5 tác dụng bất ngờ của gừng với sức khỏe
Không chỉ giúp bạn giảm cân và hỗ trợ tiêu hóa, gừng còn ngăn ngừa, chống lại ung thư và chữa đau bụng kinh.
Không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong các món canh, xào, gừng còn là loại thảo mộc có ích cho sức khỏe. Dưới đây là vài công dụng ít ngờ từ loại gia vị này, theo Sg.theasianparent.
Giảm cân
Gừng chứa một "nhà máy" sinh nhiệt giúp cơ thể chúng ta đốt cháy chất béo. Nó cũng được cho là làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 20%. Ngoài ra, người ta cũng phát hiện ra rằng thức uống chứa gừng nóng dùng kèm trong bữa ăn giúp giảm sự thèm ăn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ giữ được cảm giác no lâu hơn và ăn ít hơn.
Giảm sự khó chịu của dạ dày
Gừng đã được chứng minh là một loại thuốc giúp trung tiện tốt, vì thế giúp bạn chống lại cảm giác đầy hơi. Nó cũng giúp chống lại các triệu chứng say tàu xe như buồn nôn, nôn và chóng mặt. Hiệu quả hơn hầu hết loại thuốc tây, gừng là một liệu pháp tự nhiên khi bạn đang cố gắng làm giảm bớt sự khó chịu của dạ dày.
Ảnh minh họa: Craftycakewagon.com
|
Ngăn ngừa và chống lại ung thư
Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ toàn bộ củ gừng có tác dụng ức chế tăng trưởng và hiệu quả tiêu diệt hàng loạt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh quanh chúng. Trong khi các thử nghiệm vẫn tiếp tục được thực hiện, gừng đã được chứng minh, không như nhiều loại thuốc chữa ung thư, nó không khiến khối u biến đổi theo kiểu xuất hiện trở lại to hơn và nguy hiểm hơn.
Cải thiện tiêu hóa
Bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn, bạn sẽ thấy bất cứ vấn đề tiêu hóa nào bạn đang đối mặt cũng được giảm nhẹ. Gừng làm tăng sản xuất nước bọt và dịch tiêu hóa trong cơ thể của bạn, vì thế giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó tiêu.
Chữa đau bụng kinh
Nếu bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh, bạn có thể không cần dùng đến bất cứ loại thuốc giảm đau nào và tự làm cho mình một tách trà gừng nóng. Gừng đã được thử nghiệm với một nhóm phụ nữ bị đau bụng kinh và kết quả cho thấy loại củ này hiệu quả hơn tất cả loại thuốc giảm đau. Bạn cứ thử sẽ thấy ngay tác dụng này.
Cách tự làm trà gừng
Có nhiều cách để thưởng thức gừng nhưng một trong những cách dễ nhất và nhẹ nhàng nhất là uống một tách trà gừng nóng. Cách làm khá đơn giản: Nạo hai muỗng cà phê gừng tươi. Thêm hai thìa nước nóng. Ngâm gừng trong nước nóng khoảng 10 phút trước khi lọc bỏ bã. Lấy một túi trà, có thể là trà đen, và thêm nước gừng vào. Bạn có thể thêm vào một muỗng cà phê mật ong để trà gừng ngọt và thơm hơn.
Lưu ý, nhược điểm của gừng là có thể gây ra một phản ứng khi kết hợp với một số loại thuốc, vì thế trước khi đưa loại thảo mộc này vào chế độ ăn uống của mình, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
AloBacsi.vn
Theo Vương Linh - VnExpress
Theo Vương Linh - VnExpress
************************************************************
Hoa phù dung chữa viêm khớp
Phù dung có tên khoa học là Hibiscus mutabilis L., thuộc họ Bông (Malvaceae). Phù dung còn gọi là mộc liên, cự sương… là một loài thực vật cho hoa đẹp được trồng để làm cảnh.
Cành phù dung mang lông ngắn hình sao. Lá có năm cánh, cuống lá hình tim, mép có răng cưa, đường kính có thể tới 15cm, mặt dưới nhiều lông hơn, năm thùy hình ba cạnh ngắn có bảy gân chính.
Hoa phù dung lớn, có hai loại: Hoa đơn (năm cánh), hoa kép (nhiều cánh), khi nở xòe to bằng cái chén, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Màu sắc của phù dung thay đổi từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ) vì trong cánh hoa có chất anthoxyan bị oxy hóa dần khi tiếp xúc với không khí.
Lá và hoa phù dung được dùng làm thuốc từ lâu theo kinh nghiệm dân gian, hoa (thu hái lúc mới nở, dùng tươi hoặc phơi khô) và lá (thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô).
Theo Đông y, cả lá và hoa phù dung có vị cay, khí bình. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, tiêu thũng (chữa phù thũng), chỉ thống (giảm đau). Thường dùng chữa mụn nhọt, sưng vú, bỏng, rong kinh,viêm khớp, chữa chắp lẹo, làm hết mủ...
Hoa phù dung được dùng để chữa các chứng bệnh sau:
- Chữa sưng vú: Hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch, giã đắp. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, đắp liên tục trong 3 ngày.
- Chữa kinh nguyệt ra nhiều: Hoa phù dung (loại mới nở) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc hoa phù dung phơi khô đem tán bột mịn, gương sen đốt tồn tính, tán mịn. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm, uống trước bữa ăn. Uống trong 5 -7 ngày.
-Chữa bỏng: Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng.
-Chữa viêm khớp: Dùng hoa phù dung và đậu đỏ (hạt nhỏ) mỗi thứ 15 g, nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên khớp đau.
-Chữa chắp và lẹo mắt: Dùng hoa phù dung tươi và bạc hà tươi, mỗi thứ 3 g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2-3 lần.
-Chữa mắt sưng đau do chấn thương: Dùng một nắm hoa phù dung và 6 g sinh địa nghiền nát, trộn với sữa người rồi đắp lên mắt bị bệnh.
-Chữa viêm kết mạc: Lấy 9-30 g hoa phù dung sắc uống.
-Chữa cảm mạo: Lấy 30 g hoa phù dung và 3 g hậu phác, sắc kỹ 2 lần, lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.
-Chữa Zona, vết thương do ong đốt, rết, rắn không độc và côn trùng cắn: Dùng hoa phù dung phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi vào vết thương.
-Chữa chấn thương: Dùng hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi tổn thương, hoặc dùng bột hoa phù dung khô trộn với giấm, rượu và nước trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau.
-Chữa mụn nhọt, đinh độc, hậu bối, chín mé: Dùng hoa phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm tỷ lệ 1/4, rồi đắp lên tổn thương, thay thuốc hằng ngày hoặc cách ngày.
AloBacsi.vn
Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp
Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp
************************************************************
Thường xuyên uống nước rau má làm giảm khả năng mang thai?
Tôi nghe nói uống nước hay thuốc có thành phần rau má quá nhiều có thể gây nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua, giảm khả năng mang thai, điều này có đúng không, AloBacsi?
Chào BS,
Tôi nghe nói uống nước hay thuốc có thành phần rau má quá nhiều có thể gây nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Phụ nữ uống nước rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai, điều này có đúng không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cám ơn AloBacsi!
(tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, giảm đau).
Tôi nghe nói uống nước hay thuốc có thành phần rau má quá nhiều có thể gây nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Phụ nữ uống nước rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai, điều này có đúng không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cám ơn AloBacsi!
(Hanh Le - le...@gmail.com)
Ảnh minh họa - nguồn internet
Chào bạn Hanh Le,
Theo Ðông y, rau má có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng, thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, ngoài ra còn dùng làm nước giải khát trong những ngày nóng nực.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, rau má có tác dụng hạ sốt, an thần, giảm đau, kháng khuẩn, góp phần giúp các vết thương mau lành do tác dụng tới mô liên kết, giúp cho mô tái tạo nhanh.
Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch…
Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.
Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Số lượng và thời gian sử dụng không hạn chế.
Chú ý: Rau má có tính lạnh nên những người hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp này chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc dùng kèm theo một vài lát gừng sống.
Thông tin bạn gửi AloBacsi không biết bạn nghe nói từ đâu vì không được chính xác. Hiện nay, có rất nhiều trang tin nói về thuốc và một số thảo dược, tuy nhiên nên tham khảo ở những trang có uy tín để tránh hoang mang khi sử dụng, bạn nhé.
Thân mến,
BS Võ Thanh Sơn
************************************************************
Rau má - loại rau quý
Dân ta có câu “Đói ăn rau mưng rau má, đừng ăn quấy quá mà hại vào thân”. Xuất thân là rau dại, mọc khắp nơi, nay rau má được nhiều nước trồng để làm thuốc.
Rau má - loại rau quý
Càng ngày rau má càng được các nhà khoa học trong và ngoài nước phát hiện thêm nhiều công dụng quý giá.
Theo Đông y: Rau má vị đắng tính hàn. Có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng, giải độc, lợi sữa.
Dùng chữa rất có hiệu quả các bệnh về mùa hè, tiết tả, lỵ, vàng da do thấp nhiệt, đái khó, đái đỏ, đái ra máu, đi ngoài ra máu, ho ra máu, nôn ra máu, họng viêm, mắt đỏ, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, lở loét, bỏng...
Kinh nghiệm chữa bệnh bằng rau má
Trúng nắng (trúng thử): Cảm nắng do ở ngoài nắng lâu, bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn thường xảy ra vào mùa hè nắng hun đốt. Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối uống. Hoặc nước cốt rau má hòa nước bột sắn, đường phèn để uống. Bã đắp lên trán và thái dương, lấy khăn buộc lại.
Giải nhiệt chữa rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt... Rau má tươi giã (hoặc xay) lấy nước uống (30-100g) hằng ngày (có người cẩn thận dội qua nước sôi). Có nơi phối hợp rau sam, kinh giới.
Bệnh sởi: Rau má 30-60g, sắc uống. Có thể phối hợp rau rệu...
Tiêu chảy mùa hè (do trúng thử): Rau má 30g, sắc với nước vo gạo uống.
Sốt xuất huyết: Rau má tươi 30-100g, sắc uống, có thể thêm cỏ mực.
Đái ra máu: Rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ 1 nắm giã nát lấy nước uống.
Táo bón: Rau má 30g giã nát uống nước, bã đắp lên rốn.
Vàng da do thấp nhiệt: Rau má 30-40g. Đường phèn 30g sắc uống, có thể thêm ít nhân trần...
Áp-xe vú (giai đoạn đầu): Rau má và vỏ quả cau sắc uống. Nếu uống được rượu pha thêm một chút hiệu quả càng cao.
Hành kinh đau bụng đau lưng: Rau má khô tán bột, ngày uống 2 thìa con (thìa cà phê 15g).
Trẻ biếng ăn, còi cọc, đại tiện phân sống: Rễ rau má 1 nắm to rửa sạch để cho thật ráo nước, sao khô, tán bột cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo thành cháo. Có thể phối hợp bột củ mài.
Giải độc các loại ngộ độc sắn, nấm: Rau má giã lấy nước uống, có thể cho thêm đường phèn.
Làm thuốc bổ trẻ em, người già yếu, mới ốm dậy. Rau má, lá dâu, vừng đen, củ mài lượng bằng nhau, làm hoàn 5g, ngày 2 lần x 1 viên.
- Trà hạ áp: Rau má 16g, lá dâu 12g, rễ nhàu 16g, rễ cỏ tranh 12g, rễ kiến cò 12g, lá tre 12g, làm hoàn hoặc trà uống hằng ngày.
Nghiên cứu thực nghiệm thấy rau má có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, chống co thắt cơ trơn
Gần đây các nhà khoa học còn liên tục khám phá thêm nhiều tác dụng quý giá của rau má như cải thiện vi tuần hoàn chữa thiểu năng tĩnh mạch chi dưới, chống ôxy hóa, chống lão hóa, bổ dưỡng não tăng cường trí nhớ và nhiều tính năng công dụng khác đang được nghiên cứu.
Rau má phối hợp với nghệ dạng viên bao phim với công dụng lợi mật, thông mật, còn mở rộng thêm công dụng giảm béo, giảm mỡ máu...
|
Rau má kích thích quá trình sinh trưởng tế bào da, tăng sinh mạng lưới tuần hoàn của tổ chức liên kết, làm cho vết thương mau lành. Rau má có tác dụng kháng khuẩn rất rõ rệt.
Rau má trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam
Các món rau má tươi sống (chấm tương, nước cá kho) rau má trộn rau sam với giấm, rau má luộc, nấu canh, rau má khô nấu nước uống hằng ngày. Sau đây là một số món ăn đặc hiệu từ rau má:
Món chè rau má để bồi dưỡng sức khỏe thường xuyên.
Chè rau được nấu bằng rau má (cả rễ củ), rau cải trời, rau muống, rau mồng tơi, rau dền, lá cách, lá sâm, đọt nhãn lồng (đọt dây lạc tiên), rau chay lượng bằng nhau có thể cho thêm vài lát gừng. Tổng lượng 500g.
Bắc nồi đun 1 bát nước cho sôi rồi cho rau má vào trước đến khi rau má chín lấy ra 1 ít rồi cho các rau khác vào tiếp, đun cho nhừ, chắt lấy nước ra đổ vào bát nước rau má sẽ được một bát nước đặc thơm nức, có vị ngọt...
Vừa uống nước vừa ăn cả rau. Nên ăn vào buổi sáng, trưa, tránh ăn tối và dùng món này tốt vào mùa khô. Món ăn này có tác dụng phục hồi sức khỏe, chống suy nhược thần kinh, khiến cho tâm trí thoải mái, quên hết mọi ưu phiền... ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, kích thích lao động, sáng mắt, da dẻ hồng hào...
Món ăn rau ghém tập tàng: Có tác dụng tốt cho tiêu hóa, phòng chống tích tụ.
Chú ý về tính mát lạnh của rau má cần tránh lạm dụng khi có thể trạng hư hàn, đang bị đau bụng đi ngoài.
Ông Russ Maslen (Úc) tác giả cuốn "Bệnh thấp khớp và rau má" nói: “Mỗi ngày chỉ cần nhai 2 lá (không hơn không kém) sau một thời gian bệnh sẽ khỏi”. Giải thích lý do của sự nghiêm ngặt của liều dùng này có lương y cho biết vì rau má không độc nhưng hàn!
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe Đời sống
Theo Sức khỏe Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét