Đông Y - Qủa sơn trà,gừng,mồng tơi

Quả sơn trà trị bệnh đường tiêu hóa

Theo truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại, sơn trà được coi là biểu tượng của hi vọng.

Phải chăng điều đó được bắt nguồn từ các công dụng chữa bệnh của loại trái này?


Sơn tra còn có tên là sơn trà, đào gai, táo gai, sơn lý hồng hay quả hồng. Sơn tra có tên khoa học là Crataegus. Sơn tra có khoảng 280 giống, có nguồn gốc từ vùng ôn đới Bắc bán cầu, tại châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Sơn tra cao khoảng 6m, cành nhỏ, thường có gai, lá có răng cưa, hoa nhỏ, 5 cánh màu đỏ hay màu hồng khá đẹp. Quả sơn tra khi chưa chín có màu xanh mơ nhạt, khi chín có màu vàng, ửng đỏ, vị chua dịu, chát, ngọt nhẹ, mùi thơm đặc biệt quyến rũ, rất hấp dẫn.

Sơn tra được sử dụng rộng rãi tại Pháp, Anh, Ðức, Nga và các nước châu Âu khác trong việc điều chế thuốc trị bệnh. Còn trong ẩm thực, sơn tra được dùng để làm các loại đồ ăn nhẹ kiểu Trung Hoa như bánh sơn tra, mứt, kẹo thạch, nước quả, đồ uống. Hàn Quốc còn có loại rượu được làm từ sơn tra.
 

Nghiên cứu cho thấy sơn tra có các thành phần khoa học như: axit xitric, axit tactric, vitamin C, hydrat cacbon và protit, canxi, photpho, sắt, caroten. Theo Đông y, quả sơn tra có rất nhiều công dụng như chữa được nhiều bệnh: bệnh mạch vành, máu nhiễm mỡ, khó tiêu, trướng bụng, hạ huyết áp, khó ngủ, giảm béo. Theo y học phương Tây thì sơn tra trị được các bệnh về tim mạch.

Một số bài thuốc từ sơn tra:

Trị khó tiêu ở trẻ em: Mạch nha 30g, sơn tra 10g, thần khúc 10g. Sao vàng cả 3 vị trên, nghiền thành bột, gói mỗi gói 3g. Mỗi lần cho trẻ uống 1-2 gói.

Chữa bệnh viêm ruột, đại tiện, xuất huyết: Sơn tra nguyên cả hạt, đốt thành than, nghiền thành bột mịn, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 6g, hoà với nước uống.


Trị tả do khó tiêu, đầy bụng: Sơn tra 30g, thương truật 10g, mộc hương 5g, gạo tẻ hoặc sơn dược vừa đủ. Các vị thuốc nghiền thành bột mịn dùng dần. Mỗi lần dùng 6-10g, pha với nước gạo hoặc nước sơn tra, ngày 3 lần.

Trị ói mửa: Sơn tra 20g, mạch nha 20g, sắc nước uống.

Làm giảm mỡ máu, cao huyết áp: Sơn tra 15 g, trạch tả 15 g, kỷ tử 30 g, sắc uống thay trà.

Chống bệnh trĩ: Hoa sơn trà 100g sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với nước ấm. Công dụng: tiêu thũng tán ứ, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.
 
Theo Phụ nữ

************************************************************

Gừng hòa nước muối chữa nhức chân

Là dân văn phòng phải thường xuyên đi giầy cao gót sẽ khiến chân bạn mỏi, thậm chí nhức và sưng.

Rau mồng tơi trị đau nhức xương khớp

Rau mồng tơi quen thuộc với mọi người, nhưng công dụng lớn của rau mồng tơi thì ít ai biết.

Các bà nội trợ hẳn không xa lạ với rau mùng tơi, món ăn thường thây trong các mâm cơm mùa hè. Rau mồng tơi được cho có tác dụng giải nhiệt cái nóng oi bức của mùa hè.

Không chỉ là thực phẩm lý tưởng bữa ăn, rau mồng tơi còn giúp cho những quý ông có vấn đề về xuất tinh, mùng tơi còn giúp tăng tiết sữa, chữa táo bón, thanh nhiệt giải độc...

Mồng tơi tính hàn, thích hợp cho mùa hè. Cả Đông và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận tràng. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tôt cho người có mỡ và đường máu cao.
 
Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), ngoài việc được dùng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh như táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ, chứng ngực bồn chồn, đầy tức và cầm máu, giúp vết thương mau lành.

Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi:

Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ănrau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi cócác vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắtnên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ănnóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt.

Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Rau mồng tơi 500 g, cho mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.

Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài
(ảnh minh họa)

Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Lá mồng tơi còn có tác dụngdưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đềulên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.

Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.

Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương lợn (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.

Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu.

Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.

Theo Ngọc Hà - Phụ nữ & Đời sốngĐể chăm sóc đôi chân của mình, chị Hoàng Thị Hà (Hà Nội) đã kết hợp gừng và muối tạo thành một mẹo rất đơn giản.
 
Chị Hà cho rằng, gừng có tính ấm, muối có thể sát khuẩn, khi kết hợp với nhau sẽ giúp cải thiện được đôi chân nhức mỏi khi phải đi giày cao gót.

 
Vì thế, trước khi đi ngủ buổi tối, chị Hà giã một củ gừng nhỏ dài chừng 2 đốt ngón tay, hòa muối vào nước ấm rồi thả gừng vào, ngâm chân chừng 10 phút. Theo chị, làm như vậy sẽ rất dễ chịu.  
 
Theo Khoa học và Đời sống

************************************************************



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét