Những thực phẩm vàng giải độc cho gan
Tỏi, nghệ, trái cây họ cam quýt… là những thực phẩm có lợi, giúp cải thiện chức năng gan mà bạn nên kết hợp vào chế độ ăn hàng ngày.
Gan có chức năng rất quan trọng trong cơ thể. Nó như một máy lọc đào thải các vi khuẩn khỏi máu, chuyến hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn thành thứ cơ thể cần, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đốt cháy chất béo…
1. Tỏi
Tỏi là một trong những thực phẩm tốt nhất để thanh lọc gan bởi chúng giúp kích hoạt các enzyme đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, các chất allicin và selenium trong tỏi đều giúp gan sạch và khỏe mạnh hơn. Vì vậy, hãy bổ sung thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường chức năng của gan.
Ảnh: Wordpress.com
|
2. Nghệ
Tương tự như tỏi, nghệ cũng là một loại gia vị tốt cho gan và rất dễ kết hợp với các món ăn. Chúng giúp lọc độc tố ở gan và thải các chất sinh ung thư ra khỏi cơ thể.
3. Dầu ô liu
Dầu ô liu và các loại dầu hữu cơ khác như hạt lanh hoặc cây gai dầu cung cấp cho cơ thể lipid và giúp hấp thụ các chất độc trong cơ thể. Vì vậy, thay vì dùng bơ, bạn hãy sử dụng dầu ô liu vài lần mỗi tuần, và gan của bạn sẽ rất có lợi vì điều đó.
4. Trái cây họ cam quýt
Với hàm lượng vitamin C cao, các loại trái cây họ cam quýt chính là chất chống oxy hóa tự nhiên tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn các loại cam, chanh và bưởi ở mức độ vừa phải, bởi ăn quá nhiều sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
5. Hạt óc chó
Không chỉ ngon miệng, hạt óc chó còn cho lượng axit amin arginine rất cao giúp "tống khứ" ammoniac ra khỏi cơ thể bạn. Đồng thời, hạt óc chó còn là nguồn cung cấp các chất béo Omega-3 và gluetathione tốt cho sức khỏe hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả hơn. Bạn có thể thêm chúng vào món salad hoặc làm bánh cũng rất ngon miệng.
6. Ngũ cốc nguyên hạt
Gạo lứt và các loại ngũ cốc khác đều chứa hàm lượng các vitamin B cao. Các loại vitamin B rất hiệu quả trong việc giúp tăng cường chức năng gan theo nhiều cách như thúc đẩy chuyển hóa chất béo, giảm xung huyết gan và sức khỏe gan nói cung. Do đó, hãy hạn chế các thực phẩm từ bột mì trắng và tăng cường các loại ngũ cốc nguyên hạt.
7. Các loại rau lá xanh
Các loại rau lá xanh không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn là những trợ thủ đắc lực giúp giải độc cho gan. Hãy tăng cường ăn các loại rau lá xanh hàng ngày bạn nhé bởi chúng có thể đẩy các chất độc hại môi trường ra khỏi máu của bạn như trung hòa các kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất hóa học khác.
AloBacsi.vn
Theo Tiền phong
Theo Tiền phong
************************************************************
Phòng ngừa và khắc phục u xơ tử cung với cây Xạ đen
Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng...
Những năm gần đây, cây xạ đen (Hòa Bình) được giới y khoa Việt Nam quan tâm nghiên cứu nhiều hơn và đã khẳng định được tác dụng của loại cây này trong việc hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
Từ y học cổ truyền…
Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt trong việc ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Cây Xạ đen cũng có tác dụng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, thông kinh, lợi niệu…
… tới y học hiện đại
Y học hiện đại cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về công dụng của cây xạ đen. Các nghiên cứu cho thấy, cây xạ đen có các thành phần hóa học chủ yếu là: flavonoid, saponin triterpenoid, sterol. Trong đó, flavonoid là chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư; saponin triterpenoid có tác dụng chống nhiễm khuẩn… Các hoạt chất chống ung thư của cây Xạ đen được coi là mạnh nhất trong các loại dược liệu có hoạt chất chống ung thư.
Ngoài ra, qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư, các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, một số nghiên cứu còn cho thấy, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin có thể kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất lấy từ cây trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.
Với những công dụng hữu ích trên, hiện nay cây xạ đen đang được chú ý quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bảo tồn, nghiên cứu và sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa ung thư và nhiều bệnh khác.
Từ y học cổ truyền…
Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt trong việc ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Cây Xạ đen cũng có tác dụng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, thông kinh, lợi niệu…
… tới y học hiện đại
Y học hiện đại cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về công dụng của cây xạ đen. Các nghiên cứu cho thấy, cây xạ đen có các thành phần hóa học chủ yếu là: flavonoid, saponin triterpenoid, sterol. Trong đó, flavonoid là chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư; saponin triterpenoid có tác dụng chống nhiễm khuẩn… Các hoạt chất chống ung thư của cây Xạ đen được coi là mạnh nhất trong các loại dược liệu có hoạt chất chống ung thư.
Cây xạ đen – hỗ trợ điều trị & ngăn ngừa hiệu quả u xơ tử cung, u nang buồng trứng
Với những công dụng hữu ích trên, hiện nay cây xạ đen đang được chú ý quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bảo tồn, nghiên cứu và sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa ung thư và nhiều bệnh khác.
AloBacsi.vn
Theo Tuổi trẻ
Theo Tuổi trẻ
************************************************************
Đậu bắp chữa rối loạn cương dương
Uống nước đậu bắp luộc hàng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh.
Đậu bắp còn gọi là mướp tây, bắp chà, tên khoa học Abelmoschus esculentus, thuộc họ Malvaceae. Đậu bắp có thể cao trên 2m, lá dài và rộng khoảng 10-20 cm, xẻ thùy chân vịt với 5-7 thùy.
Hoa đường kính 4-8 cm, với 5 cánh hoa màu trắng hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa. Quả là dạng quả nang dài tới 20 cm, chứa nhiều hạt.Từ lâu, dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng thân, lá và quả non đậu bắp để trị các chứng tiểu khó, bệnh lậu; rễ và lá non chữa ho khan, viêm họng...
Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cả ung thư. Uống nước đậu bắp luộc hàng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh.
Đậu bắp còn có tác dụng chống bệnh tiểu đường vì chất xơ trong đậu bắp có thể làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Tác dụng kiểm soát lipit nhờ chất xơ hòa tan được gọi là Pectin có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu... Sau đây là một số tác dụng của đậu bắp:
- Giúp sáng mắt, đẹp da: Đậu bắp có chứa nhiều sinh tố A nên giúp phòng ngừa các căn mệnh về mắt và da, giúp duy trì thị lực tốt cũng như mang lại cho cơ thể một làn da tươi nhuận.
- Giúp hạ mỡ máu: Ăn đậu bắp thường xuyên góp phần kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể, bởi trong trái đậu bắp có chứa các dưỡng chất thiết yếu có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol trong máu.
- Phòng và chữa táo bón và các bệnh về dạ dày: Đậu bắp rất nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón, bệnh trĩ, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.
- Giúp tóc xanh, bóng mượt: Cắt đậu bắp thành những miếng nhỏ rồi đun sôi và để nguôi. Sau đó, trộn nước đậu bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên mái tóc như là hỗn hợp dầu gội đầu. Khoảng 20 phút sau thì gội đầu với nước sạch.
- Giúp ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi: Đậu bắp cũng chứa nhiều axit folic rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic rất quan trọng vì chất này giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
- Giúp cải thiện sinh lý cho quý ông: Một nghiên cứu gần đây cho hay, đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng cho quý ông.
Tuy nhiên, đậu bắp có tính mát. Những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, không nên dùng đậu bắp và khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.
AloBacsi.vn
Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp
Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp
************************************************************
Thực đơn tốt cho người sa dạ dày
Sa dạ dày thường gặp ở người suy nhược cơ thể và mất sức. Cơ dạ dày giãn ra, dạ dày sa xuống, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Người bệnh thường có triệu chứng kém ăn, đầy bụng, đau vùng bụng trên, tiêu hóa kém... Một số người còn bị chóng mặt, hoa mắt, mất sức, rối loạn thần kinh thực vật (dẫn đến ra mồ hôi tay chân). Dưới đây là một số món ăn có tác dụng dưỡng vị hỗ trợ điều trị cho người bệnh sa dạ dày.
Bài 1: Dạ dày bò 200g, chỉ xác (sao) 10-20g, sa nhân 2g. Cách làm: Dạ dày bò sau khi rửa sạch cắt sợi, cùng chỉ xác và sa nhân cho vào nồi đất đun lửa to cho sôi sôi, sau đó hạ lửa nhỏ tiếp tục nấu đến chín, nêm nếm gia vị. Ăn liền tục trong 5 ngày.
Hoặc dạ dày bò 1 cái, đương quy 180g, một ít rượu, gia vị. Cách làm: Dạ dày bò rửa thật sạch, cắt thành lát nhỏ, cùng đương quy cho vào nồi đất, thêm nước lượng vừa, sau khi đun to lửa cho sôi, thêm rượu, hạ lửa nhỏ tiếp tục nấu cho đến khi canh đậm thịt nhừ, nêm nếm gia vị. Món ăn này thích hợp cho người bệnh sa dạ dày có triệu chứng đau.
Canh gà mái tơ, gừng khô tốt cho người bệnh sa dạ dày. Ảnh: MH
|
Bài 2: Dạ dày lợn 1 cái, hoàng kỳ 200g, trần bì (vỏ quýt) 30g. Cách làm: Dạ dày lợn rửa sạch cắt sợi, sau đó cho thêm hoàng kỳ và vỏ quýt, thêm nước lượng vừa để nấu cho đến khi chín nhừ thì tắt lửa. Chia 2 lần dùng hết trong ngày, 10 ngày là một liệu trình.
Hoặc dạ dày lợn 1 cái, hoàng kỳ 20 - 30g, tiêu sọ 15g. Cách làm: Dạ dày lợn rửa sạch cắt lát, sau đó cùng hoàng kỳ, tiêu sọ cho vào nồi nước nấu chín, chia 2 hay 3 lần dùng trong ngày, 10 ngày là một liệu trình, bài thuốc này có tác dụng dưỡng vị bổ khí.
Bài 3: Sơn tra 15g, chỉ xác 15g. Sơn tra sau khi rửa sạch cùng chỉ xác cho vào nồi nấu, sau khi sôi hạ lửa nhỏ nấu tiếp sau đó bỏ bã lấy nước. Cách dùng:Mỗi ngày 1 chén, chia 2 lần dùng. Dùng trong 3 - 5 ngày.
Bài 4: Nhân sâm, sinh khương (gừng tươi), phục linh, trần bì (vỏ quýt) mỗi thứ 3g, thương truật 9g, chỉ thực 1,5g. Tất cả nguyên liệu trên cùng cho vào nồi đất, dùng nước lượng vừa để nấu, sau khi đun lửa to cho sôi thì hạ lửa vừa tiếp tục nấu đến khi chín mềm. Chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng liên tục trong 5 ngày.
Bài 5: Gà tơ 1 con, can khương (gừng khô), công đinh hương, sa nhân (mỗi thứ 3g). Gà tơ làm sạch. Can khương, công đinh hương, sa nhân cho vào túi vải buộc lại, rồi cho túi thuốc này và gà tơ vào nồi tiềm cách thủy, chia 2 lần ăn hết trong ngày, có tác dụng dưỡng vị ích khí.
Hoặc gà mái tơ 1 con, chích hoàng kỳ 100g, gừng, hành, rượu trắng, tiêu lượng vừa đủ. Gà mái rửa sạch bỏ nội tạng và đầu móng, đưa hoàng kỳ nhét vào bụng gà, dùng chỉ khâu lại, cho vào chiếc thố, cho nước dùng, gừng, hành, rượu, gia vị, đun lửa to chưng cách thủy trong 2 giờ, sau cùng rắc một ít bột tiêu. Có tác dụng trị sa dạ dày và triệu chứng đau dạ dày do lạnh.
AloBacsi.vn
Theo BS Lê Nam - Sức khỏe & Đời sống
Theo BS Lê Nam - Sức khỏe & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét