Đông Y - Bài Thuốc Quanh Ta

Cà chua chữa viêm gan mãn tính

Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.

Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ cà (Solanaceae). Quả cà chua mọng nước, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: Tròn, dẹt, có cạnh, có múi… Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua.
Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.
Công dụng chính của cà chua là ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng… rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Sau đây là một số công dụng của cà chua.
1. Phòng ung thư: Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú...
2. Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
3. Tốt cho người viêm thận: Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.
4. Bảo vệ tim mạch: Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.
5. Chữa bí đại tiện, thiếu máu: Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 quả.
6. Chữa bỏng lửa: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.
7. Chống lão hóa: Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.
8. Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.
9. Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 - 3 lần uống trong ngày
10. Chữa tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 - 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.
11. Chữa chảy máu chân răng: Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 1 - 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.
12 . Làm làn da mịn màng, tưới sáng: Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C...có tác dụng làm da mịn màng, tươi sáng nên cà chua được các nhà thẩm mỹ chiếu cố chế "mặt nạ" dưỡng da.
AloBacsi.vn 
Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp


************************************************************


Cậu nhỏ khó "lên"... ăn gì cho "sung mãn"?

Nam giới suy giảm khả năng tình dục có nhiều biểu hiện: dương vật không cương do không ham muốn, ham muốn nhưng không "lên" được, hay cương khi được kích thích, nhưng nhanh chóng ỉu xìu.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

- Sự thiếu hụt hormon testoterone (nội tiết tố nam), thường thấy ở người bị teo tinh hoàn (thường do quai bị), suy tuyến yên, u tuyến yên hoặc có bệnh làm tăng oestrogen (hormon nữ).

- Các dây thần kinh chi phối khả năng tình dục bị tổn thương, xảy ra ở người nghiện rượu, thuốc lá, ma túy hoặc người bị bệnh tiểu đường.

- Có tổn thương tủy sống, phải trải qua các phẫu thuật vùng bẹn và tiểu khung; hoặc mắc các bệnh như tai biến mạch máu não, động kinh, tụ máu dưới màng cứng.

Theo Đông y, chứng bất lực được điều trị theo phép "bổ thận" vì thận là cội nguồn của tạng phủ, là gốc của 13 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh, là bể chứa của tinh huyết. Các bài thuốc chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh… của Đông y đều nhằm tác động đến tạng này.

Đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương dưới đây để hỗ trợ điều trị:

Bài 1: nhục thung dung 20g, thận dê 1 quả. Thận dê làm sạch sau đó thái mỏng ướp mắm muối rồi cho nhục thung dung vào, đổ nước vừa phải, hầm cách thủy 1 tiếng. Món này ăn bổ thận khí, ích tinh huyết, tráng dương. Ai bị "khoản kia" ỉu, mỏi gối, đau lưng, tiểu tiện ban đêm nhiều lần do thận hư gây nên phải ăn món này. Cần ăn từ 7-14 ngày.

Bài 2: tôm nõn 250g, rau hẹ 200g. Dùng dầu vừng xào to lửa, khi chín cho thêm gia vị mắm muối vừa đủ rồi ăn với cơm. Cần ăn liên tục 7 ngày, có tác dụng bổ thận tráng dương.

Bài 3: gan dê 200g, rau hẹ 200g. Gan dê thái mỏng, cho dầu vừng vào xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, ăn liền 7 ngày. Tác dụng ôn thận, cố tinh, ích huyết, dưỡng gan cơ thể cường tráng sinh lực dồi dào.

Bài 4: thận dê 1 đôi, cà dê 1 cái, nhục thung dung 15g, khởi tử 15g, ba kích 15g, sơn dược 15g, thục địa 15g, táo tàu 15g. Cho vào nồi đất hầm cách thủy 1 tiếng. Tác dụng ích tinh, bổ huyết, tráng dương, bổ thận khí, cơ thể cường tráng, tăng cường trí nhớ.

Bài 5: hải mã 10g, tơ hồng 15g, sơn dược 15g, thục địa 15g, dâm hương hoắc 15g. Sắc đặc uống 7 ngày, mỗi ngày 1 thang. Tác dụng: bồi bổ thận khí, chữa bệnh cương cử kém, tiểu đêm nhiều lần.

Cà rốt hầm thịt dê ôn thận, cố tinh, tăng cường sinh lực.

Bài 6: cà rốt 500g, thịt dê 500g. Hầm nhừ mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày. Tác dụng ôn thận, cố tinh, cường tráng sinh lực dồi dào.

Bài 7: cá chép 1 con (0,5-1kg), vừng đen 50g, gạo nếp 100g. Nấu cháo, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày. Tác dụng bổ thận tráng dương, mạnh khỏe trẻ trung lâu dài.

AloBacsi.vn
Theo Lương y Vũ Quốc Trung - Sức khỏe & Đời sống


************************************************************

Hạt tơ hồng - Vị thuốc của quý ông

Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền với tên gọi là thỏ ty tử được thu hái ở quả chín, đem về sàng sẩy cho hết tạp chất rồi phơi khô.

Dược liệu thỏ ty tử có vị ngọt nhạt, hơi cay, không mùi, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ can thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu nhuận tràng... dùng thích hợp cho những quý ông yếu sinh lý, di tinh. Dưới đây là một số cách dùnghạt tơ hồng chữa bệnh.

Hạt tơ hồng - Vị thuốc của quý ông 1
Chữa di tinh: thỏ ty tử, khiếm thực, cúc hoa vàng, hoài sơn, đỗ đen, mỗi vị 20g, thục địa 40g. Sắc uống ngày một thang.
Hoặc dùng bài: thỏ ty tử 12g, thục địa, cao ban long, mỗi vị 10g; câu kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, phụ tử chế, hoài sơn mỗi vị 8g, sơn thù 6g; nhục quế 4g. Tán bột, làm viên, uống mỗi ngày 10-20g.
Chữa liệt dương: thỏ ty tử 60g, lộc giác sương 100g, phá cố chỉ 60g, phục linh 60g, bá tử nhân 60g, thục địa 100g. Tất cả phơi hoặc sấy khô, giã nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 20-30g.
Hạt tơ hồng - Vị thuốc của quý ông 2
Hoặc dùng bài: thỏ ty tử 10g, tiên mao 10g, câu kỷ tử 9g, ngũ vị tử 9g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 200ml nước sắc còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.
Chữa đái đục háo khát: thỏ ty tử 20g, mạch môn 10g. sắc uống ngày 1 thang.
Chữa đau lưng mỏi gối: thỏ ty tử 12g, cẩu tích, hoài sơn, mỗi vị 20g; bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng, mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương, mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.
Thuốc bổ thần kinh: thỏ ty tử 1.000g, thân cây ớt làn lá to 1.000g, hà thủ ô đỏ 1.000g, ba kích 500g, lạc tiên 500g, đỗ đen 500g (sao cháy). Các dược liệu thái nhỏ, nấu với 2 lần nước, rồi cô lại còn 700ml dung dịch. Lọc bỏ bã thêm 300ml sirô để được 1 lít thành phẩm. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.
Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi: thỏ ty tử, hà thủ ô, huyết giác, hoài sơn, đỗ đen (sao cháy), mỗi vị 100g, vừng đen 30g, ngải cứu 20g, gạo nếp (rang vàng) 10g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, tán bột, rây mịn, trộn với mật làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 10-20g.
AloBacsi.vn
Theo DS. Hữu Bảo - Sức khỏe & Đời sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét