này cũng hiệu quả trong việc làm giảm chứng mất ngủ.
Tuy nhiên, cũng như bất kì loai thảo dược nào, người ta vẫn cần hết sức thận trọng khi tiêu thụ. Các rủi ro rất có khả năng xảy ra nếu tiêu thụ quá mức hoặc là cơ thể có phản ứng với bất kì chất nào trong trà kinh giới. Đây là lý do tại sao bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của mình trước khi sử dụng hoặc khi có dấu hiệu lạ trong lúc sử dụng. Nếu không có vấn đề gì đặc biệt thì sử dụng các loại thảo dược kinh giới theo đúng tỷ lệ và hướng dẫn có thể có lợi cho bạn rất nhiều.
 
(Theo aFamily)

Phòng, chống đau khớp bằng thảo dược


Theo DS Lê Kim Phụng, bệnh đau khớp thường ở dạng cấp tính, có khi tự khỏi, nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang mãn tính và dẫn đến thoái hóa.



 
Trên thị trường có nhiều loại tân dược chữa bệnh đau khớp giúp giảm đau rất nhanh, tuy nhiên, chúng đều có tác dụng phụ như: gây giòn xương, xốp xương, loãng xương, xuất huyết dạ dày, gây phù (tăng cân rõ rệt và nhanh), tăng huyết áp, không tốt cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú... Một số biện pháp khác như: thủy châm, điện châm... cũng giúp giảm đau nhưng chỉ cho kết quả tạm thời.
Theo DS Lê Kim Phụng, để phòng bệnh đau khớp, việc đầu tiên cần làm là điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Không nên ăn nhiều thịt đỏ (bò, heo, cừu, dê), giảm bớt chất béo, đường, bột, nên ăn nhiều cá có chứa chất béo omega-3, nhiều rau cải và các loại trái cây có màu sậm. Khi dùng thuốc, nên chọn các loại thảo dược và cách dễ nhất là sắc uống hoặc pha chế như trà.
Nhiều loại thảo dược có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt mà không gây tác dụng phụ. Có bốn nhóm chính:
Nhóm cây cỏ chứa tinh dầu có tác dụng giảm đau và thư giãn gân cốt như: lá lốt, thiên niên kiện, khương hoạt, độc hoạt, kinh giới, quế chi, tế tân, bạch chỉ, xuyên khung, ngũ gia bì…
Nhóm cây cỏ chứa saponosid có tác dụng kháng viêm mạnh gồm: cỏ xước, ngưu tất, thổ phục linh, cốt toái bổ, tang ký sinh…
Nhóm cây cỏ chứa flavonoid giúp giảm viêm, chống sưng, tăng cường chất keo trong khớp và còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào như: sài đất, kim ngân; các loại rau củ quả có màu sậm như: anh đào, mận, nho, việt quất, dâu tằm...
Nhóm vitamin A hoặc beta carotene và vitamin C như: đu đủ, dâu tây, cam, chanh, quýt, cà chua, khoai lang, cà rốt, tác dụng kháng viêm và tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời bổ sung canxi mỗi ngày.
Một số bài thuốc từ các loại cây cỏ được bán tại các nhà thuốc, người bệnh đau khớp có thể mua về tự chế biến:
Cà gai leo: dùng rễ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, mỗi ngày 10 - 20g dạng thuốc sắc. Tác dụng chữa phong thấp, đau nhức các đầu gân xương. Nhiều người hay dùng bài thuốc rượu chữa thấp khớp gồm: lá lốt 800g, cà gai leo 300g, cỏ xước 300g, thổ phục linh 300g, quế chi 100g, thiên niên kiện 300g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, ngâm trong 5 lít rượu trắng ngon trong 7 - 10 ngày, uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần 30ml.
Cỏ xước: còn gọi là ngưu tất nam. Cây và rễ cỏ xước có chứa nhiều saponin, tác dụng chống viêm rất tốt, mỗi ngày dùng 10 - 16g dạng nước sắc, chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt, đau lưng. 
Cỏ xước chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt
Lá lốt: dùng lá làm rau ăn và làm thuốc chữa tê thấp, đau lưng, tay chân tê bại, ngày 8 - 12g, sắc riêng hoặc sắc chung với dây đau xương, cốt khí củ, rễ cỏ xước đồng lượng. Có thể nấu nước ngâm tay chân để trị chứng đổ mồ hôi tay chân. 
Lá lốt giúp chữa tê thấp, đau lưng, tay chân tê bại
Thổ phục linh: mỗi ngày dùng 10 - 12g thân rễ phơi khô sắc uống, có tác dụng lợi gân cốt, kiện tỳ, giải độc, tiêu phù. Hoặc phối hợp thành bài thuốc gồm: thổ phục linh 20g, thiên niên kiện, đương quy đều 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt tay chân.
Dây đau xương: dùng thân dây, mỗi ngày dùng 8 - 12g, sắc uống chữa bệnh tê thấp và đau nhức gân cốt, bồi bổ sức khỏe. Có thể giã lá tươi trộn với rượu đắp lên các chỗ sưng đau.
Ké đầu ngựa: dùng quả chín vàng khô. Quả có vị đắng, tính mát, tác dụng tán phong trừ thấp, ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc chữa phong thấp, tay chân co rút, các khớp sưng đau.
Thiên niên kiện: thân rễ, ngày dùng 10 - 12g, sắc chung với các vị khác hoặc ở dạng ngâm rượu, tác dụng bổ gân cốt, chữa tay chân tê mỏi, đau nhức các xương khớp.
Ngũ gia bì: dùng vỏ thân hay vỏ rễ, dạng sắc hoặc ngâm rượu, chữa phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng lực.
Cần chú ý, trong các thuốc giảm đau khớp có người còn dùng đến thịt rắn hổ, cao hổ cốt, rễ ô đầu… nhưng đây là những loại thuốc có độc nên khi dùng phải thật thận trọng và phải có sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
 
(Theo Phụ nữ TPHCM)

Dâu tằm: Trái ngon mùa nắng


Trái dâu tằm (tên khoa học là Morus alba, họ Moraceae) có vị ngọt, tính hàn, không độc.


 
 
Ngoài việc là một thứ trái cây dân dã và ngon miệng, quả dâu tằm còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe vì có chứa nhiều caroten, lượng vitamin C khá cao và axit hữu cơ... giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
 
Quả dâu tằm được Đông y sử dụng làm thuốc trong các trường hợp:

- Trị chứng huyết hư váng đầu, ù tai (thường gặp trong các trường hợp bị bệnh thiếu máu, suy nhược thần kinh, xơ cứng động mạch): Lấy các thảo dược như kê huyết đằng, cỏ mực, nữ trinh tử đồng lượng, tán bột mịn rồi luyện chung với mật và nước ép dâu tằm thành viên, uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 10-12 gr.

Nếu dùng riêng quả dâu tằm thì sắc lấy dịch chiết 20%-30% gọi là cao tang thầm, uống mỗi ngày 5-10 ml. Bài thuốc này còn chữa được chứng miệng khô khát nước, tiểu đường.

- Người cao tuổi hay bị táo bón: Dùng 20gr quả dâu tằm, thêm mè đen, hà thủ ô đỏ, sinh địa cùng lượng, sắc lấy 500 ml nước hòa chút mật ong, chia nhiều lần uống trong ngày.

- Phụ nữ bế kinh: Dùng 15 gr quả dâu tằm, 3 gr hồng hoa, 13 gr kê huyết đằng, một muỗng nhỏ (15 ml) rượu trắng. Cho tất cả vào nồi nấu lấy nước bỏ bã. Ngày một thang, uống trong 5-7 ngày.

- Người hay đổ nhiều mồ hôi, trẻ con mồ hôi trộm: Dùng quả dâu, ngũ vị tử mỗi loại 10 gr, sắc uống mỗi ngày 1 lần.

- Đau nhức khớp: Quả dâu tươi 100 gr, rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm 3-5 ngày vào rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Uống mỗi lần 20-25 ml. Hoặc dùng quả dâu tươi sắc chung với vị tang ký sinh 10 gr, uống mỗi ngày.

- Người thận yếu dẫn đến di tinh, hoạt tinh, không kiểm soát được nên xuất tinh sớm: Dùng mỗi ngày 12-20 gr quả dâu tằm tươi hoặc có thể mua thêm ngũ vị tử đồng lượng, sắc lấy 200 ml nước chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Rụng tóc, tóc bạc sớm: Lấy 100 gr quả dâu tằm  sắc lấy dịch khoảng 100 ml, uống mỗi ngày giúp khí huyết lưu thông; dùng nước ép quả dâu chín đỏ sậm lọc lấy dịch, chà xát vào da đầu mỗi ngày, sau đó gội sạch sẽ giúp tóc bớt rụng và đen óng hơn. Hoặc lấy quả dâu, đậu đen, rau cần các thứ lượng bằng nhau, ninh nhừ ăn nóng.

Ngoài các bài thuốc nói trên, có thể dùng nước ép dâu tằm, cao dâu tằm 15-20 ml mỗi ngày, uống rượu dâu tằm khai vị trước khi ăn hoặc uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon giấc. Dâu tươi dầm nhỏ thêm ít đường, ăn mỗi ngày 50-100 gr hoặc chế xirô dâu tằm để dùng đều rất tốt cho sức khỏe.
 
Không đựng quả dâu trong dụng cụ kim loại

Hiện đang vào mùa dâu chín, giá bán rẻ, các bà nội trợ nên dùng dâu làm xirô hoặc rượu dâu cho gia đình sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, phải lưu ý là dâu có tính mát nên không dùng cho người hay lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày.
Quả dâu có chứa tanin nên tương kỵ với các dụng cụ đựng hoặc nấu có chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm... Tốt nhất là nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.
 
(Theo Người lao động)

Trái cây, thảo dược cho mùa thi


Y học cổ truyền coi long nhãn như một vị thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, dưỡng huyết, an thần, tăng thêm trí nhớ...

 
 
Để có đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp trí nhớ, giảm căng thẳng nhưng không tăng cân trong cao điểm mùa thi, nhiều người vẫn cố tìm mua các thuốc hỗ trợ tăng cường trí nhớ... cho con em mà quên xung quanh chúng ta có rất nhiều trái cây, thảo dược vừa ngon, bổ, rẻ lại sử dụng dễ dàng. Chẳng hạn:
- Quả mơ: Có hàm lượng chất carotenoit rất cao, không chỉ có tác dụng  ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm lượng cholesterol xấu trong máu, chống ung thư mà còn tăng cường thị lực và trí nhớ.
- Quả mận: Nước ép quả mận chứa nhiều chất isatin và hợp chất antioxydant giúp chống ung thư, tăng cường trí nhớ và cũng là thức uống tốt giúp cơ thể luôn tươi nhuận, da dẻ mịn màng. Hàm lượng xơ cao ngăn ngừa táo bón.
- Quả dâu tây: Có các chất dinh dưỡng, yếu tố vi lượng, khoáng chất và vitamin rất cao nên tác dụng rất tốt trong việc giúp cơ thể làm chậm quá trình lão hóa, chống ung thư, tăng trí nhớ và sinh lực, cải thiện tuần hoàn não và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Có thể ăn tươi hoặc ở dạng sinh tố dâu và sữa, mỗi ngày 300-500 g sẽ rất tốt cho cơ thể.
- Quả nho: Nhờ chứa rất nhiều polyphenol antioxydant nên nếu chúng ta sử dụng nho thì sẽ rất hiệu quả trong việc giúp tái tạo tế bào thần kinh, tăng trí nhớ, chống trầm cảm, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa.
- Bí đỏ: Được xem là món ăn bổ não, chữa suy nhược thần kinh, được dùng nhiều trong chế độ ăn dành cho trẻ em chậm phát triển trí não. Nhiều caroten trong bí đỏ còn giúp tăng cường khả năng chống ôxy hóa tế bào, ngừa ung thư và điều hòa hệ miễn dịch, giúp sáng mắt, tăng trưởng xương và bảo vệ tế bào da.    
- Dược thảo có tác dụng bồi bổ trí nhớ: Dễ tìm nhất là hà thủ ô đỏ. Đây là dược thảo có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm anthraglycosides giúp bổ máu, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ yên. Đặc biệt chất lecithine trong hà thủ ô đỏ giúp tăng trí nhớ và bổ thần kinh. Mỗi ngày 10-20 g, dùng ở dạng nước sắc hoặc bột sẽ giúp cải thiện tuần hoàn não và tăng cường trí nhớ.
Long nhãn cũng là thứ rất bổ cho trí nhớ, có thể dùng ở dạng quả tươi hay dùng chung các thức uống khác trong chè sâm bổ lượng hoặc dùng chung với hạt sen... đều có tác dụng an thần, định chí, bồi bổ khí huyết.
Do đó, y học cổ truyền coi long nhãn như một vị thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, dưỡng huyết, an thần, tăng thêm trí nhớ, chữa suy nhược thần kinh, mệt mỏi, kém ngủ hay quên, hoảng hốt. Tuy nhiên, vì hàm lượng đường trong nhãn khá cao nên dùng nhiều sẽ gây nội nhiệt trong cơ thể từ đó sẽ phát sinh mụn nhọt, ghẻ lở.
 
(Theo Người lao động)

Khỏe Và Đẹp

Thân Hình Khỏe Và Đẹp Thì Ai Cũng Luôn Luôn Mong Muốn Với Nội Dung Chỉ Mang Tính Gỉai Trí .





 


 

 

 

 

 

meli 

meli 

hap dan 



Cao Lâm Viên sexy shock

































































23:39