Công dụng của lá dứa
Lá dứa có nhiều tinh dầu và chứa glycosides, alkaloid nên có rất nhiều công dụng trong y học.
Xin đừng nhầm tên lá dứa với lá thơm hay lá khóm vì có nơi gọi khóm, thơm cũng là dứa.
Đây là loại lá có mùi thơm mà bà con ở nông thôn thường dùng để pha trà, làm bánh hoặc bỏ vào trong xôi cho thơm. Trong lá dứa có nhiều tinh dầu và chứa glycosides, alkaloid nên có rất nhiều công dụng trong y học, được dùng rộng rãi và cách sử dụng rất đơn giản.
- Bệnh thấp khớp: Đun nóng khoảng nửa chén dầu dừa ở lửa nhỏ. Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ khoảng 3 lá dứa (đã rửa sạch và cắt mỏng) vào dầu dừa. Khuấy đều cho đến khi nguội rồi dùng để thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.
- Trị gàu: Dùng 7 lá dứa rửa sạch rồi đâm nhuyễn. Thêm vào nửa chén nước và khuấy đều, vắt nước cốt và lọc. Dùng nước lọc thoa vào da đầu, để khô, sau một giờ thì thoa vào da đầu thêm một lần nữa. Sau đó gội đầu bằng nước sạch. Làm mỗi ngày như vậy cho đến khi sạch gàu.
- Trị gián: Một đặc điểm rất hay của lá dứa là có thể dùng để đuổi gián. Nếu không muốn dùng các sản phẩm diệt gián thương mại có nhiều hóa chất độc hại, chúng ta dùng lá dứa bằng cách cắt lá dứa thành từng đoạn 5 cm bỏ vào rổ rồi đặt ở nhà bếp hoặc những nơi gián thường lai vãng. Khi lá dứa hết mùi thơm thì thay lá dứa khác.
Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường - Người lao động
************************************************************
10 cách giải rượu hiệu quả
Người ta thường dùng các loại trái cây và thực phẩm để giải rượu như uống nước ép cà chua, khổ qua, nước cóc…
Nước cà chua
Lấy 4-5 trái, cắt đôi, ép lấy nước không cần cho thêm gì cả, uống ngay sau khi đi nhậu về, bạn sẽ cảm thấy tỉnh người ra ngay. Hoặc buổi sáng hôm sau thức dậy, bạn đừng vội ăn sáng vì dạ dày chưa thể phục hồi ngay, hãy uống một ly nước cà chua to và nghỉ ngơi một lúc, đến khi thấy người đỡ mệt và đói bụng thật sự, lúc này ăn mới ngon miệng và dễ tiêu hóa.
Nước khổ qua ép
Rửa sạch hai trái khổ qua (mướp đắng) lớn, cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hạt. Ép lấy nước, hòa với một chút muối. Nếu không có máy ép, cắt nhỏ khổ qua cho vào máy xay sinh tố xay, xong lược bỏ xác. Uống lạnh sẽ ít đắng hơn, khổ qua tính mát, có tác dụng giải độc gan, vì thế ngoài tác dụng giã rượu, bác sĩ khuyên thường xuyên ăn khổ qua để giải nhiệt và giúp gan hoạt động tốt, ngăn ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt là tiểu đường.
Nước đậu xanh nấu
Nếu biết trước sẽ phải tham gia một cuộc nhậu ác liệt, trước khi đi bạn nên bỏ một nắm đậu xanh nguyên hạt vào nồi cùng với một tô nước to, nấu đến khi đậu xanh chín thì tắt lửa để đấy. Lúc nhậu về mà thấy say thật, nên cố gắng uống hết nước và ăn hết "cái" luôn (nếu vẫn còn ăn được) trước khi đi ngủ. Sáng mai, bạn sẽ thấy đỡ mệt nhiều.
Nước cóc ép
Cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất, do đó nước cóc ép giã rượu rất tốt. Bạn gọt vỏ, dùng dao cắt chung quanh trái cóc rồi bỏ vào máy ép lấy nước, cho vào một ít muối cho đỡ chua. Chỉ nên uống nước cóc ép ngay sau bữa nhậu, không nên uống vào sáng hôm sau, sẽ không tốt cho dạ dày, nhất là những người bị chứng thừa axít.
Nước chanh nóng
Nước chanh nóng không đường và có vài lát gừng sẽ rất tốt cho những lần đi uống rượu về bị mắc mưa. Nó giúp giải được rượu và chống cảm lạnh. Bạn rót nước nóng ra tách, pha thêm chút nước nguội cho vừa uống, vắt chanh vừa uống, cắt vài lát gừng thả vào, cho thêm một tí muối nữa cho đỡ chua. Chỉ cần nhắm mắt uống một hơi hết ly, ngậm luôn lát gừng vào miệng là cảm thấy đỡ mệt và đỡ lạnh ngay.
Nước chè xanh
Nước chè xanh nóng chỉ dành cho những lần say nhẹ. Sau cuộc nhậu lai rai, câu chuyện vẫn chưa muốn dứt thì một bình chè xanh nóng, có thả vài bông cúc là lý tưởng nhất. Vừa uống chè xanh vừa chuyện trò sẽ rất thú vị.
Viên nang giải rượu
Trên thị trường hiện đang có bán nhiều loại thuốc giải rượu nhưng phổ biến và chất lượng hơn hẳn là viên nang giải rượu với tên gọi Deal 101. Đây là một sản phẩm chức năng của Mỹ và được người tiêu dùng tại Mỹ tin dùng. Uống 2 viên trước khi uống rượu để giúp cơ thể khỏe hơn và giải độc rượu cho cơ thể sau đó.
Nhân sâm
Lấy 4-5 trái, cắt đôi, ép lấy nước không cần cho thêm gì cả, uống ngay sau khi đi nhậu về, bạn sẽ cảm thấy tỉnh người ra ngay. Hoặc buổi sáng hôm sau thức dậy, bạn đừng vội ăn sáng vì dạ dày chưa thể phục hồi ngay, hãy uống một ly nước cà chua to và nghỉ ngơi một lúc, đến khi thấy người đỡ mệt và đói bụng thật sự, lúc này ăn mới ngon miệng và dễ tiêu hóa.
Nước khổ qua ép
Rửa sạch hai trái khổ qua (mướp đắng) lớn, cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hạt. Ép lấy nước, hòa với một chút muối. Nếu không có máy ép, cắt nhỏ khổ qua cho vào máy xay sinh tố xay, xong lược bỏ xác. Uống lạnh sẽ ít đắng hơn, khổ qua tính mát, có tác dụng giải độc gan, vì thế ngoài tác dụng giã rượu, bác sĩ khuyên thường xuyên ăn khổ qua để giải nhiệt và giúp gan hoạt động tốt, ngăn ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt là tiểu đường.
Nước đậu xanh nấu
Nếu biết trước sẽ phải tham gia một cuộc nhậu ác liệt, trước khi đi bạn nên bỏ một nắm đậu xanh nguyên hạt vào nồi cùng với một tô nước to, nấu đến khi đậu xanh chín thì tắt lửa để đấy. Lúc nhậu về mà thấy say thật, nên cố gắng uống hết nước và ăn hết "cái" luôn (nếu vẫn còn ăn được) trước khi đi ngủ. Sáng mai, bạn sẽ thấy đỡ mệt nhiều.
Nước cóc ép
Cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất, do đó nước cóc ép giã rượu rất tốt. Bạn gọt vỏ, dùng dao cắt chung quanh trái cóc rồi bỏ vào máy ép lấy nước, cho vào một ít muối cho đỡ chua. Chỉ nên uống nước cóc ép ngay sau bữa nhậu, không nên uống vào sáng hôm sau, sẽ không tốt cho dạ dày, nhất là những người bị chứng thừa axít.
Nước chanh nóng
Nước chanh nóng không đường và có vài lát gừng sẽ rất tốt cho những lần đi uống rượu về bị mắc mưa. Nó giúp giải được rượu và chống cảm lạnh. Bạn rót nước nóng ra tách, pha thêm chút nước nguội cho vừa uống, vắt chanh vừa uống, cắt vài lát gừng thả vào, cho thêm một tí muối nữa cho đỡ chua. Chỉ cần nhắm mắt uống một hơi hết ly, ngậm luôn lát gừng vào miệng là cảm thấy đỡ mệt và đỡ lạnh ngay.
Nước chè xanh
Nước chè xanh nóng chỉ dành cho những lần say nhẹ. Sau cuộc nhậu lai rai, câu chuyện vẫn chưa muốn dứt thì một bình chè xanh nóng, có thả vài bông cúc là lý tưởng nhất. Vừa uống chè xanh vừa chuyện trò sẽ rất thú vị.
Viên nang giải rượu
Trên thị trường hiện đang có bán nhiều loại thuốc giải rượu nhưng phổ biến và chất lượng hơn hẳn là viên nang giải rượu với tên gọi Deal 101. Đây là một sản phẩm chức năng của Mỹ và được người tiêu dùng tại Mỹ tin dùng. Uống 2 viên trước khi uống rượu để giúp cơ thể khỏe hơn và giải độc rượu cho cơ thể sau đó.
Nhân sâm
Có chứa saponin sterolic, các glucozid, tinh dầu, vitamin B1 và B2, chất béo tổng hợp là vị thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, làm giảm trạng thái mệt mỏi. Nhân sâm có tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương, làm giảm mệt, tăng hiệu suất công việc. Ngoài ra, nhân sâm còn có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật.
Cam thảo
Theo tài liệu cổ, Cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc.
Trà xanh
Trà xanh rất giàu polyphenol catechin, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG). EGCG là một chất chống oxy hoá mạnh mẽ. Nó cũng đã được hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol LDL, và ức chế sự hình thành cục máu đông bất thường (là nguyên nhân hàng đầu của cơn đau tim và đột quỵ). Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng sát khuẩn, giúp giảm các vi khuẩn gây mảng bám và hôi miệng.
Trà xanh rất giàu polyphenol catechin, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG). EGCG là một chất chống oxy hoá mạnh mẽ. Nó cũng đã được hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol LDL, và ức chế sự hình thành cục máu đông bất thường (là nguyên nhân hàng đầu của cơn đau tim và đột quỵ). Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng sát khuẩn, giúp giảm các vi khuẩn gây mảng bám và hôi miệng.
Theo Tú Uyên - VietNamNet
************************************************************
Quả hồng: Vị thuốc thanh nhiệt tiêu độc
Quả hồng là loại hoa quả ăn ngon và là một vị thuốc quý.
Quả hồng vị ngọt, chát, hơi hàn, không độc, hồng xanh có tác dụng thanh nhiệt và giải rượu, tiêu độc, hồng chín có tác dụng bổ suy, kiện vị, hạ huyết áp và nhuận phế.
Quả hồng là một vật quý giá, trước tiên là bột trắng trên quả hồng. Nó là sản phẩm phụ để làm hồng khô, bột trắng thể hiện ở bên ngoài hồng khô, là tinh hoa trong quả hồng, trong chứa cam tần bì, đường glucose, đường hoa quả, đường mía... tính vị ngọt mát, vào phổi, dạ dày, có thể thanh nhiệt tiêu viêm, nhuận táo, có thể trị các bệnh lưỡi có mụn, họng khô đau, viêm khí quản, phổi nhiệt và khạc ra máu.
Quả hồng tính vị đắng bình, chứa nhiều hóa chất có tác dụng tốt, có thể hạ nghịch khí, từ ác tâm, có thể trị bệnh hay nấc, y khí, từ ác tâm không khỏi và đi tiểu đêm. Lá hồng làm thành trà lá hồng, có thể dùng làm trà hay trộn lẫn lá trà uống, là một loại nước uống tốt cho sức khỏe.
Khi dùng hồng cần chú ý, những người bị ngoại cảm phong hàn, trung khí suy hàn, ngực bụng trướng, sau khi sinh, bị bệnh, trẻ em sau khi bị đậu mùa đều không thích hợp ăn hồng.
Sau đây là một số bài thuốc dùng hồng làm vị
Bài 1: Nhị bì thang: Vỏ hồng 9g, thăng ma 9g, bí đao 30, gừng khô 6g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, uống vào buổi sáng, tối. Dùng cho hàn thấp tả tiết.
Bài 2: Trà lá hồng: Hồng gần chín, mật ong đều 200g. Hồng rửa sạch, bỏ cuống cành, thái nhỏ giã nát, lấy vải vắt nước, lấy nước cho vào nồi, trước tiên để lửa to sau nhỏ sắc đến khi đặc, cho mật ong, lại sắc đến khi đặc quánh, tắt lửa để nguội cho vào bình, uống với nước nóng, mỗi lần 1 thìa canh, ngày uống 3 lần.
Tác dụng: hạ chỉ hoạt huyết, chủ trị bệnh tim mạch.
Bài 3: Lá hồng 9g, hoàng cầm 9g. Phơi khô, nghiền nhỏ, mỗi lần 3g, uống bằng nước ấm.
Tác dụng: Thanh gan, mát máu, cầm máu, có thể dùng trước kỳ kinh nguyệt.
Bài 4: Hồng khô 30g, đường đỏ 50g, pha nước uống. Tác dụng: Trị tiêu huyết.
Bài 5: Cuống hồng 10 cái, sắc nước uống thay trà. Tác dụng: Trị bệnh hay nấc.
Bài 6: Hồng khô 2 quả, thái nhỏ trộn với gạo nấu chín ăn liên tục 2 ngày. Tác dụng: Trị ác tâm buồn nôn.
Bài 7: Cuống hồng 10g, đinh hương 5g, quất tử bì 10g, gừng sống 2 miếng, sắc nước uống. Tác dụng: Trị nấc.
Bài 8: Hồng khô trắng 2 quả, gạo lức 50g, đường trắng vừa đủ, trước tiên lấy hồng khô thái miếng khoảng 4cm, gạo vo sạch cho vào nồi, cho khoảng 1.000ml nước nấu thành cháo. Tác dụng: Trị tả kiết lỵ.
Bài 9: Hồng chín 1 quả rửa sạch, bỏ cuống cắt thành 8 miếng cho vào nồi, cho rượu trắng vào đun sôi, để lửa nhỏ ninh cho đến khi hồng chín nhừ là được. Tác dụng: Trị ho ra máu, nôn ra máu.
Chú ý: Trong quả hồng có chứa nhiều nhựa phenol và nhựa quả, có dược tính, nếu ăn không đúng sẽ dẫn đến những bệnh có hại cho sức khỏe, vì vậy khi ăn hồng cần lưu ý:
- Không ăn hồng khi bụng đói, vì khi đói khi nhựa phenol và axit trong dạ dày hoặc axit thực vật đông đặc lại thành khối cứng, làm bụng trướng to, dễ gây táo bón, hoặc với người già dễ gây tắc ruột.
- Không được ăn hồng với cua, vì protein trong cua sẽ lắng lại, đông đặc thành chất khó tiêu hóa, nếu chất đông đặc lưu lại lâu trong đường ruột sẽ lên men, làm cho người ăn xuất hiện buồn nôn, bụng trướng, đau bụng, tả... đó là ngộ độc thực phẩm.
- Không được ăn hồng cùng với các loại khoai, vì sau khi ăn các loại khoai (khoai lang, khoai tây...) trong dạ dày sẽ sản sinh ra muối axit, trong hồng chứa nhiều xenlulo, nhựa phenol, nhựa quả và nước muối axit kết hợp lại càng dễ đông đặc thành kết thạch trong dạ dày.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét