Cách dùng húng chanh trị ho, hen
Ho do lạnh, ho do hen, các chứng cảm cúm, sưng đau do côn trùng đốt... đều có thể cải thiện nhờ cây húng chanh.
Cây húng chanh còn có tên gọi khác là cây rau tần. Theo Đông y, húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, không độc, đi vào phế, có công dụng giải cảm, trục hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, tiêu độc…
Trị chứng lạnh phổi phát ho: Lấy 20 - 30 gr lá húng chanh tươi rửa sạch sắc với 600 ml nước, còn 150 ml thì chia làm ba, uống trong ngày. Khi uống đun lên cho ấm, rất hiệu nghiệm.
Trị chứng ho suyễn: Lấy 12 gr húng chanh tươi, 10 gr lá tía tô tươi, rửa sạch hai thứ rồi sắc với ba bát nước. Khi sắc, cho thêm vài lát gừng. Còn một bát nước thì chia làm ba lần, uống trong ngày. Trong thời gian uống thuốc, nên kiêng ăn các chất tanh, lạnh, mỡ…
Trị chứng cảm, cúm: Lấy một nắm lá húng chanh, một nắm lá húng cay, đổ nước vào nồi đun thật sôi để xông. Và lấy 15 gr lá húng chanh đã phơi khô tự nhiên sắc với ba bát nước cùng vài lát gừng tươi, còn một bát chia làm ba, uống trong ngày.
Trị chứng sưng đau do bị côn trùng cắn, đốt: Lấy lá húng chanh rửa sạch, nhai kỹ hoặc giã nát đắp lên vết cắn, đốt của côn trùng, rất hiệu nghiệm.
Theo BS Nguyễn Thị Nhân - Đất Việt
***********************************************************
Chữa ho gà bằng... thịt gà
Trong Đông y, thịt gà có vị ngọt, tính hơi nóng, có nhiều bộ phận để làm thuốc.
Thịt gà là thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hóa. Ngoài chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, phốt pho, sắt.
Trong Đông y, thịt gà có vị ngọt, tính hơi nóng, có nhiều bộ phận để làm thuốc. Nếu bạn bị suy nhược cơ thể, do mới ốm dậy hoặc dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn, bạn có thể hầm gà với các vị thuốc như: táo tàu, kỷ tử, hải sâm, nhãn nhục, hoài sơn... hay nhồi cam thảo và ngải cứu vào gà ác. Đây là món ăn khá bổ dưỡng, phù hợp với nhiều người bệnh. Ngoài ra, các bộ phận của gà còn chữa được một số bệnh khác dưới đây.
Trong thịt gà có nhiều vitamin giúp bổ dưỡng cơ thể
Chữa đầy bụng: Màng mề gà 10g, lá lốt 30g, mộc hương 20g. Các vị thuốc này sao vàng, tán bột, cho bệnh nhân uống ngày 3 lần, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội.
Chữa sỏi mật: Màng mề gà 15g, kim tiền thảo 30g, nghệ 15g, hoàng liên 6g, đại hoàng 6g, trần bì 15g, cam thảo 10g. Những vị này sắc lấy 200ml nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày và uống kiên trì nhiều ngày.
Trong thịt gà có nhiều vitamin giúp bổ dưỡng cơ thể.
Chữa bệnh trĩ, lòi dom: Gà mái già hầm với 15g hà thủ ô, cho một chút nước vừa đủ hầm cách thủy 2 giờ trở lên, ăn cả nước và cái. 2, 3 ngày ăn 1 lần. Tác dụng hòa khí hoạt huyết giữ cho tử cung khỏi sa, khỏi trĩ.
Chữa thiếu máu do thiếu sắt (phụ nữ mang thai, sinh đẻ): Màng mề gà 10g, thổ đại hoàng 30g, đan sâm 15g sắc lấy 150ml nước thuốc đặc, chia 2 lần uống trong ngày, uống khoảng 15 ngày.
Chữa chứng mất ngủ: Gan gà 1 bộ, bạch thược 60g tán bột rắc đều vào gan gà đem hấp cách thủy, khi chín cho bệnh nhân ăn, ngày 1 lần.
Chữa ho gà: Gà 1 con nhỏ 400g, bối mẫu 3g, củ cải trắng 100g. Gà làm sạch bỏ nội tạng, bối mẫu tán bột mịn, củ cải trắng rửa sạch cắt nhỏ, cho tất cả vào bụng gà khâu kín đem hấp cách thủy, khi chín chia 2 lần cho bệnh nhân ăn trong ngày, ăn 3 ngày liền sẽ thấy hiệu quả.
Theo TS Trần Văn Khoa, Bee.net.vn
***********************************************************
Chôm chôm chữa tiểu đường, kiết lỵ
Hạt chôm chôm, còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no như olein, arachidin...
Quả chôm chôm xanh và vỏ quả có chứa nhiều tanin được dùng để chữa ỉa chảy, kiết lỵ, sốt. Hạt chôm chôm được dùng để chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng...
Chôm chôm là một trong những loại quả rất thông dụng trong đời sống thường nhật, nhất là ở miền Nam nước ta. Chôm chôm ngọt, thơm như quả vải của miền Bắc nhưng đôi khi có vị hơi chua và không lóc hạt do phần thịt quả dính vào hạt. Nhiều người thích và mến chôm chôm nhưng không phải ai cũng biết rằng thứ quả này ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt, phospho... còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Theo kinh nghiệm dân gian, các bộ phận của quả chôm chôm đều có tác dụng trị bệnh. Quả chôm chôm xanh và vỏ quả có chứa nhiều tanin được dùng để chữa ỉa chảy, kiết lỵ, sốt... với liều 20 - 30g. Ví như, để hạ sốt có thể lấy 15g vỏ chôm chôm, rửa sạch, sắc uống vài lần trong ngày; để chữa lỵ dùng 10 trái chôm chôm, thái vụn, sắc uống 2 lần trong ngày.
Hạt chôm chôm, còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no như olein, arachidin..., có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, được dùng để chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da. Ví như, để chữa tiểu đường có thể dùng 5 hạt chôm chôm rang chín, giã nhuyễn thành bột, chế thêm nước sôi uống 1 đến 2 lần trong ngày; để giảm béo có thể ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với các loại thực phẩm khác.
Với công dụng điều chỉnh lipid máu. giảm béo và rất giàu vitamin C nên chôm chôm là thứ quả tuyệt vời cho những người bị vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, tăng đường huyết...Tuy nhiên, vì chứa nhiều chất béo nên nếu ăn quá nhiều hạt chôm chôm có thể xuất hiện cảm giác say say và gây buồn nôn, đầy bụng.
Theo ThS.Hoàng Khánh Toàn - Sức khỏe và đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét