Đông Y - Bài Thuốc Quanh Ta

Lợi ích của hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen không chỉ là gia vị hữu ích cho các món ăn, mà còn được biết đến như một vị thuốc có tác dụng ngừa ung thư, chữa cảm lạnh, trầm cảm...

Hạt tiêu đen là một trong những loại gia vị có hương vị mạnh và thơm. Người ta thường thêm tiêu đen xay hoặc hạt tiêu thô vào các món ăn để tăng thêm hương vị. Từ món trứng tráng đến các món chè, hạt tiêu đen được sử dụng cho nhiều mục đích. Đôi khi tiêu đen được sử dụng như một biện pháp để điều trị các vấn đề sức khỏe như ho, đau họng hay cảm lạnh.
Bên cạnh đó, hạt tiêu đen còn đem đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe khác. Nó là gia vị giúp ngăn ngừa ung thư vú, hỗ trợ giảm cân và chống cảm lạnh. Tiêu đen cũng được sử dụng để điều trị một số vấn đề dạ dày như chứng khó tiêu, đầy hơi, táo bón. Tiêu đen cũng giúp da mịn màng và giảm gàu.
Ăn tiêu đen giúp cơ thể tăng năng lượng. Nó chống lại trầm cảm ở mức độ cao. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy đang bị thờ ơ hay chán nản ở mức độ nhẹ, hãy ăn tiêu đen. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của loại hạt này.
tieuden-9713-1382343858.jpg
Ảnh: Health
Ngăn ngừa ung thư vú
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Ung thưtổng quát của ĐH Michigan, Anh, tiêu đen ngăn chặn sự phát triển của các khối u ung thư vú. Chất piperine tìm thấy trong hạt tiêu đen giúp ngăn ngừa ung thư. Loại gia vị này cũng chứa vitamin C, A, flavonoid, caroten và chất chống oxy hóa khác, giúp ngăn chặn các gốc tự do gây tổn hại sức khỏe.
Hỗ trợ tiêu hóa
Thức ăn không được tiêu hóa gây ra đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón và dư axit. Do đó ăn tiêu đen có lợi cho sức khỏe vì nó làm giảm sự tiết axit clohydric gây ra các vấn đề về dạ dày.
Giảm cân
Đây là một trong những lợi ích sức khỏe của việc ăn hạt tiêu đen. Bởi nó chứa dưỡng chất thực vật mạnh làm phá vỡ các tế bào chất béo đang dần tích tụ trong cơ thể.
Chống lại các vấn đề về dạ dày
Tiêu đen có đặc tính giống như loại thuốc giúp cơ thể "xì hơi", giúp ngăn chặn sự hình thành của khí trong dạ dày. Hãy thêm tiêu đen cho bữa ăn hàng ngày thay vì ớt bột sẽ giúp giảm đầy hơi, chướng bụng.
Chăm sóc da
Dùng tiêu đen xay nhỏ chà mặt sẽ giúp loại bỏ tế bào da chết và cung cấp nhiều oxy, chất dinh dưỡng cho da. Tính chất kháng khuẩn của tiêu đen giúp ngăn ngừa mụn trứng cá.
Giảm gàu
Hạt tiêu đen có tính chất kháng khuẩn và kháng viêm, do đó làm giảm gàu và giết chết vi khuẩn gây nhiễm trùng da đầu.
Chữa cảm lạnh và ho
Đây là một trong những lợi ích sức khỏe nổi bật của tiêu đen. Hương vị cay của tiêu đen giúp làm loãng đờm và giảm nghẹt mũi.
Chống lại chứng chán ăn
Chán ăn là tình trạng sức khỏe chung và phổ biến, khi đó bạn sẽ không muốn ăn và có cảm giác ăn không ngon. Nếu bạn mắc chứng chán ăn, nên ăn tiêu đen, nó giúp hỗ trợ tiêu hóa và giúp bạn có cảm giác thèm ăn hơn.
Tạo thêm hương vị cho món ăn
Với hương thơm mạnh, nồng và cay, tiêu đen trở thành một trong những gia vị tốt nhất cho những món ăn của bạn.
Chữa bệnh trầm cảm
Piperine trong tiêu đen chính là chất tự nhiên chống lại bệnh trầm cảm. Ăn tiêu đen thường xuyên sẽ giúp não hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa chứng trầm cảm.
AloBacsi.vn 
Theo Lan Lan - VnExpress


************************************************************

4 loại thực phẩm hỗ trợ chữa viêm họng

Bên cạnh việc dùng thuốc thì sử dụng hợp lý 4 loại thực phẩm dưới đây sẽ hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng rất nhiều.


Viêm họng thường do virus: Triệu chứng hay gặp là đau rát họng, cảm giác vướng và đau khi nuốt, khó chịu trong người, sốt, ớn lạnh, sưng đau hạch và đôi khi thay đổi giọng nói. Viêm họng là bệnh dễ tái phát và có liên quan đến sức đề kháng của cơ thể, điều kiện môi trường sống.

 Do đó, điều trị viêm họng không chỉ là trị triệu chứng mà người bệnh còn cần chú ý tăng cường sức đề kháng, giữ sạch vùng miệng, hầu họng và cải thiện môi trường sống. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống, lối sống cũng là điều mà những người hay mắc bệnh viêm họng cần chú ý.
Thực phẩm giàu vitamin C: Giúp tăng sức đề kháng nên giảm nguy cơ và giúp cải thiện nhanh tình trạng bị viêm họng, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, họng. Người bệnh nên uống nước ép, ăn trái cây tươi, mềm (cam, dâu tây, việt quất, nho, thơm, chuối...) rau, củ quả được nấu chín, mềm để khi nuốt không bị đau, làm tổn thương họng đang viêm.
Thực phẩm giàu vitamin A: Giúp phòng ngừa, hỗ trợ cơ thể chống lại cảm lạnh, viêm hô hấp trên. Vitamin A giúp xây dựng, tái tạo lớp màng nhày cho mũi, họng. Vì vậy, nên ăn thêm sữa nguyên kem, lòng đỏ trứng, thịt, rau, củ quả có màu sậm (bí đỏ, cà rốt, rau muống, bồ ngót, dền, đu đủ, dưa hấu...).
Thực phẩm giàu vitamin E: Hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng (giá đậu, bơ...).
Thực phẩm giàu kẽm: Giúp tăng cường các hoạt động của hệ miễn dịch nên tăng sức đề kháng, chống lại viêm nhiễm và cảm lạnh (sò, đậu Hà Lan, đậu nành...).
Ngoài ra, cần chú ý uống đủ lượng nước hằng ngày. Hạn chế một số thực phẩm có thể làm suy giảm sức đề kháng nếu ăn nhiều, khiến bạn dễ mắc cảm cúm, viêm họng hoặc làm viêm họng lâu khỏi, dễ tái phát như đường tinh có trong bánh kẹo, đồ ăn, nước ngọt có gas, bánh ngọt, thực phẩm nhiều chất béo (đồ rán xào, thức ăn nhanh, khoai tây chiên, cá viên chiên...).
Hạn chế và bỏ hút thuốc lá, tránh những khu vực có nhiều khói bụi. Nơi ở phải thoáng mát, sạch sẽ, tránh ra vào phòng máy lạnh thường xuyên vì cơ thể không kịp thích nghi, dễ bị cảm lạnh. Thường xuyên súc miệng và rửa mũi bằng thuốc nước muối sinh lý, tập thể dục vừa sức, thường xuyên và tránh tự ý dùng thuốc.
AloBacsi.vn 
Theo TS.BS Lê Nguyễn Trung Đức Sơn - Kiến thức


************************************************************

4 bài thuốc quý trị chứng khó thở, ho

Ho, khó thở, hen suyễn theo Đông y là chứng "phế khí hư" gây tắc mũi khó thở, thiếu khí.

Cháo củ mài kiện tỳ, bổ thận

Trong Đông y, củ mài có tên là dược là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận.

Trong nhân dân thường dùng củ mài phối hợp với một số vị thuốc đơn giản nấu cháo ăn có tác dụng rất tốt cho người bệnh suy nhược cơ thể, chán ăn, trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa.
Vây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng.
Cháo củ mài kiện tỳ, bổ thận 1
Cháo củ mài, ý dĩ có tác dụng chữa khó tiêu, trướng bụng
Cây thường mọc hoang ở các vùng rừng núi phía Bắc và miền Trung. Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. Củ mài cũng và được trồng nhiều ở đồng bằng để làm dược liệu. Đào củ vào mùa hè - thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ, sau đó phơi sấy khô.
Một số món cháo thuốc bổ thường dùng:
Cháo bổ tỳ: Củ mài 50g, khoai sọ 200g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.
Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ: Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 15 ngày.
Cháo củ mài kiện tỳ, bổ thận 2
Ăn kém, trướng bụng, khó tiêu: Củ mài 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Tất cả nấu cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.
Chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm: Củ mài 15g, vừng đen 120g, đường đỏ 20g, sữa bò 200g, đường phèn 100g, gạo tẻ 30g. Củ mài thái nhỏ. Vừng và gạo rang chín vàng nghiền nhỏ rồi cho nước vào quấy đều, lọc lấy nước trộn với sữa bò, đường phèn, đun sôi cùng củ mài quấy chín. Ăn trong ngày. Tác dụng: Bổ can thận, bổ tỳ nhuận trường, chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm, gan thận yếu, tóc bạc sớm, bí đại tiện.
Tỳ vị nhược, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón: Củ mài 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng hoặc muối tùy theo khẩu vị, ăn nóng. Có thể ăn thường xuyên.
Kiêng kỵ: Người có thấp nhiệt thực tà không được dùng.

AloBacsi.vn 
Theo BS Thúy An - Sức khỏe & Đời sốngPhế khí thực thì bị suyễn, ngực tức đầy, phải ưỡn người mà thở; phế khí bất túc thì khí ít không đủ để thở, tai điếc họng khô. Bệnh thường gặp ở người già. Khi điều trị phải dùng phép bổ. Dưới đây là các phương pháp điều trị.

Theo Đông y ho, khó thở, hen suyễn là chứng "phế khí hư" gây tắc tắc mũi khó thở, thiếu khí

Do phế khí hư sinh chứng ho: Phế khí hư yếu mất vai trò làm chủ, chức năng túc giáng của phế hư tổn mà sinh bệnh. Triệu chứng: Ho nhiều, đờm trong loảng, đoản hơi, tiếng nói nhỏ, mặt nhợt nhạt, tự ra mồ hôi, người mệt mỏi. Điều trị: Bổ phế khí, kiện tỳ, hóa đàm.
Bài thuốc: Lục quân tử thang gia giảm nhân sâm 8g, phục linh 12g, bạch truật 12g, bán hạ 10g, trần bì 12g, chích thảo 4g. Nếu đờm nhiều gia hạnh nhân 8g, la bặc tử 12g. Nếu có sốt gia sinh địa 8g. Đờm vàng gia tang bạch bì 12g. Khản tiếng gia cát cánh 12g. Đau họng gia kha tử 8g. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói.
Do phế khí hư sinh chứng háo suyễn: Khi phế khí bất túc, phế mất chức năng túc giáng làm khí nghịch lên mà sinh bệnh. Triệu chứng: Tính đặc trưng là hư suyễn, suyễn gấp, đoản hơi, khi suyễn lên thì há miệng, so vai vì thiếu khí để thở. Điều trị: Bổ ích phế khí, liễm phế bình suyễn.
Bài thuốc "Tứ quân tử thang": Nhân sâm 8g, bạch truật 12g, phục linh 10g, chích thảo 4 g. Có thể gia hoàng kỳ 12g để bổ khí, bạch quả 12g, ngụ vị tử 8g, anh túc xác 12g để liễm phế. Nếu đờm nhiều gia: Cát cánh 12g, hạnh nhân 8g. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày uống trước khi ăn hoặc lúc đói, uống khi thuốc còn ấm.
Do phế khí hư tự ra mồ hôi: Vì phế khí hư yếu tấu lý không kín đáo sự đóng mở thất thường mà sinh bệnh. Triệu chứng: Bệnh nhân hay sợ gió, khi gặp lạnh thì dễ cảm mạo, tự ra mồ hôi, hễ lao động nhẹ thì suyễn tăng. Điều trị: Ích khí cố biểu liễm hãn.
Bài thuốc "Ngọc bình phong tán": Phòng phong 12g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 16g. Nếu sợ gió thì gia liên kiều 12g, quế chi 8g. Nếu mồ hôi ra nhiều gia ngụ vị tử 8g, mẫu lệ 16g. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày uống sau khi ăn khi thuốc còn ấm.
Do cơ thể suy yếu sinh chứng phế khí hư: Cơ thể vốn phú bẩm bất túc, ốm đau lâu ngày nguyên khí bị hao tổn dẫn đến phế khí bất túc. Triệu chứng: Bệnh nhân thấy lúc nóng lúc rét, tự ra mồ hôi, đoản hơi, ho, tiếng nói nhỏ, hay cảm mạo khi mắc bệnh thường kéo dài không khỏi. Điều trị: Bổ ích phế khí.
Bài thuốc "bổ phế thang": Nhân sâm 12g, hoàng kỳ 12g, tử uyển 8g, thục địa 16g, tang bạch bì 12g, ngụ vị tử 6g. Nếu bệnh nhân ăn kém gia sa nhân 8g, thần khúc 10g, nếu đại tiện lỏng gia mộc hương 6g. Nếu ho nhiều đờm gia bách bộ 12g, hạnh nhân 8g. Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói, uống khi thuốc còn ấm.

AloBacsi.vn
Theo TTND.BS cao cấp Nguyễn Xuân Hướng - Kiến thức


************************************************************





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét