Kinh hoàng tẩm chất cấm vào thịt


Coca cola: Những điều khủng khiếp nhất có thể bạn chưa biết



Uống nước ngọt thường xuyên gây ra nhiều tổn hại đến sức khỏe. Sự thật kinh hoàng về mức độ tàn phá của nước ngọt với sức khỏe sau đây sẽ giúp bạn có thêm động lực để từ bỏ những chai nước ngọt.

Nước ngọt có gas là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều, thường xuyên và trong một thời gian dài thì nước ngọt có gas có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển và sức khỏe.

Xin được dẫn ra 1 vài dẫn chứng dưới đây để nói về "tác dụng" đáng sợ của nước ngọt có gas - Nó không chỉ còn là đồ uống giải khát mà còn như một liều thuốc độc hại khi ngày ngày chúng ta cứ tích tụ, dung nạp nó vào cơ thể.


Bạn đã bao giờ thử cho một miếng bít tết vào trong 1 bát nước coca cola chưa? Nếu chưa thì hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên vì nó sẽ biến mất sau 2 ngày, mà không phải do chuột hay bất cứ con động vật nào ăn vụng.

Nếu nhà bạn hết nước tẩy rửa toa lét, bạn thử đổ1 lon Coca Cola vào và ngâm trong 1 tiếng,sau đó xả nước. Bạn sẽ thực sự ngạc nhiên khi bồn cầu đã trắng sáng như mới. Nguyên nhân là do Axit citric trong Coca Cola đã tẩy rửa mọi vết bẩn ở bồn cầu làm bằng sứ.

Một ví dụ khác, nếu bạn muốn loại bỏ mỡ khỏi quần áo, hãy đổ một lon Coca vào 1 chỗ quần áo dính mỡ, và cho xà phòng vào, nhấn nút chạy cho máy giặt như bình thường. Nó sẽ giúp loại bỏ vết mỡ bẩn. 

Nhiều bang ở nước Mỹ công an tuần tra trên đường cao tốc luôn có 2 gallon tức là khoảng gần 8 lít Coca Cola trong xe tải để tẩy rửa máu trên đường cao tốc sau một vụ tai nạn xe hơi.

Đáng sợ hơn nếu ta để một cục xương vào bát đựng Coca Cala thì cục xương sẽ tan rã trong hai ngày.

Vậy với những tác dụng đáng sợ như vậy của Coca Cola, hay bất cứ một loại nước ngọt nào nói chung. Bạn đã hử đặt ra câu hỏi, nếu như vào trong cơ thể mình, nước ngọt có ga sẽ "giúp" bạn làm hại cơ thể mình như thế nào hay chưa?

Sự thật kinh hoàng về mức độ tàn phá của nước ngọt với sức khỏe sau đây sẽ giúp bạn có thêm động lực để từ bỏ những chai nước ngọt.

Thông thường, nước ngọt có ga chứa các acid như malic, tartric, citric, phosphoric... cộng với chất đường. Đó là các tác nhân làm hủy hoại men răng, tác động không tốt đến dạ dày. Hiện nay, nhiều loại nước ngọt có gas chứa phosphoric, khi hấp thu nhiều vào cơ thể sẽ làm suy giảm chất vôi trong xương, lâu ngày sẽ gây loãng xương; xương sẽ xốp và dễ gãy... Những người uống quá nhiều nước ngọt (2 lon mỗi ngày) có khả năng cao mắc các bệnh dưới đây:

Gây bệnh ung thư

Trong nước ngọt có ga tiềm ẩn các chất gây ung thư như methylmadizole. Theo các nhà khoa học, đường trong loại đồ uống giải phóng ra insulin loại chất nuôi dưỡng các khối u.

Isabel Drake, một nhà nghiên cứu tại Đại học Lund (Thụy Điển) cũng cho biết, những người uống nhiều nước ngọt có ga sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 40% so với bình thường.

Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention (Mỹ), những phụ nữ mãn kinh “ghiền” thức uống ngọt có nhiều nguy cơ phát triển thể ung thư tử cung, được gọi là ung thư nội mạc tử cung týp 1 phụ thuộc vào estrogen.


http://www.hay88.com/2014/02/coca-cola-nhung-dieu-khung-khiep-nhat-co-the-ban-chua-biet.html
Giảm trí nhớ

Một loại brom dầu thực vật (BVO) được thêm vào hầu hết các loại nước ngọt có ga để ngăn chặn sự bay mất mùi vị của đồ uống. Tuy nhiên, chất bảo quản này lại có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe tâm thần. Chúng tác động xấu đến hoạt động của não, gây ra chứng suy giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh và một số nguy cơ sức khỏe tiềm năng khác.

Nhiều axit gây hại

Những loại axit có trong nước ngọt gây hại cho sức khỏe và sắc đẹp của bạn. Những loại axit này khiến làn da của chúng ta mất đi vẻ sáng mịn, ợ nóng và tăng nguy cơ đối mặt với bệnh loãng xương. Uống nước ngọt khi đói sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa axit và kiềm của hệ tiêu hóa.

Làm béo phì

Một trong những sự thật gây sốc của nước ngọt chính là gây nên tình trạng béo phì. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch đã phát hiện ra, uống nước ngọt hàng ngày sẽ làm gia tăng các loại chất béo khác nhau trong cơ thể. Thậm chí, nước ngọt còn làm tăng cholesterol. Không chỉ nước ngọt thường mà cả nước ngọt ăn kiêng cũng có thể làm tăng “chu vi” vòng eo và tăng cân. Chất tạo vị ngọt trong nước ngọt ăn kiêng làm tăng nồng độ đường trong máu, từ đó dẫn đến tăng cân.

Tăng nguy cơ sỏi thận

Trong nước ngọt có chứa chất phốt phát, một loại chất đã được xác định là góp phần gây nên sỏi thận. Tạp chí Dịch tễ học của Mỹ cũng đã công bố một nghiên cứu, trong đó cho biết, uống hai lon hoặc nhiều hơn nước ngọt mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận.

“Trong nước ngọt đóng lon, các nhà sản xuất dùng đường fructose - hay còn gọi là đường trái cây để tạo vị ngọt. Tuy nhiên, fructose làm gia tăng sự nhạy cảm của thận với angiotensin II, một protein điều chỉnh sự cân bằng muối”. Điều này có nghĩa là muối được tái hấp thu vào thận, dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì, suy thận, cao huyết áp

Với những tác hại của nước ngọt như vậy, bạn sẽ chọn một ly nước lọc hay vẫn chọn ly nước lọc?
Với những tác hại của nước ngọt như vậy, bạn sẽ chọn một ly nước lọc hay vẫn chọn ly nước lọc?

Làm hỏng hệ tiêu hóa

Uống nước ngọt mỗi ngày cũng sẽ làm hỏng hệ tiêu hóa của bạn. Trong nước ngọt có nhiều chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản làm tổn thương bề mặt của ruột và dạ dày. Tiêu thụ hàng ngày loại đồ uống có tính axit này cũng có thể tạo ra môi trường axit kéo dài và dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.

Gây bệnh tiểu đường

Nước ngọt khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch cũng tìm ra những dấu hiệu cho thấy, nước ngọt khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Nếu uống soda mỗi ngày liên tục trong 6 tháng sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa xung quanh gan và cơ xương. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ kháng insulin trong cơ thể và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn bình thường.

Ung thư tử cung

Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention (Mỹ), những phụ nữ mãn kinh “ghiền” thức uống ngọt có nhiều nguy cơ phát triển thể ung thư tử cung, được gọi là ung thư nội mạc tử cung týp 1 phụ thuộc vào estrogen.

Theo giải thích của các nhà nghiên cứu, béo phì là một yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư và khi phụ nữ tiêu thụ nhiều thức uống ngọt sẽ góp phần gây béo phì, dẫn đến làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư.

(phunutoday) 

Bạn hãy dành ít phút để xem cho bạn, cho gia đình, người thân của bạn


Những hình ảnh khiến cư dân mạng phát sốt



Những bức ảnh hài hước ‘khó đỡ’  này giúp các bạn có những phút giây thư giãn vui vẻ và cười thật nhiều.

Những hình ảnh khiến cư dân mạng phát sốt


Vụ Clip thầy giáo đánh học trò: Học sinh khóc lóc giữ thầy ở lại


Theo nguồn tin từ trường THPT Nguyễn Huệ (Bình Định), do không chịu được sức ép dư luận trong mấy ngày qua nên thầy Trần Anh Tuấn đã xin phép về quê nghỉ ngơi. 

Thông tin thầy giáo Trần Anh Tuấn (giáo viên đánh học sinh trên bục giảng) về quê ở huyện Tuy Phước đã khiến nhiều học sinh của trường bất ngờ.

Nhất là khi trong ngày hôm qua (22/2) Hội đồng kỷ luật Trường THPT Nguyễn Huệ (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã tổ chức cuộc họp kỷ luật đối với các cá nhân liên quan xoay quanh vụ việc thầy giáo và học trò.
Hình thức kỷ luật với các cá nhân liên quan như thế nào thì chưa rõ, nhưng quyết định về quê của thầy giáo trẻ Trần Anh Tuấn khiến nhiều người hoài nghi về một bản kỷ luật “cho thôi việc”?

Nói với báo chí ngay sau cuộc họp ngày hôm qua, bà Quách Nguyễn Huyền Trân, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Huệ cho biết, do tính chất vụ việc nhạy cảm nên hình thức kỷ luật được giấu kín và sẽ gửi báo cáo về Sở GD&ĐT rồi mới thông tin tiếp?
Liên quan tới quyết định về quê của thầy Trần Anh Tuấn, tối qua đã xuất hiện một clip dài khoảng 3 phút 18 giây ghi lại cảnh chia tay của thầy giáo trẻ Trần Anh Tuấn với lớp 10A9 (Trường THPT Nguyễn Huệ) chứ không phải lớp 11A1 – nơi xảy ra sự việc.

Suốt thời lượng của clip này, thầy Tuấn bị “bao vây” bởi rất nhiều học sinh trong lớp với mong muốn thầy ở lại tiếp tục giảng dạy, có những ý kiến nói với thầy rằng: “Mọi chuyện đã tốt đẹp rồi, thầy ở lại đi, ở lại đi thầy…”.

Trong clip, các học sinh lớp 10A9 đều rất lưu luyến thầy giáo Trần Anh Tuấn, thậm chí đã có những lúc thầy Tuấn cố gắng xách cặp ra khỏi cửa nhưng vẫn bị các em học sinh này chạy ra chặn lại, có em còn kéo tay thầy ờ lại không cho về. Biết là sẽ không giữ được thầy ở lại, nhiều học sinh đã khóc và nói “chúng em cảm ơn thầy”.

Hình ảnh trong clip có vẻ đó là buổi dạy cuối cùng của thầy Tuấn học cũng có thể là lúc lên lớp để chia tay các em học sinh trước khi về quê. Biết không thể đi khỏi lớp, thầy Tuấn bèn cho các em vào lớp và dặn dò, quang cảnh trong lớp buồn và không ai nói với ai câu nào, thậm chí một số học sinh nam còn gục mặt xuống bàn khóc.

Liên quan tới sự việc này, ngay lập tức Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã cố gắng liên hệ với bà Trân – hiệu trưởng nhà trường nhưng đều chưa kết nối được.

Được biết, chiều ngày 21/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Mai Thanh Thắng đã làm việc với Sở GD&ĐT về vụ việc trên tại Trường THPT Nguyễn Huệ. Cuộc họp có sự tham dự của Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ Quách Nguyễn Huyền Trân.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng đề nghị Sở GD&ĐT xử lý nhanh, nghiêm khắc, song đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định đối với những cá nhân liên quan. Giao cho Sở Nội vụ hướng dẫn thực hiện quy trình xem xét kỷ luật đối với giáo viên Trần Anh Tuấn.

Riêng với học sinh, ông Thắng cho biết cần đảm bảo nguyên tắc thỏa đáng, khách quan, công bằng và phải mang tính giáo dục. Tuyệt đối không được xử theo kiểu "khép lại con đường học vấn của các em".

Cà tím đa công dụng


Không chỉ là thực phẩm có hương vị thơm ngon, cà tím còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và có tác dụng chữa bệnh rất tốt.





1. Phòng ngừa ung thư
Cà tím có tác dụng đặc biệt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư đại tràng vì cà tím chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Chất xơ trong cà tím khi di chuyển qua đường tiêu hóa, có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất có thể gây ra bệnh ung thư ruột kết. 
Bên cạnh đó, cà tím có khả năng phòng ngừa những căn bệnh ung thư khác vì nó còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa, có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bạn nên ăn cà tím nguyên cả vỏ vì các nghiên cứu cho thấy, lớp vỏ cà tím chứa nhiều chất xơ hơn cả ruột.
2. Giúp không tăng cân
Cà tím không làm bạn tăng cân vì chứa rất ít calo và cung cấp rất ít năng lượng. Ngoài ra, chất xơ chứa trong cà tím chậm tiêu hóa và mất nhiều thời gian để di chuyển từ dạ dày đến đường tiêu hóa. 
Vì vậy, cà tím giữ cho người ăn kiêng cảm thấy no lâu và không có nhu cầu ăn vặt giữa các bữa ăn. Hãy khai vị bằng món cà tím, những người ăn kiêng sẽ có cảm giác no bụng và nạp ít calo cho cơ thể hơn. Một điều đáng lưu ý là bạn không nên chế biến món cà tím với nhiều dầu ăn và sốt mayonnaise.
3. Tốt cho làn da và tóc
Cà tím chứa rất nhiều nước nên rất tốt cho việc duy trì làn da đẹp và mái tóc khỏe mạnh. Những ai bị mất nước thường dễ có mái tóc mỏng, khô và bị chẻ ngọn trong khi làn da thì bị khô ráp, nhăn nheo. Do đó, bổ sung đủ nước thông qua ăn uống không chỉ giúp cải thiện mái tóc và làn da, mà còn tốt cho hoạt động chung của cơ thể. Tốt nhất là bạn nên ăn cà tím sống vì các nghiên cứu cho thấy, khi nấu chín cà tím sẽ bị mất đi một lượng nước.
Ảnh: flickr.com
4. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Cà tím còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch vì tiêu thụ thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp hạ thấp lượng cholesterol xấu trong máu. Hơn nữa, cà tím chứa nhiều nước và chất xơ có tác dụng duy trì sự trao đổi chất trong cơ thể ở mức tốt nhất. Từ đó, giúp cho tim của bạn hoạt động nhịp nhàng và khỏe mạnh hơn.
5. Chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng
Cà tím chứa nhiều magiê có tác dụng phòng ngừa và điều trị chứng mất ngủ và sự bồn chồn lo lắng. Đây là phương pháp điều trị bệnh mất ngủ tự nhiên, đơn giản và hiệu quả.
6. Tăng cường sức đề kháng
Trong quả cà tím có chứa dồi dào vitamin và chất sắt sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê, kali và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím còn có tác dụng cải thiện cấu trúc xương, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Ảnh: flickr.com
Bên cạnh những công dụng nói trên, cà tím còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa và đường ruột, có đặc tính kháng khuẩn rất tốt (nhờ vào chất axít chlorogenic - một chất chống ôxy hóa mạnh), kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 (nhờ lượng chất xơ dồi dào trong quả cà tím)…Với những lợi ích tuyệt vời mà cà tím mang lại cho sức khỏe, bạn nên bổ sung cà tím vào chế độ ăn hàng ngày để thu lại nhiều lợi ích thiết thực cho cơ thể. 

Theo Phụ Nữ Online

Muốn ngừa ung thư dạ dày đừng quên cà tím

Các chuyên gia Nhật Bản đã phát hiện thấy trong cà tím có chứa nhiều thành phần hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày.


Cà tím là loại thức ăn được sử dụng từ lâu đời và được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta. Có nhiều loại cà khác nhau như cà pháo, cà nghệ, cà tứ thời, cà xoan, cà bát, cà dái dê, cà dừa, cà sung, cà gai ... Trên thế giới cũng trồng nhiều loại cà khác nhau ấy như là ở Lào, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện, Trung Quốc, Nhật Bản, kể cả các nước phương tây cũng trồng cà.
Cà là loại cây trồng hoặc mọc hoang ở những vùng đất ẩm, mỗi loại cà cũng có hình dáng, màu và kích cỡ khác nhau. Chẳng hạn cà pháo quả tròn bé màu trắng hay vàng, rất nhiều quả và có khi cho thu hoạch quanh năm. Cà nghệ có cùi mỏng màu xanh hoặc trắng ăn giòn không kém cà pháo.
Còn cà tứ thời quả bé, tròn có màu sắc thay đổi, cho quả quanh năm. Cà xoan quả hình quả xoan, màu xanh. Loại cà bát quả to như cái bát có màu trắng hay màu xanh. Cà dái dê trông dài giống như hình dái con dê, có màu tím hoặc xanh hay trắng...
Đông y gọi chung các loại cà là Giã tử, Ái qua, Nuy qua, tên khoa học là Solanum milogena L thuộc họ cà (Solanaceae). Theo đông y thì cà có vị ngọt tính hàn (có tài liệu ghi là cực hàn và có độc).
Sách "Trung dược học bản thảo" cho biết cà có tác dụng hoạt lợi (nhuận trường), lợi tiểu, trị thũng, thấp độc, trừ hòn cục trong bụng (Chưng hà), chứng lao truyền, ôn bệnh trong bốn mùa (Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Tán huyết tiêu viêm, chỉ thống...
Cà tím ngăn ngừa ung thư dạ dày
Còn trong "Thực liệu bản thảo" có nói cà có tác dụng chữa ngũ tạng lao tổn. Trong sách "Thực kinh" viết: Cà có tác dụng làm đầy da thịt, ích khí lực, chữa cước khí... cùng nhiều chứng bệnh.
Y học hiện đại cũng xác nhận rằng cà cũng giàu dinh dưỡng.Riêng với giống cà tím (cà dái dê) ở phương tây người ta cũng đã nghiên cứu nhiều và được xếp vào nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng vitamin PP cao nhất.
Có tài liệu nói vitamin PP chứa trong cà tím là 72g. Đặc biệt hơn ở cà còn chứa chất Nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa.
Ngay ở cả Nhật Bản các chuyên gia cũng đã phát hiện thấy trong cà tím có chứa nhiều thành phần hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Vì vậy có ý kiến đã khuyên nên sử dụng nước ép cà tím khi người bệnh đang dùng xạ trị và cả ngay sau khi phẫu thuật ung thư...
Như vậy thật sự cà còn là một vị thuốc hay được sử dụng chữa trị nhiều bệnh từ lâu đời ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cà để cùng tham khảo và có thể áp dụng khi cần.
* Chữa phụ nữ huyết hư, da vàng: Lấy quả cà pháo già bổ ra phơi khô trong bóng râm cho đến khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng. Cần uống liền dài ngày.
* Chữa đại, tiểu tiện, đường tiêu hóa ra máu: Lấy quả cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g hòa với dấm pha loãng để uống.
 Lấy cà tím 500g đem thái dọc, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ nghiền* Chữa đàm nhiệt, viêm phế quản cấp, táo bón: nhuyễn. Sau trộn với nước tương, dầu, muối, đường chưng cách thủy. Ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn 1 lần, cần ăn 5 - 7 ngày liền.
* Chữa ho lâu năm không khỏi: Cà pháo tươi 30 - 60g, nấu chín cho mật ong vào vừa đủ rồi nấu lại là được. Ngày ăn 2 lần (theo "Ẩm thực phương đông trị bệnh" của Hồng Minh Viễn năm 1998 của Trung Quốc).
* Chữa hoàng đản (chứng viêm gan vàng da): Lấy cà tím thái miếng, trộn lẫn gạo nấu thành cơm ăn trong 5 ngày đến 1 tuần.
* Chữa chứng đau bụng ở nữ (theo tạp chí "Tropical doctor" tháng 4 năm 1982): Lấy quả cà khô và quả me chín, cả hai thứ có lượng bằng nhau. Cho vào 1.000ml nước (1 lít) rồi đun sau 30 phút lọc lấy nước chia ra vài lần uống nóng.
Ngoài ra ở Nigeria người dâncòn có kinh nghiệm sử dụng quả cà tím (cà dái dê) để chữa trị chứng phong thấp. Cà tím còn được sử dụng làm thuốc đánh trắng răng, chữa hôi miệng. Ở Nam Hàn người ta còn sử dụng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày...

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Da đẹp nhờ hoa đào


Thường sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào tươi hay phơi âm can (phơi khô trong bóng râm) và bảo quản để làm thuốc dùng dần.



Theo y học cổ truyền, hoa đào tính bình, vị đắng, có tác dụng thông tiểu tiện, hoạt huyết và nhuận tràng, là vị thuốc dưỡng nhan rất tốt. Dưới  đây là một số phương cách dùng hoa đào làm thuốc dưỡng da.
Trị vết nám đen trên da mặt, giúp da tươi sáng
Bài 1: Hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần, bạch quả tử nhân 5 phần. Tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn.
Da đẹp nhờ hoa đào
Hoa đào phối hợp với nhân hạt bí đao làm thuốc dưỡng da rất tốt
Bài 2: Hoa đào tươi 50g, nhân hạt bí đao 50g, hai thứ nghiền nhỏ trộn với mật ong rồi bôi mỗi ngày một lần lên da mặt, để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Bài 3: Hoa đào tươi 250g, bạch chỉ 30g, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 1 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.
Bài 4: Hoa đào 10g, hoa sen 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Dưỡng da trắng trẻo, mịn màng
Bài 1: Hoa đào 200g, nhân hạt bí đao 250g, bạch dương bì 100g. Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn.
Bài 2: Hoa đào tươi 120g ngâm với 500 ml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 10ml.
Bài 3: Hoa đào 4 lạng ta, nhân hạt bí đao 5 lạng ta, vỏ quýt 2 lạng ta, tất cả đều phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân với nước ấm sau bữa ăn. Muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, nếu muốn da đỏ hồng thì thêm hoa đào. Uống 50 ngày thì mặt trắng, uống thêm 50 ngày nữa thì da dẻ toàn thân cũng trở nên trắng trẻo. (Theo Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu).
Hoạt huyết, nhuận da
Bài 1: Hoa đào khô 150g đem ngâm với 1.500ml rượu trắng, bịt kín miệng, sau 15 ngày có thể dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml, đồng thời lấy một chút rượu thoa đều lên da mặt. Công dụng: Hoạt huyết, nhuận da và làm đẹp; dùng trong trường hợp da dẻ nhiều nếp nhăn và kém tươi sáng.
Bài 2: Hoa đào, bạch dương bì, mỗi thứ 30g; nhân hạt bí đao 40g. Tất cả sấy khô, tán mịn, uống mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 3g. Công dụng: Làm nhuận và sáng da, phòng chống vết nhăn trên da mặt.

Theo BS Nguyễn Thị Nga - Sức khỏe & Đời sống

Thuốc quý từ nhót


Theo YHCT, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá có vị chát có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt.



Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Ngoài quả, lá, nhân hạt, rễ của cây nhót cũng có tác dụng chữa bệnh.
Tất cả các bộ phận của cây nhót đều dùng làm thuốcTất cả các bộ phận của cây nhót đều dùng làm thuốc
Theo YHCT, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá có vị chát có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt. Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán. Rễ có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng hằng ngày: quả 8 - 12g (5 - 7 quả khô), lá tươi 20 - 30g, lá và rễ (khô) 12 - 16g. 
Dùng ngoài dưới dạng nước tắm, rửa mụn nhọt, không kể liều lượng. Theo các thực nghiệm về sinh học, lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm; đặc biệt đối với các chủng trực khuẩn lỵ: Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei. Trên động vật thí nghiệm, lá nhót có tác dụng chống viêm cấp và mạn tính; tác dụng tăng cường sức co bóp của tử cung.
Quả nhót chín vị ngọt chua, mùi thơm
Quả nhót chín vị ngọt chua, mùi thơm
Các dược liệu từ nhót thường được dùng trị một số chứng bệnh sau đây:
Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính: 20 - 30g lá nhót tươi hoặc 6 - 12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước các bữa ăn 1,5 giờ. Có thể uống liền 1 - 2 tuần đến khi hết các triệu chứng. Hoặc dùng dưới dạng bột khô lá nhót, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 12g, uống với nước cơm; hoặc phối hợp đồng lượng với bột của vỏ cây đỗ trọng nam. Lưu ý: khi uống cần kiêng các thức ăn tanh, lạnh: cá cua, ốc, ếch...
Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn: lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 - 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị ho, hen, khó thở: có thể dùng quả nhót 6 - 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam: rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ. Trong khi uống thuốc, cần kiêng các thứ cay nóng: rượu, bia, ớt...
Kiêng kỵ: Lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ có thai.
Khi sử dụng nhót, cần tránh nhầm lẫn với vị thuốc nhót tây, còn gọi nhót Nhật Bản, hay tỳ bà diệp. Nhót tây mọc hoang và được trồng ở nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội... Nhót tây cao tới 6 - 8m. Lá mọc so le, hình mác, có răng cưa, dài 12 - 30cm, rộng 3 - 8cm, phía mặt dưới của lá có rất nhiều lông màu xám hay vàng nhạt. Đây là đặc điểm nổi bật để phân biệt với nhót. Lá nhót tây cũng được sử dụng để trị ho, hen.

Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh - Sức khỏe & Đời sống

Đùi vịt hấp tỏi giúp tăng cường sinh lý?


Nam giới bị yếu sinh lý uống thuốc bổ thận tráng dương, ăn đùi vịt hấp tỏi có tăng cường sinh lý không ạ?


Thưa BS, Nam giới bị yếu sinh lý uống thuốc bổ thận tráng dương, ăn đùi vịt hấp tỏi có tăng cường sinh lý không ạ? Vợ chồng tôi đang muốn có em bé. Xin AloBacsi hướng dẫn. Cảm ơn rất nhiều. (Hoàng - Thanh Hóa)
Ảnh minh họa - nguồn internet 
Ảnh minh họa - nguồn internet
Chào bạn Hoàng,
Bạn không cho AloBacsi biết bạn bao nhiêu tuổi? Bạn yếu sinh lý nhưng rơi vào trường hợp nào sau đây: rối loạn cương dương, giảm số lượng hay chất lượng tinh trùng,...? Tùy theo mỗi trường hợp sẽ có cách điều trị khác nhau, bạn à.
Về mặt dinh dưỡng, không những ăn đùi vịt hấp tỏi mà bạn cần ăn uống đầy đủ chất, mỗi thứ một ít: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản, rau xanh, trái cây,... Ăn hàu cũng tốt vì trong con hàu có rất nhiều kẽm tốt cho “tân binh” của quý ông.
Việc điều trị, bạn có thể trị theo Tây y hoặc Đông y đều được. Về thuốc Đông y, những thuốc tráng dương bổ thận có tác dụng tốt đối với quý ông, tuy nhiên, bạn phải chọn cơ sở khám chữa bệnh có uy tín để được BS bắt mạch và kê toa thuốc phù hợp với cơ thể bạn nhé.
Chúc 2 bạn sớm có em bé! 
BS Võ Thanh Sơn

Củ Bách bộ chữa ho


Theo Đông y, bách bộ có vị ngọt, đắng, không độc, có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, sát trùng. Thường dùng trị ho, giun đũa, giun kim...



Bách bộ còn có tên dây ba mươi, sam síp lạc (Tày), bẳn sam síp (Thái), pê chầu chàng (Mông), hơ linh (K`ho), dây đẹt ác, mùi sấy dòi (Dao), có tên khoa học là Stemona Tuberosa lour là loại dây leo thân cỏ, sống nhiều năm, có thể dài tới 5 - 6m.
Rễ củ, nhiều nạc. Lá mọc đối hay so le, phiến lá hình tim, gân chính hình cung, nhiều gân ngang nhỏ. Hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng lục, mặt trong đỏ tía, có mùi hôi. Quả nang, nhiều hạt.
Dây bách bộ thường mọc hoang ở miền núi, bộ phận làm thuốc là rễ củ. Thu hoạch tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ hai đầu, đem đồ vừa chín hay nhúng nước sôi. Loại nhỏ để nguyên, loại lớn bổ dọc đôi, phơi nắng hay sấy đến khô.
Theo Đông y, bách bộ có vị ngọt, đắng, không độc, có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, sát trùng. Thường dùng trị ho, giun đũa, giun kim... Dùng ngoài sắc lấy nước rửa hoặc nấu cao bôi chữa lở ghẻ. Còn có tác dụng diệt côn trùng, bọ gậy, chấy rận.
Sau đây là bài thuốc có bách bộ:
- Chữa ho do cảm mạo, ngứa họng, đờm ít: Bách bộ 16g, kinh giới 12g, bạch tiền 12g, cát cánh 12g. Sắc uống ngày một thang. Uống trong 5 ngày
- Chữa ho tự nhiên không dứt: Bách bộ tươi hơ trên lửa nướng cho khô, mỗi lần lấy nước một ít ngậm nuốt nước.
- Chữa ho gà: Bách bộ 12g, bạch tiền 12g, cam thảo 4g, sắc uống với đường, mỗi ngày chia làm 3 lần uống liên tục 3 - 4 ngày.
- Chữa trẻ em ho do nhiễm lạnh: 30g bách bộ (sao), 30g ma hoàng bỏ đốt, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, sao, nghiền nhỏ sắc kỹ lấy nước hòa với bách bộ và ma hoàng hoàn thành viên như hạt bồ kết. Mỗi lần uống 2 - 3 viên với nước ấm.
- Tẩy giun: Dùng bách bộ sắc uống 10g mỗi ngày vào lúc sáng sớm, khi đói, uống trong 5 ngày có tác dụng tẩy giun; Bách bộ tươi 40g (bằng 20g bách bộ khô), nước 200ml, sắc đun sôi trong nửa giờ, cô lại còn khoảng 30ml. Dùng nước thuốc thụt giữ 20 phút. Điều trị như vậy trong thời gian 10-12 ngày là khỏi bệnh giun kim.
Chú ý: Người có tì vị hư nhược không nên dùng.

Theo DS Mỹ Nữ - Nông nghiệp Việt Nam