Đông Y - Bạn Cần Biết

Rau sam kháng khuẩn, trị giun

Rau sam còn gọi là trường thọ thái (rau trường thọ). Có 2 loại thân màu tím thẫm (dùng làm thuốc tốt hơn) và thân màu nhạt.

1
Rau sam là loại rau giàu chất dinh dưỡng, chất lượng thay đổi tùy nơi mọc và mùa thu hái.

Rau sam có tác dụng kháng khuẩn, trị giun
Nước cốt và nước sắc trị khuẩn shigella gây lỵ trực khuẩn nhưng chỉ được một thời gian ngắn sau đó bị kháng lại, trị khuẩn salmonella typhi gây bệnh thương hàn, trị tụ cầu gây nhọt ngoài da...; diệt nấm, diệt ký sinh trùng đường ruột: giun móc, giun kim, giun đũa.

Đối với giun móc, thử trên hàng trăm bệnh nhân, sau 1 tháng phân của 80% bệnh nhân hết trứng giun móc. 

Với giun kim, giun đũa sau khi ăn 200g rau sam tươi (nhai kỹ) có kết quả tẩy rất tốt. Ăn được vài ngày liên tục kết quả càng cao. Đối với lỵ trực trùng, rau sam đã chứng tỏ có hiệu quả cao trên phòng và chữa bệnh.
Rau sam làm vững chắc thành mạch chống chảy máu, giãn cơ bộ máy tiết niệu làm lợi tiểu (cùng tác
 Trong 100g rau sam có 1,4g đạm, 3g đường, 100mg chất béo, 700mg chất xơ, 85g canxi, 56mg photpho, 1,5mg sắt, 68mg magiê, 494mg kali, 1.920 UI caroten... và một số vitamin B1, B2, PP, C, E. Các axit béo đặc biệt là omega 3 với tỷ lệ cao nhất so với các thực vật khác. 

Các axit hữu cơ như axit glutamic, axit nicotinic, axit malic... Còn chứa các chất noradrenalin, dopamin, flavonoid.

dụng của kali) chống cơn co thắt gây đau đớn, chú ý rau sam gây co bóp tử cung nên không được dùng nước ép rau sam cho người có thai.
- Tác dụng trên xương khớp để chống viêm, cộng thêm tác dụng lợi tiểu nên có thể áp dụng cả trên bệnh thống phong (gút).
- Rau sam chứa nhiều vitamin A, C, E tất yếu có tác dụng khử gốc tự do, chống ôxy hóa chống lão hóa, chống ung thư, nhưng chỉ mới thấy ghi nhận có tên gọi của rau sam là Trường thọ thái trong Đông y.
Theo Đông y, rau sam vị chua tính lạnh, vào kinh tâm và đại tràng. Có tài liệu ghi vào can và đại tràng. Không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi tiểu, giảm đau.
Trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới ghi rau sam dùng chữa thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, hạ sốt cao, trị giun kim, kích thích tiết mật, hạ đường huyết, làm thuốc bổ dưỡng. Dùng ngoài chữa chàm, mụn nhọt lở loét...
Để làm thuốc, chọn loại đỏ, to, lấy toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô. Sau đây là một số bài thuốc có rau sam để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.
Trẻ em đi lỵ: Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.
Phụ nữ bị bạch đới: 30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống.
Sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người.
Lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn: Nước rau sam sống giã uống.
Ngộ độc thuốc: Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.
Kiết lỵ ra máu: Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.
Lỵ cấp và mạn: 1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện).
Hậu sản tiểu tiện không thông: Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.
Hậu sản ra huyết: Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày.
Tẩy giun móc: Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.
Môi, miệng lở loét: Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.
Đau răng: Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.
Bỏng: Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên.
Mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Rau sam tươi giã đắp lên.
Nấm tóc, nấm chân, chốc đầu: Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên.
Ho gà (ho bách nhật): Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe.
Ho ra máu: Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao.
Ngứa âm đạo: Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.
Trĩ: Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng khỏi.
Côn trùng, rắn rết cắn: Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt...).  Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Ung thư: Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K).
K thực quản: Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày.
K đại tràng: Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
K trực tràng: Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang.
- Bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Ngoài ra rau sam còn được ghi dùng chữa một số bệnh ở mắt, viêm gan vàng da (+ rau má), lao phổi (+ tỏi)... Y học cổ truyền Ấn Độ dùng rau sam để chữa gầy còm, bệnh ở gan, tụy, thận. Lá dùng chữa sốt nhức đầu. Hạt chữa kiết lỵ.
Theo tài liệu của Võ Văn Chi, rau sam còn có tác dụng an thần gây ngủ, làm tăng đông máu. Nấu rau sam với lươn chữa gầy còm, thiếu máu, da khô, sốt rét kinh niên, tê đau xương khớp, đau lưng.
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe và đời sống


************************************************************

Cây lá bỏng trị trĩ nội

Do có tác dụng kháng khuẩn nên cây lá bỏng cũng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác.

Dân gian gọi cây lá bỏng (dùng để trị bỏng) bằng một tên khác nữa đó là: Cây sống đời! Loại cây này ngoài đặc trưng chữa bỏng ra còn có tác dụng chữa bệnh sỏi thận, gút, cao huyết áp, ung loét, các bệnh về da, điều hòa kinh nguyệt, giảm sốt, đau đầu, tức ngực, ho, giảm đau.
Do có tác dụng kháng khuẩn nên cây lá bỏng cũng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác.
* Lá bỏng nóng chữa bệnh
- Chữa nhức đầu: Đun lá bỏng trong lò vi sóng hoặc bếp lửa rồi đắp lên trán khi lá vẫn còn nóng. Sau đó, đun nóng lá lại để đắp nhiều lần lên trán ít nhất trong mười phút.
- Giảm cơn đau lưng, thấp khớp: Đun lá bỏng, nằm sấp và đắp lên vùng bị đau khi lá còn nóng. Nếu không chịu được sức nóng, thay vì đun nóng lá có thể đặt một miếng lót nóng hoặc chai nước nóng ở trên lá. Khi cần di chuyển có thể quấn lá xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày.
- Làm khỏe chân: Lấy ít nhất 3 lá bỏng ngâm trong nước nóng, có thể ngâm chung với dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp. Ngâm ngập chân trong nước ít nhất nửa giờ đồng hồ. Sau đó, làm nóng hai lá bỏng khác để đặt dưới lòng bàn chân và mang tất để ngủ suốt đêm.
- Chữa mắt lẹo: Làm nóng lá bỏng để đắp lên mắt trong một hoặc hai phút từ 3 đến 6 lần/ngày. Có thể thực hiện luân phiên bằng cách rửa mắt với nước chứa thành phần boric, nhưng tốt hơn nên đắp lá trên mắt.
* Làm thuốc dân gian
Theo đông y, ngọn và lá bỏng non có vị chát, hơi chua, tính mát, giúp giải độc, cầm máu, chữa bỏng, hoạt huyết chỉ thống, tiêu thũng…
Ở một số vùng, người ta còn lấy lá bỏng non để nấu canh và dùng làm thuốc đắp vết thương, mụn nhọt, mắt đỏ sưng đau. Do có tác dụng kháng khuẩn nên cây lá bỏng còn dùng trong chữa trị một số bệnh về đường ruột, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu, viêm loét dạ dày…
- Trị thương: Đắp lá bỏng giã nhuyễn lên vết thương, sau mỗi ba giờ đồng hồ thay lá khác đắp lại.
- Chữa trĩ nội: Mỗi ngày dùng 10 lá bỏng (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá) nhai nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải, đắp lên hậu môn. Trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh vết thương bằng nước pha muối. Sau 20-45 ngày sẽ khỏi.
- Mất ngủ: Chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá bỏng, giấc ngủ sẽ sâu hơn.
- Giã rượu: Chỉ cần nhai 10 lá bỏng giúp giảm cơn say.
- Cầm máu: Khi đứt tay, rửa sạch 3 - 4 lá bỏng, giã nát để đắp lên vết thương hoặc rửa sạch một nắm lá, giã nhuyễn hòa chung với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống. Nếu chảy máu cam, giã từ 1 - 2 lá bỏng, dùng bông gòn thấm nước chấm bên trong mũi.
- Thêm sữa cho sản phụ: Ăn 10 lá bỏng rửa sạch vào buổi sáng và chiều liên tiếp từ 2 - 3 ngày.
- Ngừa viêm tấy: Khi viêm tai, giã nhuyễn lá bỏng, vắt lấy nước để thấm vào tai. Trường hợp viêm amiđan, xay nhuyễn 5 - 10 lá bỏng, lọc lấy nước để súc miệng.
Nếu viêm họng, rửa sạch 10 lá bỏng chia làm nhiều lần để nhai sống trong ngày, buổi sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá. Khi nhai nên ngậm trong miệng một lúc rồi nuốt cả nước lẫn cái. Muốn trừ chứng viêm đại tràng, mỗi ngày ăn 20 lá bỏng, buổi sáng 8 lá, chiều 8 lá và tối 4 lá. Trẻ em từ 5 - 10 tuổi dùng nửa liều của người lớn. Ăn liên tục trong năm ngày.
- Trị bỏng nhẹ: Rửa sạch lá bỏng, giã nát để đắp lên vết thương từ 3 - 4 lần/ ngày.
- Xóa bầm vết thương: Rửa sạch một nắm lá bỏng, giã nhuyễn trộn thêm chút rượu trắng và đường để uống. Hoặc giã nhuyễn 30 - 60g lá bỏng đã rửa sạch, lọc lấy nước thêm mật ong để uống. Thời gian tan máu bầm nhanh hoặc chậm còn tùy thuộc vào số lượng lá.
- Chữa đại tiện ra máu: Lấy 30gr lá bỏng, 10gr cỏ nhọ nồi, 10gr ngải cứu (sao cháy), 10gr lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày một thang.
Tuy cây lá bỏng có thể chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng giống các thảo dược khác người sử dụng nên thận trọng vì nếu dùng không hợp người, hợp bệnh có thể gây hại.
AloBacsi.vn
Theo Nguyễn Hoàng Thu - Nông Nghiệp


************************************************************


8 bài thuốc giúp “cậu nhỏ” thêm khỏe

Tinh hoàn gà 10 quả (hoặc tinh hoàn bò một đôi); rượu gạo nếp vừa phải. Cho vào nấu ăn, cấm ăn các thứ lạnh, trong thời gian ăn, chữa, không sinh hoạt vợ chồng.

Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc bổ thận tráng dương, sinh tinh ích khí, chữa chứng "trên bảo dưới không nghe" rất hiệu nghiệm với các vị thuốc như: hải cẩu, hải mã, nhục thung dung, dâm dương hoắc, thỏ ty tử, đỗ trọng, lộc giác giao (nhung hươu), ba kích... Để đơn giản hóa, bạn có thể dùng các thực đơn thông minh để chữa rối loạn cương như dưới đây.
Bài 1: Thịt chó 500g; đậu đen 50g. Cho cả hai thứ vào nấu nhừ, ăn liên tục.
Bài 2: Chim sẻ mùa đông 5 con. Làm sạch, luộc chín ăn nhạt.
Bài 3: Tinh hoàn gà 10 quả (hoặc tinh hoàn bò một đôi); rượu gạo nếp vừa phải. Cho vào nấu ăn, cấm ăn các thứ lạnh, trong thời gian ăn, chữa, không sinh hoạt vợ chồng.
Hạt mướp đắng sao vàng tán nhỏ có tác dụng giúp "cậu nhỏ" thêm khỏe
Bài 4: Hạt mướp đắng 300g sao vàng tán nhỏ, cho vào lọ, mỗi ngày uống 10g bằng rượu vang. Mỗi ngày uống 2 lần. 10 ngày là một đợt.
Bài 5: Thịt hươu 200g; nhục thung dung 30g. Thịt hươu rửa sạch, thái miếng, nhục thung dung ngâm nước xong thái lát, cả hai thứ cho vào nấu, cho gừng, hành, muối làm gia vị. Sau khi nấu chín, bỏ nhục thung dung đi, còn lại ăn hết.
Bài 6: Thịt dê 20g; tỏi 50g; nõn tôm 30g. Thịt dê rửa sạch, thái lát mỏng, nấu tôm nõn và tỏi, cho hành trước, sau đó mới cho thịt dê lát vào, ăn hết thịt và tôm. Chữa liệt dương do thận hư.
Bài 7: Gan gà trống 2 bộ; dây tơ hồng 15g; cho vào sắc cùng lấy nước uống. Uống thường xuyên chữa liệt dương do thận hư.
Bài 8: Hành củ già 20g; rượu trắng 50g. Hành củ rửa sạch, băm nhỏ, cho vào xào cho thật nóng, cho rượu trắng vào, tranh thủ lúc nóng, buộc vào bụng dưới.
AloBacsi.vn
Theo Lương y Vũ Quốc - Sức khỏe & Đời sống



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét