Gạo lứt muối mè giúp xua đuổi bệnh tật
Mọi bệnh tật xuất phát từ việc ăn uống vô tội vạ, đi ngược lại quy luật tự nhiên. Phương pháp thực dưỡng Ohsawa sẽ mang tới câu trả lời hợp lý về thực phẩm và chế độ ăn uống.
Thực dưỡng (Macrobiotics) là phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống, do giáo sư người Nhật Sakurazawa Nyoichi (George Ohsawa) khám phá và truyền bá. Vì thế còn được gọi là thực dưỡng Ohsawa.
Ảnh minh họa: trutv
|
Theo quan điểm của thực dưỡng, sự hài hòa về thể xác và tinh thần trong cơ thể mỗi con người, cũng như sự hài hòa giữa con người với cuộc sống đạt được nhờ sự cân bằng giữa âm và dương. Mọi bệnh tật xuất phát từ việc ăn uống vô tội vạ, đi ngược lại quy luật của tự nhiên, khiến cơ thể bị mất quân bình âm dương.
Vì thế, nếu tiêu thụ những thực phẩm phù hợp, thuận với tự nhiên, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động điều hòa. Nhờ đó, không những sức khỏe con người được phục hồi mà trí tuệ cũng trở nên sáng suốt, minh mẫn. Cuộc sống xung quanh chúng ta vì thế cũng thay đổi, tinh thần vui vẻ, lạc quan.
Hiện, thực dưỡng đã được ngay cả những nước có nền y học hiện đại như: Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan và Nhật hay các nước đông Âu, Braxin, Italy, Bỉ... nồng nhiệt đón nhận. Vài năm gần đây, nó còn trở thành mốt tại Mỹ, các ngôi sao nổi tiếng cũng hăng hái thực hành. Phương pháp này đã phổ biến ở Việt Nam từ lâu với tên gọi là "Gạo lứt muối mè" (xuất phát từ việc sử dụng gạo lứt làm nền tảng).
4 nguyên tắc vàng của thực dưỡng
Ăn toàn phần
Ăn những thực phẩm chưa qua hoặc qua ít công đoạn chế biến nhất như: ngũ cốc nguyên cám, rau củ sạch nguyên vỏ, đậu hạt, đường đen, muối thô… Ngũ cốc thô có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị các căn bệnh mà khoa học hiện nay cho là nan y. Ví dụ, khi ăn gạo lứt giúp tránh được nguy cơ tiểu đường do lượng đường được bổ sung một cách chậm rãi và từ từ, khiến đường không bị bùng phát mạnh.
Những thực phẩm tinh chế đều đánh mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng như các vitamin và muối khoáng dẫn đến việc thiếu hụt chất cần thiết và thừa chất không cần thiết.
Ăn thực phẩm thiên nhiên
Thực phẩm thiên nhiên bao gồm thực phẩm đúng mùa và trồng tại địa phương. Thực phẩm thiên nhiên sinh ra là để nuôi sống con người. Vì vậy, con người sẽ khỏe khoắn và mạnh mẽ nếu ăn thực phẩm đúng mùa, trồng tại nơi mình sinh sống. Theo thực dưỡng, tốt nhất là không ăn các loại thực phẩm cách nơi mình trên 50 km.
Thực phẩm thiên nhiên còn là thực phẩm không hóa chất và không biến đổi về cấu trúc gene. Thực phẩm biến đổi gene, nhiễm hóa chất sẽ làm xáo trộn hoạt động của cơ thể, gây bệnh tật cho con người.
Ăn uống quân bình âm - dương
Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng của thực dưỡng. Các cơ quan trong cơ thể con người bị rối loạn là do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cực âm hoặc cực dương. Thực dưỡng khuyến khích ăn những thực phẩm gần quân bình âm - dương.
Đây là các nhóm thực phẩm đi dần từ âm đến dương: (Cực âm ) → Chất gây nghiện tổng hợp (ma túy, các chất kích thích khác) - Chất gây nghiện tự nhiên (rượu…) - Đường - Dầu ăn - Men - Mật ong - Quả - Nước - Hạt - Rong biển - Rau trồng cạn - Đậu quả - Hạt ngũ cốc - Động vật giáp xác (tôm, cua, hến, ốc...) - Miso - Cá - Muối thô - Thịt gia cầm - Thịt gia súc - Trứng → Muối tinh (Cực dương).
Các nhóm thực phẩm như: Ngũ cốc thô, các loại rau củ quả, cá và hải sản được coi là thực phẩm quân bình âm - dương tốt cho sức khỏe. Trong đó, gạo lứt được coi là thực phẩm nền tảng cho một sức khỏe tốt.
Lòng tri ân
Đây là điều không thể nhìn thấy, sờ thấy và đưa vào thực đơn hàng ngày, song lại vô cùng quan trọng.
Khi ăn, chúng ta cần tỏ lòng tri ân đối với thực phẩm, bởi thực phẩm đã hấp thụ những tinh túy từ trời đất để nuôi sống chúng ta; đồng thời biết ơn những người đã vất vả làm ra nó. Lòng tri ân giúp chúng ta ngày càng nhận ra mối liên hệ của mình đối với thiên nhiên. Bữa ăn vì thế cũng trở thành một niềm vui sống.
AloBacsi.vn
Theo Huyền Trang - VnExpress
Theo Huyền Trang - VnExpress
************************************************************
Vỏ quýt chữa bệnh
Trong Đông y, vỏ quýt được sử dụng để chữa một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, dạ dày. Vì vậy, khi ăn quýt, bạn có thể giữ lại vỏ quả phơi khô phòng khi cần đến.
Tôi nghe nói ăn vỏ quýt có thể chữa được bệnh dạ dày, tiêu hóa. Điều này có đúng không? Nếu đúng thì ăn như thế nào, liều lượng bao nhiêu là đủ? Dùng vỏ quýt tươi hay vỏ quýt khô?
Hà Thị Huệ (Thái Nguyên)
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam: Đúng là trong Đông y, vỏ quýt được sử dụng để chữa một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, dạ dày. Vì vậy, khi ăn quýt, bạn có thể giữ lại vỏ quả phơi khô phòng khi cần đến.
Để chữa viêm dạ dày mạn tính, người ta dùng vỏ quýt khô 30g, sao vàng tán mịn, mỗi lần 6g, thêm đường trắng lượng vừa đủ, ngày uống 3 lần, trước bữa cơm, uống với nước.
Còn chữa ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, đi lỏng thì dùng vỏ quýt với một số vị khác, cụ thể như sau: Củ sả 12g, vỏ quýt 16g, sơn tra (táo mèo) 12g. Tất cả đem sắc với 500ml nước còn 200ml chia hai lần uống trong ngày.
AloBacsi.vn
Theo Kiến thức
Theo Kiến thức
************************************************************
10 bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi
Dù là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh vì nhọ nồi là một vị thuốc dễ kiếm mà dân gian thường dùng để cầm máu.
Cỏ nhọ nồi còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên... Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay... Một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cỏ nhọ nồi tham khảo trên trang web Thầy thuốc của bạn và Cây thuốc quanh ta:
3. Chữa sốt cao
AloBacsi.vn
Theo Kiến thức
1. Chữa chảy máu cam
Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
2. Chữa viêm họng
Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 - 5 ngày.
3. Chữa sốt cao
Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
4. Chữa mề đay
Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.
5. Chữa sốt phát ban
Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 4 lần uống trong ngày.
Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 4 lần uống trong ngày.
6. Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon
Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
7. Chữa bạch biến
Nhọ nồi 30g, sa uyển tử 15g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đương quy 10g, xích thược 10g, đan sâm 15g, đảng sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g các vị rửa sạch đem sắc uống ngày một thang, mỗi đợt uống 15 ngày. Công dụng: cỏ nhọ nồi, đương quy, hà thủ ô, đảng sâm, bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; bạch chỉ, thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; đan sâm, xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.
8. Trị eczema trẻ em
Cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi. Theo y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.
9. Chữa gan nhiễm mỡ
Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.
Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.
10. Chữa sốt xuất huyết nhẹ
Cỏ nhọ nồi 20 g, lá trắc bá sao đen 12 g, hoa hòe sao đen 12 g, củ hoặc lá sắn dây 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
AloBacsi.vn
Theo Giáo Dục Việt Nam
Theo Giáo Dục Việt Nam
************************************************************
Hoa chuối chữa mất ngủ
Dùng hoa chuối phòng chống mất ngủ là một biện pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền.
Gần đây, tôi thường bị mất ngủ, có người mách nấu canh hoa chuối với tim lợn để ăn nhưng tôi không rõ liều lượng và cách nấu, mong tòa soạn chỉ dẫn
Nguyễn Thị Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội)
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Dùng hoa chuối phòng chống mất ngủ là một biện pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền.
Cách dùng hoa chuối chữa bệnh như sau: Hoa chuối 30g, tim lợn 1 quả. Hoa chuối rửa sạch, thái nhỏ; tim lợn rửa sạch bổ tư; hai thứ cho vào nồi đun trong 30 phút, sau đó bỏ bã hoa chuối, ăn tim lợn và uống nước. Công dụng: Bình can giáng nghịch, ích khí an thần, trấn tĩnh.
Theo Kiến thức
************************************************************
Ăn bầu giải độc
Theo Đông y, bầu có tính mát, giúp giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa… Bầu lại là nguyên liệu dễ mua, rẻ tiền và dễ thực hiện các món ăn.
Cháo bầu
Cá lóc nguyên con, rửa sạch ướp với hành, tiêu, tỏi, nước mắm. Ninh cháo nhừ, cho cá và một ít tôm khô vào cho ngọt nước, tiếp tục ninh rồi cho nấm rơm vào. Bầu chọn quả tươi non, rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt mỏng nhỏ thành sợi dài. Khi cháo sôi, cho bầu vô, đảo sơ qua là được. Rau đắng và giá không thể thiếu khi ăn món cháo này.
Canh bầu nấu nghêu
Bầu gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, cắt dài. Nghêu mua về ngâm nước vo gạo khoảng hai-ba tiếng cho nhả sạch cát. Rửa sạch vỏ nghêu rồi cho vào luộc đến khi nghêu há hết miệng. Gạn nước luộc nghêu để riêng sang một bên cho lắng cặn. Tách bỏ vỏ nghêu, nặn bỏ phần đen ở ruột. Gạn nước luộc nghêu không còn cặn vào nồi, đun sôi, cho ruột nghêu và bầu vào, đun sôi trở lại thì cho hành và thì là thái nhỏ vào, nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp ngay, vì để lâu, bầu sẽ mất độ giòn.
Bầu nấu cua đồng
Bầu bào vỏ, rửa sạch nhựa, để nguyên ruột, xắt lát ngang, rồi xắt sợi. Cua đồng làm sạch, xay nát, lọc lấy nước. Cho chút muối vào nước cua vừa lọc, bắc lên bếp nấu sôi. Khi nước vừa sôi, riêu nổi lên thì vớt ra chén, dùng muỗng ép cho riêu ra bớt nước. Nêm gia vị vào nước riêu đang nấu cho vừa ăn rồi thả bầu xắt sợi vào, nước vừa sôi lại cho hành ngò vào và tắt lửa ngay. Múc canh bầu ra tô, để riêu cua lên trên cùng, rắc thêm chút tiêu xay, dùng nóng. Trang trí tô canh bằng ngò rí.
Gỏi bầu
Bầu gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi nhỏ, chần qua nước sôi, đổ ra rổ để ráo nước. Tôm rửa sạch, hấp chín rồi lột vỏ, bỏ đầu và chỉ đen trên lưng
Pha nước chấm chua ngọt với đường và tỏi. Trộn bầu với rau húng, rau mùi, bày ra đĩa, xếp tôm lên. Khi ăn cho nước mắm vào trộn đều. Ăn chung với bánh phồng tôm hoặc bánh tráng mè sẽ ngon hơn.
Vịt lộn nấu bầu
Bầu gọt sạch vỏ, cắt vừa ăn. Vài trứng vịt lộn đập ra tô. Phi hành, ớt băm nhỏ cho thơm, cho bầu vào xào đảo đều tay khoảng vài phút. Sau đó vớt bầu ra, cho trứng vào, đổ ít nước đã đun sôi, nêm gia vị cho vừa ăn, đậy kín nắp cho trứng chín. Trứng vừa chín tới cho bầu vào; nước sôi trở lại thì cho hành ngò, rau răm vào cho thơm.
AloBacsi.vn
Theo Phương Thanh - Phụ nữ online
Theo Phương Thanh - Phụ nữ online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét