Đông Y - Bài Thuốc Quanh Bạn


Thìa là làm thuốc

Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, lá, quả và hạt thìa là còn được dùng để làm hương liệu chế biến thức ăn và làm thuốc.



Thìa là hay thì là có tên khoa học Anethum graveolens. Là một loại rau gia vị quen thuộc có từ lâu đời và không thể thiếu trong nhiều món.

Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, lá, quả và hạt thìa là còn được dùng để làm hương liệu chế biến thức ăn và làm thuốc. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy thìa là có thể phòng trừ tiêu chảy và hạn chế ngộ độc thực phẩm, nên ăn nhiều thìa là trong bữa ăn hoặc sau bữa liên hoan uống ly trà hãm hạt thìa là sẽ rất tốt cho tiêu hóa và tránh đầy bụng, tránh tiêu chảy.

Hạt được dùng để lấy dịch chiết điều chế thuốc chữa đầy bụng ở trẻ sơ sinh hoặc ngậm chữa đau răng. Ngoài ra còn có tác dụng chữa xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mạch não dẫn tới nhức đầu, dùng liều như dưới dạng thuốc hãm: 1 - 2 thìa cà phê hạt thìa là trong một lít nước sôi hoặc 50 - 100ml dịch chiết chia uống trong ngày, nhưng chỉ uống 2 lần, liên tục trong nhiều ngày. Khi có triệu chứng khó ngủ hoặc bị kích thích nhiều quá, cũng có thể uống trà thìa là trước khi ngủ.

Đông y cho rằng, lá thìa là có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận.
Thìa là không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc tốt
Dưới đây là một số phương thuốc tiêu biểu chữa bệnh từ thìa là:

Chữa rối loạn tiêu hóa: Ăn lá thìa là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1 - 2 muỗng nước sắc lá thìa là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thìa là trích từ sự chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.

Chữa tiêu chảy và kiết lỵ: Chất dầu trong hạt thìa là rất hữu hiệu để chữa chứng no hơi, đầy bụng. Lấy hạt thìa là chiên trong một lượng tối thiểu bơ cùng với đồng lượng hạt của cây cỏ cari (fenugreek), hỗn hợp này được xem như một loại thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng cấp tính. Để đạt hiệu quả tối đa có thể nướng hạt cho vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, dùng 2 - 3 lần trong ngày.

Giúp hơi thở thơm tho: Hạt thìa là có đặc tính làm phân hóa hơi trong dạ dày, nhai 5 - 7 hạt thìa là mỗi ngày sẽ giúp hơi thở thơm tho.

Chứng mất ngủ: Ăn canh rau thìa là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống thay nước trước giờ ngủ, đêm sẽ ngủ ngon giấc.

Chữa bệnh đường hô hấp: Khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi, dùng khoảng 60g hạt thìa là chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.

Chữa mụn nhọt sưng tấy: Giã nát lá thìa là tươi thành khối nhão rồi đắp lên mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. Lá thìa là đun trong dầu vừng được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp.

Chữa rối loạn kinh nguyệt: Thìa là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh hoặc do có thai, dùng 60g dịch chiết lá thìa là trộn chung với 1 muỗng nước ép rau mùi tây, chia 3 lần uống trong ngày.           

AloBacsi.vn
Theo BS Hoàng Xuân Đại - Sức khỏe & Đời sống

************************************************************

Đông y chữa ho như thế nào?

Theo y học cổ truyền, ho là phế đã bị tổn thương và không thanh túc, đờm là do tỳ thấp sinh ra. Nguyên nhân gây ra ho có thể là ngoại cảm hoặc nội thương.



Ho ngoại cảm:  Trong lục dâm thì phong và hàn tà là nguyên nhân chủ yếu gây ho. Lông, da hợp với phổi, nên khi phong, hàn tà xâm phạm lông da thì sẽ ảnh hưởng tới phổi, ăn uống đồ lạnh vào dạ dày (vị), hơi lạnh đổ đi theo kinh mạch lên phổi làm cho phổi lạnh, phổi lạnh thì quan hệ ra ngoài, tà khí nhân đó xâm phạm vào phế sinh chứng “phế khái” (ho và có đờm). 
Còn như các thứ khác: thử, thấp táo, hỏa thường liên kết với phong hàn mà gây ho. Ho ngoại cảm lâu ngày không khỏi có thể chuyển thành ho nội thương.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ho nội thương: Phế giữ chức năng hô hấp, bên ngoài hợp với lông da, bên trong che chở cho các tạng. Khi các tạng bị rối loạn làm ảnh hưởng đến phế và gây ho.
- Tỳ hư gây ho, tỳ vận hóa kém, thủy cốc đọng lại thành đờm, đờm chứa ở phế, làm tắc phế gây ho.
- Can hỏa phạm phế gây ho là do can uất kết hóa hỏa, hỏa đốt phế gây ho.
- Phế hư gây ho là do khí phế nghịch lên gây ho, thường ít đờm, đoản khí.
- Thận hư gây ho là do thận có công năng nạp khí, nếu thận hư không nạp được khí, làm khí phế nghịch lên sinh ra ngoài ra thận còn làm thủy (nước) tràn lên phế hóa đàm mà gây ho.
Đông y chữa ho như thế nào?
Đông y căn cứ vào nguyên nhân và thể ho để đưa ra bài thuốc điều trị trên cơ sở biện chứng luận trị.
Ho thể phong hàn với các triệu chứng: Ho nặng tiếng, đờm loãng trắng, ngứa họng, tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, sợ lạnh, không có mồ hôi, khớp xương đau nhức, nhức đầu. Dùng phép sơ tán phong tà.
Bài thuốc: Hạnh nhân 12g, trần bì 6g, bán hạ 10g, tiền hồ 10g, sinh khương 6g, kinh giới 10g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, tử uyển 12g, tô diệp 10g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Ho thể phong nhiệt với các triệu chứng: Ho khó khạc đờm, đờm vàng dính, miệng khô, khó thở, sốt ra mồ hôi, nhức đầu, sợ gió, toàn thân đau mỏi. Dùng phép sơ phong thanh nhiệt, thông phế chỉ khái.
Bài thuốc: Tang diệp (lá dâu) 15g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, hạnh nhân 12g, lá bạc hà 8g, lô căn (rễ cây sậy) 20g, tiền hồ 12g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Ho thể can hỏa phạm phế với các triệu chứng: Ho sắc mặt đỏ, miệng khô, ho đau sang mạn sườn, miệng khô và đắng. Dùng phép bình can thanh phế, thuận khí giáng hỏa.
Bài thuốc: Tang bạch bì (vỏ cây dâu) 15g, tri mẫu 10g, chi tử (hạt dành dành) 10g, cát cánh 12g, thanh bì (vỏ quýt xanh) 10g, trần bì (vỏ quýt chín) 8g, thanh đại 3g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ho thể đàm thấp với các triệu chứng: Ho có nhiều đờm trắng loãng tức ngực, ăn kém, mệt mỏi, đại tiện lỏng, đờm tích ở phế gây khó thở. Dùng phép kiện tỳ trừ thấp, hóa đàm chỉ khái.
Bài thuốc: Bán hạ chế 12g, phục linh 15g, trần bì 6g, đảng sâm 15g, thương truật 10g, hạnh nhân 10g, tô tử (hạt tía tô) 12g, la bạc tử (hạt củ cải) 12g, bạch giới tử (hạt cải) 20g, tử uyển 10g, khoản đông hoa 12g, chích thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ho thể đàm nhiệt với các triệu chứng: Ho thở gấp, thở thô, đờm dính mặt đỏ, miệng khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Dùng phép thanh nhiệt hóa đờm, thông phế chỉ khái.
Bài thuốc: Tang bạch bì (vỏ cây dâu) 15g, chi tử 12g, hoàng cầm 12g, tri mẫu 10g, triết bối mẫu 12g, hạnh nhân 10g, qua lâu nhân 12g, cáp xác 20g, ngư tinh thảo (diếp cá) 20g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả sắc uống ngày 1 thang.
Ho thể phế âm hư với các triệu chứng: Ho khan, trong đờm có lẫn máu, miệng khô, họng ráo, sốt hầm hập về chiều, mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, dùng phép dưỡng âm nhuận phế.
Bài thuốc: Sa sâm 18g, mạch môn đông 15g, ngọc trúc 15g, xuyên bối mẫu 10g, thiên hoa phấn 15g, hạnh nhân 10g, bách hợp 15g, bạch biển đậu 10g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe và đời sống

************************************************************

Móng giò lợn chữa động kinh

Tôi nghe nói móng giò và tim lợn có thể chữa được bệnh động kinh nhưng không biết cách nấu món này. Mong tòa soạn giúp đỡ - Nguyễn Thị Nguyệt (Phú Xuyên, Hà Nội).





ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108:
 Món ăn chữa bệnh động kinh bằng móng giò gồm móng giò 2 cái, tim lợn 1 quả, địa du tươi 30g. Móng giò làm sạch, chặt miếng, chần qua nước sôi; tim lợn rửa sạch, thái miếng. Tất cả đem hầm thật nhừ bằng lửa nhỏ, khi được chế đủ gia vị, ăn nóng. 
Công dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, an thần, thường dùng chữa bệnh động kinh. 

AloBacsi.vn
Theo Kiến thức



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét