Bài thuốc trị bong gân
Khi bị bong gân, người bệnh có biểu hiện đau, khi chạm vào hoặc cử động thì càng đau, tại chỗ sưng nề, sung huyết, sờ vào thấy nóng, ấn nhẹ thấy mật độ rắn chắc..
Bong gân là sự cố rất hay gặp trong lao động, thể thao, luyện tập... Khi bị bong gân, người bệnh có biểu hiện đau, khi chạm vào hoặc cử động thì càng đau, tại chỗ sưng nề, sung huyết, sờ vào thấy nóng, ấn nhẹ thấy mật độ rắn chắc, không cử động được vì rất đau. Để xử trí, Đông y phối hợp các phương pháp trị liệu như thuốc xoa, thuốc uống, thuốc đắp mang lại kết quả tốt. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Thuốc uống
Bài 1: xuyên khung 10g, đương quy 12g, kê huyết đằng 16g, ngải diệp 12g, hồng hoa 6g, tô mộc 20g, cỏ xước 16g, đinh lăng 16g, đỗ trọng 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, trần bì 10g, hương nhu 16g, cát căn 16g, bạch mao căn 16g, nam tục đoạn 16g, lạc tiên 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: hồng hoa, tô mộc, huyết đằng hoạt huyết, làm tan máu tụ; quế, thiên niên kiện, đinh lăng, ngải diệp giảm đau; hương nhu, bạch mao căn lợi tiểu, tiêu độc; cát căn, nam tục đoạn, cỏ xước thư giãn cơ, chống co kéo. Các vị hợp lại tác dụng hết sưng, giảm đau, thư giãn cân cơ, lưu thông huyết mạch.
Bài 2: lạc tiên 16g, tang diệp 20g, hồng hoa 8g, tô mộc 20g, cát căn 16g, ngải diệp 12g, lá bưởi bung 16g, lá mã đề 16g, lá đinh lăng 16g, kê huyết đằng 12g, nam tục đoạn 16g, ngưu tất 12g, xuyên khung 10g, sâm bố chính 16g, nhục quế 8g, thiên niên kiện 10g, hắc táo nhân 16g, đương quy 12g, ngũ gia bì 12g, cát căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: hoạt huyết, tiêu sưng, giảm đau, an thần.
Kê huyết đằng là vị thuốc trong bài rượu thuốc trị bong gân
|
Thuốc xoa
Nguyên liệu gồm quế, thiên niên kiện, xuyên khung, rễ cúc tần, bạch chỉ bắc, kê huyết đằng, hoa hồi, tô mộc mỗi vị 15g. Các vị thái nhỏ, cho vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu, ngâm trong 7 ngày là dùng được. Lấy bông tẩm thuốc, xoa vào nơi bị đau ngày 2 lần. Công dụng: giảm đau, lưu thông huyết mạch, chống cương tụ...
Thuốc đắp
Dùng một trong các bài:
Bài 1: lá chanh non, vỏ cây gạo, liều lượng vừa đủ. Hai thứ giã nhỏ, sao đồng tiện, đắp vào nơi bị đau, dùng vải cố định lại. Ban ngày đắp 1 miếng, tối đi ngủ thay miếng khác.
Bài 2: lá ngải diệp 1 nắm, bột quế 1 - 2g. Lá ngải diệp giã nhỏ, cho bột quế vào trộn đều, sau đó cho hỗn hợp này vào chảo thêm đồng tiện, sao nóng. Gói thuốc vào vải màn rồi đắp vài nơi bị đau. Dùng băng cố định lại. Công dụng: bột quế tác dụng giảm đau, thông mạch; lá ngải giảm đau, trợ thần kinh, dưỡng cân cơ, tiêu phù; đồng tiện tác dụng tán huyết, chống sưng nề, thông mạch. Bài này tác dụng làm tổn thương hết sưng, đau, phục hồi chức năng sinh lý cho vùng tổn thương.
AloBacsi.vn
Theo Lương y Thanh Ngọc - Sức khỏe & Đời sống
Theo Lương y Thanh Ngọc - Sức khỏe & Đời sống
************************************************************
Cá trê chữa suy giảm tình dục
Theo Đông y, thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân, ích khí, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu, tiêu thũng, bổ huyết.
Cá trê có tên khoa học là Clarias fuscus, là loài cá nước ngọt, có da trơn, nhẵn bóng. Đầu dẹt bằng, thân và đuôi dẹt bên, mang cá là một bộ phận đặc biệt gọi là hoa khế làm cho cá có thể sống trên cạn được lâu. Miệng rộng, hướng ra phía trước, có răng sắc nhọn, có 4 đôi râu dài, mắt nhỏ. Cá trê thường có màu hơi vàng và nâu đen.
Theo Đông y, thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân, ích khí, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu, tiêu thũng, bổ huyết. Thịt cá trê giúp tăng cường sinh lực, bổ khí huyết, chữa được đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, di tinh, giúp da hồng hào tươi nhuận, giúp cho tinh thần được thư thái.
Đặc biệt, ăn thường xuyên cá trê khắc phục được chứng suy giảm tình dục, nhất là với người cao tuổi. Món cháo cá trê hầm đậu đen có tác dụng bổ thận, bổ gan, bổ máu; điều hoà kinh nguyệt do gan, thận suy nên hay đi đái đêm và nhất là chống suy giảm tình dục.
Cách chế biến cá trê như sau: Cá trê 1 con lớn làm sạch, giữ đầu, bỏ mang và để ráo nước rồi ướp với bột nêm, tiêu bột, gừng giã nát cho thấm. Đậu đen 40 g ngâm nước 4-5 giờ rồi vớt ra để ráo.
Phi dầu ăn với tỏi, gừng cho thơm, cho cá trê vào đảo vài lần, tiếp đến cho nước sôi để nguội và đậu đen (đã ngâm) vào nấu cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa trong một giờ cho nhừ đậu và cá.
Trước khi bắc xuống, cần nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và thêm 1 ít rau thơm như ngổ điếc, ngò tây… Món này ăn nóng, mỗi tuần ăn 3 lần vừa có dinh dưỡng vừa phòng chống suy giảm tình dục, nhất là cho người lớn tuổi.
AloBacsi.vn
Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp
Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp
************************************************************
Trà thảo dược không được dùng tuỳ thích
Chợ, siêu thị nào hiện cũng bày bán nhiều loại trà thảo dược với quảng cáo trị đủ thứ bệnh. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng ngay cả thảo dược cũng không được lạm dụng.
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, BBV Trung ương quân đội 108 cho biết, trà dược liệu, hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ một loại chế phẩm dùng trà hoặc lấy trà làm chủ phối hợp với các vị thuốc. Còn hiểu theo nghĩa rộng, là chỉ một dạng thực - dược phẩm gồm một hay nhiều loại dược liệu hoặc thực phẩm được chế biến và sử dụng như trà uống hàng ngày nhưng kỳ thực không có chút lá trà nào trong thành phần.
Như vậy, trà dược liệu là một dạng thuốc thang đặc biệt sử dụng dưới dạng nước hãm (xung tễ) hoặc nước ngâm (bào tễ). Hiện nay, nhờ công nghệ phát triển, người ta còn bào chế trà dược hoà tan bằng cách đưa dung dịch trà thuốc đã xử lý theo quy trình pha chế thích hợp vào máy sấy phun sương làm khô thành dạng bột để dễ sử dụng và bảo quản.
Đến nay, người ta công nhận trà có một số tác dụng như: giải nhiệt chống khát, lợi niệu giải độc, kích thích tiêu hoá, giảm mỡ máu, chống béo phì, cải thiện trí nhớ, chống viêm loét tiêu hoá, kháng khuẩn tiêu viêm, chống oxy hoá, giảm đường máu, dự phòng các bệnh lý mạch máu não, dự phòng hình thành sỏi tiết niệu, sỏi đường mật... "Về công dụng của các dược liệu khác, tuỳ lựa chọn, bào chế, liều dùng, cách dùng mà tạo nên tác dụng riêng biệt và nét đặc trưng của từng loại trà dược", bác sĩ cho biết.
Ảnh: SGTT
|
Theo phó giáo sư Nguyễn Phương Dung, Trưởng khoa y học cổ truyền kiêm Trưởng bộ môn bào chế đông dược, ĐH Y dược TP HCM, để phòng bệnh, người bình thường có thể sử dụng trà có nguồn gốc thực phẩm từ rau, trái như: bí đao, đậu bắp, khổ qua, rau đắng… với liều tương đương lượng thực phẩm ăn hàng ngày.
"Với những loại trà thảo dược không phải là rau trái ăn hàng ngày như: hoa sơn trà, hoa tam thất, giảo cổ lam, thìa canh, bá bệnh, hoàn ngọc, diệp hạ châu, nha đam, lược vàng… thì không nên sử dụng thường xuyên. Đây là các dược liệu có tính năng chữa bệnh nhất định, có thể đưa đến tình trạng mất cân bằng do tính vị (nóng, lạnh, đắng, cay…) của chúng", dược sĩ Phương Dung nói.
Theo bác sĩ Hoàng, có những loại trà dược phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người kia. Vì vậy để trà dược phát huy hiệu quả cao nhất, cần sử dụng điều độ, không thái quá hay lạm dụng, tránh uống thường xuyên một loại trà đặc có thể ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá, giảm khả năng hấp thụ sắt và vitamin B1... Khi dùng phải chú ý kết hợp hợp lý, tuỳ tính chất, thể chất và giai đoạn bệnh tật. Không nên uống trà dược ngay sau bữa ăn vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm protein trong thức ăn trở nên cứng...
"Tốt nhất cần đi khám bệnh trước, trong và sau khi uống trà dược. Không nên chỉ đọc cách dùng sản phẩm mà không có chỉ định của thầy thuốc. Ngay cả những người có bệnh khi dùng trà dược cũng phải thật cẩn thận, dùng sai có thể bệnh nặng hơn. Với người không có bệnh, tuỳ tiện uống nhiều trà dược có thể bị ngộ độc dược chất", bác sĩ Hoàng nói.
Dược sĩ Dung thì lưu ý người bệnh đang dùng thuốc theo y lệnh bác sĩ, dù sử dụng bất kỳ loại trà thảo dược nào, cũng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trực tiếp điều trị để tránh các tương tác không mong muốn làm giảm hiệu lực điều trị. Riêng phụ nữ mang thai và cho con bú nên sử dụng thực phẩm thay cho các dạng trà.
Nếu đang điều trị bằng thuốc Tây, thời điểm uống trà (trà thảo dược, trà xanh, trà ô long…) tốt nhất là sau khi dùng thuốc 1-2 giờ, để tránh các thành phần tanin (có trong hầu hết loại trà) cản trở việc hấp thu thuốc.
Theo Đông y, không nên uống thuốc lúc quá no hoặc quá đói. Uống khi quá no sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Còn uống lúc quá đói, thuốc kích thích niêm mạc đường tiêu hoá gây cồn cào khó chịu.
Khi mua bất kỳ một loại trà nào cần xem kỹ xuất xứ, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng in trên bao bì. Nếu thảo dược được trồng không bảo đảm an toàn (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, nguồn nước ô nhiễm…), hoặc quá trình sơ chế không đảm bảo vệ sinh, hướng dẫn sử dụng không đúng… sẽ tác hại đến sức khoẻ người dùng.
Dược sĩ Dung khuyên: "Tốt nhất là nên mua những loại trà có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín và sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Người bệnh không nên mua nguyên cây về nấu uống vì rất khó xác định nguồn gốc, độ an toàn".
AloBacsi.vn
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét