Cây thuốc mới chữa đau dạ dày, đại tràng
Nhờ cây Xăng-sê mà có người đau dạ dày và đại tràng triền miên, chạy chữa nhiều nơi không khỏi, đã đỡ hẳn mấy năm nay.
Cách đây hơn 5 năm, có lần đến nhà anh bạn là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Nhơn, Hòa Vang, tôi thấy một cây lạ mọc um tùm bên giếng nước. Chủ nhà cho biết đây là "vị cứu tinh" chữa bệnh đau dạ dày (do uống nhiều rượu) trong những năm dạy học ở miền núi Tây Giang, nên "cây thuốc của đồng bào dân tộc đã theo thầy giáo về xuôi". Chỉ cần rửa sạch và nhai sống vài ba lá tươi với một hạt muối là cắt cơn đau liền.
Cây Xăng-sê (Sanchezia speciosa). Ảnh: P.C.T
|
Một lần khác, tại một buổi tiệc cuối năm, tôi gặp cậu em ruột của ông anh cột chèo với tôi, cho biết anh bị viêm loét dạ dày, bệnh viện xét nghiệm nhiều lần, xác định là do vi khuẩn Helicobacter Pylory, nhưng "uống thuốc mấy năm trời tốn hàng đống tiền" vẫn không khỏi, sau nhờ ông bố vợ đi buôn ở miền núi đem về một cây thuốc của đồng bào dân tộc (tôi được cho xem mẫu đúng là cây thuốc nói ở trên), chỉ cần lấy vài lá tươi rửa sạch ăn với chút muối, dùng một thời gian, thế là khỏi hẳn. Kinh nghiệm này đã được một cán bộ ở Chi cục Thuế Hòa Vang có mặt trong buổi tiệc xác nhận là đúng và cho biết đã mách miệng nhiều người dùng, phần lớn đều khỏi bệnh.
Tôi đã gửi mẫu cây thuốc đó cho TS.Võ Văn Chi - tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam để định danh. Thầy Chi trả lời: "Vì cây chưa có hoa nên khó xác định chính xác. Nhưng căn cứ vào màu lá, gân trắng ở giữa và ở cả 2 bên, có thể là Sanchezia speciosa (tạm phiên âm là cây Xăng-sê) thuộc họ Ô rô - Acanthaceae. Hiện chưa có tài liệu về việc sử dụng các loài Sanchezia làm thuốc".
Rất may, trong đợt đi tìm thuốc nam vào đầu năm 2011, khi đến Thoại Nam Phật đường ở Duy Xuyên, tôi gặp lại cây này trong vườn chùa đang trổ hoa. Một cô ở chùa cho biết nhờ cây này mà có người em đau dạ dày và đại tràng triền miên, chữa đông tây nam bắc đủ thứ không khỏi, nay đã đỡ hẳn mấy năm nay. Hỏi cách dùng, ngoài việc ăn sống còn có thể sắc lá khô thay nước chè uống hằng ngày.
Tấm ảnh cây thuốc đang ra hoa đã thành "căn cước" để tôi kết luận chính xác là cây Sanchezia speciosa mà thầy Chi đã nghi ngờ. Và đúng như thầy Chi nói, chúng tôi tra cứu trên mạng tiếng Anh, tiếng Hoa đều thấy cây này trong danh mục cây cảnh, nhưng chưa thấy ở đâu nói đến làm thuốc.
Tình cờ khi đang viết dở bài này, một thạc sĩ ở Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng, đến nhà tôi cho biết từng được một người mách và cho cây thuốc về trồng lấy lá ăn sống chữa hết chứng viêm đại tràng mạn tính. Tôi liền lấy ảnh cây Xăng-sê cho xem và được vị giảng viên vốn là bác sĩ ngoại khoa nhưng rất đam mê thuốc nam này xác định đúng cây thuốc đã dùng.
Thiết nghĩ, rất có thể cây Xăng-sê là cây thuốc mới chữa bệnh đường ruột khá hiệu quả, mong các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu kết luận về tính năng chữa bệnh của cây này để bổ sung kho tàng tri thức về cây thuốc của loài người.
AloBacsi.vn
Theo Phan Công Tuấn - báo Đà Nẵng
************************************************************
Bài thuốc trị bệnh viêm gan
Kinh nghiệm dân gian dùng rất nhiều các thảo dược đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền để chữa trị và có hiệu quả ở một mức độ nhất định.
Chó đẻ răng cưa 20- 40g sắc với 600ml nước lấy 200ml, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể dùng dưới dạng hãm uống thay trà.
Nhân trần 60g, đại táo 250g, đậu xanh 125g sắc uống hằng ngày.
Rễ lúa nếp 100 - 150g cắt vụn, sắc lấy nước chia uống vài lần trong ngày.
Cành và lá liễu tươi 60g sắc với 1.000ml nước lấy 300ml, chia uống vài lần trong ngày.
Bạch linh tán bột 20g, đậu đỏ 50g, ý dĩ 20g. Nấu đậu đỏ và ý dĩ thành cháo rồi cho bột bạch linh vào quấy đều, chế thêm một chút đường trắng, chia ăn 2 lần trong ngày.
Tử hoa địa đinh 30g tán bột, mỗi ngày uống 9g với nước ấm.
Nhân trần 4 phần, hạt dành dành (chi tử) 2 phần, lá mơ lông 2 phần, bông mã đề 2 phần. Tất cả sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày lấy 30g hãm uống thay trà.
Cỏ roi ngựa 60g sắc uống hằng ngày.
Nhân trần 30g, cúc hoa 15g hãm uống thay trà.
Râu ngô, kim tiền thảo, nhân trần, mỗi thứ 9g sắc hoặc hãm uống.
Rễ cây bông 7 cái sắc lấy nước chia uống 2 lần trong ngày.
Ngọn bầu non 50g đem nấu với củ cải và đậu phụ làm canh ăn.
Cỏ lưỡi rắn 500g, nhân trần 150g, cam thảo sống 50g. Tất cả đem sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày dùng 60 hãm uống thay trà.
Ngũ vị tử tán vụn 100g, mỗi ngày uống 5g với nước ấm.
AloBacsi.vn
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn - Kiến thức
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn - Kiến thức
************************************************************
Đặc sản thịt dê hơn Viagra... tăng ham muốn "chuyện ấy"
Thịt dê không chỉ tốt cho nam giới mà cả nữ giới khi bị suy giảm tình dục... Mỗi ngày ăn 1 lần, 7 ngày là một liệu trình - chắc chắn sẽ tăng cường ham muốn.
Thịt dê, vị ngọt tính ấm có công dụng bổ huyết ích khí |
Thịt dê, vị ngọt tính ấm có công dụng bổ huyết ích khí, ôn trung noãn thận, được dùng để chữa các chứng thiếu máu, gầy yếu suy nhược cơ thể, chán ăn, đau bụng do hư hàn, thận dương hư gây đau lưng, mỏi gối, liệt dương, di tinh, di niệu.
Suy nhược cơ thể, đau bụng do hư hàn: Thịt dê 250g thái miếng hầm thật nhừ với 30g đương quy và 15g sinh khương rồi chắt nước cốt để uống.
Tỳ vị hư nhược, chán ăn, nôn và buồn nôn do hư hàn: 250 thịt dê thái vụn rồi nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Liệt dương, di tinh, di niệu, lưng đau gối mỏi do thận dương: 250g thịt dê luộc chín, thái miếng, trộn đều với 150g tỏi giã nát và các gia vị khác vừa đủ rồi ăn.
An thai: Thịt dê 250g, ba kích 15g, đỗ trọng 12g, gừng tươi 5 lát. Cách chế: Thịt dê rửa sạch thái miếng, các vị thuốc rửa sạch, tất cả cho vào nồi hầm nhừ trong 2 - 3 giờ là được, chế thêm gia vị chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ thận dưỡng thai dùng thích hợp cho thai phụ có tạng tỳ và thận hư yếu, tinh huyết không đủ dẫn tới tình trạng thai nhi chậm phát triển, thai phụ hình thể gầy yếu, ăn kém, mệt như mất sức, lưng đau gối mỏi, tay chân lạnh, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt... Những trường hợp động thai do huyết nhiệt hoặc thai phụ phát sốt do ngoại cảm thì không được dùng bài này.
Suy giảm tình dục nữ: Thịt dê 15g, kỷ tử 15g, hành củ, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp đủ gia vị; các vị thuốc thái vụn cho vào túi vải buộc kín miệng rồi cho vào nồi hầm cùng thịt dê cho chín nhừ; khi được bỏ túi thuốc ra, chế thêm gia vị rồi ăn nóng. Mỗi ngày ăn 1 lần, 7 ngày là một liệu trình. Công dụng: Bồi bổ thận tinh, ôn bổ thận dương, nâng cao năng lực tình dục.
Hoặc thịt dê 100g, đương quy 15g, kỷ tử 20g, hoàng tinh 15g, gừng tươi 20g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng; các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng rồi đem hầm với thịt dê cho thật nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Mỗi ngày 1 lần, 7 ngày là 1 liệu trình, có thể dùng liên tục 2 - 3 liệu trình. Công dụng: Ích khí dưỡng huyết, ôn trung bổ dương, tăng cường ham muốn tình dục.
Nam giới muộn con: Thịt dê 100g, gạo tẻ 150g, nhục thung dung 30g, lộc giác giao 5g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng; gạo vo sạch; nhục thung dung thái vụn sắc kỹ lấy nước cốt rồi cho thịt dê, lộc giác giao và gạo tẻ vào hầm nhừ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn nóng vài lần trong ngày. Công dụng: Kiện tỳ dưỡng khí, bổ khí dưỡng huyết, ôn thận trợ dương, sinh tinh, dùng rất tốt cho nam giới muộn con, thể trạng suy nhược, liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, lưng gối mỏi lạnh, tinh hàn, tinh loãng...
AloBacsi.vn
Theo BS Khánh Hiển - Kiến thức
Theo BS Khánh Hiển - Kiến thức
************************************************************
10 lợi ích của rau mùi tây
Mùi tây hay còn gọi là cần tây, ngò rí, giúp làm lành vết thương, giữ xương rắn chắc, ngăn ngừa thiếu máu, chữa rối loạn dạ dày.
Theo Magazine For Women, rau mùi tây thường được sử dụng để trang trí lên các đĩa thức ăn. Không những vậy, một loạt công thức nấu ăn còn sử dụng rau này như thành phần chính. Đây là thực phẩm cung cấp cho cơ thể rất nhiều lợi ích sức khỏe.
Vitamin C có trong rau mùi tâygiúp kháng viêm, tăng cường hấp thu chất sắt và phá hủy các gốc tự do gây ung thư. Ảnh:bidsbypros
|
1. Ngăn ngừa ung thư
Một số hợp chất hữu cơ như myristicin có trong rau mùi tây giúp ngăn chặn sự hình thành khối u trong phổi. Nó cũng giúp cân bằng các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá. Điều này ngăn cản ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt. Nó cũng có vitamin C, giúp phá hủy các gốc tự do gây ung thư trong cơ thể.
2. Kháng viêm
Rau mùi tây có chứa luteolin, flavonoid và vitamin C. Đây là những chất chống viêm cực tốt. Chúng sẽ ngăn chặn sự thoái hóa xương và do đó tránh được các bệnh viêm nhiễm như viêm xương khớp, viêm khớp mãn tính.
3. Giúp hệ thống miễn dịch tốt hơn
Vitamin A và vitamin C có trong mùi tây sẽ cho bạn một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin A giúp hỗ trợ đường ruột, tiết niệu, đường hô hấp và niêm mạc mắt. Ngoài ra, vitamin A giúp các tế bào bạch cầu trong cơ thể tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng. Mặt khác, vitamin C rất hiệu quả trong việc phát triển collagen, chất cần thiết cho cơ thể.
4. Chữa rối loạn dạ dày
Rau mùi tây còn dùng để điều trị rối loạn dạ dày. Hơn nữa, nó cũng làm tăng cảm giác ngon miệng. Vitamin C lại giúp hấp thụ chất sắt trong cơ thể. Nó hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu và giúp loại bỏ nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nó rất hữu ích trong việc làm giảm bệnh thấp khớp.
5. Giữ cho trái tim khỏe mạnh
Rau mùi tây giúp thanh lọc máu và làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Điều này cho phép máu dễ dàng lưu thông trong cơ thể và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.
6. Cho xương rắn chắc
Một lượng vừa đủ vitamin K tìm thấy trong mùi tây giúp xương của bạn thêm khỏe mạnh. Điều này sẽ ngăn chặn các cơn đau ở các khớp hay viêm khớp.
7. Làm lành vết thương
Rau mùi tây là chất chống vi khuẩn tự nhiên. Như vậy, trong trường hợp có các vết cắt, vết bầm tím hay vết thương, hãy dán một mẩu rau lên. Nó sẽ làm dịu vết thương và cho bạn cảm giác dễ chịu hơn.
8. Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Rau mùi tây cũng có thể ngăn chặn tình trạng dần dần mất tầm nhìn liên quan đến quá trình lão hóa. Có được điều này là do rau có tính chất chống oxy hóa cũng như ngăn chặn các tia cực tím.
9. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Chất sắt có rất nhiều trong rau mùi tây. Do đó, những người bị thiếu máu cũng nhưngười muốn ngăn ngừa bệnh này nên chú ý đến nó trong chế độ ăn uống hàng ngày.
10. Làm lành nhiễm trùng tai
Rau mùi tây đã được biết như một loại thuốc giúp điều trị cho những người bị điếc. Ngoài ra, nó còn giúp điều trị nhiễm trùng tai.
AloBacsi.vn
Theo Hằng Nguyễn - VnExpress
Theo Hằng Nguyễn - VnExpress
************************************************************
Dùng thảo mộc giải nhiệt, chữa bệnh
Nhiều bà nội trợ thường mua các bó lá bán sẵn về nấu nước uống giải độc. Tuy nhiên, mỗi loại có những lưu ý và kiêng cử riêng, khi sử dụng cần phải nắm rõ.
Phó giáo sư Nguyễn Thị Bay, Trưởng bộ môn Bệnh học, Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM cho biết, nước mát là tên dân gian dùng để gọi các loại nước nấu từ dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, làm cho mát, hạ sốt, thường được nấu và dùng trong gia đình vào mùa nắng nóng.
Nguyên nhân làm cơ thể bị nhiệt là uống không đủ nước, do ảnh hưởng của khói, bụi, sức nóng của môi trường, do nhiễm siêu vi, vi trùng, mất nước do táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra còn là do chức năng giải độc của cơ thể kém, mắc các bệnh mãn tính, phải dùng thuốc dài ngày... Vì thế, việc thanh nhiệt, giải độc là vô cùng cần thiết.
Hiện nay, nhiều bà nội trợ thường mua các bó lá bán sẵn ngoài chợ, thường có các loại rễ cỏ tranh, mía lau, mã đề, rau bắp, cây thuốc dòi...về nấu uống với mục đích thanh nhiệt, giải độc. Đây là những thảo mộc có công dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Có thể nấu riêng từng thứ hoặc kết hợp với nhau. Tuy nhiên, mỗi loại đều có những lưu ý và kiêng cử riêng khi sử dụng cần phải nắm rõ.
Cây thuốc dòi hay còn gọi là cây bọ mắm
Cây thuốc dòi (bọ mắm)
|
Theo đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho do viêm họng, viêm thanh phế quản, ho khan, tiêu viêm, thông tiểu… Liều dùng trung bình cho mỗi ngày từ 10 đến 20 g, sắc uống. Loại thuốc này còn được dùng như thuốc điều kinh và cả để gây sẩy thai. Vì vậy phụ nữ có thai không nên uống nhiều loại thảo dược này.
Rễ cỏ tranh
Trong đông y, thuốc từ rễ cỏ tranh có tên gọi là mao căn. Tùy mục đích sử dụng mà được bào chế và có tên gọi khác nhau, ví dụ:
- Bạch mao căn (rễ cỏ tranh): Rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụn...
- Mao căn thán (rễ cỏ tranh sau khi đốt): Lấy những đoạn bạch mao căn cho vào nồi sao tới màu nâu đen, phơi khô...
- Sinh mao căn (rễ tranh tươi): Rửa sạch, thái nhỏ.
Rễ cỏ tranh
|
Rễ cỏ tranh đã được dùng làm thuốc từ 2000 năm trước và là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sáchBản kinh. Cỏ tranh có ở nhiều quốc gia và ở mỗi nước, nó lại được dùng để chữa trị các loại bệnh khác nhau. Rễ cỏ tranh được kết hợp với vài loại thảo mộc khác để trị bệnh trĩ. Ngoài ra, rễ loại cây này được dùng để hạ sốt, trị nôn ói, phù thũng, trị bệnh lậu và các rắc rối ở đường tiết niệu.
Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị và Bàng quang. Có công năng thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế nhiệt. Chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu...Lưu ý người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng.
Cây mía lau
Theo đông y, mía lau vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, trợ tỳ, kiện vị, lợi đại tiểu trường, chỉ khát tiêu đàm, trừ phiền, giải độc rượu, giải được các sức nóng của thuốc. Mía lau trị hôi miệng, ho, họng sưng đau, hạ đường huyết, tân dịch bất túc, táo bón.
Nước uống ngày nắng nóng: Mía lau 3 khúc, bỏ vỏ, chẻ ra thành những miếng mỏng, rễ cỏ tranh 20 g, nấu lấy nước uống.
Lưu ý: Ho do phong hàn (ho kèm đờm màu trắng) thì không nên dùng. Nếu mía mốc, có mùi rượu là mía đã bị axit hóa không ăn được, nếu không có thể bị ngộ độc.
Cây mã đề
Còn gọi là mã đề thảo, xa tiền thảo, xa tiền tử, nhả én.
Xa tiền tử là hạt mã đề phơi khô hay sấy khô. Mã đề thảo (xa tiền thảo) là toàn cây mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô. Lámã đề tươi hoặc sấy khô cũng có công dụng rất tốt.
Toàn thân mã đề chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
Cây mã đề
|
Mã đề có tác dụng lợi tiểu, chữa ho, kháng sinh…
Tác dụng lợi tiểu: Uống nước sắc mã đề, lượng nước tiểu tăng, trong nước tiểu lượng ure, axit uric và muối đều tăng.
Tác dụng chữa ho: Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6-7 giờ, mạnh nhất sau khi uống 3-6 giờ.
Tác dụng kháng sinh: Nước mã đề có tác dụng ức chế đối với một số vi trùng bệnh ngoài da.
Râu bắp (râu ngô)
Râu bắp còn có tên gọi là ngọc mễ tu. Râu bắp loại có sợi dài, dai, màu nâu hung, vị ngọt, khô mà mềm được coi là loại tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, râu bắp có vị ngọt, tính bình. Quy kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết. Râu bắp tươi và râu bắp khô đều dùng được.
Râu bắp
|
Râu bắp có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (, vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu bắp, có cảm giác ngọt, ngậy và mát..
Uống nước râu bắp hàng ngày có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng, ngoài ra còn làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông. Sử dụng thường xuyên nước luộc râu bắp cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
Cây lẻ bạn lá lớn
Cây lẻ bạn lá lớn hay còn gọi là cây hoa sò huyết, là một cây thảo, sống nhiều năm. Thường dùng hoa hoặc lá làm thuốc, dùng tươi hay phơi khô.
Cây lẻ bạn lá lớn
|
Theo y học cổ truyền, cây lẻ bạn vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.
Hoa cúc - cúc hoa
Theo đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt.
Cúc hoa
|
Một số nghiên cứu còn cho thấy hoa cúc có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon.
Như vậy, theo phó giáo sư Bay, các loại thảo dược trên đều thuộc vào nhóm thanh nhiệt, lợi tiểu… nên sẽ có tác dụng làm mát, giải độc cho cơ thể.Công thức phổ biến thường dùng thay nước uống hàng ngày trong mùa nóng là lá thuốc dòi 100 g, mã đề 100 g, rễ tranh 100 g, râu bắp 50 g, mía lau 2-3 khúc, cây lẻ bạn lá lớn 2 lá. Tất cả đem rửa sạch rồi nấu trong 2-3 lít nước đến khi sôi, giữ sôi thêm 10-15 phút là dùng được.
Ngoài ra có thể dùng vài khúc mía lau, phối hợp với các loại tùy địa phương có sẵn như kèm một nắm râu bắp, hoặc rễ tranh hay mã đề... rửa sạch nấu với 2-3 lít nước để sôi rồi giữ lửa sôi thêm 10 phút, để nguội uống dần.
AloBacsi.vn
Theo Lê Phương - VnExpress
Theo Lê Phương - VnExpress
************************************************************
Lá sen tốt cho người bệnh gan
Theo y học cổ truyền, người bị bệnh gan, mỡ máu cao uống nước sắc lá sen rất tốt.
Chị Nguyễn Thị Duyên (Phú Xuyên, Hà Nội) thắc mắc: Chị bị gan nhiễm mỡ, có người mách uống nước sắc lá sen sẽ lui bệnh. Chị không biết điều này có đúng không?
Theo y học cổ truyền, người bị bệnh gan, mỡ máu cao uống nước sắc lá sen rất tốt. Lá sen có tác dụng tốt phải là lá sen bánh tẻ (không già, không non) thu hoạch vào sáng sớm khi còn sương, phải làm khô băng âm can (phơi trong bóng râm) khi xong, thái phải làm bằng phương pháp thủ công truyền thống (thuyền tán). Nếu lá sen quá non, quá già thì các hoạt chất rất thấp, nhất là đem phơi ở chỗ nắng to thì các hoạt chất rất thấp bởi chúng hầu như bị phân hủy. Khi đem xay, tán bằng máy cũng không để ở nhiệt độ quá cao để giữ được nhiều hoạt chất.
Cũng có người cho rằng tác dụng hạ mỡ máu (cholesterol và triglyxerit) là rất thấp. Điều này cũng dễ hiểu, vì hiệu quả hạ mỡ máu, giảm cân... của lá sen hoàn toàn phụ thuộc vào thành phần số lượng các hoạt chất có trong lá sen khi thu hoạch, chế biến.
Đặc biệt chú ý, chính tác dụng thanh nhiệt trong lá sen dễ làm cho người thể hàn chứng bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, chân tay lạnh, đi tiểu... Vì vậy, nếu không bị bệnh không nên dùng lá sen. Khi dùng điều trị cũng chỉ nên dùng 15 - 20 ngày/đợt, nghỉ 10 ngày rồi dùng tiếp thêm 1 - 2 đợt nữa, nhưng tối đa không quá 3 đợt/năm.
Ngoài ra cần lưu ý: Trong lá sen có chứa các alcaloit có tác dụng an thần và tác dụng lên tim mạch, nên phải dùng đúng liều quy định là 15 - 20g/người lớn mỗi ngày và không nên dùng quá dài ngày. Nếu dùng quá liều hoặc lạm dụng có thể gây ngộ độc.
AloBacsi.vn
Theo Lương y Vũ Quốc Trung - Kiến thức
Theo Lương y Vũ Quốc Trung - Kiến thức
************************************************************
Sứa + vị thuốc giúp trị táo bón
Không chỉ là thực phẩm thông thường, sứa còn được kết hợp với một số vị thuốc để trị bệnh.
Cà tím, chữa viêm gan vàng da
Chữa đại, tiểu tiện, đường tiêu hóa ra máu: Lấy quả cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g hòa với dấm pha loãng để uống.
Cà là loại thức ăn được sử dụng từ lâu đời và được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta. Có nhiều loại cà khác nhau như cà pháo, cà nghệ, cà tứ thời, cà xoan, cà bát, cà dái dê, cà dừa, cà sung, cà gai ... Trên thế giới cũng trồng nhiều loại cà khác nhau ấy như là ở Lào, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện, Trung Quốc, Nhật Bản, kể cả các nước phương tây cũng trồng cà.
Cà là loại cây trồng hoặc mọc hoang ở những vùng đất ẩm, mỗi loại cà cũng có hình dáng, màu và kích cỡ khác nhau. Chẳng hạn cà pháo quả tròn bé màu trắng hay vàng, rất nhiều quả và có khi cho thu hoạch quanh năm. Cà nghệ có cùi mỏng màu xanh hoặc trắng ăn giòn không kém cà pháo.
Còn cà tứ thời quả bé, tròn có màu sắc thay đổi, cho quả quanh năm. Cà xoan quả hình quả xoan, màu xanh. Loại cà bát quả to như cái bát có màu trắng hay màu xanh. Cà dái dê trông dài giống như hình dái con dê, có màu tím hoặc xanh hay trắng...
Đông y gọi chung các loại cà là Giã tử, Ái qua, Nuy qua, tên khoa học là Solanum milogena L thuộc họ cà (Solanaceae). Theo đông y thì cà có vị ngọt tính hàn (có tài liệu ghi là cực hàn và có độc).
Sách "Trung dược học bản thảo" cho biết cà có tác dụng hoạt lợi (nhuận trường), lợi tiểu, trị thũng, thấp độc, trừ hòn cục trong bụng (Chưng hà), chứng lao truyền, ôn bệnh trong bốn mùa (Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Tán huyết tiêu viêm, chỉ thống...
Còn trong "Thực liệu bản thảo" có nói cà có tác dụng chữa ngũ tạng lao tổn. Trong sách "Thực kinh" viết: Cà có tác dụng làm đầy da thịt, ích khí lực, chữa cước khí... cùng nhiều chứng bệnh.
Y học hiện đại cũng xác nhận rằng cà cũng giàu dinh dưỡng.Riêng với giống cà tím (cà dái dê) ở phương tây người ta cũng đã nghiên cứu nhiều và được xếp vào nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng vitamin PP cao nhất.
Có tài liệu nói vitamin PP chứa trong cà tím là 72g. Đặc biệt hơn ở cà còn chứa chất Nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa.
Ngay ở cả Nhật Bản các chuyên gia cũng đã phát hiện thấy trong cà tím có chứa nhiều thành phần hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Vì vậy có ý kiến đã khuyên nên sử dụng nước ép cà tím khi người bệnh đang dùng xạ trị và cả ngay sau khi phẫu thuật ung thư...
Như vậy thật sự cà còn là một vị thuốc hay được sử dụng chữa trị nhiều bệnh từ lâu đời ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cà để cùng tham khảo và có thể áp dụng khi cần.
* Chữa phụ nữ huyết hư, da vàng: Lấy quả cà pháo già bổ ra phơi khô trong bóng râm cho đến khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng. Cần uống liền dài ngày.
* Chữa đại, tiểu tiện, đường tiêu hóa ra máu: Lấy quả cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g hòa với dấm pha loãng để uống.
* Chữa đàm nhiệt, viêm phế quản cấp, táo bón: Lấy cà tím 500g đem thái dọc, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ nghiền nhuyễn. Sau trộn với nước tương, dầu, muối, đường chưng cách thủy. Ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn 1 lần, cần ăn 5 - 7 ngày liền.
* Chữa ho lâu năm không khỏi: Cà pháo tươi 30 - 60g, nấu chín cho mật ong vào vừa đủ rồi nấu lại là được. Ngày ăn 2 lần (theo "Ẩm thực phương đông trị bệnh" của Hồng Minh Viễn năm 1998 của Trung Quốc).
* Chữa hoàng đản (chứng viêm gan vàng da): Lấy cà tím thái miếng, trộn lẫn gạo nấu thành cơm ăn trong 5 ngày đến 1 tuần.
* Chữa chứng đau bụng ở nữ (theo tạp chí "Tropical doctor" tháng 4 năm 1982): Lấy quả cà khô và quả me chín, cả hai thứ có lượng bằng nhau. Cho vào 1.000ml nước (1 lít) rồi đun sau 30 phút lọc lấy nước chia ra vài lần uống nóng.
Ngoài ra ở Nigeria người dân còn có kinh nghiệm sử dụng quả cà tím (cà dái dê) để chữa trị chứng phong thấp. Cà tím còn được sử dụng làm thuốc đánh trắng răng, chữa hôi miệng. Ở Nam Hàn người ta còn sử dụng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày...
AloBacsi.vn
Theo BS Hoàng Xuân Đại - Nông Nghiệp
Theo BS Hoàng Xuân Đại - Nông Nghiệp
Trị táo bón: Sứa 30g, mã thầy 60g, sinh địa 60g. Sứa và mã thầy làm sạch, sau đó cùng cho vào nồi nấu canh với sinh địa để ăn. Mỗi ngày ăn 3 lần, ăn liền mấy ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Trị huyết áp cao: Da sứa 120g, mã thầy 360g, nước 1 lít. Sứa làm sạch, thái miếng, mã thầy rửa không gọt vỏ. Cho hai thứ vào nồi ninh còn lại 250ml nước thì ăn.
Trị loét dạ dày: Da sứa 500g, táo tàu 500g, đường đỏ 250g. Sứa rửa sạch thái lát, táo rửa sạch. Cho sứa, táo, đường nấu thành keo để ăn. Mỗi lần ăn 10g, một ngày ăn 2 lần, ăn liền trong nhiều ngày.
Phòng chữa ung thư tiền liệt tuyến: Sứa 50g, thịt lợn nạc 100g, dưa chuột 250g, dầu đậu, dầu vừng một thìa con, xì dầu, giấm gạo, muối tinh, tỏi, rau thơm tuỳ ý. Trình bày dưới cùng là dưa chuột rồi đến thịt thái sợi xào, sứa, rau thơm. Hoà dầu, giấm, rưới lên trên rồi trộn đều. Ngoài việc phòng chữa ung thư tiền liệt tuyến, món này dùng trước và sau phẫu thuật (thời kỳ hồi phục) rất tốt.
Lưu ý: Do sứa có tính mát nên cần thận trọng đối với người tạng hàn, hay bị lạnh bụng, đi ngoài. Nói chung, sứa là món ăn ngon, bổ nhưng người tạng hàn nên hạn chế sử dụng.
AloBacsi.vn
Theo Lương y Hoài Vũ - Kiến thức
Theo Lương y Hoài Vũ - Kiến thức
************************************************************
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét