Đông Y - Bài Thuốc Quanh Ta

Bài thuốc phòng, chữa bệnh đường hô hấp

Mùa lạnh, thường gặp nhất là bệnh đường hô hấp, nhất là người cao tuổi và trẻ em. Dưới đây là một số bài thuốc giúp phòng và chữa bệnh.

Rau tần dầy lá (còn gọi là rau thơm lông): Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi phế, trừ đờm, giải cảm, phát hãn. Dùng tươi (5-10 lá) mỗi ngày, nhai sống với tí muối, giã lấy nước uống hoặc hãm nước sôi, hoặc chưng với vỏ quýt, gừng, đường phèn, chữa ho, viêm họng, khan tiếng, cảm cúm, sổ mũi.
Trẻ bị ho do viêm họng nên lấy 4 - 5 lá cắt nhỏ chưng cách thủy với vài hạt đường phèn rồi lấy nước cho trẻ uống từng chút, chia nhiều lần trong ngày.
Rễ cây đậu săng (còn gọi là đậu cọc rào): Có vị đắng, tính mát, tác dụng ấm phổi, trợ tiêu hóa, thông huyết mạch. Lấy 10g rễ đậu săng, thêm 10g sài đất, 10g kim ngân hoa, rồi nấu chung trong khoảng 200ml nước, sắc cạn còn 1/2, thêm ít đường phèn cho trẻ dễ uống.

Cây thuốc giòi (còn gọi là cây bọ mắm): Chữa cảm, ho, viêm họng, lấy khoảng 8 - 16g khô (50g lá tươi), nấu nước cho trẻ uống mỗi ngày.
Rau tía tô: Có thể dùng lá hoặc hạt tía tô sắc lấy nước uống chữa ho khò khè ở trẻ nhỏ, 10g mỗi ngày.
Gừng: Gừng tươi (sinh khương) giã lấy nước uống, ngày 6-10g; rượu gừng 10%, ngày uống 2-5ml; xirô gừng phối hợp quả chanh, củ sả mỗi thứ 10g, muối 5g và đường đủ cho 100ml, ngâm trong 3 ngày, lọc vào lọ kín, uống chữa ho, ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 muỗng canh.
Sả: Trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh và lá bạc hà. Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, khiến người bệnh dễ hít thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho trong mùa lạnh rất tốt.

AloBacsi.vn
Theo DS Lê Kim Phụng - Kiến thức


************************************************************

Hoa đu đủ chữa ho

Cháu nhà tôi bị ho, có người mách dùng hoa đu đủ cho cháu uống nhưng tôi không biết dùng loại hoa gì và cách thức dùng ra sao? - Nguyễn Thị An (Hà Nội).



Trong y học cổ truyền, ho thuộc phạm vi chứng khái thấu và để giải quyết chứng bệnh này có một cách thức rất độc đáo được sử dụng là dùng các loại hoa để làm thuốc giảm ho, trong đó có hoa đu đủ.
Cách làm như sau: Hoa đu đủ đực 20g đem hấp với đường phèn lượng vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể kết hợp hấp thêm với lá hẹ 10g, hạt chanh 10g. Để chữa ho gà dùng hoa đu đủ đực 20g, trần bì 20g, tang bạch bì tẩm mật 20g, bách bộ 12g, phèn phi 10g, tất cả sấy khô tán bột thật mịn. Trẻ em 1 - 5 tuổi mỗi lần uống 1-4g, 6-10 tuổi mỗi lần uống 4-8g, mỗi ngày 3 lần.

AloBacsi.vn 
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn - Kiến thức


************************************************************


6 thực phẩm đối phó với bệnh nấm candida

Nấm candida là bệnh mà phần lớn phụ nữ cũng như nam giới đều dễ mắc phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chúng bằng thực phẩm.

Nấm Candida là một loại nấm men, ký sinh trong cơ thể ở những chỗ ấm, ẩm ướt như miệng, ruột, âm đạo, trên bao quy đầu chưa cắt của nam giới. Một lượng nhỏ nấm candida được tìm thấy trong miệng và ruột giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Sự cân bằng loại nấm này sẽ giúp các cơ quan hoạt động bình thường. Nhưng, nếu số lượng nấm candida thay đổi do các yếu tố thuận lợi như thức ăn, thuốc hoặc điều kiện thời tiết, chúng sẽ xâm nhập vào máu và giải phóng độc tố dẫn đến rò ruột và sinh ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể.
Khi bị nấm candida, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như thèm đường, ngứa ngáy, mệt mỏi, khí hư ra nhiều, thay đổi tâm trạng và những biểu hiện tương tự như sưng, viêm, đau rát khi quan hệ tình dục, tiểu buốt… Hãy kiểm soát số lượng nấm candida bằng những thực phẩm dưới đây, theo MagforWomen.
nam-7381-1382951876.jpg
Ảnh minh họa: MagforWomen
1. Hành tây
Hành tây không chỉ là nguyên liệu tốt cho món salad và các món ăn khác, nó còn được dùng như một loại thuốc. Các đặc tính chống vi khuẩn, chống ký sinh trùng và chống nấm mạnh của hành tây làm cho nó trở thành loại thực phẩm tuyệt vời chống lại bệnh nấm candida. Một người bị nấm candida sẽ tích nước trong cơ thể và hành tây có tác dụng loại bỏ chất lỏng dư thừa đó.
2. Tỏi
Tỏi được xem là loại thuốc tốt nhất khi nói đến việc "chiến đấu" chống lại nấm candida. Lượng lưu huỳnh và các hoạt chất allicin trong tỏi là những chất chống nấm tự nhiên. Nó đồng thời giữ lại các vi khuẩn có lợi trong ruột. Tỏi tẩy ruột kết, giúp giải độc trong cơ thể.
3. Dầu dừa
Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách chiến đấu chống lại nấm candida là những gì dầu dừa có thể làm cho bạn. Axit lauric và axit caprylic trong dầu dừa chấm dứt sự phát triển quá mức của nấm Candida bằng cách giết chết chúng.
4. Các loại rau họ cải
Các loại rau cải như bắp cải, rau arugula, củ cải, bông cải xanh và cải bruxen có chứa lưu huỳnh, nitơ và những hợp chất isothiocyanates giúp chống lại các tế bào ung thư phát triển.
5. Giấm táo
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng giấm táo có enzyme giúp phân hủy các loại nấm men, trong đó có nấm candida.
6. Rong biển
Rong biển là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, hoạt động mạnh trong việc chiến đấu chống lại nấm candida. Hầu hết bệnh nhân bị nấm candida bị cường giáp, vì vậy rong biển giàu iốt giúp cân bằng tuyến giáp. Nó cũng giúp loại bỏ các chất ô nhiễm độc hại ra khỏi cơ thể và làm sạch ruột.
Ngoài việc sử dụng những thực phẩm trên, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm lên men, bánh mì và những loại men khác có trong trà, cà phê, nước trái cây và các loại nấm khác để cơ thể sớm phục hồi.
AloBacsi.vn
Theo Lan Lan - VnExpress


************************************************************

Gừng dại trị các chứng trúng gió, chóng mặt

Theo y học cổ truyền, gừng dại có vị đắng, cay, tính ấm, với công năng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết,.. chủ trị các chứng trúng gió, chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu...

Cây gừng dại hay còn gọi là ngải mặt trời, riềng dại, gừng giềng, gừng gió, ngải xanh; mai gan, người Tày gọi là khinh keng. Tên khoa học Zingber zerumbe (L) sm, họ gừng (Zingiberaceae).
Là loại cây cao khoảng từ 1 - 1,3m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh. Khi còn non củ màu vàng, thơm, càng già củ càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, thơm ngọt dễ chịu. Lá mọc xếp lớp, không cuống, thuôn dài, đầu nhọn, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới hơi nhạt, bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông… Hoa ra vào tháng 5 - 6, cụm hoa phủ đầy vảy, mép có mang lông, hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen có áo hạt mềm màu trắng. Cây mọc hoang ở khắp nơi trong rừng, nơi đất ẩm ướt, mát ở bìa rừng hay dọc theo ven suối nơi đất núi rậm rạp.
Theo y học cổ truyền, gừng dại có vị đắng, cay, tính ấm, với công năng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết,.. chủ trị các chứng trúng gió, chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, khiến da dẻ trở nên hồng hào...
Gừng dại trị các chứng trúng gió, chóng mặt 1
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
Chữa cảm lạnh: Lấy thân củ gừng dại 30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu chắt lấy nước uống, ngày 3 lần, dùng liền 2 ngày.
Kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng: Lấy thân rễ gừng dại xắt mỏng với lượng từ 50g tươi cho vào 650ml rượu trắng, ngâm trong 15 - 20 ngày là dùng được. Gạn lấy nước rượu uống mỗi ngày 1 lần (20ml) uống trước bữa ăn. Những người mắc bệnh gan mạn tính không dùng.
Gừng dại trị các chứng trúng gió, chóng mặt 2
Chữa chứng tê chân do lạnh: Dùng gừng dại giã nhỏ cho chút rượu rồi chưng nóng lấy bã xoa xát khắp người.
Chữa hôi nách:Gừng dại 20g, long não 4g. Gừng dại phơi khô, tán thành bột mịn cùng với long não. Trộn đều, xoa bột vào nách ngày hai lần sau khi đã rửa sạch sẽ.
Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính: Gừng dại 100g tươi, để nguyên vỏ rửa sạch, thái mỏng, cho vào ấm đất, đổ 500ml nước sắc nhỏ lửa còn 150ml cho ra, đổ thêm 400ml nước đun nhỏ lửa còn 150ml, trộn 2 thuốc với nhau, chia làm 3 lần uống trong ngày. 3 tuần một liệu trình. Chú ý, người bệnh cần phải ăn nhạt, hạn chế ăn các loại hoa quả chín giàu kali như chuối vì sẽ gây đầy bụng, kiêng rượu, bia, không ăn mỡ động vật, ăn ít dầu thực vật.
AloBacsi.vn
Theo Lương y Hữu Đức - Sức khỏe & Đời sống


************************************************************


Gà hầm tam thất tốt cho phụ nữ sau sinh

Tôi nghe nói phụ nữ sau khi sinh ăn gà hầm tam thất rất tốt. Xin Quý báo cho biết cách sử dụng thế nào. Nguyễn Ngọc Huyền (Hòa Bình).

Trong y học cổ truyền, tam thất là một trong những vị thuốc quý, có công dụng hóa ứ cầm máu, bổ huyết hoạt huyết và giảm đau. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt gà có công dụng ích ngũ tạng, bổ hư tổn, kiện tỳ vị và cường gân cốt. Gà non hầm với tam thất tạo nên món ăn thuốc có công dụng ích ngũ tạng, bổ khí huyết, cường gân cốt, hoạt huyết chỉ huyết và giảm đau.

 Gà hầm tam thất tốt cho phụ nữ sau sinh 1
Gà hầm tam thất có tác dụng bổ huyết, cầm máu, giảm đau
Người phụ nữ sau khi sinh con, dù ít hay nhiều đều lâm vào tình trạng khí hư huyết thiểu, nhất là với những người vốn dĩ đã suy yếu lại sinh con nặng cân, hoặc phải mổ lấy thai thì tình trạng hư tổn lại càng trầm trọng. Thêm nữa, sau khi sinh, huyết hôi thường chưa sạch, bộ phận sinh dục bị thương tổn ít nhiều nên triệu chứng đau nhức tại chỗ và toàn thân là khó tránh khỏi. 
Bởi vậy, việc bồi bổ cơ thể, ích khí dưỡng huyết, hoạt huyết khứ ứ, trừ huyết hôi chưa dứt, giảm đau chống viêm là hết sức cần thiết. Trong trường hợp này, gà non hầm tam thất là một trong những phương thuốc rất phù hợp, hơn nữa lại được sử dụng dưới dạng món ăn nên rất hấp dẫn, dễ dùng và dễ được các sản phụ chấp nhận.
Cách dùng như sau, chọn loại gà mới lớn, nặng chừng trên dưới 500g, làm sạch, tam thất chọn loại to, chắc 100g, thái phiến, sao thơm. Mỗi lần dùng 10g tam thất cho vào trong bụng gà rồi đem hầm cách thủy cho chín, ăn cả tam thất cùng thịt gà. Mỗi tuần nên ăn 2 lần, liên tục trong 2 - 3 tháng.
AloBacsi.vn
Theo BS Thanh Lan - Sức khỏe & Đời sống


************************************************************

Lợi ích tuyệt vời từ rau diếp

Rau diếp là loại rau thuộc họ cúc ăn rất giòn và thường được dùng ăn sống. Rau diếp không chỉ tốt cho mắt và xương mà nó còn cải thiện khả năng sinh sản….

Nguồn vitamin A phong phú

Rau diếp sống có chứa rất nhiều vitamin A và beta-caroten (beta-caroten chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể). Vitamin A giúp duy trì làn da tương trẻ bằng cách thúc đẩy các màng nhầy và cũng giúp duy trì thị lực tốt.

Ngăn ngừa thoái hoá điểm vàng liên quan đến tuổi tác


Rau diếp có chứa zeaxanthin giúp cải thiện thị lực. Zeaxanthin có tính chống oxy hoá và cũng giúp ngăn ngừa thoái hoá điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Ăn rau diếp giúp bạn phòng ngừa đục thuỷ tinh thể. Ngoài ra, các chất flavonoid trong rau diếp giúp ngăn ngừa ung thư phổi và miệng.


Xây dựng xương chắc khoẻ
Rau diếp có chứa vitamin K giúp tăng cường hoạt động osteotrophic trong xương và giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương. Vitamin K cũng làm giảm tổn thương của thần kinh ở não, do đó nó giúp phòng chống bệnh Alzheimer.

Cải thiện khả năng sinh sản


Rau diếp tươi có chứa folate và vitamin C rất dồi dào. Folate có khả năng giảm nguy cơ biến chứng cho thai nhi giúp cho thai nhi khoẻ mạnh. Folate cũng được biết đến có thể cải thiện sức khoẻ sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ. Vitamin C trong rau diếp giúp cải thiện hệ miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng.

Nguồn vi khoáng tuyệt vời


Rau diếp có chứa các vi khoáng quan trọng như: sắt, mangan, đồng, canxi, magiê và kali.

Kali được biết đến có vai trò quan trọng trong việc ổn định huyết áp trong tầm kiểm soát và cải thiện sức khoẻ của tim bằng cách điều chỉnh sự cân bằng của chất dịch trong cơ thể. Canxi giúp tăng cường sức khoẻ cho răng và xương. Đồng và sắt tham gia vào quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể.

Rau diếp là một trong những loại rau là dễ bị phun thuốc trừ sâu và tăng trưởng. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn rửa rau sạch trước khi nấu hoặc ăn sống.

AloBacsi.vn 
Theo Phạm Loan - Dân Việt


************************************************************


Liệu pháp tự nhiên đối phó viêm xoang

Xông các xoang, chườm ấm, đun sôi lá chanh để súc miệng... là những biện pháp tốt cho bệnh nhân viêm xoang.

Ăn để viêm loét dạ dày - tá tràng không nặng thêm

Bệnh loét tá tràng gặp nhiều gấp 4 lần loét dạ dày, nhưng loét tá tràng thường là loét lành tính, còn loét dạ dày một số trường hợp diễn biến đến ác tính.

Bệnh loét dạ dày - tá tràng khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Tỉ lệ mắc bệnh ở các nước là 5-10% dân số và trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh loét dạ dày - tá tràng là 10%. Bệnh loét tá tràng gặp nhiều gấp 4 lần loét dạ dày, nhưng loét tá tràng thường là loét lành tính, còn loét dạ dày một số trường hợp diễn biến đến ác tính.
Triệu chứng thường thấy khi viêm loét dạ dày - tá tràng là: vùng bụng trên (thượng vị) đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm. Bệnh nhân có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Người bệnh thường bị đau khi công việc căng thẳng, lo lắng nhiều, buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, không được nghỉ ngơi. Khi ăn vào, cơn đau có thể dịu đi nếu là loét dạ dày. Tuy nhiên, nếu là loét tá tràng có thể sau ăn lại đau tăng.
Ăn để viêm loét dạ dày - tá tràng không nặng thêm 1
Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn những thức ăn mềm như cháo thịt băm
Chế độ ăn trong bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng theo tiêu chí nương nhẹ chức năng dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, giảm kích thích, để vết thương chóng lành và giảm đau.
Nguyên tắc của chế độ ăn: Dùng thức ăn có tính chất bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày như gạo tẻ, bánh mỳ. Thức ăn phải mềm, được chế biến nhừ, ít có tác dụng cơ giới bằng cách hạn chế thực phẩm có nhiều sợi xơ, không nên để thức ăn nóng quá hay lạnh quá. Ăn những thức ăn giảm tiết dịch vị: chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị; thịt nạc, cá nạc gây tiết nhiều dịch vị cho nên không ăn quá nhiều thịt, cá, nước dùng thịt. Ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ. Sau khi ăn xong cần có chế độ nghỉ ngơi.
Ăn để viêm loét dạ dày - tá tràng không nặng thêm 2
Những thức ăn nên dùng: Cháo, cơm, bánh mỳ, các loại khoai luộc chín hoặc nấu nhừ; Thịt nạc, cá hấp, luộc, om; Lá rau non: luộc hoặc nấu canh, quả chín ngọt; Đường, sữa, bánh mứt kẹo, mật ong; Thức uống: nước lọc, nước chè xanh.
Thức ăn không nên dùng: Bún, dưa cà, hành muối, các loại thức ăn nguội; Các loại gia vị, nước sốt đậm đặc; Không dùng thức ăn chua, quả chua; Bỏ hẳn rượu, thuốc lá.

AloBacsi.vn 
Theo PGS.TS. Trần Minh Đạo - Sức khỏe & Đời sốngViêm xoang là bệnh khá phổ biến, do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh là nghẹt mũi, nhức đầu dữ dội, đau mặt, chảy nước mũi… Bệnh gây ra nhiều phiền toái rất lớn vì thường kéo dài, phảiđiều trị phức tạp. TheoMedic Magic, bạn có thể thử một vài biện pháp điều trị bệnh tự nhiên, đơn giản, dễ dàng mà không có tác dụng phụ như dưới đây.
Xông xoang bằng tinh dầu bạch đàn
Bạch đàn.
Tinh dầu bạch đàn giúp làm sạch chất nhầy ở khoang mũi. Ảnh minh họa
Nhỏ một vài giọt tinh dầu bạch đàn trong một bát nước nóng. Trùm một chiếc khăn phủ đầu bạn và cái bát, sau đó hít hơi nước bằng mũi. Điều này giúp bạn làm sạch chất nhầy và cảm thấy dễ chịu ngay lập tức.
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
Biện pháp khắc phục đơn giản nhất của bệnh viêm xoang là nghỉ ngơi. Ngủ nhiều như bạn có thể. Điều này giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm và phục hồi nhanh chóng.
Uống nhiều nước
nuoc-trai-cay.jpg
Uống nhiều nước như nước ép trái cây và nước. Nước là biện pháp khắc phục tốt nhất để rửa sạch các chất nhầy. Chính những chất nhầy này khiến ta khó thở, khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần tránh uống rượu, nếu không bệnh của bạn sẽ trầm trọng hơn.
Chườm ấm
Đắp khăn ướt ấm xung quanh mũi, đầu, mặt và mắt để giảm đau, giúp chất nhầy dễ thoát hơn.
Dầu dưỡng lá chanh
tinh-dau-la-chanh_1382621447.jpg
Lá chanh chống lại vi trùng gây bệnh xoang hiệu quả
Bạn có thể đun sôi lá chanh khô khoảng 10 phút. Sau đó lọc hỗn hợp và sử dụng dung dịch này để súc miệng. Nó là sự cứu trợ tuyệt vời với những ai bị viêm xoang.
Ngoài các biện pháp nói trên, bạn cũng cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
AloBacsi.vn 
Theo Hằng Nguyễn - VnExpress


************************************************************

Rau dền chữa huyết áp cao

Dền tía vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị nọc ong, rắn rết, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm gan vàng da.

Rau dền có nhiều loại. Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, dền canh; đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Loại lá bé có màu xanh là dền trắng, dền xanh hay dền cơm. Rau dền gai mọc hoang. 
 
Rau dền giàu vitamin A, B, C, PP và chứa gần 10 axit amin cần thiết nhưng loại rau này tính lạnh, dễ gây đi ngoài (nhất là loại tía), nên không dùng cùng với các thức ăn có tính lạnh như tiết, ba ba. 

Cây dền tía là loại thức ăn thông dụng. Thân và lá thường làm thức ăn luộc, nấu canh. Dền tía vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị nọc ong, rắn rết, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm gan vàng da. Để chữa bệnh hậu sản, dùng dền tía nấu canh hoặc xay lấy nước nấu cháo. 

Để phòng chữa dị ứng, giảm tác hại của xạ trị, phóng xạ, lấy rau này thái nhỏ, đun sôi 300ml nước rồi cho vào; khi sôi lại thì cho 50g gan lợn thái miếng đã được ướp gia vị và xào với tỏi sẵn. Nếu phòng bệnh thì ăn 2 - 3 lần/tuần, còn chữa trị thì ngày một lần. 

Rau dền cơm dùng để luộc, xào, nấu canh ngọt hơn dền tía; làm thuốc tương tự dền tía nhưng rau có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm bàng quang. Để chữa bệnh táo bón, huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt, nóng phừng mặt, lấy 250g dền cơm luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm. Hạt dền cơm có vị ngọt, tính lạnh. Để mát gan, trừ phong nhiệt, chữa mắt kém, dùng bài thuốc: Bột hạt dền uống với nước sắc hạt muồng 

ngủ (thảo quyết minh) 12g. Để lợi tiểu, dùng nước sắc hạt dền 20g. Hạt dền còn có ích cho khí lực, thông đại tiểu tiện, trừ giun đũa. 

Lá dền gai giã nát, thêm nước, chắt nước uống, đắp bã để chữa rết cắn, ong đốt lở ngứa. Toàn cây cây chứa nhiều muối kali nên lợi tiểu, chữa sốt. Lá dền gai chữa viêm phổi, lỵ, giã nát đắp chữa bỏng, nhọt mưng mủ. 

AloBacsi.vn 
Theo BS Trần Tuấn Khanh - Kiến thức


************************************************************


Bài thuốc từ lá cà ri

Không chỉ là gia vị làm tăng hương thơm và sức hấp dẫn cho món ăn, lá cà ri còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.



    Ảnh minh họa: internet
    • Trị chứng tiêu chảy: lá cà ri dồi dào chất alkaloid carbazole đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiêu chảy. Để điều trị bệnh này, bạn chỉ cần giã nát lá cà ri rồi vắt lấy nước uống trực tiếp.
    • Khó tiêu, buồn nôn: lá cà ri còn có thể khắc phục chứng khó tiêu và buồn nôn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần ép lấy nước cốt lá cà ri trộn với nước ép chanh tươi và đường vào rồi uống.
    • Lá cà ri cũng rất hữu ích trong việc cải thiện thị lực, ngăn chặn đục thủy tinh thể mắt vì nó chứa nhiều vitamin A.
    • Lá cà ri rất có lợi cho việc chăm sóc tóc. Bạn chỉ cần lấy nước ép lá cà ri thoa vào tóc và massage da đầu, sau đó gội lại bằng nước sạch thì tóc rất óng mượt, không bị bạc sớm.
    • Lá cà ri cũng có khả năng kiểm soát lượng cholesterol xấu trong máu và giúp cơ thể loại bỏ chất béo không có lợi cho sức khỏe.
    • Một lợi ích khác nữa của lá cà ri là có thể làm giảm các tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân bị ung thư điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị, xạ trị.
    • Lá cà ri cũng là thức ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm lượng triglycerid và cholesterol trong máu, giúp người bệnh giảm cân.

    Ảnh: flickr.com
    • Lá cà ri có khả năng ngăn ngừa ung thư nhờ chất ancaloit và chất chống ôxy hóa mạnh mẽ đồng thời, bảo vệ tế bào gan và tăng cường thải độc cho gan, cải thiện hệ tiêu hóa. Dịch chiết từ rễ cây cà ri còn có tác dụng bổ thận, chữa các chứng đau và các rối loạn có liên quan tiết niệu và sinh dục.
    • Đối với phụ nữ mang thai bị nghén, hãy trộn một muỗng cà phê nước ép từ lá cà ri với một muỗng cà phê mật ong cùng nửa muỗng cà phê nước cốt chanh để kiểm soát cơn buồn nôn.
    • Ngoài ra, bạn cũng có thể vò nát lá cà ri để làm thuốc đắp lên chỗ bị bỏng và vết bầm tím sẽ giúp mau lành vết thương.
    AloBacsi.vn 
    Theo Đình Huệ - Phụ nữ online


    ************************************************************








    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét